Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam IFRS – MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM #Bùi Văn Trịnh Deloitte Việt Nam Theo thống kê ngày 30/8/2016 của Ủy ban IAS (IASB), 137 trong tổng số 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công bố cam kết của mình trong việc hỗ trợ 1 bộ CMKT quốc tế (IAS) ngoại trừ Albania, Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Paraguay, Suriname, Switzerland và Việt Nam là chưa cụ thể hóa cam kết của mình. Trong số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết này, có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu (require) toàn bộ hay phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường của mình sử dụng IFRS và 15 quốc gia vùng lãnh thổ cho phép (permit) hoặc yêu cầu một số ít công ty niêm yết sử dụng. Thuật ngữ “yêu cầu” và “cho phép” được hiểu khác nhau tùy thuộc vào cách thức chuyển đổi mà một quốc gia áp dụng. Cho phép trong bối cảnh này, được hiểu là, công ty sẽ được miễn trừ nghĩa vụ lập và trình bày Báo cáo Tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực Kế toán (CMKT) quốc gia nếu đã lập và trình bày BCTC theo IAS. Mặc dù, đã đưa ra tuyên bố của mình trong các cuộc trao đổi gần đây với các bên liên quan, Việt Nam vẫn đang là 1 trong 10 nước chưa đưa ra cam kết cụ thể/lộ trình cụ thể trong việc áp dụng IFRS. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn sắp đến mà Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan chủ quản sẽ cùng với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán sẽ phải thực hiện là, lựa chọn mô hình áp dụng IFRS phù hợp với Việt Nam và đưa ra cam kết cụ thể để đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS. Trong tài liệu hướng dẫn (IFRS Foundation – Adoption Guide) ban hành tháng 11/2003, có chỉ ra 2 cách thức áp dụng IFRS phổ biến được biết đến là Big Bang Approach và Convergence Approach. Big Bang Approach được hiểu là một quốc gia sẽ yêu cầu các doanh nghiệp (DN) bắt đầu áp dụng IFRS vào một thời điểm cụ thể hoặc là một số thời điểm khác nhau cho một số DN khác nhau về qui mô. Trong khi đó, Convergence Approach được hiểu là một quốc gia sẽ chuyển tải nội dung của từng IFRS vào trong nội dung của CMKT quốc gia (ví dụ: Singapore FRSs, Hong Kong FRSs,…). Việc chuyển đổi này sẽ được thực hiện theo lộ trình (road map) xác định trước đến khi hoàn thành thì các DN áp dụng bộ CMKT quốc gia đó, sẽ có thể công bố tính tuân thủ so với IFRS trên BCTC của mình, dưới sự xác nhận của IASB. Như đã phân tích ở trên, cơ hội và thách thức sẽ khác nhau tùy thuộc vào mô hình áp dụng mà một quốc gia sử dụng. Cụ thể là, chúng ta sẽ “cho phép” hay chúng ta sẽ “yêu cầu” DN áp dụng IFRS. Chúng ta sẽ áp dụng mô hình Big Bang hay chúng ta áp dụng mô hình Covergence Approach trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. 25
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Đối với mô hình chuyển đổi theo hình thức Big Bang Approach, do không phải là mô hình chuyển đổi được nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng nên chúng ta sẽ không có nhiều trường hợp để xem xét và học hỏi kinh nghiệm. Việc yêu cầu một số DN niêm yết sử dụng IFRS vào một thời gian cụ thể nào đó là một sức ép rất lớn đối với các DN được yêu cầu và tạo rủi ro lớn hơn về việc tuân thủ toàn bộ yêu cầu của IFRS trong một thời gian nhất định. Chưa kể việc áp dụng mô hình này có thể dẫn đến sự khác biệt không thể so sánh được giữa các DN trong một thị trường, giữa các qui định pháp lý hiện hành về thuế và cụ thể là sẽ có 2 bộ CMKT (VAS và IFRS) cùng tồn tại. Thay vào đó, mô hình áp dụng IFRS theo hình thức Convergence Approach được nhiều quốc gia lựa chọn vì các ưu điểm mà nó mang lại mặc dù nó vẫn có những vấn đề và thách thức của riêng nó. Bài viết sẽ tập trung phân tích các cơ hội và thách thức cũng như các ưu nhược điểm khi áp dụng mô hình Convergence Approach tức chuyển đổi theo hình thức xây dựng và hình thành bộ chuẩn mực BCTC Việt Nam (VFRS) bám sát nhất với các yêu cầu của IFRS. Cơ hội Duy trì sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bằng việc xây dựng thành công lộ trình chuyển đổi cụ thể từng VAS sang VFRS. Việt Nam sẽ tiến thêm một bước quan trọng nữa, trong việc thể hiện và khẳng định cam kết của mình với các bên liên quan, trong việc hướng đến ngôn ngữ kế toán quốc tế (IFRS). Lộ trình chuyển đổi cụ thể này sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hơn nữa lòng tin của nhà đầu tư hiện tại và qua đó góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của đất nước và là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Cho phép lựa chọn và áp dụng lần lượt các nguyên tắc kế toán Mục tiêu lớn nhất của lộ trình chuyển đổi VAS thành VFRS là làm cho VFRS sát với IFRS nhất có thể. Điều đó không có nghĩa là hoàn toàn trùng khớp trên mọi nguyên tắc. IFRS là một bộ chuẩn mực tập hợp các nguyên tắc kế toán điều chỉnh cho toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh tế của các quốc gia, do đó không thể tránh khỏi các vấn đề khác biệt phát sinh nội tại ở mỗi quốc gia. Ví dụ như: Singapore, Hàn Quốc đều coi bộ chuẩn mực của họ là gần như giống với quốc tế chứ không phải là hoàn toàn. Các quốc gia này vẫn đang duy trì những khác biệt nhất định ví dụ như bỏ qua vài lựa chọn trong IFRS, hoặc thay đổi thời gian áp dụng tại quốc gia của mình. Ngay cả với cộng đồng chung Châu Âu, họ cũng có những khác biệt nhất định so với IFRS (ví dụ họ không áp dụng chính sách “fair value hedge accounting for portfolio hedge” liên quan đến rủi ro về lãi suất của IAS39) đó là lý do họ gọi là “Bộ chuẩn mực IFRS áp dụng ở EU”, tuy nhiên họ vẫn được xem là một khu vực áp dụng IFRS. Việc thực hiện xây dựng VFRS, sẽ cho phép chúng ta duy trì tính đặc thù của nền kinh tế của Việt Nam lồng ghép trong các nguyên tắc được chấp nhận chung của quốc tế hoặc ít ra chúng ta có thể kéo giãn thời gian áp dụng của một số chuẩn mực tại thị trường nội đia cho phép các DN nắm vững các nguyên tắc của chuẩn mực trước khi áp dụng. Một trong những cơ hội khác nữa của việc áp dụng mô hình chuyển đổi VFRS này là, chúng ta sẽ có thể kế 26
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam thừa và phát huy các nguyên tắc kế toán đã được hình thành và xây dựng trong suốt chiều dài lịch sử của ngành nghề. Tăng cường sự hỗ trợ của IASB Bằng việc xây dựng thành công lộ trình chuyển đổi này, chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ tích cực của IASB trong việc trao đổi thông tin, cập nhật các dự án đang thực hiện và tác động của các dự án đang thực hiện đến với các DN Việt Nam như thế nào. Chúng ta có thể góp tiếng nói trong các đề xuất sửa đổi chuẩn mực của IASB trên cơ sở xem xét tác động của các sửa đổi bổ sung đến với cộng đồng DN tại Việt Nam. Chúng ta sẽ có đủ thời gian, trong việc nghiên cứu các dự án sửa đổi bổ sung này và xây dựng các hướng dẫn cụ thể giúp các DN có thể áp dụng một cách đồng bộ ngay sau khi các sửa đổi bổ sung có hiệu lực áp dụng. Cộng đồng DN sẽ tham gia vào quá trình soạn thảo và góp ý vào các sửa đổi bổ sung này một cách tích cực hơn. IASB sẽ thực hiện giám sát quy trình chuyển đổi này đến khi hoàn thành, các DN áp dụng VFRS có thể khẳng định việc tuân thủ IFRS của mình trên BCTC (statement of compliance) và đó là lúc hệ thống BCTC VFRS của chúng ta gần như không khác biệt so với IFRS. Xây dựng và đào tạo nguồn lực Quá trình chuyển đổi từ VAS sang VFRS sẽ cho phép chúng ta tranh thủ thời gian để xây dựng và đào tạo nguồn lực, nhằm chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận và xử lý các vấn đề khó khăn trong quá trình áp dụng khi bộ chuẩn mực hoàn thành. Chúng ta sẽ có nguồn nhân lực có năng lực tốt có thể nắm bắt các vấn đề thực tiễn và đề xuất các hướng dẫn mang tính thực tiễn cao. Nguồn lực sẽ được tập trung vào phát triển và hoàn thiện VFRS, thay vì để hướng dẫn và giải quyết các vấn đề khác biệt giữa VAS và IFRS nếu áp dụng mô hình Big Bang Approach. Thời gian chuyển đổi Một lộ trình triển khai áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là một lộ trình dài hạn với khoảng thời gian thông thường từ 5-7 năm. Thời gian này là một cơ hội tuyệt vời cho cả cộng đồng DN nói riêng và Việt Nam nói chung, đủ để có thể hiểu và vận dụng tốt các nguyên tắc của từng chuẩn mực mới thay vì phải áp dụng toàn bộ chuẩn mực trong một thời điểm của mô hình chuyển đổi Big Bang Approach. Đồng thời, chúng ta cũng có thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển các chuẩn mực mà hiện vẫn cần nhiều thời gian để áp dụng ví dụ như IFRS 13 - Giá trị hợp lý, IFRS 9 – Công cụ tài chính,… Thời gian này cũng sẽ giúp DN có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và tiếp tục khẳng định các lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. Thách thức Xây dựng sự đồng thuận của các thành phần kinh tế Thách thức đầu tiên chính là, việc xây dựng được lộ trình (road map) trong việc chuyển đổi các chuẩn mực VAS thành VFRS sao cho sát với IFRS nhất có thể. Việc xây dựng lộ trình này đòi hỏi phải có sự tham gia đóng góp ý kiến từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhằm mục đính phân tích đánh giá ảnh hưởng của lộ trình này đến với từng thành phần 27
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam kinh tế cụ thể. Việc đạt được sự thống nhất cao từ các thành phần kinh tế, cần có vai trò lãnh đạo của Bộ Tài chính trong việc thực hiện thu thập thông tin và phân tích ảnh hưởng trước khi xác lập và công bố lộ trình chuyển đổi VFRS này với cộng đồng DN và công chúng. Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán sẽ đóng vai trò chính trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi VFRS này với sự trợ giúp từ Hội nghề nghiệp VAA, VACPA và các hội nghề nghiệp quốc tế có mặt tại Việt Nam. DN kế toán và kiểm toán, thành viên của hội nghề nghiệp cũng sẽ là một lực lượng chuyên gia có năng lực có thể hỗ trợ Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán. Chi phí thực hiện dự án bao gồm bản quyền sử dụng IFRS Việc chuyển đổi theo hình thức Convergence Approach đòi hỏi thời gian, công sức và chi phí tương tự như việc xây dựng chuẩn mực riêng có trước đây (VAS) hoặc thậm chí sẽ nhiều hơn. Bản quyền của bộ chuẩn mực IFRS thuộc về IFRS Foundation, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi VFRS có thể sẽ phải cân nhắc đến việc đàm phán và ký kết bản quyền với IFRS Foundation cũng sẽ là một trong những khoản chi phí cần xem xét khi thực hiện dự án này. Tính không thể so sánh được đến khi hoàn thành lộ trình chuyển đổi Việc bổ sung mỗi năm vài chuẩn mực mới trong bộ chuẩn mực VFRS trong suốt lộ trình chuyển đổi, sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện tính so sánh được của BCTC. Tuy nhiên, các DN hoàn toàn có thể nắm bắt và đánh giá tính ảnh hưởng của việc áp dụng các chuẩn mực mới trên BCTC của mình hàng năm, nhằm tăng tính so sánh được của các thông tin một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc sửa đổi bổ sung thường xuyên của IFRS, mặc dù các sửa đổi bổ sung là nhỏ, cũng là một thách thức không hề nhỏ trong việc thường xuyên cập nhật VFRS. Với cam kết chuyển đổi của mình, Việt Nam nhất định sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ IASB trong quá trình cập nhật thường xuyên các sửa đổi để sẵn sàng hướng dẫn DN của mình khi áp dụng. Nguồn lực chuyên môn Áp dụng IFRS theo mô hình Convergence Approach là một kế hoạch đòi hỏi cao trình độ chuyên môn của nguồn lực. Đây là một thách thức lớn đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, với đông đảo thành viên của VAA, VACPA, giảng viên của các trường đại học, các hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có mặt tại Việt Nam (ACCA, CPA Úc, ICAEW,…) sẽ là một lực lượng nòng cốt giúp quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS diễn ra một cách thành công tại Việt Nam. Ngay sau khi lựa chọn mô hình áp dụng phù hợp (Big Bang Approach hay Convergence Approach), chúng ta sẽ tiến hành ngay việc lập kế hoạch triển khai thực hiện công việc. Trong quá trình triển khai áp dụng này, bên cạnh các cơ hội và thách thức đã được phân tích ở trên chúng ta có thể phải xem xét học hỏi thêm từ những quốc gia áp dụng chuyển đổi thành công trước đó và đề ra kế hoạch cụ thể cho Việt Nam. 28
nguon tai.lieu . vn