Xem mẫu

  1. KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN LỄ HỘI NGHINH ÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (TRƢỜNG HỢP TẠI ĐÌNH THẦN THẮNG TAM, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU) EXPLORING NGHINH ONG FESTIVAL HERITAGE VALUES IN SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT(IN THANG TAM TEMPLE, VUNG TAU CITY, BA RIA VUNG TAU PROVINCE) Trịnh Minh Chánh Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Với sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và củng cố. Với định hướng phát huy và sử dụng tiềm năng vốn có, việc khai thác lễ hội truyền thống gắn liền với hoạt động du lịch là một cách thức làm đa dạng và phong phú thêm các sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương. Xuất phát từ xu hướng này, việc khai thác lễ hội Nghinh Ông gắn với hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững cũng trở thành định hướng của thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà rịa Vũng tàu nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa, du lịch… Từ khóa: Lễ hội nghinh Ông, du lịch bền vững, phát triển du lịch bền vững. ABSTRACT Thanks to special attention and support from the Communist Party and the government, Vietnamese tourism is promoting its potential and improving itself. The culture-based operation of traditional festivals is an effective way to increase and diversify tourism products. The Nghinh Ông festival in Vung Tau city can be associated with tourism activities in sustainable tourism development. This new operation of the festival is a practical strategy of Vung Tau as well as the whole Ba Ria Vung Tau province, on the way to cultural integration and economic exchange nowadays. Keywords: Nghinh Ông festival, sustainable tourism, sustainable tourism development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định tầm quan trọng của việc khai thác lễ hội gắn với du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch là nhu cầu tất yếu trong hoạt động du lịch, bên cạnh đó du lịch cũng là môi trường để quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Hướng đến cái nhìn toàn diện trong việc khai thác, bảo tồn, phát 1305
  2. huy những giá trị văn hóa của lễ hội Nghinh Ông ở thành phố Vũng Tàu với mục đích phục vụ hoạt động du lịch văn hóa, trực tiếp là nhằm tạo sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch hiện có và đánh thức những tiềm năng văn hóa du lịch chưa được đầu tư, khai thác. Đồng thời, cũng nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho lễ hội Nghinh Ông vẫn được duy trì một cách bền vững để các thế hệ mai sau được kế thừa những giá trị vốn có của nó, trong đó, du lịch chính là một trong những phương tiện bảo tồn, phát huy và truyền tải hữu ích nhất trên nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững trên tinh thần của: Quyết định số: 201/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đề cập đến việc: Phát triển sản phẩm du lịch: ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính: “Ưu tiên phát trển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng.”. Quyết định số: 321/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 – 2020” đề cập đến việc: Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch vì “các sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái…;” Thêm vào đó, quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.” 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 2.1. Về tự nhiên, dân số Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; có 17 đơn vị hành chính cơ sở: 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu năm 2016 trên 327 ngàn người, thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; có 4 mặt giáp biển và sông rạch; phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông; phía Tây giáp Vịnh Gành Rái; phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long Điền, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi theo hướng cao tốc Long Thành-TP Hồ Chí Minh là 100km. 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Một phần trong số các di tích lịch sử, văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch như: nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa, nhà thờ ... trong đó có khu đình Thắng Tam, thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kitô, Bạch Dinh… là các địa điểm tốt để có thể phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh. Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển cũng đã và đang được duy trì, phát triển thành các lễ hội văn hóa, du lịch, hàng năm thu hút rất đông du khách về hành hương, tế lễ như: Lễ hội Nghinh rước Cá ông (đình thần Thắng Tam), Lệ Cô (Dinh Cô Long Hải), Vía ông, Trùng Cửu (Đạo ông Trần) ở Long Sơn. Thêm vào đó du lịch văn hoá ẩm thực như các món ăn đặc sản biển của thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà rịa Vũng tàu nói chung khá phong phú, đặc sắc, được chế biến tinh tế, đáp ứng nhu cầu thưởng thức cho mọi đối tượng khách du lịch. 1306
  3. 3. LỄ HỘI NGHINH ÔNG 3.1. Lịch sử lễ hội Nghinh Ông là lễ hội của ngư dân vùng biển, gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang cho đến Cà Mau với những tên gọi khác nhau như lễ cầu ngư, lễ cúng "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là vị cứu tinh đối với những ngư dân đánh bắt trên biển. Tương truyền, tục thờ cá Ông được xuất phát từ tín ngưỡng của dân tộc Chăm: Vị thần tên là Eh Wa, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và bị chết trên biển “Hương hồn Eh Wa hoà nhập vào cá voi để cứu độ ngư dân khi bị nạn đắm thuyền bè. Eh Wa chết vì sóng (người Chăm gọi là Ri Yark), nên dân gian truyền tụng gọi chàng là Pô Ri Yark (Thần Sóng)” (Trương Hiền Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc, Trương Tôn, 2012:49,50,51). Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ và đưa người lâm nạn vào bờ”. Đối với dân tộc Kinh thì: “Tục truyền rằng cá Voi là biến thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã có lần hóa thân để cứu khổ chúng sanh. Ngày đã hóa thân thành Ông Nam Hải đi tuần du biển Nam Hải” (Phan Thị Yến Tuyết, 2014:364). Khi Chúa Nguyễn Ánh trốn chạy nghĩa quân Tây Sơn thì gặp bão lớn, thuyền sắp chìm, ông đã cầu nguyện và được cá Voi cứu thoát nạn, vì thế sau khi lên ngôi vua Gia Long đã sắc phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”. Những người dân vùng ven biển tôn vinh cá Voi thành một vị thần thiêng liêng, là chỗ tựa tinh thần mỗi khi gặp bất trắc, nguy hiểm…Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Nghinh Ông sẽ diễn ra vào một thời điểm nhất định trong năm với nhiều nghi thức long trọng được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham dự, lễ hội diễn ra từ ngày 15 - 18/8 âm lịch tại khu di tích đình thần Thắng Tam thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu. Đây là lễ hội mang nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của nhân dân thành phố biển, thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”. Theo thông lệ hàng năm, đúng 5 giờ 30 sáng, đoàn rước kiệu Nghinh Ông trên biển xuất phát với nhiều ghe, thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy, trống chiêng uy nghiêm khởi hành từ Bãi Trước đến mũi Nghinh Phong. Tại đây, đoàn tiến hành nghi lễ thỉnh Ông, cúng biển cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sau đó đoàn thuyền bắt đầu đưa Ông về đất liền. Tiếp đến lễ khai mạc, Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghi thức " Khai nghinh thủy tướng" rước kiệu nghinh ông về đình thần Thắng Tam. Lễ rước có hình tượng cá Ông bằng giấy dài khoảng 10m với đội ngũ rước Ông gồm nhiều người đóng các vai quan hầu mặc khăn đóng áo dài trang trọng, theo sau là đoàn quân sĩ, ngư phủ tháp tùng, đoàn rước nối tiếp nhau kéo dài theo lộ trình từ đường Quang Trung – Bacu – Trần Hưng Đạo – Hoàng Hoa Thám về lăng Ông Nam Hải ở khu di tích đình Thắng Tam. Tại đây khi Ông an vị nhiều nghi lễ khác đã được tiếp tục như: lễ cúng Tiền hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần vào lăng Ông Nam Hải… 3.3. Giá trị của lễ hội Lễ hội Nghinh Ông là một nét văn hóa đặc trưng của người dân ven biển, lễ hội vừa là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tăng thêm niềm tin, cũng cố và kết nối cộng đồng lại với nhau từ đó duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội. Thêm vào đó lễ hội cũng vừa là dịp để địa phương thu hút du khách trong và ngoài nước góp phần nâng cao doanh thu cho ngành du lịch, là điều kiện để “khuyến tán” các điểm đến khác trong địa bàn thành phố Vũng Tàu thông qua các hoạt động của lễ hội vá các hoạt động của du lịch 1307
  4. 4. ĐỊNH HƢỚNG Căn cứ vào quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước, vào tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên, vào xu thế phát triển du lịch Việt Nam, khu vực và thế giới, một số giải pháp cần thực hiện như sau: “Khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, tạo các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao; Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông để tăng khả năng tiếp nhận khách tới các khu, điểm du lịch; Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ; Đầu tư có chiều sâu và đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ năng lực trong các lĩnh vực: kinh tế, tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội…;Đẩy mạnh hợp tác quốc tế” (Dự án VIE /01/021, 2004:128,129) Để phát triển lễ hội trên thành sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, văn hoá tâm linh cho khách du lịch, cư dân địa phương trong hoạt động du lịch đòi hỏi phải có định hướng và mục tiêu rõ ràng mang tính bền vững trên 3 bình diện kinh tế, xã hội - văn hoá và sinh thái “Phát triển bền vững có ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội. Người ta còn gọi đây là bộ ba cốt lõi và sử dụng chúng làm định hướng cho hiệu quả của một công trình hay dự án phát triển. Để đạt được kết quả bền vững, ta phải dành sự chú ý tương đương nhau cho cả ba thành phần. Cần phải chú ý tới sự cân bằng này khi khảo sát mỗi yếu tố” (Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal & John A.Boyd, 2016:42). Từ đó để khai thác lễ hội trên nguyên tắc bền vững phải đáp ứng mô hình 3 yếu tố trụ cột: kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong các hoạt động du lịch với mô hình như sau: Mô hình phát triển lễ hội Nghinh Ông theo hướng phát triển bền vững Cần đầu tư, phát triển hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng cơ sở, xây dựng các dịch vụ phục vụ du lịch lễ hội với chất lượng cao. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho lễ hội từ chi phí nghiên cứu, chi phí quản lý và đào tạo, chi phí quảng bá cho đến chi phí chương trình sân khấu hóa lễ hội, phục trang. Phối hợp du lịch lễ hội với các loại hình du lịch khác: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, du lịch nghiên cứu – khảo cổ. Phát triển lễ hội truyền thống trên nền tảng phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn liền với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Cần có sự liên kết ba nhà: “Nhà nước – Nhà dân – Nhà du lịch”. Trong đó nâng cao vai trò quản lý và chỉ đạo của chính quyền thành phố Vũng Tàu về lĩnh vực văn hóa và du lịch, cũng như có những chính sách 1308
  5. hỗ trợ giúp Nhà dân nhận thức được tầm quan trọng của mình trong hoạt động du lịch văn hóa và tạo điều kiện tốt cho Nhà du lịch thực hiện nhiệm vụ phát triển lễ hội gắn liền với hoạt động du lịch, thêm vào đó cần có vai trò tư vấn của các nhà văn hoá, nhà dân tộc học, các chuyên gia về phát triển bền vững. Cần nâng cao trình độ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm nơi có lễ hội truyền thống và các điểm tham quan di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, nắm vững kiến thức về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, về văn hóa, xã hội, du lịch của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó chuẩn hóa trình độ giao tiếp ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để kết nối với bạn bè du lịch quốc tế. Cần quảng bá lễ hội Nghinh Ông thông qua các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh giúp hình ảnh lễ hội đến với công chúng đó cũng chính là điều kiện để “khuyến tán” các điểm đến, các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch khác tại thành phố Vũng Tàu, từng bước khai thác lễ hội Nghinh Ông thành sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù của tỉnh. 5. KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những lễ hội truyền thống được tổ chức với quy mô lớn, đặc sắc là một trong những phương thức hiệu quả để quảng bá du lịch lễ hội tại Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Lễ hội đặc sắc, ý nghĩa cũng là điều điện để “khuyết tán” đến các điểm du lịch khác thông qua hoạt động văn hoá, hoạt động du lịch. Nếu như có sự kết hợp du lịch lễ hội với các loại hình du lịch khác một cách hợp lý sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của chương trình du lịch cho thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà rịa Vũng tàu nói chung. Hơn thế nữa, du lịch chính là phương tiện truyền thông hữu hiệu để bảo tồn, phát huy và chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, hơn thế nữa lễ hội Nghinh Ông chính là kênh giáo dục hiệu quả cho cộng đồng về ý thức môi trường, ý thức chủ quyền biển đảo Việt Nam trong thời đại toàn cầu. Sự kết hợp lễ hội truyền thống và du lịch là việc làm đúng, hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, sự kết hợp đó cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cần có sự phối hợp liên ngành vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Dự án VIE /01/021 (2004), Phát triển bền vững, (Kỷ yếu hội nghị toàn quốc), lần thứ nhất, Hà Nội, 348 trang [2] Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Nxb ĐH Văn hóa Hà nội, 314 trang [3] Hoàng Thanh Minh (2010), Văn hóa lễ hội Việt Nam, lễ hội truyền thống tại Miền Nam, tập 3, Nxb Văn hóa Dân tộc, 199 trang [4] Lê Minh, Phạm Đăng (2014), Những vị thần bảo vệ biển đảo và ngư dân Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 231 trang [5] Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 375 trang [6] Phan Thị Yến Tuyết (2014), Đời sống xã hội – kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ, Nxb ĐHQGTPHCM, 574 trang 1309
  6. [7] Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh chủ biên (2005), Địa chí Bà rịa - Vũng Tàu, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1.127 trang [8] Trường Cao đẵng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và trường đại học Charles De Gaulle (2016), Các loại hình du lịch hiện đại (Modern Tourism Models), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb ĐHQG TP.HCM, 681 trang [9] Trương Hiền Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc, Trương Tôn (2012), Truyện Cổ Chăm, Nxb Văn hoá dân tộc, 411 trang Tiếng nƣớc ngoài [10] Jennifer A.Elliott (2013), An introduction to sustainable development, Simultaneously published in the USA and Canada by Routledge, 361 pages [11] Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal & John A.Boyd (2008), An introduction sustainable development, published by Glen Educational Foundation Inc, 416 pages Nguồn Internet [12] www.sodl.baria-vungtau.gov.vn/trang-chu [13] www.sovhtt.baria-vungtau.gov.vn/trang-chu [14] www.vungtau.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/home [15] www.bariavungtautourism.com.vn/ 1310
nguon tai.lieu . vn