Xem mẫu

Nguyễn Thị Yến và cs

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

73(11): 111 - 114

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CÂY CÓ ÍCH
Ở XÃ XUÂN SƠN HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Thị Yến1, Lê Ngọc Công2*, Đỗ Hữu Thư3
1

2

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TÓM TẮT
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học không chỉ là nhiệm vụ của các nhà chuyên môn, mà nó là
nhiệm vụ của toàn cộng đồng, vì ý nghĩa xác thực của nó trong cuộc sống.
Bảo tồn nguồn tài nguyên cây có ích hiện nay đƣợc nhiều quốc gia quan tâm, bởi nó có giá trị về
nhiều mặt: kinh tế, xã hội và cuộc sống của con ngƣời. Việt Nam có diện tích rừng lớn, nguồn lợi
thực vật có giá trị là con số không nhỏ. Kết quả điều tra giá trị nguồn tài nguyên cây có ích ở xã
Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã thống kê đƣợc 550 loài, 390 chi, 136 họ thuộc 6 ngành
thực vật bậc cao có mạch: Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Licopodiophyta), Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta) đƣợc
phân thành 9 nhóm, trong đó có 4 nhóm tài nguyên quan trọng nhƣ: Nhóm cây làm thuốc có 336
loài, 85 họ, nhóm cây lấy gỗ có 133 loài thuộc 25 họ, nhóm cây ăn đƣợc có 88 loài thuộc 10 họ,
nhóm cây làm cảnh có 39 loài thuộc 7 họ (làm cảnh, cho hoa, tạo bóng mát…). Đã phân loại và
xác định đƣợc 15 loài cây thuốc quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) (2007) và Danh
lục đỏ (IUCN) (2001) cần đƣợc bảo tồn, phát triển và có kế hoạch khai thác hợp lý.
Từ khóa: quản lý và bảo tồn, đa dạng sinh học, tài nguyên cây có ích, thực vật bậc cao có mạch

MỞ ĐẦU
Xuân Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây
Nam của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), tổng
diện tích đất tự nhiên 6548 ha, trong đó chủ
yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 60%.
Xã Xuân Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới
nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với
mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng
năm biến động từ 220C - 250C, lƣợng mƣa
trung bình từ 1500 - 2000 mm. Đó là những
điều kiện thuận lợi để thảm thực vật rừng
phát triển.
Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính là ngƣời
Dao và ngƣời Mƣờng, sống phân bố trong 5
xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng và Lùng Mằng).
Nguồn sống chính của cộng đồng dân cƣ ở
đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa
nƣớc, nhƣng chủ yếu vẫn là canh tác nƣơng
rẫy truyền thống và khai thác nguồn tài
nguyên rừng.
Để góp phần đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn
tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn làm cơ
sở định hƣớng cho công tác quản lý, bảo tồn


nguồn tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã tiến
hành điều tra, phân loại các nhóm thực vật
quan trọng ở xã Xuân Sơn.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là toàn bộ các loài
thực vật tự nhiên ở xã Xuân Sơn, trong đó
chủ yếu là một số nhóm tài nguyên thực vật
quan trọng.
Phƣơng pháp nghiên cứu là điều tra thu thập
mẫu vật trực tiếp trên hiện trƣờng bằng tuyến
khảo sát và ô tiêu chuẩn. Xác định tên khoa
học của các loài theo phƣơng pháp hình thái
so sánh. Đánh giá các loài quý hiếm theo các
tài liệu: Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], Danh
lục đỏ IUCN (2001) [5]. Nghiên cứu các
nhóm tài nguyên thực vật (cây làm thuốc, cây
cho gỗ, cây làm cảnh, cây ăn đƣợc), theo các
tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (2003 - 2005)
[l]. Võ Văn Chi (1997) [3], Phạm Hoàng Hộ
(1992) [4].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần các taxon thực vật ở xã
Xuân Sơn

Tel: 0915462404

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

| 111

Nguyễn Thị Yến và cs

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Kết quả điều tra đã thống kê đƣợc 550 loài
thuộc 390 chi, 136 họ và đƣợc trình bày ở

73(11): 111 - 114

bảng 1.

Bảng 1: Sự phân bố các taxon thực vật ở xã Xuân Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
6.1
6.2

Ngành thực vật
Quyết lá thông
(Psilotophyta)
Thông đất
(Lycopodiophyta)
Cỏ tháp bút
(Equisetophyta)
Dƣơng xỉ
(Polypodipophyta)
Thông
(Pinophyta)
Mộc lan (Magnoliophyta)
Lớp Mộc lan
(Magnoliopsida)
Lớp Hành
(Liliopsida)
Tổng cộng

Số
họ

Tỷ lệ
(%)

Số chi

Tỷ lệ
(%)

Số loài

Tỷ lệ
(%)

1

0,73

1

0,25

1

0,18

2

1,47

3

0,76

4

0,73

1

0,73

1

0,26

1

0,18

12

8,82

15

3,85

22

4,0

2

1,47

3

0,76

4

0,73

118

86,76

367

94,10

518

94,18

100

84,75

298

81,2

417

80,5

18

15,25

69

18,8

101

19,5

136

100,0

390

100,0

550

100,0

Qua bảng 1 cho thấy, thành phần thực vật ở
xã Xuân Sơn rất phong phú và đa dạng. Sự
phân bố các taxon nhƣ sau: Trong 6 ngành
thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc Lan
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong
phú nhất với 118 họ (chiếm 86,76%), 367 chi
(94,10%), 518 loài (94,18%). Tiếp đến là
ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) với 12 họ
(8,82%), 15 chi (3,85%), 22 loài (4,0%).
Ngành Thông (Pinophyta) và ngành Thông
đất (Lycopodiophyta), mỗi ngành đều có 2 họ
(1,47%), 3 chi (0,76%) và 4 loài (0,73%). Hai
ngành Quyết lá thông (Psilotophyta) và Cỏ
tháp bút (Equisetophyta) đều có số họ 1, số
chi 1 và số loài 1 là thấp nhất.
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp
Mộc lan (Magnoliopsida) có 100 họ
(84,75%), 298 chi (81,2%) và 417 loài
(80,5%), lớp Hành (Liliopsida) có số họ, số
chi và loài ít hơn rất nhiều: 18 họ (15,25%),
69 chi (18,8%) và 101 loài (19,5%).
CÁC NHÓM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT Ở
XÃ XUÂN SƠN
Trong tổng số 550 loài thực vật đã thống kê
đƣợc, chúng tôi tiến hành phân loại và xác
định đƣợc 456 loài cây có ích thuộc 9 nhóm
tài nguyên thực vật quan trọng, đƣợc trình
bày ở bảng 2.

Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi trình
bày 4 nhóm tài nguyên có số lƣợng loài cao
và có giá trị.
Bảng 2: Các nhóm tài nguyên thực vật
ở xã Xuân Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nhóm tài nguyên
Cây làm thuốc
Cây lấy gỗ
Cây ăn đƣợc (rau, củ, quả)...
Cây làm cảnh
Cây cho tinh dầu
Cây làm thức ăn gia súc
Cây cho dầu béo
Cây có chất độc
Cây dùng đan lát

Số loài
336
133
88
39
35
11
8
5
3

Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi trình
bày 4 nhóm tài nguyên có số lƣợng loài
cao và có giá trị.
Nhóm cây làm thuốc
Số loài thống kê đƣợc là 336 loài thuộc 85 họ
trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong
đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số loài
và số họ cao nhất: 75 họ, 312 loài. Ngành
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ, 20 loài.
Còn lại ngành Thông đất (Lycopodiophyta),
ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành
Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Thông
(Pinophyta), mỗi ngành có 1 họ, 1 loài. Các
họ có nhiều loài cây làm thuốc là: họ Thầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

| 112

Nguyễn Thị Yến và cs

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

dầu (Euphorbiaceae): 30 loài, họ Cúc
(Asteraceae): 28 loài, họ Đậu (Fabaceae): 26
loài, họ Cà phê (Rubiaceae): 23 loài, họ Dâu
tằm (Moraceae): 16 loài, họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae):
15
loài,
họ
Gừng
(Zingiberaceae): 12 loài, họ Cam (Rutaceae):
11 loài, họ Hòa thảo (Poaceae): 8 loài. Còn
các họ Bạc hà (Lamiaceae) , họ Nho
(Vitaceae),
họ
Hoa
mõm
chó
(Scrophulariaceae), mỗi họ đều có 7 loài…
Nhóm cây lấy gỗ
Con số thống kê đƣợc là 133 loài, 25 họ,
thuộc 2 ngành Thông (Pinophyta) và Mộc lan
(Magnoliophyta).
Những họ sau có số loài cao (từ 5 loài trở lên)
là: họ Long não (Lauraceae): 11 loài, họ Dẻ
(Fagaceae) và họ Xoan (Meliaceae) đều có 9
loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài.
Các họ có từ 5 đến 6 loài là: Bồ hòn
(Sapindaceae), Dâu tằm (Moraceae), Trinh
nữ (Mimosaceae), Vang (Caesalpiniceae),
Xoài (Anacardiaceae), Bứa (Clusiaceae)…
Ngoài ra ở đây còn gặp nhiều loài gỗ quý nhƣ
Táu muối (Vatica diospyroides Symingt.),
Táu nƣớc (Vatica subglabra Merr.), Chò chỉ
(Parashorea chinensis H.Wang), Chò nâu
(Diptero-carpus retusus Blume), Lát hoa
(Chukrasia
tabularis
A.Juss),
Nghiến
(Excentrodendron tonkinense (Gagnep.)
Chang)…
Nhóm cây ăn được
Thuộc nhóm này có 88 loài của 10 họ, bao
gồm rau ăn, các bộ phận ăn đƣợc nhƣ quả,
lá, thân…
- Cây cho quả ăn gồm 52 loài. Những loài có
giá trị kinh tế cao nhƣ: Trám đen (Canarium
tramdenum), Trám trắng (Canarium album),
ngoài ra còn nhiều loài khác nhƣ: Nhãn rừng
(Dimocarpus fumatus), Chuối rừng (Musa
acuminata), Me rừng (Phyllanthus emblica),
Vải rừng (Nephelium cuspidatum), Sấu
(Dracontomelon duperreanum), Cọ (Livitona
Chinensis), Mít (Artocarpus heterophyluss),
Roi
(Syzygium
samarangense),
Sim
(Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hask.), Thị
(Diospiros decandra Lour.), Dâu da xoan
(Allospondias lakonensis (Pierre) Staff),
Trám chim (Canarium tonkinense Engl.), Tai

73(11): 111 - 114

chua (Garcinia cova Roxb.), Bứa nhuộm
(Garcinia tinctoria DC.)…
- Cây làm rau ăn đã thống kê đƣợc 42 loài,
nhiều loài có giá trị cao vì vừa là rau ăn, vừa
làm thuốc chữa bệnh nhƣ Rau sắng
(Melientha suavis), Đỏ ngọn (Cratoxylum
pruniflorum (Kurz) Kurz), Vầu trắng
(Indosasa sinica C.D. Chu & C.S.Chao)…
Một số cây làm rau ăn khác nhƣ: Rau bợ
(Marsilea quadrifolia L.), rau Dệu
(Alternanthera sessilis (L.) A.DC.), Rau dền
cơm (Amaranthus Lividus L.)…
Nhóm cây làm cảnh
Nhóm này có 39 loài thuộc 7 họ, gồm các
loài cho bóng mát, hoa. Họ có nhiều loài làm
cảnh nhất là họ Lan (Orchidaceae): 26 loài,
họ Cau dừa (Arecaceae): 7 loài, họ Đỗ quyên
(Ericaceae): 5 loài, họ Bóng nƣớc
(Balsaminaceae): 1 loài. Một số loài Quyết
TV (Thạch tùng sóng, Thạch tùng nghiên,
Thông đất bèo…), các loài lấy gỗ nhƣ Sấu,
Lát hoa, Chò chỉ, Vàng anh, Gội nếp… có thể
dùng làm cây cảnh và trồng lấy bóng mát.
CÁC LOÀI CÂY THUỐC QUÝ HIẾM
Dựa theo các tài liệu [2], [3], [5], chúng tôi đã
phân loại và xác định đƣợc 15 loài cây có giá
trị làm thuốc có tên trong Danh lục đỏ cây
thuốc Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ
IUCN, chiếm 4,4% tổng số loài cây làm thuốc
ở KVNC. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (2003 - 2005), Danh lục
các thoài thực vật Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ KH&CN (2007), Sách đỏ Việt Nam
(phần thực vật), Nxb KHTN và Công nghệ.
3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc
Việt Nam, Nxb Y học, TP HCM.
4. Phạm Hoàng Hộ (1992), Cây cỏ Việt Nam,
Nxb Montrenal.
5. IUCN (2001), Red List of Threatened
Plants. Website: red list.org

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

| 113

Nguyễn Thị Yến và cs

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

73(11): 111 - 114

Bảng 3. Các loài cây thuốc quý hiếm ở KVNC
Tên thường gọi

STT

Tên khoa học

Giá trị bảo tồn
SĐVN
IUCN
VU
VU

1

Ngũ gia bì

Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss

2

Ba gạc vòng

Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.

VU

VU

3

Tắc kè đá

Drynaria bonii C.Chr.

VU

VU

4

Đẳng sâm

Codonopsis javanica (Blume) Hook

VU

VU

5

Mã tiền lông

Strychnos ignatii Berg

VU

VU

6

Củ dòm

Stephania dielsiana Y.C.Wu

VU

VU

7

Củ gió

Tinospora sagittata (Oliv.)Gagnep

VU

VU

8

Lá khôi

Ardisia silvestris Pitard

VU

VU

9

Rau sắng

Melientha suavis Pierre

VU

VU

10

Vƣơng tùng

Muraya glabra (Guill.) Guill

VU

VU

11

Hồi nƣớc

Limnophyla rygosa (Roth.) Merr

VU

VU

12

Hoàng tinh hoa trắng

Disporopsis longifolia Craib.

VU

VU

13

Kim tuyến tơ

Anoectochilus setaceus Blume

EN

EN

14

Trọng lâu nhiều lá

Paris polyphylla Sm, subsp.polyphylla

EN

EN

15

Dần tòong

Gynostemma pentaphyllum (Thumb.) Makino

EN

EN

Ghi chú:

Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) (2007): EU (nguy cấp), VU (sẽ nguy cấp)
Danh lục đỏ IUCN (2001): EN (nguy cấp), VU (sẽ nguy cấp)

SUMMARY
INVESTIGATION OF VALUABLE PLANT RESOURCE IN XUAN SON COMMUNE TAN SON DISTRICT - PHU THO PROVINCE
Nguyen Thi Yen1, Le Ngoc Cong2, Do Huu Thu3
1

The College of Science - Thai Nguyen University
The College of Education - Thai Nguyen University
3
Institute of Biologycal ecology and resources

2

Preserving and developing biodiversity are the role of not only experts but also all community because of its
real meaning in the life.
Plant resource preservation is concerned with many countries as it has much value in economy and human
life. Vietnam has a wide area of forest with many specious species. Investigation of value plant resource in
Xuan Son – Tan Son – Phu Tho province indicated that: There are 550 species, 390 genus , 135 families
which belong to 6 phyla vascular higher plants: Psitophyta, Licopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pynophyta, Magnoliophyta . They were divided into 9 groups. Five groups consist of
medicinal plant group (336 species, 85 families ); timber group (133 species, 25 families); eatable plant
group (88 species, 10 families); ornamental plant group – bonsai, flower, shade (39 species 7 families) are
very important to our life. We classified and determined 15 rare precious medicinal herb species in Vietnam
Red data Book (2007) and IUCN red list (2001). They need preserved and suitable exploited plans.
Key words: management and conservation, biodiversity, valuable plant resource, vascular higher plants



Tel: 0915462404

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

| 114

nguon tai.lieu . vn