Xem mẫu

  1. HƯỚNG TIẾP CẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 Phan Chính Thức* TÓM TẮT: Bài viết trình bày quan điểm về phương pháp tiếp cận trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Một số hướng tiếp cận chủ yếu bao gồm: Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, liên thông tạo cơ hội cho người lao động học tập nghề nghiệp suốt đời; Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững; Đảm bảo chất chất lượng và hiệu quả để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; Thúc đẩy vai trò chủ thể và động lực của các doanh nghiệp; Chủ động và sáng tạo ứng dụng công nghệ dựa trên thành quả cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng hiệu quả tài nguyên giáo dục mở; Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và đổi mới cách thức quản trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Định vị chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong xã hội học tập, môi trường phát triển giáo dục, việc làm bền vững và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Giáo dục nghề nghiệp, phát triển bền vững, việc làm, chất lượng. Raja Roy Singh (Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc -UNESCO) đã khuyến cáo về bốn xu hướng cơ bản đặt các hệ thống giáo dục các quốc gia trước những thách thức mới khi bước vào thế kỷ XXI, một trong số đó là: “Các hệ thống giáo dục có xu hướng đi đến khủng hoảng hơn là định hướng phát triển” và đưa ra khuyến nghị “Để thay đổi giáo dục cho tương lai, việc cấu trúc lại hệ thống giáo dục là cực kỳ quan trọng. Hệ thống giáo dục này phải có khả năng nuôi dưỡng các cơ sở có năng lực sáng tạo có thể thực hiện việc giáo dục một cách hữu hiệu nhất”.192 Hiện nay nhân loại sắp bước vào thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, các loại chiến lược, quy hoạch trung hạn 5 năm, định hướng dài hạn đến 2030 và tầm nhìn xa hơn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH), việc làm, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo (GDĐT), giáo dục nghề nghiệp (GDNN)....đang được các cơ quan chức năng chuẩn bị xây dựng. * Hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam Xuân Raja Roy Singh – Education for The Twenty-First century: Asia-pacific Prespectives-UNESCO -1991 (Nền giáo dục 192 cho thế kỷ 21: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương) 221
  2. Theo kinh nghiệm và truyền thống, các nền giáo dục thường bận tâm với những sức ép hiện tại hơn là những toan tính cho tương lai. Vì vậy sẽ là quá muộn nếu ngay bây giờ không sớm khởi động nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển GDNN trong giai đoạn 2021 - 2030. Để xây dựng Chiến lược có thể nhìn nhận theo một số hướng tiếp cận chủ yếu sau: 1. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận theo theo hướng mở, liên thông tạo cơ hội cho mọi người lao động học suốt đời Tự thân giáo dục và đào tạo nghề từ xa xưa, trong suốt quá trình hình thành và phát triển với các hình thức học trên lưng trâu, kèm cặp theo kiểu cầm tay chỉ việc, truyền nghề, “bình dân học vụ”193, học buổi tối, dạy nghề tại thôn bản buôn sóc, tại nơi sản xuất, tại doanh nghiệp, tại đồng ruộng, học trên luống cầy, học tại công trường, tại chiến trường, học qua tích lũy kinh nghiệm lao động sản xuất, cập nhật kiến thức kỹ thuật công nghệ, học từ xa, đào tạo người lớn tuổi, đào tạo trực tuyến… đã mang tính “mở và linh hoạt” dưới góc độ tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người được thực hiện quyền học tập dưới mọi hình thức, ở mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời trong suốt cuộc đời lao động… Mở và linh hoạt là thuộc tính của giáo dục và rất đậm nét trong hoạt động GDNN. Những năm gần đây dưới góc nhìn mới vị thế, vai trò của GDĐT và GDNN mở, liên thông được nâng lên ở các tầm mức mới: - Về nghiên cứu khoa học (xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về triết lý và lý luận); - Về chủ trương, đường lối: Nghị quyết của Đảng “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”194. Đối với GDNN định hướng: “Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động”.195 - Về pháp luật: “Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác”.196; “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. 197 193 Vũ Đức Đam – Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế - Tập 3 194 Nghị quyết 29/NQ-TW 195 Nghị quyết 19/NQ-TW 196 Điều 6 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 197 Điều 6 của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (31/3/2019) 222
  3. Phát triển GDNN theo hướng mở và liên thông là xu hướng tất yếu, khách quan góp phần thực hiện phương châm học suốt đời nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mang đến cả những thách thức và cơ hội cho phát triển GDNN. Đối với giáo dục Việt Nam “Đây là cơ hội cuối cùng để bắt kịp và xây dựng sức mạnh trí tuệ là sứ mạng của giáo dục”198. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN cũng cần nghiên cứu xây dựng theo hướng mở và liên thông để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Tiếp cận theo hướng mở, liên thông là xu hướng phất triển giáo dục của thế giới, Jacques Delors trong báo cáo của Hội đồng quốc tế về “Giáo dục cho thế kỷ 21” gửi UNESCO viết “Giáo dục có sứ mạng giúp cho mọi người, không trừ một ai, được phát huy tất cả mọi tài năng và tất cả mọi tiềm lực sáng tạo, bao gồm cả tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của bản thân và việc đạt được những mục đích cá nhân”. 199 2. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững Mục tiêu cuối cùng của đào tạo là việc làm, nếu người học nghề sau khi tốt nghiệp mà không có việc làm hoặc nhà trường đào tạo những nội dung mà thị trường việc làm không cần đến thì coi như không thành công. Đào tạo và việc làm là hai mặt gắn kết không thể tách rời của một quá trình. Việc làm, việc làm bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực của GDNN và ở chiều ngược lại GDNN là nền tảng là chìa khóa để phát triển việc làm bền vững. Hội thảo quốc tế “Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm của các chính sách phát triển” năm 2007 do Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Paris đã đưa ra thông điệp: “Một hệ thống đào tạo nghề đổi mới không thể được nhìn nhận bên ngoài chính sách chung về tạo việc làm” 200. Quyền được học, quyền được phổ cập nghề và quyền có việc làm có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do 198 Trần Hồng Quân – Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế-Tập 3 199 Jacques Deloers - Học tập một kho báu tiềm ẩn- Learning: the treasure witthin -UNESCO-năm 1996 200 Kỷ yếu Hội thảo GEFOP năm 2007 223
  4. lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp”201 và : “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.202 Khi thị trường lao động (TTLĐ) ảm đạm thì nhà trường vắng người học và khi TTLĐ sôi động thì nhà trường tấp nập người học. TTLĐ là thước đo chất lượng và hiệu quả của đào tạo nghề: “Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo”203. Khuyến nghị về một mô hình giáo dục sẵn sàng cho tương lai (theo Diễn đàn Kinh tế thế giới 2017)204 bao gồm tám khuyến nghị hành động chủ chốt được xác định, trong đó có 6 khuyến nghị liên quan trực tiếp đến GDNN, cụ thể là: - Chương trình đào tạo “sẵn sàng cho tương lai” (dạy cái gì: những kỹ năng của thế kỷ 21; dạy như thế nào: cập nhật và thích ứng, phối hợp và rà soát trong xây dựng chương trình, định kỳ đánh giá); - Đội ngũ nhà giáo chuyên nghiệp hóa; - Tiếp xúc sớm với nơi làm việc và hướng nghiệp liên tục; - Thông thạo kỹ thuật số; - Giáo dục nghề nghiệp vững mạnh và được tôn trọng; - Rộng mở cho canh tân giáo dục. Các khuyến nghị trên gửi đến thông điệp mang tính truyền thống về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo nghề và việc làm. Trong mối quan hệ gắn kết và thúc đẩy việc làm, việc làm bền vững, GDNN đặc biệt quan trọng đối với phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của TTLĐ. Thực chất kỹ năng nghề là thước đo mức độ thành thạo công việc, mức đo việc làm tốt hơn và là cầu nối giữa đào tạo và việc làm. Mark Ostour đã viết: “Vũ khí cạnh tranh quyết định ở thế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động”.205 GDNN theo hướng mở, liên thông và phát triển bền vững đều có chung 201 Khoản 1-Điều 23 - Tuyên ngôn nhân quyền 1948 202 Khoản 1-Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013. 203 Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo 204 Phạm Đỗ Nhật Tiến (Theo diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017) 209 Tư duy lại tương lai 224
  5. nội hàm: - GDNN theo hướng mở: Là tạo thuận lợi cho mọi người về cơ hội tiếp cận với các dịch vụ đào tạo, ai cũng có cơ hội học tập, ai cũng được xã hội tạo điều kiện, không bỏ sót ai lại phía sau và không loại trừ bất cứ ai trong xã hội được học nghề, khởi nghiệp, hành nghề và có việc làm bền vững. Tất cả các lực lượng xã hội đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham gia hoạt động GDNN. - Phát triển bền vững: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”206. Phát triển bền vững tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. “ Phát triển bền vững-việc làm bền vững là kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia”.207 Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai, biến đổi khí hậu và môi trường. Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030 của Liên hợp quốc [ 208]. Chính phủ đã xác định “Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững”[209 ], vì vậy GDNN cần đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng các mô hình tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nhằm thúc đẩy đào tạo nghề xanh và quan trọng hơn là xanh hóa các ngành, nghề đang đào tạo. Tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển KT-XH. 3. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận theo hướng đảm bảo chất chất lượng và hiệu quả Trong giáo dục luôn luôn tồn tại mâu thuẫn nội tại giữa quy mô và chất lượng, GDNN cũng không ngoại lệ. 206 Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 207 Quyết định 662/QĐ-TTg ngày 20/5/2017 208 Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc vì sự phát triển bền vững (SDGs) 209 Quyết đinh số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. 225
  6. - Chất lượng đào tạo trong GDNN là yếu tố “bất biến”. Hệ thống GDNN luôn đối mặt với những thách thức của thị trường lao động và phải thích ứng linh hoạt và nhanh nhạy với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên không vì quy mô mà dễ dãi với chất lượng, buông lỏng kiểm soát và quản lý chất lượng. Chất lượng xác định mức độ đạt được mục tiêu đào tạo. Sản phẩm đầu ra của hệ thống GDNN phải là những con người chủ động, sáng tạo, có tư duy phản biện, có kiến thức (lý thuyết và thực tế) và kỹ năng (kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng số ..) để thích ứng linh hoạt với các tình huống xảy ra trong công việc, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với công việc của mình …; - Quy mô đào tạo là yếu tố “vạn biến”. Quy mô đào tạo luôn thích ứng linh hoạt với những biến động nhu cầu nhân lực của thị trường lao động về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, nghề và cơ cấu vùng, miền. Phát triển quy mô đào tạo theo hướng mở: mở về tư duy, mở về loại hình cơ sở GDNN, mở địa điểm đào tạo; linh hoạt và đa dạng về chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo và huy động nguồn lực xã hội … Thích ứng còn thể hiện sự thông thoáng, mở, linh hoạt trong tuyển sinh, mở mang thêm ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu, tuy nhiên cần tăng cường giám sát chặt chẽ và đảm bảo chất lượng đầu ra; Trong GDNN luôn tồn tại mâu thuẫn giữa mong muốn mở rộng quy mô của các cơ sở GDNN và yêu cầu nâng cao chất lượng của thị trường việc làm. Giải quyết mâu thuẫn này là giải quyết hài hòa giữa yếu tố “bất biến” và yếu tố “tùy biến” (xem hình 1). Hình 1: Tính bất biến và tùy biến trong đào tạo Xây dựng chiến lược cần quán triệt quan điểm: “Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng ”. 210 210 Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào tạo 226
  7. - Trong GDNN quan tâm đến phân tầng chất lượng trong đó phát triển nhân lực chất lượng cao là cốt lõi của hệ thống, là điều kiện tiên quyết cải thiện hình ảnh của GDNN trước công chúng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, khẳng định vị thế trong hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định các mối quan hệ với các chủ thể khác tham gia hoạt động GDNN. Trong mạng lưới cần xây dựng một số trường chất lượng cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế; - Để nâng cao chất lượng cần đổi mới phương pháp dạy và học. Vai trò nhà giáo GDNN đã và đang thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập sáng tạo, là người cung cấp, gây ảnh hưởng tới cách tư duy và học có phê phán của người học; họ không chỉ là chuyên gia kiến thức về công nghệ, kỹ thuật số, không chỉ dạy trong môi trường học tập lấy người học làm trung tâm, mà còn kiến tạo môi trường phát triển tính sáng tạo, năng động để giải quyết những vấn đề phát sinh và giúp người học tự định hướng trong học tập; - Đào tạo theo năng lực là xu thế tất yếu, hai trụ cột của năng lực thực hiện là “Kỹ năng nghề và Năng lực đổi mới sáng tạo”211 sẽ quyết định chất lượng và sự thích ứng của nhân lực qua đào tạo với TTLĐ. Kỹ năng kinh doanh cũng cần sớm đưa vào lồng ghép trong chương trình đào tạo và thích ứng với từng ngành, nghề cụ thể. Kỹ năng nghề thành thạo vả năng lực đổi mới sáng tạo và được định hình trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Công thức chung mà các quốc gia thành công đã áp dụng, trong đó có thành tố: “Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, tri thức và vốn nhân lực chất lượng cao”212. 4. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với vai trò chủ thể và động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp Thực chất đào tạo nghề là đào tạo tại sản xuất, tại các doanh nghiệp. Nhà Giáo dục học người Nga X.I. Batusep viết: “Giáo dục học và giáo dục học nghề nghiệp có nét khác biệt. Dạy thực hành trong các trường dạy nghề là một đặc điểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục học nghề nghiệp”.213 Như vậy có thể nói đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo thực hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Quốc gia là con thuyền, doanh nghiệp là tay chèo, vì vậy doanh nghiệp là đối tác quan trọng nhất tham gia vào toàn bộ quá trình đào tạo: Đầu vào - Quá trình Dạy và học - Đầu ra. Doanh nghiệp tham gia sâu vào hoạt động GDNN từ ý tưởng, xây dựng chiến lược, quy hoạch; tuyển sinh; ươm tạo khởi nghiệp; phát triển cơ sở 211 Trích xuất báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, dân chủ (Bao cáo tổng quan của Nhóm Ngân hàng thế 212 giới-Bộ Kế hoạch và đầu tư 213 I.A.Batusep: Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp 227
  8. đào tạo tại doanh nghiệp, liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo; địa điểm đào tạo; phát triển chương trình, linh hoạt về thời gian, đa dạng về phương pháp; đánh giá chất lượng đào tạo; chia sẻ nguồn lực, tài chính, khai thác tài nguyên mở, học liệu mở và cùng tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm. Kết nối nhà trường và doanh nghiệp hiệu quả (thực chất là kết nối cung - cầu) cần dựa trên cơ sở hình thành các Hội đồng kỹ năng ngành với vai trò là cầu nối giữa đào tạo và sử dụng. Hội đồng kỹ năng ngành chỉ thành lập khi có nhu cầu thực từ TTLĐ và có phải sự tham gia của ba bên hoặc nhiều bên. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp là “trung tâm của đổi mới sáng tạo”.214 Chìa khóa để huy động sự tham gia thực chất và hợp tác có hiệu quả là các doanh nghiệp phải đồng hành với GDNN trong việc định hình chiến lược phát triển với tư cách là chủ thể của cả quá trình đào tạo (Đầu vào - Quá trình dạy và học - Đầu ra). Khi đó doanh nghiệp sẽ tự thân trở thành mục tiêu và động lực phát triển GDNN (xem hình 2). Hình 2: Nhà trường và doanh nghiệp cùng giữ vai trò chủ thể quá trình đào tạo Cơ sở GDNN CHỦ THỂ của quá trình đào tạo Doanh nghiệp 5. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận và ứng dụng sáng tạo công nghệ dựa trên thành quả cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng hiệu quả tài nguyên giáo dục mở Cách mạng công nghiệp 4.0 với độ phức tạp và tích hợp nhiều công nghệ khác nhau làm thay đổi từng hệ thống, giữa các hệ thống và toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có GDNN. - Đối với GDNN: Quy mô và tốc độ của đổi mới công nghệ xét trên cả hai phương diện: sự phát triển và tính phổ biến diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Đồng thời còn tích hợp rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tất cả phát minh công nghệ mới đều có đặc điểm 214 Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, dân chủ (Bao cáo tổng quan của Nhóm Ngân hàng thế giới - Bộ Kế hoạch và đầu tư 228
  9. chung là tận dụng sức mạnh của số hóa và công nghệ thông tin. Các ngành nghề mới xuất hiện, chương trình đào tạo có tính liên ngành, để người học có kiến thức nền tảng, từ đó hình thành kỹ năng sáng tạo và thích ứng với nhiều công việc khác nhau. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực thích ứng nhanh. Cơ cấu trình độ, sự phân tầng chất lượng sẽ phá vỡ những cách thức đào tạo truyền thống, cứng nhắc, hình thành hệ thống trường lớp mở, áp dụng phương thức đào tạo linh hoạt với mục tiêu cao nhất là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thay đổi. - Đối với thị trường việc làm: Theo Klaus Schwab: “Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến việc làm theo hai chiều đối nghịch giữa Hiệu ứng triệt tiêu (một số ngành nghề sẽ mất đi theo đó là thất nghiệp và chuyển đổi nghề…) và Hiệu ứng tư bản (sẽ xuất hiện ngành nghề mới, yêu cầu các kỹ năng mới, việc làm mới, cơ hội khởi nghiệp và cơ hội kinh doanh mới…)”.215 (Xem hình 3) Hình 3: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm và GDNN CMCN 4.0 tác động đến việc làm và giáo dục nghề nghiệp Hiệu ứng Hiệu ứng triệt tiêu tư bản Công nghệ mới sẽ làm thay đổi mạnh mẽ bản chất công việc ở hầu hết các ngành nghề và sẽ có sự phân cực mạnh mẽ hơn trong TTLĐ.“Các cuộc cách mạng công nghệ thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc”216. Vì vậy khả năng khan hiếm lao động có kỹ năng cao là rào cản đối với đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Năng xuất lao động, yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng cuộc sống là yêu cầu bức thiết và khắc nghiệt của thị trường việc làm trong cuộc cách mạng 4.0. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng “Đám mây nhân sự” để thực hiện các giao dịch về hợp đồng lao động. Đó có thể là khởi đầu cho cuộc cách 215 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Klaus Schwab 216 http://hame.org.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu 229
  10. mạng việc làm mới, linh hoạt và thuộc về những người tham gia kết nối Internet. Khai thác tài nguyên giáo dục mở: Theo UNESCO “Tài nguyên giáo dục mở là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấy phép mở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại chúng. Các tài nguyên giáo dục mở trải từ các sách giáo khoa cho tới các chương trình giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, dự án, âm thanh, video và hoạt hình”. 217 Khai thác tài nguyên giáo dục mở theo nguyên tắc cơ bản (5R)218 bao gồm: Sử dụng lại (Reuse); Phân phối lại (Redistribution); Làm lại (Revise); Pha trộn (Remix); Giữ lại (Retain). Tối đa hóa sức mạnh của công nghệ thông tin, Internet để người lao động có thể truy cập nhiều hơn, hiệu quả hơn khi tiếp cận với cơ hội học nghề và việc làm. Xây dựng “Kho tài nguyên giáo dục mở” để khai thác và hướng cách thức sử dụng tài nguyên mở, học liệu mở, lưu trữ, cập nhật, chia sẽ miễn phí, không có rào cản về pháp lý, kỹ thuật và tài chính với tất cả những ai quan tâm từ cơ quan quản lý các cấp, người sử dụng lao động đến người chuẩn bị bước vào thị trường lao động và những người đang làm việc trong thị trường lao động. Xây dựng hạ tầng cơ sở để khai thác tài nguyên mở, đào tạo trực tuyến và ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin trong dạy và học. Các cơ sở GDNN cần nghiên cứu các phương thức và chuẩn bị điều kiện để có thể khai thác tài nguyên mở phục vụ đổi mới đào tạo dựa trên cơ sở công nghệ giáo dục (phương pháp tiếp cận, quá trình dạy, học… và đổi mới công nghệ trong giáo dục, sử dụng phần mềm, tài nguyên mở, trực tuyến...). Cả bề rộng lẫn chiều sâu của cách mạng công nghiệp 4.0 đều báo trước sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội và theo đó là những yêu cầu đổi mới hệ thống GDNN. 6. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với quyền tự chủ, thực hiện trách nhiệm giải trình, áp dụng cách thức quản trị của doanh nghiệp trong các cơ sở GDNN Phát triển GDNN và nâng cao chất lượng đào tạo phải song hành với việc trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN “Nhiều khả năng sức mạnh từ sự trao quyền là khởi nguồn cho một trong những tác động lớn lao nhất”. Tuy nhiên “Tự chủ và tự do đương nhiên vẫn nằm trong giới hạn và trách nhiệm nhất 217 http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/access-to-knowledge/open-educational-resources/ what-are-open-educational-resources-oers/ 218 Giáo dục mở xu thế toàn cầu trong thế kỷ 21- Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng 230
  11. định”219; đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình: Giải trình trong nội bộ (công khai trước các đơn vị, các thành viên) và giải trình với bên ngoài (Nhà nước, cộng đồng, xã hội). Yếu tố quan trọng nhất của tự chủ đảm bảo tính “bất biến” về chất lượng đào tạo và chất lượng dịch vụ. Mô hình tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình theo hướng đảm bảo chất lượng; sử dụng kiểm định chất lượng và đánh giá như là công cụ quản lý của nhà nước để kiểm soát chất lượng đào tạo, dịch vụ và là căn cứ để giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN. Thông qua bảo đảm chất lượng, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN được nâng cao. Tuy nhiên khi được giao quyền tự chủ, một số cơ sở GDNN có thể lạm dụng, tùy tiện mở rộng quy mô đào tạo mà không quan tâm đến chất lượng. Nếu sản phẩm trong sản xuất có khuyết tật thì loại bỏ, nhưng sản phẩm của GDNN là con người khó có thể loại bỏ và sẽ gây hậu quả rất lâu dài (xem hình 4). Hình 4: Mô hình tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDNN Giám sát của Nhà nước và xã hội Cơ sở GDNN QUYỀN TỰ CHỦ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Đảm bảo chất lượng Giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN không có nghĩa là nhà nước “buông” đầu tư, cắt kinh phí mà trái lại cần quan tâm đầu tư mạnh hơn để các cơ sở GDNN (nhất là các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao) tự chủ tốt hơn và giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo. “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo...; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập..” . Các cơ sở GDNN tiến hành rà soát, loại bỏ, sửa đổi và bổ sung cơ chế, chính sách và các chế định không phù hợp, giảm thiểu tối đa các rào cản về thủ tục hành 219 Vũ Ngọc Hoàng - Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế - Tập 3 231
  12. chính trong hoạt động đào tạo và dịch vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tự chủ đáp ứng nhu cầu học nghề, khởi nghiệp và tạo việc làm, việc làm bền vững cho người lao động. Đổi mới cách thức quản lý và quản trị: Với cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò kiểm soát sang giám sát, với các cơ sở GDNN chuyển sang áp dụng phương thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo và dịch vụ. Trước hết giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN chất lượng cao. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo của các cơ sở GDNN mang tính chuyên nghiệp; tạo sự đồng thuận của các bộ phận và mọi thành viên là những điều kiện bảo đảm tự chủ thành công và hiệu quả. Đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Trao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN sẽ góp phần triển khai hợp tác công tư, áp dụng hình thức hợp tác “Đầu tư công và Quản trị tư” là hướng đi có hiệu quả trong GDNN để tạo ngoại ứng tích cực, lan tỏa đến khu vực tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách nhà nước, hỗ trợ khu vực này phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Trao quyền tự chủ, thực hiện trách nhiệm giải trình và áp dụng cách thức quản trị của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và thương hiệu của các cơ sở GDNN trong thời gian tới. 7. Định vị hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong xã hội học tập, môi trường phát triển giáo dục, nguồn nhân lực, việc làm và hội nhập quốc tế Khuyến nghị “Học suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hướng đi, giáo dục nghề nghiệp là hướng đi chủ yếu trong hành trình này”220 đã xác định vị trí quan trọng của GDNN trong việc học suốt đời. GDNN có điểm chung với giáo dục nhưng cũng cần nhấn mạnh đến đặc thù riêng khi định hướng phát triển. - Mục tiêu của GDNN là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, ở đó thị trường việc làm thay đổi với tần suất cao, chu kỳ chuyển đổi nghề nghiệp và di chuyển việc làm ngắn hơn. - Yêu cầu thích ứng nhanh thị trường việc làm: Bản chất giáo dục luôn chậm pha và có độ trễ so với nhu cầu xã hội; nhưng đối với GDNN biên độ chậm pha nhỏ hơn, độ trễ ngắn hơn vì nhu cầu học nghề của mọi người lao động và việc làm của thị trường lao động luôn biến động. Đào tạo lại và bồi dưỡng cập nhật và nâng cao phải thực hiện thường xuyên. Tư vấn và hướng nghiệp cần được thực hiện trước, trong và cả sau quá trình đào tạo. 220 Khuyến nghị của UNESCO tại Hội nghị Seoul - Hàn Quốc năm 1999 232
  13. - Hệ thống GDNN đảm trách số lượng nhân lực qua đào tạo lớn (khoảng 87% lao động qua đào tạo). Những đặc thù trên tác động đến định hướng phát triển GDNN. Tuy nhiên GDNN là một phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, vì vậy phát triển GDNN phải trong tổng thể chiến lược giáo dục, đồng bộ với các phân hệ giáo dục mần non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học và để không là rào cản của nhau. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị:“Mỗi nước thành viên thiết lập và phát triển các hệ thống giáo dục phổ thông, kỹ thuật và đào tạo nghề mở, linh hoạt có khả năng hỗ trợ và bổ sung cho nhau cho dù các hoạt động này diễn ra trong hệ thống giáo dục chính thức hay bên ngoài nó”.221 GDNN chỉ phát huy hiệu quả và phát triển trong môi trường, những định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, phát triển nguồn nhân lực, việc làm của đất nước. Hai thành tố của hệ thống GDNN là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên đều phải tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo đồng bộ theo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Trong hệ thống GDNN đào tạo thường xuyên được xác định là ưu tiên trong chính sách phát triển và phát triển mạnh trong kỷ nguyên số. Tiếp cận kinh nghiệm và xu hướng phát triển GDNN các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, đồng thời xúc tiến công nhận văn bằng giá trị tương đương song phương, đa phương sẽ tạo thuận lợi cho người lao động di chuyển việc làm, tồn tại và phát triển nghề nghiệp trong môi trường đa văn hóa và TTLĐ không biên giới. Sẽ là sai lầm nếu phát triển GDNN đi theo xu hướng biệt lập với trào lưu hội nhập và toàn cầu hoá, và cũng sẽ là sai lầm nếu chỉ nhằm phát triển bằng mọi giá mà không quan tâm đến phát triển bền vững. Định hướng phát triển GDNN theo hướng mở, liên thông để tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người lao động được học nghề - khởi nghiệp, tạo việc làm - việc làm duy trì - việc làm tốt hơn và phát triển bền vững; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia sẽ tạo nên diện mạo mới của GDNN trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa giai đoạn 2021-2030./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành TW. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 221 Công ước số 142 của ILO (1975) về Hướng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực 233
  14. nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 2. Ban Chấp hành TW. (2018). Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2018 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Bộ Kê hoạch và Đầu tư - Ngân hàng thế giới (2016). Việt nam 2015 – Hướng tới Thịnh vượng - Sáng tạo - Công bằng và Dân chủ. 4. Chính phủ. (2012). Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành “Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020”. 5. Chính phủ. (2017). Quyết định số 622/QĐ - TTg ngày 10/5/2017 ban hành “Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”. 6. Chính phủ. (2011). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 ban hành “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”. 7. Quốc hội. (2014). Luật số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 thông qua “ Luật Giáo dục nghề nghiệp”. 8. Ngân hàng thế giới -WB (1995). Những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục. 9. Tổ chức Lao động Quốc tế-ILO (1975). Công ước 42 về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. 10. Phạm Tất Dong. (2018). Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở trong xã hội học tập. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp, việc làm bền vững. (Hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam). 11. Vũ Ngọc Hoàng. (2017). Về hệ thống giáo dục mở. Kỷ yếu Hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế” (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng. 12. Lê Trung Nghĩa. (2018). Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp, việc làm bền vững. (Hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam). 13. Klaus Schwab. (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 14. Raja Roy Singh. (1994) - Education for The Twenty-First century: Asia-pacific Prespectives - UNESCO 15. Phạm Đỗ Nhật Tiến. (2018). Xây dựng hệ Giáo dục nghề nghiệp mở trước các thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0: Rào cản và giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp, việc làm bền vững. (Hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam). 16. The Open Education Handbook (2014)- Linked Up- Open Knowledge. 234
nguon tai.lieu . vn