Xem mẫu

  1. PGS. TS. HÀ VĂN SỰ (chủ biên) ThS. Dương Hoàng Anh - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI, 2019
  2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN APEC The Asia - Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Cooperation Forum Á - Thái Bình Dương CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác toàn diện và Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans - Pacific Partnership EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do ISDS Investor State Dispute Giải quyết tranh chấp đầu tư Settlement nhà nước MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ tối huệ quốc NT National Treatment Đối xử quốc gia SPS Sanitary and Phytosanitary Biện pháp vệ sinh dịch tễ Measures TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TPP Trans - Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Agreement xuyên Thái Bình Dương USTR United States Trade Đại diện Thương mại Mỹ Representative WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 3
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 11 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC 15 TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1. TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TÍNH TOÀN DIỆN, TIẾN BỘ 16 CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP 1.1.1. Bối cảnh và tiến trình hình thành Hiệp định CPTPP 16 1.1.2. Tính toàn diện và tiến bộ của Hiệp định CPTPP 28 1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP 33 1.2.1. Nguyên tắc chung trong thực hiện các cam kết của 33 Hiệp định CPTPP 1.2.2. Nội dung chính cam kết trong CPTPP 35 1.3. KHÁI QUÁT VỀ CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP 49 1.3.1. Việt Nam 49 1.3.2. Các thành viên có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam 52 1.3.3. Các thành viên chưa có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam 78 CHƯƠNG 2. NHỮNG CAM KẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ 89 TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 2.1. NHỮNG CAM KẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG 90 HIỆP ĐỊNH CPTPP 2.1.1. Nguyên tắc chung với các nhà đầu tư 90 2.1.2. Về mở cửa đầu tư 95 4
  4. 2.1.3. Về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu 96 tư nước ngoài 2.2. NHỮNG CAM KẾT KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 99 NƯỚC NGOÀI TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP 2.2.1. Cam kết liên quan đến cắt giảm thuế quan và mở cửa thị 99 trường hàng hóa 2.2.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ 104 2.2.3. Cam kết về hàng dệt may 108 2.2.4. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ 110 2.2.5. Mua sắm chính phủ 115 2.2.6. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền chỉ định 119 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH 123 VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM DO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 124 VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA 3.1.1. Khái quát về thể chế và chính sách thu hút vốn đầu tư nước 124 ngoài của Việt Nam 3.1.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 138 3.1.3. Vai trò của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với 151 tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 3.2. NHỮNG LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 168 TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP 3.2.1. Về chỉ số quốc gia 169 5
  5. 3.2.2. Chỉ số thể thế 171 3.2.3. Chỉ số kinh tế của Việt Nam 173 3.2.4. Lợi thế về triển vọng thị trường 176 3.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 177 NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP 3.3.1. Theo quy mô và hình thức đầu tư 177 3.3.2. Theo quốc gia đầu tư 182 3.3.3. Theo lĩnh vực đầu tư 192 3.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN ĐẦU TƯ 194 TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM DO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP 3.4.1. Những tác động tích cực và vai trò của sự chuyển dịch vốn 194 đầu tư vào Việt Nam 3.4.2. Những tác động tiêu cực và hệ lụy của sự chuyển dịch vốn 211 đầu tư vào Việt Nam CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU 219 TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TỪ CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 4.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 220 NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TỪ CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP 4.1.1. Những xu hướng tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp 220 nước ngoài vào Việt Nam 4.1.2. Quan điểm thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam từ các nước 224 thành viên CPTPP 6
  6. 4.1.3. Những định hướng cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp 228 nước ngoài từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP 4.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM TỪ CÁC 232 NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP 4.2.1. Nhóm giải pháp chung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 232 4.2.2. Nhóm giải pháp thuộc về hệ thống thể chế, chính sách 236 4.2.3. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng 240 nâng cấp nền kinh tế 4.2.4. Xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư 244 trực tiếp nước ngoài 4.2.5. Phát triển các khu công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu cầu liên 247 kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.2.6. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực 252 4.2.7. Nhóm giải pháp xúc tiến và tiếp cận thị trường đầu tư trực tiếp 256 nước ngoài 4.2.8. Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ và Nhật 260 Bản vào Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực 4.2.9. Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước còn lại 266 thuộc khối CPTPP 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 268 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội 268 4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, địa phương 270 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 274 7
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh mục các nghĩa vụ được quy định trong TPP tạm 37 hoãn thực thi trong CPTPP Bảng 1.2. Điểm khác biệt về nội dung cam kết trong TPP và CPTPP 41 Bảng 1.3: 5 đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam 52 trong năm 2018 Bảng 3.1. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP 154 8
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Tiến trình đàm phán CPTPP 24 Hình 1.2. Điểm khác biệt giữa TPP và CPTPP 27 Hình 3.1. Đánh giá của nhà đầu tư về hệ thống luật pháp, chính sách 126 về đầu tư của Việt Nam Hình 3.2. Đánh giá của nhà đầu tư về quản lý hành chính trong lĩnh 128 vực đầu tư Hình 3.3. Đánh giá của nhà đầu tư về mức độ hấp dẫn của các chính sách 137 khuyến khích đầu tư Hình 3.4. Đánh giá của nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng 138 Hình 3.5. Tổng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 143 Hình 3.6. Những lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất năm 2018 145 Hình 3.7. Vốn FDI vào Việt Nam theo đối tác năm 2017 147 Hình 3.8. 10 đối tác giải ngân vốn FDI lớn nhất ở Việt Nam năm 2018 148 Hình 3.9. Tỷ lệ lượng vốn FDI của các tỉnh thành theo số dự án và 149 lượng vốn Hình 3.10. Top 10 địa phương có số dự án đầu tư nước ngoài nhiều 151 nhất năm 2017 - 2018 Hình 3.11. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế Việt Nam 152 Hình 3.12. Tổng vốn đầu tư xã hội của Việt Nam qua các năm 155 Hình 3.13. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm (tỷ USD) 157 Hình 3.14. Tốc độ tăng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI và 157 doanh nghiệp trong nước (2007 - 2018) 9
  9. Hình 3.15. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI qua các năm (%) 159 Hình 3.16. Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách qua các giai đoạn 160 Hình 3.17. Số lượng doanh nghiệp FDI và số lượng lao động làm việc 162 trong các doanh nghiệp FDI (2000 - 2017) Hình 3.18. Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI tại Việt Nam 166 Hình 3.19. Tăng trưởng kinh tế quý IV/2017 của các nước thành 174 viên CPTPP Hình 3.20. Giá lao động của Việt Nam so với các nước trong CPTPP 175 (USD/giờ) Hình 3.21. Tác động của CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam tính 182 đến năm 2030 (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở năm 2011) Hình 3.22. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên theo thành phần 207 kinh tế giai đoạn 2000 - 2016 Hình 3.23. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi lên theo ngành, giai đoạn 208 2005 - 2016 Hình 3.24. Tốc độ tăng lao động trong doanh nghiệp theo loại 209 hình sở hữu 10
  10. LỜI MỞ ĐẦU N gày 8/3/2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 quốc gia thành viên (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã được ký kết tại thủ đô Santiago của Chile. Các thành viên tham gia Hiệp định CPTPP đang chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân với tổng quy mô thương mại trên 10.000 tỷ USD. Mặc dù có quy mô về thương mại (và đầu tư) nhỏ hơn, mức độ cam kết mở cửa thị trường cũng thấp hơn so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song CPTPP cũng là một Hiệp định toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực rộng lớn (bao gồm cả các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và các vấn đề phi thương mại khác). Về bản chất, CPTPP là Hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) từ trước tới nay và được xem là Hiệp định của thế kỷ 21. Việc thực thi các cam kết CPTPP nói chung và cam kết về đầu tư trong Hiệp định này nói riêng, xét trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện tại và xu hướng vận động của dòng 11
  11. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới sẽ đưa đến cơ hội thuận lợi cho các thành viên CPTPP thu hút FDI từ các quốc gia, khu vực trong và ngoài CPTPP. Những tác động có thể có của CPTPP đối với việc thu hút FDI của các quốc gia thành viên sẽ đến từ hai khía cạnh: Một là trực tiếp từ các cam kết CPTPP về đầu tư, hai là từ các triển vọng cộng hưởng mà CPTPP mang lại cho nền kinh tế. Bởi vậy, ngoài lợi ích khá rõ về mở cửa thị trường hàng hóa qua xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, CPTPP khi đi vào thực thi cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể về dòng vốn đầu tư trên thế giới, mà trước hết là trong nội bộ các quốc gia thành viên của CPTPP. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP vào ngày 15/11/2018, CPTPP đã chính thức có hiệu lực và bước vào giai đoạn thực thi với Việt Nam từ 14/1/2019. Với Việt Nam, việc tham gia CPTPP được kỳ vọng nhất trong số các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Hiệp định CPTPP có thể có những tác động mạnh mẽ nhất đến các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam trên cả cấp độ song phương và đa phương. Tuy nhiên, trong đầu tư cũng giống như trong thương mại, sức ép về cạnh tranh thu hút các dòng vốn ngoại vào Việt Nam không kém gì sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu bởi cơ hội thu hút đầu tư thông qua CPTPP không chỉ dành riêng cho Việt Nam mà còn cho tất cả các nước thành viên khác. Do vậy, đối với Việt Nam, 12
  12. việc nghiên cứu chuyên sâu, cũng như có những phân tích, dự báo và đánh giá tác động, khả năng chuyển dịch vốn FDI, đặc biệt là dòng vốn từ các nước thành viên CPTPP vào Việt Nam sau khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực là hết sức cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ giúp định hướng chính sách để lựa chọn, cạnh tranh thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI ở Việt Nam, đặc biệt là hướng tới ưu tiên thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới phục vụ cho mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế bền vững. Trên cơ sở của sự cần thiết và những yêu cầu có tầm quan trọng đó, cuốn sách “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và khả năng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” là một công trình nghiên cứu bước đầu về vấn đề này, với kỳ vọng góp phần nghiên cứu và chỉ ra những tác động của Hiệp định CPTPP đến khả năng chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam; qua đó gợi ý một số định hướng, giải pháp chính sách nhằm lựa chọn và thu hút dòng vốn này vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học, Khoa Kinh tế - Luật của Trường Đại học Thương mại đã động viên và tạo mọi điều kiện để nhóm tác giả hoàn thành cuốn 13
  13. sách này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những góp ý để bổ sung và hoàn thiện các nội dung cuốn sách của các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Thương mại, của các chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn công tác tại Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các tác giả 14
  14. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Chương 1 giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, mục tiêu, đặc biệt là tính toàn diện và tiến bộ vượt trội của Hiệp định CPTPP. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến các quốc gia thành viên trong CPTPP với ý nghĩa là đối tác hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam, những triển vọng về hợp tác các lĩnh vực kinh tế này với Việt Nam sau khi CPTPP có hiệu lực.
  15. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 1.1. TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TÍNH TOÀN DIỆN, TIẾN BỘ CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP 1.1.1. Bối cảnh và tiến trình hình thành Hiệp định CPTPP Bước vào thập niên 90 của thế kỷ 20, thế giới chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại song phương và khu vực. Điển hình là hai Hiệp định khu vực lớn và có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại thế giới: Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1993 và Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994. Ngoài ra, còn có một số thỏa thuận thương mại khu vực khác như: Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) năm 1991, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992, Thỏa thuận Thương mại ưu đãi Nam Á (SAPTA) năm 1995,... Các thỏa thuận thương mại này được xem như sáng kiến để cắt giảm thuế, gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường của các nước thành viên. Qua thời gian, những vấn đề cắt giảm hoặc dỡ bỏ hàng rào phi thuế cũng được đưa vào các thỏa thuận này. Tuy nhiên, bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2007 - 2008 đã đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia trong việc lựa chọn cách thức hợp tác, phát triển, vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng. Vì vậy, trong hợp tác thương mại, mạng lưới các FTA song phương và đa phương vốn được tạo dựng trong hơn 30 năm qua cũng cần có sự thay đổi. Những ý tưởng đàm phán các thỏa thuận thương mại tham vọng, sâu sắc và toàn diện hơn cũng được đề xuất 16
  16. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM - theo đó các FTA thế hệ mới đã ra đời. Các FTA thế hệ mới cập nhật và mở rộng các quy tắc thương mại quốc tế đáp ứng sự phát triển kinh tế và thương mại của bối cảnh thời đại. Nội dung của các FTA này đã vượt ra khỏi những vấn đề thương mại truyền thống, mở rộng sang cả những lĩnh vực mà nhu cầu về các quy tắc thương mại mới trở nên cấp thiết như thương mại điện tử, chế phẩm sinh học và dược phẩm,... hay các vấn đề phi thương mại khác như doanh nghiệp nhà nước, công đoàn, môi trường, cạnh tranh. Điều quan trọng là các FTA thế hệ mới này sẽ tạo ra khuôn mẫu cho đàm phán đa phương trong tương lai. Hiệp định CPTPP, tiền thân là Hiệp định TPP, là một FTA thế hệ mới, được đàm phán nhằm thiết lập khuôn khổ tự do hóa kinh tế và thương mại tham vọng nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia kinh tế, CPTPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Đây chính là con đường để mở ra tương lai tăng trưởng mạnh mẽ cho các nước tham gia. Nói như vậy bởi CPTPP không chỉ là một Hiệp định lớn, mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của Hiệp định. Về phạm vi, so với các FTA song phương và thậm chí cả WTO, Hiệp định CPTPP mở rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ... 17
  17. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Khởi đầu từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Strategic Economic Partnership), qua quá trình đàm phán, các bên đã thống nhất về các điều khoản cho sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Partnership Agreement) vào ngày 4/2/2016. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 bên còn lại tiếp tục những nỗ lực đàm phán và đi đến đồng thuận vào tháng 11 năm 2017, chính thức đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership - CPTPP). 1.1.1.1. Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4) giữa New Zealand, Brunei Darussalam, Chile và Singapore là Hiệp định đa phương đầu tiên giữa châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Bên lề Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC ở Los Cabos, Mexico năm 2002, Thủ tướng New Zealand, Thủ tướng Singapore và Tổng thống Chile đã khởi động các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế gần gũi giữa ba nước Thái Bình Dương (P3 - CEP) khi cùng chia sẻ quan điểm rằng, Hiệp định sẽ tạo nền tảng cho việc mở rộng các mối quan hệ nội khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 18
  18. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN DỊCH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Vòng đàm phán đầu tiên của P3 diễn ra tại Singapore tháng 9 năm 2003. Cuối năm 2003, Chile kêu gọi tạm dừng trong khi vẫn tiếp tục tư vấn thêm với khu vực tư nhân. Các cuộc thương lượng được nối lại vào giữa năm 2004 sau chuyến thăm của Tổng thống Chilê Ricardo Lagos đến Singapore. Bốn vòng đàm phán tiếp theo được tổ chức trong khoảng giữa tháng 8 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005. Brunei Darussalam, theo dõi các cuộc đàm phán từ vòng hai, đã yêu cầu gia nhập P3 - CEP như một thành viên sáng lập ngay trước vòng đàm phán cuối cùng vào tháng 4 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, Hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định được ký ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Cả New Zealand, Chile, Singapore và Brunei Darussalam đều là các nền kinh tế mở, tương đối nhỏ, phụ thuộc ngày càng nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Do rào cản thương mại giữa các đối tác trong P4 thấp nên mục tiêu chính của các cuộc đàm phán ngay từ đầu là lợi ích tiềm năng chiến lược. Các nước thành viên đều có mối quan tâm chung là thực hiện tự do hóa và tạo thuận lợi cho cả thương mại hàng hóa và dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, nội dung điều chỉnh của Hiệp định là tương đối rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh 19
nguon tai.lieu . vn