Xem mẫu

  1. HƢỚNG ĐẾN MÔ HÌNH THƢ VIỆN ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI VÀ DỄ TIẾP CẬN CHO TẤT CẢ SINH VIÊN Trần Nguyễn Tuyết Nhi Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nhận dạng những tồn tại hiện nay của thư viện truyền thống trong phương pháp tổ chức và quản lý thư viện. Lý giải về khái niệm hiện đại hoá trong lĩnh vực thư viện. Phân tích thế mạnh, hạn chế và đưa ra giải pháp, hành động thiết thực để xây dựng mô hình thư viện trong trường đại học theo hướng hiện đại và dễ dàng tiếp cận cho tất cả sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay thư viện được trang bị ở khắp các cơ sở của trường đại học. Nhưng vấn đề được đặt ra là thư viện đại học đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của sinh viên không? Và với số tiền đầu tư cho thư viện, đã mang lại được giá trị tri thức tương đương hay chưa? 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với mong ước to lớn là gắn kết được giá trị từ nguồn tri thức mà thư viện mang lại đến với toàn bộ sinh viên. Tìm ra nhu cầu thực tế của sinh viên khi đến thư viện tìm đọc tài liệu. Từ đó góp phần nhỏ cho nhà trường trong việc xây dựng mô hình thư viện thông minh và gần gũi nhất. Khẳng định vị thế của Qúy trường trong ngành giáo dục hiện nay. 3. THỰC TRẠNG 3.1 Thế mạnh của thƣ viện ở trƣờng Đại học: Thư viện đại học là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng nhất trong nhà trường. Sinh viên trong trường Đại học có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau: từ các giảng viên, từ các cuộc thảo luận, hội thảo khoa học, từ các cơ sở thực nghiệm, từ thực tiễn xã hội và từ thư viện. Trong những nguồn thông tin ấy, thông tin từ thư viện sẽ là quan trọng nhất, đầy đủ, toàn diện, phong phú và đa dạng nhất. Vì đó là những thông tin đã được sàng lọc qua nhiều khâu, hầu hết có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, được tích luỹ lâu dài và được kiểm nghiệm qua thực tiễn; là nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng của sinh viên. Có thể nói đây là kho trí thức gần nhất, dễ tiếp cận và rẻ nhất cho sinh viên mỗi khi cần tài liệu phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu của mình. Ngoài ra, Sự nghiệp thư viện Việt Nam có một lợi thế khá lớn so với thế giới: đó là được hưởng sự đầu tư hầu như trọn vẹn của nhà nước. Đội ngũ cán bộ thư viện Việt Nam chỉ việc hành động mà không cần phải lo toan về chiến lược, về mục tiêu, về nội dung và phương thức, về con người và tổ chức, về tài chính và cơ sở vật chất… Mọi thứ hầu như đã được thiết định đầy đủ bằng chủ trương, chính sách, bằng cơ chế và luật lệ. 1062
  2. 3.2 Điểm hạn chế của việc tiếp cận nguồn tài liệu từ thƣ viện của sinh viên: Xuất phát từ thói quen ngại tìm và đọc khối lượng sách lớn có sẵn trong thư viện. Dẫn đến hiện trạng thực tế là hầu hết sinh viên thường có xu hướng tìm tài liệu qua mạng internet thay vì đến và tìm tài liệu từ thư viện. Từ đó dẫn đến nguồn tài liệu hầu như bị lãng phí khi không được khai thác giá trị. Công tác xác nhận tài liệu hiện diện trên kệ sách gây mất thời gian cho sinh viên khi muốn tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình. Từ những vấn đề thực tế nêu trên. Dẫn đến việc sử dụng triệt để nguồn tài liệu từ thư viên trở nên bất khả thi và không được sự quan tâm, chú ý từ sinh viên lẫn nhà trường. 4. GIẢI PHÁP Cần đổi mới thư viện từ bề ngang lẫn chiều sâu: 4.1 Quan điểm về hiện đại hóa trong lĩnh vực thƣ viện Hiện đại hóa về tầm nhìn: vấn đề này không chỉ đề cập đến lãnh đạo, tổ chức thư viện mà còn trực tiếp đề cập đến đội ngũ quản lý thư viện. Vì đây là người trực tiếp nhìn nhận tình hình thực tế tại thư viện. Người có thể đưa ra yêu cầu sát đáng nhất về nhu cầu thực tế tại thư viện. Hiện đại hóa về tổ chức: Xu hướng hiện nay là phải tổ chức bộ máy theo kiểu modules. Có thể liên kết và cũng có thể tách rời nhau khi cần thiết, để trong bất kỳ tình huống nào hoạt động cũng được duy trì. Hiện đại hoá tổ chức là làm thế nào để mỗi cá thể đều trở thành “tư lệnh” trong lĩnh vực mình phụ trách, kích thích và phát huy được mọi năng lực sáng tạo, tính chủ động trong công việc của mọi người, mọi bộ phận. 4.2 Thay đổi quan điểm và chính sách đầu tƣ Việc đầu tư cho thư viện chủ yếu là hoạt động cần có cho “đồng bộ” của hiệu trưởng hoặc của ban giám hiệu. Nay thư viện nên phải xác định là thiết chế quan trọng hàng đầu trong cơ cấu đào tạo của một trường đại học, tham gia và chịu trách nhiệm chính vào chất lượng đào tạo của nhà trường, phải có một chính sách mang tính pháp lý về sự đầu tư cho thư viện đại học, đó phải là một hạng mục chi tiêu chính thức và tương đối lớn trong ngân sách nhà trường. 4.3 Tăng cƣờng chất lƣợng cơ sở vật chất Về cơ sở vật chất: mở rộng diện tích và hiện đại hoá các phương tiện ở thư viện đại học là điều cần được quan tâm một cách đáng kể. Thư viện phải trở thành trung tâm nghiên cứu trong các trường Đại học, phải tạo được sự hấp dẫn đối với giáo viên và sinh viên bởi tính chuyên dụng, tiện nghi và mỹ quan. Hình 1. Thư viện trưởng Đại học Cambridge tại Anh 1063
  3. 4.4 Đa dạng hóa nguồn tài liệu ở thƣ viện Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết hoà mạng với hệ thống thư viện của một số trường đại học tên tuổi trong khu vực trong việc trao đổi tài liệu, kinh nghiệm tổ chức và quản lý thư viện hiện đại, đào tạo chuyên gia, tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sách từ phần mềm thư viện. Để thuận tiện và dễ dàng cho sinh viên trong công tác mượn và trả sách, cũng như kiểm tra được tài liệu mình cần có tại thư viện hay không. 4.5 Thay đổi thói quen sử dụng thƣ viện và nhận thức của sinh viên về thƣ viện đại học Thư viện đại học cần có những buổi giới thiệu sách mới được bổ sung vào kệ sách của mình. Giảng viên thường xuyên nhắc đến những tài liệu có sẵn ở thư viện để khuyến khích sinh viên tìm đọc và nâng cao trình độ. Từ đó dần hình thành nhận thức mới trong sinh viên về sự tiện lợi và hữu dụng của thư viện đại học. Góp phần phát triển văn hóa đọc và từ tìm tòi học hỏi trong tần lớp trí thức hiện đại Việt Nam. 5. KẾT LUẬN Trong nền giáo dục hiện đại của thế giới nói chung và Việt Nam. Sự phát triển của thư viện đại học đã- đang-và vẫn sẽ là một mắt xích quan trọng không thể phủ nhận. Không chỉ củng cố tính chất của văn hóa đọc. Nếu được chú trọng phát triển và khai thác hết giá trị thì thư viện đại học và việc sử dụng thư viện đại học còn có nhiều đóng góp hơn. Điển hình ở đây là một thói quen tự tìm tòi và học hỏi kiến thức nhân loại. Từ đây sẽ cho ra đời một thế hệ thanh niên được trang bị không chỉ là văn hóa đọc mà còn là khả năng tự tìm tòi, giải quyết vấn đề trong công việc và đời sống. Những đóng góp cho nền giáo dục cụ thể nói trên. Thật xứng đáng với sự đầu tư và quan tâm của Qúy trường học đến thư viện đại học. Từng bước khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nền giáo dục Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Văn Bình - Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội [2] Báo cáo về hoạt động thư viện ở các thư viện của 82 trường đại học và 62 trường cao đẳng trong cả nước. [3] Lê Quỳnh Chi (2008), thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí Thư viện Việt Nam [4] Looking at modernization of libraries in conditions of Vietnam from a new angle /Vo Cong Nam // J. of Information and Documentation. - 2005, N.1. – pp [5] Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hóa thư viện trong điều kiện Việt Nam [6] XU HƯỚNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ THÔNG TIN THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM 1064
nguon tai.lieu . vn