Xem mẫu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 KẾ TOÁN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI VIETNAM’S ACCOUNTING SYSTEM IN DIFFERENT PERIODS OF TIME AND ITS DEVELOPMENT ORIENTATION IN THE COMING YEARS Ngô Thị Thu Hương, Lương Thanh Hà Học viện Ngân hàng ngohuongcana@gmail.com TÓM TẮT Trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang cải cách toàn diện, triệt để, từng bước tiếp cận và hòa nhập với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, kế toán Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục để phát triển và hội nhập trong những năm tới. Từ khoá: Kế toán Việt Nam, định hướng phát triển, các thời kỳ kế toán Việt Nam. ABSTRACT In the process of proactive international economic intergration, Vietnam’s accounting system has been strongly developed and intergrated with internationally accepted accounting practices and standards. Vietnam’s economy is in the process of strong, comprehensive and profound innovation. Along with economic innovation, Vietnam’s accounting system has been reformed comprehensively, thoroughly, gradually approaching and intergrating with globally accepted accounting principles, practices and standards. However, besides the achievements, Vietnam’s accounting has also revealed many limitations needed to be overcome to delvelop and intergrate in the coming years. Keywords: Vietnam’s accounting system and development, period of Vietnam’s accounting 1. Giới thiệu Kế toán có lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với các hoạt động kinh tế của xã hội loài người. Lịch sử phát triển của thông lệ kế toán trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ các Kỹ thuật đơn giản đến các phương pháp phức tạp đều gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng khu vực trên phạm vi toàn cầu. Trước yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam đang tiếp tục được tạo lập, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý chung, tăng cường hoạt động các tổ chức nghề nghiệp. Các dịch vụ kế toán được phát triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp. Kế toán Việt Nam qua các thời kỳ có những thay đổi nhất định và phù hợp với tình hình kinh tế của thời kỳ đó. Thông qua việc nghiên cứu khái quát sự hình thành và phát triển của Việt Nam các thời kỳ, bài viết đi tới sự đánh giá những kết quả đạt được và nhấn mạnh những vấn đề còn hạn chế của khung pháp lý kế toán Việt Nam cần hoàn thiện. Để đưa ra được định hướng phát triển cho kế toán Việt Nam trong giai đoạn tới, bài viết cần trả lời một số câu hỏi nghiên cứu: - Kế toán Việt Nam có đặc điểm gì qua các giai đoạn phát triển? - Kế toán Việt Nam hiện nay còn những vấn đề gì cần hoàn thiện? - Những định hướng cho sự phát triển của kế toán Việt Nam? 2. Khái quát kế toán Việt Nam quan các thời kỳ Thời kỳ Pháp thuộc năm 1958, kế toán Việt Nam về cơ bản thực hiện theo mô hình kế toán doanh nghiệp của Pháp. Công tác kế toán được tổ chức khá bài bản về các nội dung phục vụ cho mục đích tính 1009
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 thuế, bộ máy kế toán là một bộ phận chức năng riêng, phương pháp kế toán là ghi kép, ngoài ra cũng khá phong phú và đầy đủ về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1975, vai trò của Nhà nước được đề cao, chính sách chủ yếu của Chính phủ là công nghiệp hóa hướng nội. Năm 1948, văn bản chính thức đầu tiên về kế toán được ban hành là “Thể lệ thu chi và kế toán đại cương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, sau đó Nhà nước đã ban hành các chế độ và điều lệ kế toán áp dụng trong các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và các cơ quan Nhà nước. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các quy định cụ thể về giá thành, phí lưu thông hàng hóa, trợ cấp của Ngân sách Nhà nước đối với người ăn tập thể; quy định về việc các công ty hợp doanh phải chấp hành các chính sách và chế độ quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước; nhằm thống nhất chế độ kế toán hai miền Bắc – Nam. Sau khi cuộc cải cách Giá – Tiền – Lương nhằm xóa bỏ cơ chế tập – quan liêu – bao cấp, chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa năm 1985 không thành công, công cuộc Đổi mới đã được Đảng phát động, trong đó đổi mới về kinh tế bao gồm xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới về nội dung, cách thức công nghiệp hóa. Lúc này, hệ thống chế độ kế toán được xây dựng vào những năm 1970 đã không còn phù hợp với nền kinh tế, và đã được thay thế bằng hàng loạt các quy định khác như: “Pháp lệnh kế toán và thống kê” (1988), “Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước” (1989)..., đặc biệt có sự ra đời của hàng loạt chế độ kế toán (CĐKT) mới vào năm 1990 như: “Chế độ báo cáo kế toán định kỳ áp dụng cho xí nghiệp công nghiệp quốc doanh”, “CĐKT Hành chính sự nghiệp”, “CĐKT sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh”... Đây cũng là khoảng thời gian mà tổ chức tiền thân của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và Câu lạc bộ Kế toán trưởng ngày nay được thành lập, đó là Câu lạc bộ Kế toán xí nghiệp quốc doanh. Năm 1998, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế toán Đông Nam Á (AFA). Hiện nay, việc tổ chức hoạt động của Hội đã và đang từng bước đổi mới để phù hợp với thực tế công tác kế toán. Giai đoạn 1990 – 2000 thực sự là thập niên của hội nhập và mở cửa khi số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được thu hẹp lại, công tác cổ phần hóa DNNN được thực hiện rộng rãi. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam với sự ra đời của hai công ty kiểm toán đầu tiên (VACO và AASC năm 1991), cơ quan Kiểm toán Nhà nước (1994) cùng với sự xuất hiện của CĐKT doanh nghiệp (1995), Chế độ lưu trữ kế toán (1999) và Hội đồng kế toán quốc gia (1999). Giai đoạn 2000 – nay: Sau hơn 25 năm đổi mới, hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán Việt Nam đã thực sự vững chắc và ổn định với sự ra đời của Luật Kế toán (2003), Luật Kế toán 2015 thay thế Luật 2003; Hệ thống 26 CMKT và Hệ thống các CĐKT cơ bản được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán. Các CĐKT đã thực sự tách biệt sự điều chỉnh về lĩnh vực cũng như quy mô, như chế độ kế toán riêng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, NSNN và nghiệp vụ Kho bạc, Ngân sách và tài chính xã, Dự trữ quốc gia... Đây là thời kỳ đỉnh cao của kế toán khi các vấn đề điều chỉnh trong các văn bản pháp quy vô cùng đa dạng và chi tiết, đặc biệt có nhiều chính sách mới được đặt ra về các vấn đề mua, bán doanh nghiệp, hợp nhất kinh doanh, hợp nhất báo cáo tài chính... Kế toán Việt Nam đã trở nên đổi mới chất lượng toàn diện, góp phần tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, các chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế đảm bảo phù hợp với thực tế. Nhìn chung, khung pháp lý kế toán Việt Nam hiện nay đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành với những nội dung cấu thành bao gồm: Luật kế toán và các nghị định hướng dẫn, hệ thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cùng các thông tư hướng dẫn với cấu trúc như sau: 1010
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hệ thống văn bản pháp luật Thẩm quyền Ý nghĩa pháp lý Luật Kế toán Quốc hội Quy định kế toán được luật hóa Nghị định hướng dẫn Chính phủ Chi tiết hướng dẫn một số điều Hệ thống chuẩn mực kế toán Bộ Tài chính Các quy định mực thước về kế toán Chế độ kế toán Bộ Tài chính Các quy định cụ thể về kế toán cho các ngành, lĩnh vực Văn bản hướng dẫn Các Bộ, ngành 3. Đánh giá chung về kế toán Việt Nam 3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, Hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam tạo được nền tảng pháp lý quan trọng của hoạt động kế toán, của quản lý nhà nước về kế toán, là cơ sở pháp lý để tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị cũng như các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực kế toán, hoạt động dịch vụ kế toán, các hiệp hội nghề nghiệp ra đời và phát triển. Hệ thống khung pháp lý về kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tiếp cận xu hướng hội nhập với quốc tế. Luật Kế toán sau khi được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành đã có những ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội, đã tác động và điều chỉnh mọi hoạt động của công tác kế toán, từ nhận thức đến hành động của các đối tượng liên quan; từ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực kế toán, tổ chức thực hiện công việc kế toán, đến tổ chức thiết kế, lập và cung cấp thông tin kế toán. Do đó, đã góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế đổi mới theo cơ chế thị trường. Thứ hai, Luật Kế toán đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán, dịch vụ kế toán theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập và có sự thừa nhận quôc tế. Câu lạc bộ Kế toán trưởng và sau đó là Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam được thành lập với tính chất là tổ chức nghề nghiệp, đảm nhiệm vai trò giao lưu, phổ biến, thông tin và nâng cao năng lực chuyên môn cho gần 8.000 hội viên là cán bộ kế toán và kiểm toán trong nước. Được sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu và một số tổ chức quốc tế, Việt Nam đang tiếp tục phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán với mục tiêu: thiết lập và phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong một khuôn khổ pháp lý và trình độ nghiệp vụ chuyên môn đạt được phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, tiếp cận và hòa nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, từng bước tạo cơ sở pháp lý cho việc công nhận của quốc tế đối với hệ thống kế toán Việt Nam. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Việt Nam đã thực hiện xuất sắc vai trò Chủ tịch luân phiên của Liên đoàn trong nhiệm kỳ 2004-2005. Uy tín nghề nghiệp của Việt Nam đã được xác lập và ngày càng được nâng cao trong khu vực. Các nước trong khu vực và thế giới đã biết và hiểu rõ hơn về kế toán và kiểm toán Việt Nam. Ngược lại, cũng là cơ hội để nghề nghiệp kế toán Việt Nam đi ra thế giới và hòa đồng cùng nghề nghiệp các nước. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tham gia nhiều hoạt động của Liên đoàn, các kỳ họp Ban chấp hành Liên đoàn để trao đổi về khả năng hợp tác, phát triển nghề nghiệp, khả năng hợp tác đào tạo, huấn luyện và công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề giữa các tổ chức thành viên, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin về tình hình hoạt động nghề nghiệp ở mỗi quốc gia. Thứ ba, Với sự ra đời của hệ thống CMKT Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập nền kinh tế về mọi mặt: Hệ thống CMKT Việt Nam được xây dựng và công bố trên cơ sở các nguyên tắc dựa vào hệ thống CMKT quốc tế, phù hợp với đặc điểm, đặc thù phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện tại và tương lai, phù hợp với luật pháp Việt Nam, đảm bảo không tạo ra những xung đột pháp lý giữa các văn bản có liên quan. Được thiết lập dựa trên nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thiết lập hệ thống thông tin trên BCTC của các DN phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự thừa nhận quốc tế rộng rãi với hệ thống kế toán Việt Nam. Sự thừa nhận này có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, góp phần thúc đẩy việc mở cửa kinh tế, huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quan hệ thương mại, kinh doanh quốc tế phát triển. 1011
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ tư, nguyên tắc kế toán lần đầu được xác định và quy định một cách chính thức trong văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, bước đầu đã tiếp cận và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo nâng cao tính khoa học của kế toán. Trên cơ sở đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị kế toán hướng tới sự trung thực, khách quan và minh bạch của thông tin. Quản lý nhà nước thông qua vai trò, chức năng của kế toán được nâng cao, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc tính toán hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế. 3.2. Những hạn chế và tồn tại Bên cạnh những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống pháp lý Kế toán Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, Hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống, sự phù hợp với thông lệ quốc tế về kế toán còn hạn chế. Trong giai đoạn hiện nay, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã và đang phát sinh khá phức tạp, ngày càng trở nên phổ biến, trong khi chưa có các CMKT hướng dẫn phù hợp. Xét về số lượng, CMKT Việt còn thiếu nhiều so với CMKT quốc tế. Từ năm 2003, các CMKT Việt Nam (VAS) đầu tiên đã ra đời, từ đó đến nay, trong một khoảng thời gian không dài, nước ta đã ban hành và đưa vào áp dụng 26 CMKT, giúp cho thông tin cung cấp trên các BCTC ngày càng trở nên minh bạch và tiến sát hơn với IFRS. Tuy nhiên, do đặc điểm các văn bản về Luật pháp còn chưa thực sự đồng bộ, các tiêu chuẩn về kế toán còn có khoảng cách với thông lệ và IFRS, nên việc hội nhập với kế toán quốc tế vẫn đang là vấn đề khó khăn. Hiện nay, trong hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam có nhiều chế độ kế toán nhưng thiếu tính hệ thống: Ngoài chế độ kế toán doanh nghiệp còn có chế độ kế toán ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, chủ đầu tư, nhưng chưa có hướng dẫn về việc chuyển đổi khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ hoạt động đa ngành nghề. Điều này gây khó khăn và ảnh hưởng đến tính chính xác và minh bạch số liệu hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra, sự bất cập giữa chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn: Trong thực tế một số thông tư hướng dẫn làm vô hiệu hóa nội dung quy định trong chuấn mực làm nảy sinh sự bất đồng trong việc thực hiện. Sự bất cập trong việc xử lý trong cùng một hệ thống pháp luật về kế toán đã phần nào ảnh hưởng đến độ tin cậy của nhà đầu tư về phương pháp xử lý nhất quán trong kế toán Việt Nam. Một số nghiên cứu định lượng cho thấy, hiện nay mức độ hài hòa giữa VASs với IAS/IFRSs biến động trong khoảng 13,4% - 87,5%, trong đó mức độ sai khác trong phương pháp đo lường được xác định ở tỷ lệ khá cao (75,8%). Sự sai khác giữa chuẩn mực kế toán nước ta và chuẩn mực kế toán quốc tế có những tiêu chí còn lớn do IASs/IFRSs dựa trên hệ thống nguyên tắc, tạo sự linh hoạt trong quá trình vận dụng. Do VASs được xây dựng để sử dụng song hành với các chế độ kế toán, vì thế nó theo thiên hướng thận trọng và kém linh hoạt hơn. Thứ hai, hệ thống pháp lý kế toán hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn, một số vấn đề mới phát sinh nhưng hệ thống pháp lý kế toán hiện hành không có nội dung quy định điều chỉnh. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được cập nhật theo các quy định mới của CMKT quốc tế. Trong thời gian vừa qua, một số nội dung trong các chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán mới ban hành bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, trong hệ thống CMKT Việt Nam chưa cập nhật, bổ sung trong các chuẩn mực đã được ban hành trong các đợt trước đó. Hệ thống CMKT Việt Nam chưa đảm bảo tính đồng bộ giữa các chuẩn mực đã ban hành. Các chuẩn mực Kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được ban hành trong các thời điểm khác nhau, một số chuẩn mực khi nghiên cứu xây dựng đã loại bỏ một số quy định do tính phức tạp hoặc nền kinh tế chưa yêu cầu cần phải ban hành nên trên thực tế hệ thống chuẩn mực đã ban hành chưa thật sự đồng bộ, chưa 1012
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tuân thủ với các quy định của chuẩn mực quốc tế. Một số nội dung chưa đưa vào quy định trong quá trình xây dựng các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã có đủ điều kiện nhưng vẫn chưa được cập nhật, bổ sung. Mặt khác, trong một số chuẩn mực đã không có sự thống nhất, kể cả về nội dung, cách trình bày, đánh số hiệu. Việc đánh số hiệu hiện nay trên thực tế không phù hợp, mặc dù đã tính đến việc phân loại các chuẩn mực, tuy nhiên do ngày càng có nhiều chuẩn mực, vì vậy sẽ gặp khó khăn trong việc đánh số sau này. Như vậy, cần tính đến việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong các chuẩn mực đã ban hành mà quá trình nghiên cứu, xây dựng trước kia chưa vận dụng hoặc vận dụng chưa thống nhất, từ đó làm căn cứ để ban hành các thông tư bổ sung, sửa đổi hướng dẫn các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Sự thiếu linh hoạt của chế độ kế toán doanh nghiệp. Hiện nay tồn tại song song hai chế độ kế toán doanh nghiệp: chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC năm 2014 và chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BT. Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Việc quy định hai chế độ kế toán đã tạo ra sự chồng chéo khi áp dụng do tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp không rõ ràng cũng như không có sự ràng buộc doanh nghiệp khi lựa chọn chế độ kế toán được áp dụng. Thông thường tại các nước vẫn quan tâm đến đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nầy nhưng không ban hành chế độ kế toán riêng, mà chỉ hướng dẫn việc thực hiện chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với đặc điểm, trình độ và yêu cầu quản lý của đối tượng này, điều này cho thấy chế độ kế toán doanh nghiệp thiếu sự linh hoat cần thiết . 4. Định hướng phát triển kế toán Việt Nam trong thời gian tới Thứ nhất, hoàn thiện Luật Kế toán: - Hoàn thiện Luật Kế toán phải tính đến yếu tố hội nhập quốc tế, phù hợp với chiến lược tài chính và chiến lược phát triển kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Nhà nước phê duyệt - Hoàn thiện, sửa đổi bổ sung Luật Kế toán dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kế toán, không đi quá sâu vào các quy định cụ thể, các quy định cụ thể được thể hiện ở nội dung của các Nghị định hướng dẫn Luật; đảm bảo phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Mặt khác cũng đảm bảo tính linh hoạt trong việc xử lý và đưa ra báo cáo kế toán quản trị cho các đơn vị - Luật Kế toán cần phân định rõ nội dung chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như những vấn đề do Hội nghề nghiệp đảm nhận phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: - Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của các CMKT đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa thống nhất giữa các chuẩn mực, giữa CMKT với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo sự thống nhất về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các DN trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra. - Thực hiện rà soát tính thống nhất về mặt nội dung giữa các CMKT doanh nghiệp. Đây là hoạt động rất quan trọng, không chỉ giải quyết xung đột giữa các CMKT đã ban hành và các chuẩn mực sắp ban hành, mà còn giữa các chuẩn mực đã ban hành hiện nay. Đánh giá, xem xét lại nội dung của các chuẩn mực đã ban hành để phát hiện nội dung chưa thực sự đồng bộ giữa các chuẩn mực. Theo đó, cần bổ sung các nội dung do có ảnh hưởng của các chuẩn mực ban hành sau vào các chuẩn mực ban hành trước để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ của hệ thống CMKT. Trong quá trính nghiên cứu, xây dựng và ban hành mới các chuẩn mực, cần quan tâm tới mối quan hệ với các chuẩn mực đã ban hành. Xem xét lại việc đánh số các chuẩn mực theo hướng tôn trọng các tiêu thức phân loại với việc phân khoảng các số hiệu của từng nhóm chuẩn mực rộng hơn hiện nay. - Cập nhật, bổ sung những quy định mới theo chuẩn mực kế toán quốc tế và ban hành những chuẩn mực kế toán mới. Theo đó, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cần bổ sung một số lượng lớn chuẩn mực kế toán như chiến lược đã đề ra không chỉ nhằm tương thích với sự phát triển của các hoạt động kinh 1013
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 doanh, mà còn phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực như kế toán về công cụ tài chính, tổn thất tài sản, lĩnh vực nông nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên Thực tế, hoạt động kế toán tại nhiều nước chủ yếu thực hiện theo và chịu sự điều chỉnh của chuẩn mực kế toán thế giới hoặc chuẩn mực phù hợp với quốc gia đó. Vì vậy, để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán như chiến lược kế toán - kiểm toán đã đề ra, thì rõ ràng, việc cần làm đầu tiên là có lộ trình bổ sung nguyên tắc kế toán tương thích với nguyên tắc chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện của nước ta. Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán: - Hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán đảm bảo nguyên tắc tuân thủ, tôn trọng các quy định của Luật kế toán và chuẩn mực kế toán trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực công khi đã sửa đổi và công bố. Chế độ kế toán phải có tính lỏng cao tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị vận dụng phù hợp với đặc thù của mình. - Chế độ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tự kiểm soát: tự kiểm soát trong nội bộ hệ thống, trong đơn vị, kiểm soát từ bên ngoài, từ các chính sách, chế độ và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, chế độ kế toán được xây dựng có tính độc lập tương đối với các quy định liên quan đến quản lý và chính sách về thuế. - Chế độ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thích ứng, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực kinh doanh, mọi hình thức sở hữu vốn và có chú ý tới các đặc điểm riêng và yêu cầu quản lý của từng loại hình doanh nghiệp; Thứ tư, áp dụng IFRS từng phần theo lộ trình phù hợp: - Một vấn đề đặt ra cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần cập nhật các CMKT, là liệu có nên áp dụng nguyên vẹn IFRS hay điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu trong nước và đại đa số đã chọn áp dụng nguyên vẹn IFRS. Tuy nhiên, việc xem xét áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam cần dựa vào điều kiện cụ thể của nước ta trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Cụ thể, phần lớn các DN Việt Nam đang áp dụng CMKT Việt Nam (VAS) để lập BCTC theo nguyên tắc giá gốc, còn IFRS theo nguyên tắc giá thị trường (giá trị hợp lý). IFRS được xây dựng, để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nên trong giai đoạn ban đầu mà áp dụng nguyên vẹn IFRS sẽ gặp không ít khó khăn với nước ta, nhất là nếu quá trình chuẩn bị các yếu tố cần thiết không được thúc đẩy quyết liệt, đồng bộ. - Do vậy, Việt Nam nên chọn áp dụng IFRS từng phần sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng ngoại ngữ, trình độ của thị trường lao động và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mô hình này, Việt Nam có khả năng thực hiện được song song 2 hệ thống chuẩn mực: IAS/IFRS và CMKT quốc gia. Đối với các công ty niêm yết, các công ty đại chúng, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tổng công ty Nhà nước cần quy định bắt buộc áp dụng IFRS trong việc lập và trình bày BCTC. Còn đối với các DN khác với các nghiệp vụ kinh tế tài chính đơn giản, tính so sánh của thông tin trên phạm vi quốc tế chưa cao, các yêu cầu về pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, sẽ lập BCTC theo VAS và các chế độ kế toán hiện hành. Thứ năm, xây dựng bộ CMKT áp dụng riêng cho các DN nhỏ và vừa: Đối với các DNNVV không có trách nhiệm BCTC ra công chúng, các DN này có thể lập BCTC dựa theo Thông tư 133/2016/TT - BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV. Đồng thời, Bộ Tài chính cần tiến hành xây dựng bộ CMKT áp dụng riêng cho các DN quy mô nhỏ và vừa. Nhóm DN này có số lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ít, bản chất nghiệp vụ đơn giản nên nếu áp dụng cùng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế thì quá phức tạp và không phù hợp. Mặt khác, do điều kiện về năng lực của kế toán viên của nhóm DN này còn hạn chế nên khả năng vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là hết sức khó khăn. 1014
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 5. Kết luận Kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính, là nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh, đồng thời đã trở thành một bộ phận cấu thành trong hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý phù hợp và đầy đủ các yếu tố pháp lý trong quá trình hội nhập hiện nay đối với kế toán Việt Nam là một đòi hỏi mang tính tất yếu và khẩn trương. Một khung pháp lý về kế toán tốt không chỉ giúp cho việc quản lý Nhà nước về kế toán đạt hiệu quả cao mà còn giúp cho hệ thống kế toán Việt Nam có thể phát triển sâu rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới với những bước đi vững chắc. Để làm được những điều này, Bộ Tài chính cần có lộ trình cụ thể, trong thời gian trước mắt và lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TS. NGND. Ngô Thế Chi; PGS.TS. Phạm Văn Đăng (2014), Kế toán Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội [2]. Ths. Nguyễn Thị Kim Chung (2016), Chuẩn mực BCTC Việt Nam và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. [3]. Bộ Tài chính (2015), Luật Kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội. [4]. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. [5]. Bộ Tài chính, Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1015
nguon tai.lieu . vn