Xem mẫu

KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM GS. TSKH. Nguyễn Quang Hồng 阮光紅教授 †越南漢喃所 MỞ ĐẦU Ngay từ đầu Công nguyên cho đến suốt 1000 năm Bắc thuộc sau đó, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sống trong quá trình cộng cư với nhau và cả với người Hán từ phương Bắc đến. Quá trình cộng cư này cùng với sự tiếp xúc với chữ Hán và văn hóa Hán, các dân tộc Việt Nam đã dần dần chủ động sử dụng chữ Hán trước hết là trong hành chính và trong giáo dục, rồi cả trong sáng tác văn học, hình thành một nền văn học chữ Hán của chính dân tộc mình. Và từ khi thoát li khỏi sự đô hộ trực tiếp của phong kiến phương Bắc, thì bên cạnh chữ Hán vẫn tiếp tục được coi trọng, người dân bản địa Việt Nam còn sáng tạo ra chữ viết cho bản ngữ của mình. Đó là các hệ thống chữ viết ô vuông theo hình mẫu chữ Hán, được gọi là chữ Nôm: Người Kinh (tộc người Việt) có chữ Nôm Việt, người Tày người Dao có chữ Nôm Tày, Nôm Dao v.v. Với chữ Nôm Việt, ở Việt Nam đã hình thành nên một nền văn chương chữ Nôm (bên cạnh văn chương chữ Hán). Và chính trong lĩnh vực sáng tạo văn học chữ Nôm gắn liền với ngôn ngữ dân tộc đã tạo nên những tác phẩm có giá trị, chiếm những vị trí cao nhất trong văn học cổ điểnViệt Nam. Xin trình bày đôi nét khái quát về những chặng đường hình thành các thể loại cùng với những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học chữ Nôm ở Việt Nam. A. THỜI KỲ SƠ KHAI Theo quốc sử Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 , 1479) thì từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, ở Đại Việt đã có nhiều người làm thơ phú bằng chữ Nôm, đặc biệt có Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố, song tác phẩm của họ đều đã thất truyền từ lâu. 1. Nguyễn Thuyên 阮 詮 (thế kỷ XIII) và Nguyễn Sĩ Cố 阮 士 故 (? - 1312) Nguyễn Thuyên không rõ năm sinh năm mất. Đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1247, thời Trần Nhân Tông 陳仁宗(1279-1293). Thượng thư bộ Hình. Năm 1282, có cá sấu vào sông Phú Lương. Vâng mệnh triều đình, ông lập đàn tế và làm bài tế văn bằng chữ Nôm ném xuống sông, cá sấu liền bỏ đi. “Vua cho rằng việc làm này giống như Hàn Dũ 翰愈, nên cho Nguyễn Thuyên đổi thành họ Hàn” (Đại Việt sử kí toàn thư). Theo sử sách và gia phả họ Nguyễn ở Cao Bằng, thì Nguyễn Thuyên là người đầu tiên dùng chữ Nôm để chép gia phả họ Nguyễn, viết quốc sử và làm thơ phú quốc âm. Tác phẩm có Phi sa tập (扉沙集), trong đó có thơ phú chữ Hán và cả chữ Nôm. Nhưng tất cả đều thất truyền. Theo nhận xét của người đương thời thì thơ chữ Nôm của Hàn Thuyên mở đầu cho việc kết hợp thơ ca dân gian người Việt với thể thức thơ 2006 台語文學學術研討會論文集Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p Đường (có biến đổi về số chữ và niêm luật) để có một thể thơ mà người đời sau gọi là thể thơ “Hàn luật”. Gần như cùng thời với Nguyễn Thuyên, có Nguyễn sĩ Cố (? - 1312). Ông lãnh chức Nội thị Học sĩ, tức thầy dạy hoàng tử mà sau này là vua Trần Nhân Tông. Ông nổi tiếng đương thời về tài làm thơ Nôm, nhưng tác phẩm cũng đều thất truyền. Tương truyền thơ ông có ý vị trào lộng, gần giống với Đông Phương Sóc 東 方 朔 đời Hán. 2. Trần Khâm 陳欽(1258 - 1308) và Lý Đạo Tái 李道載 (1254 - 1334) Trần Khâm tức Trần Nhân Tông, vua thứ ba nhà Trần. Cùng vua cha thực hiện đại đoàn kết hoàng tộc và dân chúng, đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1285, 1287-88). Từ sau 1299 ông rời Kinh đô, làng mạc, lên ở hẳn núi Yên Tử, dựng chùa tu Phật, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất. Trần Nhân Tông viết nhiều tác phẩm thiền học và thơ Thiền bằng Hán văn. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm còn lại đến nay có một bài phú và một bài ca. Đó là bài Cư trần lạc đạo phú (居 陳 樂 道 賦) và bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (得 趣 林 泉 成 道 歌). Cả hai bài này đều do người đời sau cho vào tập Thiền tông bản hạnh (禪 宗 本 行), khắc ván in lần đầu vào năm Cảnh Hưng 6 (1745). Đó là những bài ca ngợi cảnh thiền và lòng thiền, trong đó con người an nhiên tự tại, sống giữa đời trần mà cũng hòa vui trong đạo. Lý Đạo Tái tức là sư Huyền Quang, tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, cùng thời với Trần Nhân Tông. Ông cũng là người viết nhiều tác phẩm về thiền học, và cả thơ chữ Hán. Trong tập Thiền tông bản hạnh nói trên có bài Vịnh Hoa Yên tự phú (詠 華 煙 寺 賦) viết bằng chữ Nôm, tương truyền là do ông sáng tác. Gần đây trong giới nghiên cứu văn học và thiền học ở Việt Nam có người ngờ rằng những tác phẩm rất có giá trị văn học trên đây, chưa thật chắc chắn là tác phẩm của Trần Nhân Tông và Huyền Quang. Tuy nhiên, trước khi vấn đề được làm sáng tỏ, thì chúng ta vẫn có thể tạm tin rằng đây là những tác phẩm thơ phú chữ Nôm sớm nhất còn lại đến nay. 3. Hồ Quý Ly 胡季 釐 (1336 - 1407?) Hồ Quý Ly là vua đầu tiên triều nhà Hồ, một triều đại ngắn ngủi ở Việt Nam. Ông lên ngôi từ ngai vua nhà Trần năm 1400. Năm 1406, không chống cự nổi quân nhà Minh, cả ba cha con ông bị giặc bắt đưa về Trung Hoa, rồi sau mất ở đó. Hồ Quý Ly là ông vua có tinh thần cải cách táo bạo, cả về quân sự, kinh tế và văn hóa tư tưởng. Nhưng ông vấp phải sự chống đối của phái bảo thủ, không thu phục được nhân tâm, nên dễ thất bại. Riêng về ngôn ngữ văn tự, Hồ Quý Ly là ông vua đầu tiên nêu chủ trương dùng chữ Nôm tiếng Việt thay chữ Hán trong công văn, chiếu chỉ, và cho dịch kinh sách chữ Hán sang chữ Nôm. Chủ trương này về sau, vào cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung 光 中 (Nguyễn Huệ 阮 惠, 1753 - 1792) cũng lại đề ra, song đều chưa kịp thực hiện. Bản thân Hồ Quý Ly cũng trước thuật bằng chữ Hán và sáng tác thơ văn chữ Nôm. Nhưng tất cả đều bị nhà Minh tiêu hủy. Sau này, khi thoát khỏi ách 1-2 〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授 thống trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã thu thập lại được 30 bài thơ chữ Nôm của ông, nhưng rồi đến lượt Nguyễn Trãi bị nạn, tất cả đều đã thất lạc. B. THƠ NÔM “HÀN LUẬT” 翰律國音詩 Thơ Nôm “Hàn luật” (cải biến từ hai thể “thất ngôn tứ tuyệt” và “thất ngôn bát cú” của thể thức thơ Đường) đã xuất hiện từ thời sơ khai, có thể bắt đầu từ Hàn Thuyên. Song ngày nay chỉ có thể nhận diện thể thơ này qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v. 1. Nguyễn Trãi 阮 廌 (1380 - 1442) Nguyễn Trãi (hiệu là Ức Trai 抑齋) thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 ngay sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, và được giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Khi giặc Minh xâm chiếm, ông bị quản thúc ở Thăng Long, sau thoát ra, lẩn tránh nhiều nơi, cuối cùng đến với Lê Lợi (黎 利), vạch chiến lược chống quân Minh trên chiến trường cũng như trong giao dịch thư từ. Sau thắng lợi, ông thay minh chủ viết bài Bình Ngô đại cáo (平 吳 大 告 ) bằng Hán văn, một bản “thiên cổ hùng văn” của dân tộc Việt Nam. Dưới triều Lê Thái Tổ 黎 太 祖 (Lê Lợi), Nguyễn Trãi được trọng dụng. Nhưng sau khi Lê Lợi mất, triều đình lục đục, gây bè kéo cánh, khiến Nguyễn Trãi khó bề được yên thân. Ông bèn xin về hưu trí ở Côn Sơn. Cuối năm 1442, vua trẻ Thái Tông ghé thăm trại Lệ Chi Viên của ông, đột nhiên bị cảm chết, ông cùng cả gia tộc bị khép tội và chịu án “tru di tam tộc”. Mãi 20 năm sau, ông mới được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu rửa oan cho ông. Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Ông có một sự nghiệp trước tác đồ sộ, về nhiều lãnh vực. Ông làm nhiều thơ, bằng Hán văn và cả bằng chữ Nôm. Sau khi ông bị hại, tác phẩm của ông bị thất tán nhiều nơi. Đến năm 1467, vua Lê Thánh Tông cử người (Trần Khắc Kiệm 陳 克 儉) sưu tầm di cảo của ông, nhờ đó mới giữ được cho đến nay một phần những tác phẩm quý giá của ông. Dựa vào kết quả sưu tầm của Trần Khắc Kiệm ở thế kỷ XV, Dương Bá Cung (楊 伯 恭) ở thế kỷ XIX đã bỏ ra hàng chục năm tiếp tục sưu tầm, chỉnh lý để đến năm 1868 cho khắc in bộ Ức Trai di tập (抑 齋 遺 集) trong đó có Quốc âm thi tập (國 音 詩 集) gồm 254 bài thơ Nôm. Có thể tập thơ này vẫn chưa phải là toàn bộ những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, nhưng đây chính là tập thơ chữ Nôm đầu tiên còn lại đến ngày nay, và nó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học sử Việt Nam. Thơ Nôm Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu tha thiết của ông dành cho nước cho dân với tinh thần nhân nghĩa sâu sắc, đồng thời cũng có cả nỗi thao thức dằn vặt từ cảnh ngộ riêng tư, một cái tôi trữ tình mang màu sắc của cả Nho, Phật và Lão. Tiếng Việt trong thơ giàu hình tượng, ngữ liệu dân gian được sử dụng thích đáng. Hình thức thơ tuy phỏng theo cách luật thơ Đường, nhưng có nhiều biến cải: Trong một bài tứ tuyệt hay bát cú, nhiều khi dùng xen những câu 6 tiếng, ở những vị trí không cố định. Nhịp thơ Đường thường ngắt theo kiểu 4-3, còn ở đây có cả cách ngắt nhịp 3-4, 3-3, một lối 1-3 2006 台語文學學術研討會論文集Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p ngắt nhịp phổ biến của thi ca dân gian người Việt. Đây phải chăng chính là lối thơ “Hàn luật” mà Nguyễn Thuyên là người khởi xuớng. Để minh họa, trích lục một bài thơ tứ tuyệt của Nguyễn Trãi: 蓮 花 淋 洳 拯 变 /卒 和 清 > (污 泥 不 著 /守 潔 清) 君 子 堪 困 / 特 所名 > (君 子 難 比 / 其芳名) 闧 媫 香 / 店 月 凈 > 貞 乄 晫 / 固 埃 爭 > (風 送 香 /月 夜 靜) ( 独 己 有 / 誰 能 爭) (Phần chú chữ Hán là do Nguyễn Quang Hồng tạm dịch) 2. Hồng Đức quốc âm thi tập (洪德國音詩集) Đây là một tuyển tập thơ Nôm đầu tiên ở Việt Nam, gồm sáng tác của nhà vua đương thời là Lê Thánh Tông 黎 聖 宗 (Lê Tư Thành 黎 思 成 , 1442 - 1497) và một số triều thần, là kết quả của phong trào sáng tác thơ Nôm ở cung đình do nhà vua khởi xướng. Tập thơ sao chép nhiều lần, theo bản hiện còn (AB.292) gồm 283 bài, không ghi rõ tác giả từng bài, trong đó có lẫn một số bài của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Toàn tập thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, nhưng cũng có bài pha “lục ngôn” theo kiểu “Hàn luật” của Việt Nam. Nội dung nặng về những đề tài “cao quý”, vịnh người vịnh cảnh, thấm đậm tư tưởng Nho gia. Tuy nhiên, đây là thời thái bình thịnh trị, nên tập thơ cũng toát lên niềm lạc quan, tự hào dân tộc và thiện chí trau giồi ngôn ngữ dân tộc. 3. Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 謙 (1491 - 1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm sống chủ yếu vào thế kỷ XVI. Ông thi đỗ Trạng nguyên năm 1535 và làm quan với nhà Mạc. Ông chán ghét bọn gian thần, dâng sớ xin chém lộng thần, nhưng vua không nghe. Ông thác bệnh về quê. Nhưng sau vì hoàn cảnh bó buộc, ông lại ra làm quan cho đến năm 70 tuổi mới thực sự từ quan. Ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, ngồi dạy học trò. Ông là người được cả ba thế lực Mạc, Trịnh, Nguyễn thời bấy giờ tôn trọng, thường đến hỏi về những việc hệ trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm có làm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Về thơ Nôm, ông còn để lại tập Bạch Vân quốc ngữ thi (白 雲 國 語 詩). Tuy nhiên, nguyên cảo thất lạc, các bản sao không thống nhất, lại lẫn lộn một số bài của Nguyễn Trãi, trong đó có khoảng 170 bài là thực sự của ông. Thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ yếu theo thể cách Đường luật, đôi khi pha những câu “lục ngôn”. Đây có thể là những bài thơ Nôm Đường luật cuối cùng có xen lẫn câu thơ lục ngôn với lối ngắt nhịp 3-4. Về sau này có rất nhiều nhà thơ viết theo thể Đường luật đã không tiếp tục sử dụng các câu lục ngôn như thế nữa, trừ một số bài tương truyền là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (xem dưới). Tập thơ 1-4 〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授 viết khi tác giả ở ẩn nên bao trùm không khí an nhàn ẩn dật, yêu quý thiên nhiên, xa lánh bụi đời, tuy không dứt lòng thương nước lo đời, quan tâm thế sự. C. DIỄN CA LỊCH SỬ 歷史演歌 “Diễn ca lich sử” là những tác phẩm thơ Nôm trường thiên, mà phần lớn nội dung đều dựa vào quốc sử cùng với truyền thuyết dân gian. Diễn ca lịch sử sử dụng hai thể thơ dân tộc là “lục bát” (mỗi khổ hai câu: 6 - 8 tiếng) và “song thất lục bát” (mỗi khổ bốn câu: 6 - 8 - 7 - 7 tiếng, các câu “thất ngôn” đều ngắt nhịp 3 - 4). 1. Việt sử diễn âm (越 史 演 音) Việt sử diễn âm mới được phát hiện và xuất bản năm 1997 tại Hà Nội. Tác phẩm gồm 2.334 câu thơ, trong đó có 2.318 câu theo thể “lục bát”, 18 câu thất ngôn xen vào ở phần cuối. Chưa rõ tác giả là ai, nhưng lời thơ cho thấy tác giả đã sống và viết tác phẩm này vào khoảng giữa thế kỷ XVI, dưới thời nhà Mạc. Nội dung tác phẩm là kể lại lịch sử Việt Nam qua các triều đại từ thời sơ thủy đến thời nhà Mạc, qua đó thể hiện cảm xúc của mình đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Điều đáng lưu ý là với tác phẩm này, lần đầu tiên xuất hiện thể loại diễn ca lịch sử, một thể loại cực kỳ quan trọng trong văn học chữ Nôm, được phát triển mạnh mẽ vào những thế kỷ sau đó. Đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm chữ Nôm dài hơi viết theo thể “lục bát”, một thể thơ thuần túy của dân tộc Việt Nam. 2. Thiên Nam minh giám (天 南 明 監) Hiện chưa rõ tác giả là ai, có thể là do một nhà Nho trong tôn tthất chúa Trịnh vâng mệnh phủ chúa mà viết. Tác phẩm hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Cũng là một tác phẩm diễn ca lịch sử Việt Nam, dài hơn 900 câu theo thể thơ Việt “song thất lục bát”. Đây là lần đầu tiên có một tác chữ Nôm dài hơi viết bằng thể “song thất lục bát”.Với thể loại diễn ca lịch sử thì tác phẩm này dường như là duy nhất hiện có được viết theo thể thơ này. 3. Thiên Nam ngữ lục (天 南 語 錄) Chưa rõ tác giả là ai, có thể là một nhà Nho, nhiều lần thi hỏng, sống ngao du ẩn dật. Về già mới viết sách này theo yêu cầu của chúa Trịnh, nhưng sau rồi cũng không dâng lên chúa, giữ lại làm của báu gia đình. Tác phẩm hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Hiện có 6 dị bản, trong đó bản chép tay đầu thế kỷ XVIII mang ký hiệu AB.478 là cổ nhất và đầy đủ hơn cả. Cũng như Việt sử diễn âm thời nhà Mạc trước đây vào thế kỷ XVI hoặc Đại Nam quốc sử diễn ca (大 南 國 史 演 歌) sau này ở thế kỷ XIX (1870), Thiên Nam ngữ lục thuộc loại diễn ca lịch sử, viết theo thể “lục bát”. Nhưng đây là tác phẩm thành công nhất về nhiều phương diện, đặc biệt là ngôn ngữ văn học tiếp cận với lời nói dân gian, giàu hình tượng và cảm xúc với khối lượng phong phú các thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt. 1-5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn