Xem mẫu

  1. 552 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRÄNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN TÄI HÂI PHÒNG ThS. Vương Thị Huệ Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở Hải Phòng, phát triển kinh tế tư nhân thể hiện qua sự gia tăng về số lượng, quy mô, chất lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân phát triển còn hạn chế về số lượng, quy mô và chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả. Thực trạng trên đòi hỏi cần có những giải pháp để kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng có thể phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, tạo sự phát triển đột phá, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân. Abtract: Private economic development is an important driver of a socialist-oriented market economy. In Hai Phong, the development of the private economy is reflected in the increase in quantity, scale, quality, and restructuring towards modernization and efficiency in order to contribute to the realization of the socio-economic goals of city. The private economy in Hai Phong has been developing strongly, promoting economic growth, making a greater and greater contribution to the city's budget. However, the development of private economy is still limited in quantity, scale and quality, and ineffective economic restructuring. The above situation requires solutions for the private economy in Hai Phong city to develop rapidly, effectively and sustainably, becoming an important driving force of the economy and creating sudden development. destroy and contribute to building Hai Phong into a green, civilized and modern port city. Keywords: private business, foreign-invested economy, government economy, personal economic. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Hơn 30 năm đổi mới của đất nước, những rào cản trong tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta đã từng bước được tháo gỡ, tạo ra không gian ngày càng rộng lớn cho kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân từ vị trí bị coi là đối tượng cải tạo và nhanh chóng xóa bỏ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đến nay đã được Đảng ta khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 553 Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong những năm đổi mới vừa qua, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã có những bước phát triển đáng kể. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào huy động các nguồn lực giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và làm sống động nền kinh tế của địa phương, tạo áp lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động kinh tế tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Tuy số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, nhất là từ khi có Luật doanh nghiệp (2000), nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng đó. Hầu hết cơ sở doanh nghiệp tư nhân có quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực kém, còn mang tính tự phát, chủ sản xuất kinh doanh chưa yên tâm phát triển lâu dài… Tình trạng này tác động hạn chế không nhỏ đến yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế của thành phố. Hải Phòng đang thiếu các giải pháp và cơ chế để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những tiêu cực của thành phần kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển. Trước vấn đề trên, bài viết nghiên cứu “Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng”. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân Thuật ngữ kinh tế tư nhân tùy thuộc vào những cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến những khái niệm khác nhau. Ở các nền kinh tế thị trường phát triển, mọi hoạt động kinh tế nếu không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân. Ở Trung Quốc, khu vực kinh tế tư nhân cùng lúc được hiểu là: Khu vực phi nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước, cả trong công nghiệp và nông nghiệp. Khu vực phi nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước, nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể. Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các hộ cá thể (có ít hơn 8 công nhân). Theo Kornai Janos, nhà kinh tế học người Hungary, tác giả của cuốn sách “Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường”, thì khu vực kinh tế tư nhân là những gì thuộc về: kinh tế hộ gia đình, xí nghiệp tư nhân chính thức, xí nghiệp tư nhân phi chính thức hoạt động như một đơn vị “kinh tế ẩn” và thậm chí bất kể sử dụng tài sản của tư nhân vào việc hữu ích nào. Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân: Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hay 100% vốn. Theo nghĩa
  3. 554 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP hẹp, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu thống kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành ba khu vực: khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ XI (1/2011), Đảng ta khẳng định, phải “hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật”[1]. Từ những cách hiểu trên và sự tiếp cận quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân như sau: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. 2.1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên thế giới, kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường ở các quốc gia. Ở nước ta, sau hơn 30 năm đổi mới, vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ nhất, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho các chủ thể sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân luôn chứa đựng một động lực mạnh mẽ thôi thúc các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới, sáng tạo công nghệ, hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế thị trường tăng trưởng. Do đó, kinh tế tư nhân luôn là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. Nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định ngày càng rõ ràng, tích cực. Đại hội X (2006) của Đảng nhận định kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm”[2]. Những thay đổi trong tư duy, của Đảng ta về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy kinh tế tư nhân nước ta phát triển mạnh mẽ, đưa kinh tế tư nhân dần trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thứ hai, kinh tế tư nhân góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế Nghị quyết 10 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã khẳng định: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một phương sách quan trọng để huy động và
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 555 phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất”[3]. Thực vậy, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn nên phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao trong các lĩnh vực, ngành nghề và vùng miền khác nhau từ đồng bằng, trung du đến miền núi, hải đảo, từ nông thôn đến thành thị. Do vậy, kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng mọi tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân trong khắp các vùng miền. Hơn nữa, với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ là chủ yếu, kinh tế tư nhân dễ dàng huy động mọi nguồn lực về đất đai, vốn, lao động, trình độ tay nghề làm nhanh chóng gia tăng số lượng kinh tế tư nhân và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Thứ ba, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế Trong các quốc gia trên thế giới, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân do kinh tế tư nhân có số lượng và quy mô lớn trong nền kinh tế. Ở nước ta, trong những năm qua, kinh tế tư nhân đã có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các thành phần kinh tế khác và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm xã hội năm 2002, 2010, 2015 lần lượt chiếm 27%, 42,96% và 43,22% tổng sản phẩm xã hội. Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp kinh tế tư nhân đã chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực, ngành nghề dựa trên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đầu tư sang các quốc gia trên thế giới, góp phần quan trọng tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Thứ tư, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, tăng nguồn thu ngân sách Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm nhất. Bởi lẽ, kinh tế tư nhân với các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, các loại quy mô phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên thu hút đông đảo lực lượng lao động. Đây là ưu điểm nổi bật của kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế khác. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay, kinh tế tư nhân nước ta thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, hàng năm tạo ra khoảng 01 triệu việc làm cho người lao động. Đặc biệt, với sự phát triển của hộ kinh doanh cá thể trong khu vực nông thôn, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, cải thiện đời sống cho người dân. Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng vào việc sắp xếp lại lao động, tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân còn đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, giao thông, bệnh viện và các công trình phúc lợi khác.
  5. 556 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân nước ta còn chứa đựng những mặt trái như: làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, ô nhiễm môi trường, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh. Từ đó, gây bất ổn đối với nền kinh tế - xã hội, có thể làm tăng nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nếu sự quản lý của Nhà nước kém hiệu quả. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay 2.2.1. Thành tựu phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 14-NQ/TW (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, kinh tế tư nhân ở thành phố Hải Phòng đã có bước phát triển rõ rệt. a. Về số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã tăng lên nhanh chóng. Kết quả điều tra bảng 1 cho thấy, số doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến năm 2017 là 14.088 doanh nghiệp, tăng gấp 2,49 lần so với năm 2009, và tăng 14,9% so với năm 2016. Trong đó: doanh nghiệp Nhà nước là 105 doanh nghiệp, chiếm 0,75% và giảm 5,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 13.533 đơn vị, chiếm 6,06% và tăng 14,67%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 450 doanh nghiệp, chiếm 3,19% và tăng 28,94%. So với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh nhất và hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (chiếm 93,2% tổng số doanh nghiệp). Trong năm 2018, Hải Phòng có 3.155 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21,05 nghìn tỷ đồng, tăng 5,27% về số doanh nghiệp và tăng 17,11% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,67 tỷ đồng, tăng 11,25%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.559 cơ sở, tăng 2,57% so với năm 2017. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 557 Cùng với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, kinh tế tư nhân Hải Phòng ra đời nhiều loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty CP. Để xây dựng thế và lực cho kinh tế, Hải Phòng chú trọng thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân có thương hiệu mạnh vào các dự án lớn trên địa bàn. Đến nay, thành phố đã thu hút được một số tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tư với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại… b. Về quy mô vốn đầu tư Cùng với sự gia tăng về số lượng kinh tế tư nhân, vốn đầu tư của kinh tế tư nhân cũng được tăng lên. Năm 2018, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (giá hiện hành) là 109.5 nghìn tỷ đồng, tăng 42,36% so với năm 2017. Trong đó, vốn ngoài nhà nước là 63,9 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 29,7 nghìn tỷ, tăng 13,3%. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp năm 2017 là 532,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2016. Trong đó: khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 74 nghìn tỷ, giảm 3,4%; khu vực ngoài Nhà nước là 290,9 nghìn tỷ, tăng 18,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 167,7 nghìn tỷ, tăng 27,48%. Trong năm 2018, thành phố Hải Phòng có 3.155 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21,05 nghìn tỷ đồng, tăng 17,11% về số vốn đăng ký so vớ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,67 tỷ đồng, tăng 11,25%. Bảng 2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp Năm Năm Năm Năm Năm Vốn trong các TPKT 2013 2014 2015 2016 2017 1. KTNN (tỷ đồng) 93.716 89.409 87.147 76.602 74.030 Cơ cấu vốn (%) 31,24 28,80 21,92 16,90 13,90 2. KTNNN (tỷ đồng) 142.809 141.345 205.091 245.070 290.898 Cơ cấu vốn (%) 47,60 45,53 51,60 54,07 54,62 3. KTĐTNN (tỷ đồng) 63.470 79.662 105.258 131.532 167.681 Cơ cấu vốn (%) 21,16 25,67 26,48 29,03 31,48 Tổng 299.995 310.416 397.496 453.204 532.609 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2018 Hải Phòng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư của miền Bắc và cả nước, được Trung ương đặc biệt quan tâm và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hướng đến. Nhiều dự án, công trình trọng điểm được khởi công với giá trị đầu tư cao, nhiều dự án chuyển tiếp từ các năm trước được tích cực thực hiện giúp cho giá trị vốn đầu tư trên địa bàn tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Có được kết quả như vậy là sự tập trung đầu tư của cả
  7. 558 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP ba khu vực: khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đóng góp nhiều nhất vẫn là đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2018 chiếm 63,2% tổng đầu tư toàn xã hội) và có mức tăng vượt bậc so với năm 2017. Nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tập trung vào các dự án lớn của các tập đoàn trong nước như tập đoàn Vingroup, tập đoàn Sungroup, tập đoàn Flamingo, công ty Cổ phần Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy. Bên cạnh đó việc đầu tư vào các dự án sản xuất công nghệ cao như: dự án sản xuất thiết bị điện tử của tập đoàn LG và tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô VinFast, nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart của tập đoàn Vingroup cũng mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế trong năm 2018. c. Đóng góp của kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng Trong những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng ngày càng gia tăng. Năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP – theo giá so sánh) tăng 16,27%. Phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 51%-53%, năm 2025 đạt 55%- 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60%-65%. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã tạo nhiều việc làm và thu hút nhiều lực lượng lao động. Năm 2018, với sự đóng góp lớn của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc tập đoàn LG tại Hải Phòng như: dự án sản phẩm màn hình điện thoại, tivi của công ty TNHH LG Display; dự án sản xuất sản phẩm modun camera điện thoại của công ty TNHH LG Innoteck, đã đóng góp 65.000 tỷ đồng trong doanh thu toàn ngành công nghiệp, thu hút và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 11.000 lao động. Dự án thu hút nhiều lao động nhất hiện nay ở Hải Phòng là dự án may mặc của Công ty TNHH may Regina Miracle tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng đã góp phần tạo việc làm cho hơn 29.000 lao động. Theo kế hoạch khi dự án hoàn thành, nhu cầu lao động sẽ lên tới hơn 40.000 người. Như vậy, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2018 tăng 9% so với năm 2017, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 6,2%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 5,1%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13%. Bảng 3: Lao động làm việc hàng năm phân theo loại hình kinh tế KV có vốn Năm Tổng số (người) Nhà nước Ngoài Nhà nước ĐTNN Năm 2013 1.075.353 136.050 877.710 61.593 Năm 2015 1.090.355 132.151 883.830 74.374 Năm 2016 1.097.920 129.208 874.656 94.056 Năm 2017 1.095.260 134.228 847.297 113.735 Năm 2018 1.110.253 116.229 870.230 123.794 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2018
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 559 Tháng 8 năm 2019, Hải Phòng tổ chức 05 phiên giao dịch việc làm, với sự tham gia tuyển dụng của 170 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng 8.253 lượt lao động. Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, sàn giao dịch việc làm thành phố tổ chức được 28 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng của 874 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 41.861 lượt lao động. Cung lao động tại Sàn đạt 59.035 lượt người, gấp trên 1,41 lần nhu cầu tuyển dụng. d. Kinh tế tư nhân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Những năm gần đây, doanh nghiệp kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách địa phương, mức tăng bình quân đạt 34%/năm, chiếm 9,6% tổng thu cân đối trên địa bàn. Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đã góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành địa phương có cơ cấu dịch vụ cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tư nhân đã góp phần đưa chăn nuôi và thủy sản trở thành ngành chủ lực. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tránh được sự cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn lớn trên thế giới, bảo vệ nền nông nghiệp trong nước, giúp kinh tế nông hộ phát triển bền vững. Năm 2018, Hải Phòng có 97.078 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 3,64% so với năm 2017 (100.750 cơ sở). Cơ sở kinh tế cá thể giảm là do tác động của Luật doanh nghiệp, nên nhiều cơ sở kinh tế cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp, điều đó phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Lực lượng lao động làm việc trong cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2018 với 146.083 lao động cũng giảm 7,93% so với năm 2017. Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành thành phố có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp, Hải Phòng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khuyến khích kinh tế tư nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực dịch vụ. Hàng năm, các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ của kinh tế tư nhân liên tục tăng lên từ 10% - 20%/năm. Ở các ngành bán lẻ hàng hóa, du lịch, vận chuyển, kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ lớn 75% - 95% tổng khối lượng và giá trị dịch vụ trên địa bàn thành phố. Năm 2018 và đầu năm 2019, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định. Mạng lưới phân phối hàng hóa được tăng cường, mở rộng về số lượng và đa dạng về ngành nghề kinh doanh; các hoạt động kích cầu tiêu dùng như giảm giá, khuyến mãi, hàng hóa trên thị trường có sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng của người dân và khách du lịch. Bảng 4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ so với sovới so với Năm 2016 Năm 2018 8 tháng 2019 Hoạt động năm 2015 năm 2017 năm 2018 (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) (%) (%) (%) Bán lẻ hàng hóa 68.094,97 13,28 89.332,65 114,72 67.033,64 114,72 Dịch vụ lưu trú 1.198,5 3,45 1.576 18,5 1.223,70 117,10
  9. 560 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Dịch vụ ăn uống 12.660,7 16,44 16.804 24,14 11.889,91 117,20 Du lịch lữ hành 167,82 26,96 201,83 26,98 141,61 105,42 Dịch vụ khác 9.125,6 11,98 10.641,85 13,7 5.489,47 109,44 Tổng số 91.247,59 13,38 118.546,33 15,34 85.778,33 114,72 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng năm 2016, 2018, 2019 Năm 2018 doanh thu dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác đều tăng cao hơn so với năm 2017. Thành phố đã tổ chức các sự kiện quảng bá cho du lịch Hải Phòng cùng với cầu Tân Vũ-Lạch Huyện đi vào hoạt động giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng đã tạo sức hút đối với lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn phát triển trong ngành xây dựng kết cấu hạ tầng thông qua hình thức đầu tư công – tư; đẩy mạnh triển khai xây dựng đường cao tốc, sân bay, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… Năng suất lao động trên địa bàn thành phố năm 2018 (theo giá hiện hành) ước đạt 178 triệu đồng mỗi lao động, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có năng suất lao động ước thấp nhất, chỉ đạt 41,1 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp - xây dựng có năng suất lao động ước cao nhất trong 3 khu vực, đạt 213,8 triệu đồng/lao động, khu vực dịch vụ có năng suất lao động ước đạt 211,3 triệu đồng/lao động. Tính theo giá so sánh 2010, năng suất lao động trên địa bàn thành phố ước đạt 140,3 triệu đồng/lao động tăng 15,52% so với năm 2017. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 32,6 triệu đồng/lao động, tăng 3,86%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 168,62 triệu đồng/lao động, tăng 23,94%; khu vực dịch vụ ước đạt 166,65 triệu đồng/lao động, tăng 9,51% so với năm 2017. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 3.384,1 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3.572,4 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 4.285,3 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 1.821,6 tỷ đồng, tăng 38,2% so cùng kỳ; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 117,9 tỷ đồng, tăng 45,8% so cùng kỳ. 2.2.2. Hạn chế của phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực, ngành nghề nhưng tốc độ gia tăng số lượng của doanh nghiệp ở Hải Phòng có xu hướng phát triển chậm. Không chỉ hạn chế về số lượng, các doanh nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp. Số doanh nghiệp quy mô lớn còn rất ít. Chất lượng phát triển kinh tế tư nhân chưa cao. Hiệu quả đầu tư tăng trưởng và đóng góp vào GRDP còn thấp, thu hút lực lượng lao động của kinh tế tư nhân còn hạn chế. Khả năng cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của kinh tế tư nhân thấp, do thiếu đổi mới, sáng tạo, chất lượng chưa cao, cũng như chưa xây dựng được thương hiệu mạnh.
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 561 Kinh tế tư nhân luôn thấp hơn năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng liên kết doanh nghiệp của kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp lớn ở trong nước và quốc tế còn thiếu chặt chẽ nên khó tham gia chuỗi giá trị gia tăng và rất dễ bị các doanh nghiệp lớn thôn tính. Kinh tế tư nhân đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp nhưng cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng lĩnh vực còn chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển của kinh tế tư nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp. Tình trạng các cơ sở kinh tế tư nhân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Những tồn tại đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy thiếu yên tâm về môi trường sản xuất kinh doanh, cũng như môi trường sống. * Nguyên nhân của hạn chế Hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật cho phát triển kinh tế tư nhân còn thiếu đồng bộ. Chưa hình thành đồng bộ khung pháp lý cho việc phát triển các yếu tố thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, bất động sản), cũng như chưa thực sự có môi trường kinh doanh bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản) nên nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã bị thu hẹp. Do lạm phát tăng mạnh (năm 2008 lạm phát gần 20%), Chính phủ đã phải thắt chặt chính sách tiền tệ, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Điều đó đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam do khan hiếm vốn và chi phí vốn tăng rất cao. trong giai đoạn 2008 - 2013, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không ít doanh nghiệp bị phá sản. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, còn tồn tại rào cản đối với kinh tế tư nhân. Một trong những khó khăn mà kinh tế tư nhân gặp phải là tiếp cận đất đai và nguồn vốn ngân hàng. Sự thiếu bình đẳng đó do phần lớn kinh tế tư nhân là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực yếu, trình độ thấp nên rất khó tiếp cận các các dự án, đề án. Sự thiếu bình đẳng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ ở cơ chế, chính sách, mà còn trong quá trình thực thi cơ chế, chính sách còn có sự phân biệt, ưu tiên hơn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy quản lý kém hiệu quả; đội ngũ cán bộ nhà nước chưa thực sự mẫn cán, thiếu tinh thần phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân chưa đạt hiệu quả cao. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn do các quy định chưa cụ thể, thiếu phù hợp nên khó áp dụng. Nguyên nhân của tình trạng
  11. 562 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP trên là do các doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược phát triển lâu dài, chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định của cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân, năng lực của cơ quan quản lý ở địa phương còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Công tác giám sát, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện văn bản pháp luật, cũng như theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau giám sát, kiểm tra chưa được thực hiện quyết liệt nên hiệu quả quản lý còn thấp. Kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm triển khai và chưa hoàn thiện nên ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư kinh tế tư nhân. Năng lực của kinh tế tư nhân còn yếu kém. Phần lớn kinh tế tư nhân sử dụng công nghệ lạc hậu, ít đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, phá hoại môi trường sinh thái... 2.3. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy thế mạnh, tiềm năng, phát triển kinh tế tư nhân thật sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Hai là, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Thực hiện giải pháp này, cần bảo đảm ổn định nền kinh tế vĩ mô song song với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân phát triển. Bên cạnh đó, cần mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thông, đô thị, cấp thoát nước, thuỷ lợi, xử lý chất thải bảo vệ môi trường... Tạo mọi khả năng để các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực phát triển như: tài chính, đất đai, công nghệ, nhân lực… Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thực hiện giải pháp này chính là phải khuyến khích, tạo mọi cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các cơ sở khoa học, các nhà quản lý, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho doanh nghiệp. Bốn là, đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính; cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành
  12. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 563 phố. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép, đăng ký kê khai thuế, nộp thuế… Năm là, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân ở thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân của thành phố có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, có đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm đối với địa phương... 3. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở Hải Phòng, phát triển kinh tế tư nhân thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, quy mô, chất lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân phát triển còn hạn chế về số lượng, quy mô và chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả. Thực trạng trên đòi hỏi cần có những giải pháp để kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng có thể phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, tạo sự phát triển đột phá, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, HN, 2011, tr.209. 2. Ban chấp hành Trung ương: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, số 10-NQ/TƯ ngày 03/06/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tr.16. 3. Cục thống kê thành phố Hải Phòng: Kết quả điều tra doanh nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2009-2013, Nxb.Hải Phòng, 2015. 4. Cục thống kê thành phố Hải Phòng: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018, Nxb.Thống Kê, 2019.
nguon tai.lieu . vn