Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 74 (02/2021) No. 74 (02/2021) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/ HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM - HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995-2005 Cultural cooperation between Vietnam and the United States in the period of 1995-2005 ThS. Nguyễn Thị Lệ Mỹ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM TÓM TẮT Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ mang đậm dấu ấn lịch sử và thời đại. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995), quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ có những bước phát triển tích cực. Trong giai đoạn 1995-2005, các lĩnh vực chính trị và kinh tế đóng vai trò chủ đạo, nhưng những hoạt động hợp tác và giao lưu văn hóa có những tác động tích cực đến mối quan hệ hai nước. Thậm chí, hoạt động ngoại giao văn hóa góp phần quan trọng xây dựng “lòng tin” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Từ khóa: Hoa Kỳ, ngoại giao văn hóa, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam ABSTRACT The relationship between Vietnam and the United States is marked by history and time. Since the normalization of diplomatic relations (1995), the relations between Vietnam and the United States have seen positive developments. In the period of 1995-2005, the political and economic fields played a key role, but cultural exchange and cooperation activities had a positive impact on the relationship between the two countries. Even cultural diplomacy makes an important contribution to building “trust” between Vietnam and the United States, promoting other fields to develop. Keywords: United States, cultural diplomacy, Vietnam-U.S. relationship, Vietnam 1. Một số nhân tố tác động đến quá Hoa Kỳ tham vọng sẽ đưa ra chiến lược trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Hoa toàn cầu để biến thế kỷ XXI thành “thế kỷ Kỳ giai đoạn 1995-2005 Mỹ”, “kỷ nguyên hòa bình kiểu Mỹ” mà Trong giai đoạn 1995-2005, tình hình nước này là siêu cường duy nhất về quân thế giới có nhiều biến động quan trọng và sự, kinh tế chính trị lẫn văn hóa (Trần Bá phức tạp, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ Khoa, 2008, tr.105-107). Trước những thay thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên đổi của thế giới và ở các khu vực, hầu hết Xô. Những diễn tiến của bối cảnh trên là các nước đều điều chỉnh chiến lược đối cơ sở để Hoa Kỳ điều chỉnh chiến lược ngoại cho phù hợp với tình hình mới, mà toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh. Mặt khác, nổi bật nhất là sự điều chỉnh chiến lược đối sự sụp đổ của Liên Xô và sự kết thúc Chiến ngoại của các nước lớn (Nguyễn Thiết Sơn, tranh Lạnh đã kéo theo những thay đổi 2002, tr.149). Trong bối cảnh so sánh lực trong trật tự chính trị thế giới. Đặc biệt, lượng trên thế giới thay đổi mạnh mẽ, các Email: my.ntl@ou.edu.vn 56
  2. NGUYỄN THỊ LỆ MỸ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN nước lớn đều chú trọng điều chỉnh chính (Lê Bá Thuyên, 1997). Từ khi lên nắm sách đối ngoại theo hướng tăng cường mở quyền (1993), Tổng thống Bill Clinton chủ rộng quan hệ nhằm phát huy ảnh hưởng, trương đẩy mạnh quá trình bình thường giành giật lợi ích về mọi mặt và tạo lập một hóa quan hệ với Việt Nam và xem đây như vị thế có lợi nhất trong quá trình hình thành một nỗ lực góp phần giải quyết hậu quả trật tự thế giới mới. cuộc chiến tranh mà người Mỹ tiến hành ở Đồng thời, quá trình “khu vực hóa” và Việt Nam. “toàn cầu hóa” đã tạo ra những thay đổi lớn Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu triển khai cả về lượng và chất đối với mọi mặt của đường lối Đổi mới (1986), thông qua các đời sống xã hội loài người. Cuộc cách chủ trương, chính sách đúng đắn, sản xuất mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát trong nước ngày càng phát triển, lưu thông triển mạnh và có những bước tăng tốc đáng ngày càng thông suốt, đời sống nhân dân kể, điển hình là những đợt sóng công nghệ từng bước được ổn định và nâng cao, xã cao, tiêu biểu nhất là công nghệ thông tin. hội ngày càng phát triển, qua đó, chế độ xã Quá trình mở rộng giao lưu quốc tế ngày hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, v.v. càng được đầu tư với sự phổ cập nhanh Với tư duy và đường lối phát triển mới, chóng của hệ thống internet và các phương kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, cơ tiện hiện đại khác. Có thể nói đây là “cơ sở vật chất được tăng cường. Trên cơ sở hội thể hiện khả năng tận dụng những những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đã thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ và đang thúc đẩy xây dựng quan hệ hữu thuật và công nghệ, tham gia vào sự phân nghị với các nước trong khu vực, tăng công lao động quốc tế để rút ngắn thời gian cường hợp tác để duy trì một môi trường phát triển” (Vũ Khoan, 1995, tr.210) cho hòa bình, ổn định lâu dài phục vụ công các quốc gia đang phát triển trên thế giới. cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trong nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ Hoa Kỳ vẫn là cường quốc hàng đầu thế XX, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện đường giới, có tiếng nói và vị thế quan trọng trong lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa quan hệ quốc tế. Tại châu Á, Hoa Kỳ luôn dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, khẳng định vị thế, sức mạnh thông qua hệ chủ động hội nhập quốc tế với phương thống đồng minh thân cận và thực thi chiến châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả lược “hình nan quạt” trên quy mô toàn cầu. các nước trong cộng đồng thế giới, phấn Hoa Kỳ sử dụng các điều ước đồng minh đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” làm cơ sở, lấy đối thoại an ninh song (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991, tr.147). phương để bổ sung, dùng lực lượng quân Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội lần thứ IX sự to lớn, mạnh mẽ để hậu thuẫn nhằm giữ của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) đã gìn và bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ trên thế khẳng định rõ phương châm: “Việt Nam giới. Trong chiến lược “Cam kết và mở sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các rộng” của Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, bên cạnh chú trọng “cam kết” với các nước tr.119). Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ động đồng minh truyền thống ở khu vực, còn “thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước chủ trương “mở rộng” với các nước đối tác phát triển, xuất phát từ nhận thức rằng các mới trong khu vực, trong đó có Việt Nam nước lớn, các nước phát triển đóng vai trò 57
  3. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) quan trọng trong quan hệ quốc tế” (Đảng hình được thể hiện rõ thông qua hoạt động Cộng sản Việt Nam, 2006, tr.121-122). của Hội Việt - Mỹ (The Viet Nam - USA Trong quá trình triển khai đường lối Society). Ngay sau khi được thành lập, Hội đối ngoại mới, Việt Nam coi trọng việc có cơ quan ngôn luận riêng, có tạp chí bằng phát triển quan hệ với các nước lớn. Trong hai thứ tiếng, đặc biệt có chương trình phát số các nước lớn, Hoa Kỳ có vị trí đặc biệt, thanh chuyên đề để giới thiệu về đất nước, ảnh hưởng lớn quá trình phát triển, hội con người và văn hoá Việt Nam với nhân nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. Do dân Mỹ. Từ năm 1999 đến nay, các chương đó, việc bình thường hóa quan hệ với Hoa trình thông tin quốc tế, trao đổi giáo dục và Kỳ là một việc làm cần thiết mở đường cho văn hóa giữa hai nước đều tập trung về đầu Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế mối chính là Vụ Ngoại giao nhân dân và thành công (Bùi Thị Phương Lan, 2011, các vấn đề công chúng (Public tr.67). Với những nỗ lực từ hai nước, ngày Diplomacy and Public Affairs) của Bộ 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính Ngoại giao Mỹ. Tham gia vào công tác thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. thông tin đối ngoại còn có hai cơ quan của Từ cột mốc này, quan hệ Việt Nam - Hoa Chính phủ Mỹ là Cục Phát thanh và Kỳ chính thức bước sang một giai đoạn Truyền hình Quốc tế (International phát triển mới. Bên cạnh các hoạt động Boadcasting Bureau) và Ủy ban Quản lý chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, Phát thanh và Truyền hình (Broadcasting các hoạt động hợp tác, giao lưu và trao đổi Board of Governors). Mục đích chung của văn hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn các cơ quan này là thúc đẩy trao đổi thông diễn ra, góp phần quan trọng trong việc tin, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghệ tăng sự hiểu biết, xây dựng lòng tin, qua đó thuật và khoa học (U.S. Department of thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. State, 1956, tr.6-14). 2. Thực trạng hợp tác văn hóa Việt Với sự hỗ trợ từ Hội Việt - Mỹ, Hãng Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 tin ATN (Associated Television News) đã Sự hợp tác và tạo dựng lòng tin, hiểu trở thành đầu mối với truyền thông của biết lẫn nhau chính là động lực quan trọng Hoa Kỳ và lan tỏa các thông tin về Việt để tạo dựng một cơ sở vững chắc cho quan Nam. Thông qua Hãng tin ATN, hãng làm hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, và phương tiện phim du lịch Laura McKenzies đã đến làm hiệu quả nhất để làm điều đó chính là phim về du lịch ở Việt Nam, góp phần thông qua hợp tác, giao lưu văn hóa. Hợp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến tác văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Hoa với dân chúng Mỹ và toàn thế giới. Bên Kỳ được thể hiện rõ nét trong (i), hợp tác, cạnh đó, Hội Việt - Mỹ cũng triển khai giao lưu trong lĩnh vực phát thanh - điện nhiều dự án giới thiệu hình ảnh và con ảnh - truyền hình, (ii), hợp tác, giao lưu người Việt Nam trên một số tờ báo lớn ở trong lĩnh vực văn học, (iii), hợp tác, giao Mỹ. Nhìn chung, hợp tác tác văn hóa trong lưu trong lĩnh vực nghệ thuật. lĩnh vực phát thanh - truyền hình giữa Việt 2.1. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 đã phát thanh - truyền hình - điện ảnh bắt đầu nhưng còn nhỏ lẻ và chưa có những Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và sản phẩm thực sự ấn tượng. Hoa Kỳ trong lĩnh vực phát thanh - truyền Trong lĩnh vực điện ảnh, nhiều bộ 58
  4. NGUYỄN THỊ LỆ MỸ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN phim đã ra đời với sự tham gia của Việt thu hút nhiều đạo diễn, diễn viên của cả hai kiều tại Mỹ và các diễn viên Việt Nam, nước tham gia. Nhiều tác phẩm điện ảnh như Ba mùa (Three Seasons) của đạo diễn hợp tác giữa hai nước tạo được tiếng vang, Việt kiều Mỹ Tony Bùi. Bộ phim đạt hai góp phần tăng sự hiểu biết giữa lẫn nhau giải từ khán giả và ban giám khảo tại Liên giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. hoan phim Sundance. Ba mùa theo lý giải 2.2. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực của Tony Bùi là mùa nắng, mùa mưa và văn học mùa hi vọng. Đây là bộ phim Mỹ đầu tiên Vào năm 2000, trong chuyến thăm hợp tác với Việt Nam và được quay hoàn chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ Bill toàn tại Việt Nam. Từ năm 2000, làn sóng Clinton đến Việt Nam - chuyến thăm đầu các đạo diễn Việt kiều từ Mỹ về nước để tiên của người đứng đầu Hoa Kỳ đến Việt làm phim trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt, đạo Nam sau năm 1975, ông đã gây ấn tượng diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã làm đạo khi nhắc về những tiếp xúc văn hóa đầu diễn và viết kịch bản cho bộ phim đình tiên giữa hai nước: “Hai thế kỷ trước đây, đám Mùa len trâu (Buffalo Boy). Bộ phim trong thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ, chúng Mùa len trâu được khởi quay vào tháng tôi đã vượt đại dương tìm đối tác thương 9/2003 với sự tham gia của Hãng phim mại, và một trong những quốc gia đầu tiên Giải phóng (Việt Nam), 3B Productions mà chúng tôi gặp được là Việt Nam. Đặc (Pháp) và Novak (Bỉ). biệt là một trong những quốc phụ của Vào năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt chúng tôi, ông Thomas Jefferson, đã thử Nam Quốc tế (Vietnamese International tìm lúa giống của Việt Nam để mang về Film Festival - ViFF) lần đầu tiên được tổ trồng tại trang trại của ông ở Virginia từ chức ở vùng Little Saigon, California, Hoa 200 năm trước” (Báo Nhân dân, 2000, Kỳ. Sau đó, Đại hội được tổ chức hai năm tr.1). Tại một bữa tiệc trong chuyến thăm một lần. Đây là đại hội điện ảnh duy nhất này, Tổng thống Bill Clinton đã đọc hai dành riêng cho các nhà làm phim gốc Việt câu trong Truyện Kiều của Việt Nam: “Sen trên toàn thế giới do Hội Văn học Nghệ tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts đà sang xuân (Just as the lotus wiltsm, the and Letters Association - VAALA) và Hội mums bloom forth/ Time softens grief, and Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam the winter turns to spring)”. Đây là câu thơ (Vietnamese Language and Culture - số 1795 và 1796 trong Truyện Kiều (The VNLC) tổ chức. Ngoài những nhà làm Tale of Kiều), ngụ ý một năm trôi qua bằng phim Việt kiều, một số đạo diễn trong cách miêu tả sự chuyển động của thiên nước như Pham Nhuệ Giang hay Bùi Thạc nhiên, đất trời với hình ảnh đặc trưng của Chuyên cũng đem phim tới tham dự. ViFF bốn mùa: sen tàn - mùa hạ qua, hoa cúc nở thường được diễn ra tại Đại học California, - mùa thu tới, hết thu chuyển sang đông, Irvine và các địa điểm quanh vùng Little mùa đông ngày ngắn đêm dài, kết thúc mùa Saigon, California, Hoa Kỳ. đông là mùa xuân đang đến. Tổng thống So với lĩnh vực phát thanh - truyền Bill Clinton đã giải thích ý nghĩa câu trích hình, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với mong muốn hai nước “gác lại quá khứ, trong lĩnh vực điện ảnh đạt nhiều thành tựu hướng đến tương lai”. Có thể nói, Truyện hơn. Các hoạt động diễn ra với quy mô lớn, Kiều là một trong những tác phẩm văn học 59
  5. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Việt Nam được quan tâm tại nhiều quốc phẩm gây tranh cãi Mật mã Da Vince (The gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Da Vinci Code) xuất bản tại Mỹ năm 2003 Trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa được dịch và xuất bản lần đầu tại Việt Nam Kỳ, những câu Kiều như “cầu nối văn hóa” năm 2005, Thiên thần và ác quỷ (Angles khi vừa gửi thông điệp từ Hoa Kỳ, vừa là and Demons) xuất bản tại Mỹ năm 2000 nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam được dịch và xuất bản lần đầu tại Việt Nam (Bùi Mạnh Nhị, 2018). năm 2007, Điểm dối lừa (Deception Point) Bên cạnh Truyện Kiều, một số tác xuất bản tại Mỹ năm 2001 được dịch và phẩm văn học Việt Nam được công chúng xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 2006; Mỹ quan tâm có thể kể đến là Nhật Ký Pháo đài số (Digital Fortress) xuất bản tại trong tù (Prison Diary) của Chủ tịch Hồ Mỹ năm 1998 được dịch và xuất bản lần Chí Minh, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đầu tại Việt Nam năm 2006. Đáng chú ý, (The Sorrow of War) của nhà văn Bảo các ấn phẩm trên liên tục được cập nhật, Ninh. Mặc dù không phải tác phẩm văn dịch mới và xuất bản thường xuyên ở hai học nhưng Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Last nước. night I dreamed about Peace) cũng đã tạo Có thể thấy, sự giao lưu văn học như được cơn sốt tại Mỹ nhờ nội dung và hành trên là minh chứng mạnh mẽ trong việc trình tìm về chủ nhân cuốn nhật ký của một trao đổi văn hóa, góp phần thúc đẩy sự hiểu cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, hàn Việt Nam. Một ấn phẩm thiếu nhi khá gắn vết thương chiến tranh tạo điều kiện được yêu thích chính là Dế Mèn phiêu lưu cho quan hệ hai nước phát triển. ký (Diary of a Cricket), hay giọng văn 2.3. Hợp tác giao lưu trong lĩnh vực trong trẻo của Nguyễn Nhật Ánh trong Cho nghệ thuật tôi một vé đi tuổi thơ (Ticket to Childhood) Từ năm 1988, họa sĩ David Thomas đã và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Open the thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên window, eyes closed) của tác giả Nguyễn là Hiệp Hội Nghệ thuật Đông Dương Ngọc Thuần cũng nhận được sự chú ý của (Indochina Arts Partnership - IAP) nhằm đọc giả Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người kết nối và thúc đẩy giáo dục, trao đổi nghệ Việt ở Hoa Kỳ. thuật. Kể từ ngày thành lập, IAP đã hỗ Tại Việt Nam, các tác phẩm văn học trợ gần 100 nghệ sĩ và các nhà quản lý kinh điển của Hoa Kỳ liên tục được dịch văn hóa nghệ thuật từ Việt Nam tới Hoa thuật và ấn hành. Có thể kể đến các tác Kỳ và ngược lại, tham dự những chương phẩm như tiểu thuyết Ông già và Biển cả trình trao đổi ngắn hạn. Hoạt động của (The Old Man and the Sea) của Ernest IAP gồm hai nội dung chính: (i) thiết lập Hermingway, tiểu thuyết tình yêu Cuốn việc kết nghĩa giữa Maine College of theo chiều gió (Gone with the Wind) của Art với trường Mỹ thuật Hà Nội, Trường Margaret Mitchell, Đại gia Gatsby (The Massachusette College of Art với Trường Great Gatsby) của F. Scott Fitzgerald, v.v. Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Ngoài ra, một số tác phẩm là tiểu thuyết hư Rhode Island School of Design với Trường cấu của các nhà văn Mỹ thịnh hành vào Mỹ thuật Huế; (ii) thúc đẩy và thực hiện đầu thế kỷ XXI đã được độc giả Việt yêu những chương trình trao đổi nghệ sĩ. thích như nhà văn Dan Brown với tác Những thành tựu của IAP bao gồm 60
  6. NGUYỄN THỊ LỆ MỸ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN những triển lãm giới thiệu các nghệ sĩ Việt Kỳ, Tạp chí Asian Arts News thường xuyên Nam tới công chúng Mỹ sau chiến tranh đưa tin về giới mỹ thuật tại Việt Nam. như triển lãm “Nhìn từ hai phía” (As Seen Từ năm 1995, nhiều đoàn nghệ thuật From Both Sides, American And của Việt Nam và Mỹ đã thực hiện các Vietnamese Artist Look At The War) tổ chuyến đi biểu diễn giao lưu ở hai nước. chức năm 1991, “Bảy đại danh họa” Các nhóm nghệ sĩ múa rối Hà Nội, các (Seven Pillars - The National Treasure đoàn ca nhạc dân tộc truyền thống... đã Artists of Vietnam) tổ chức năm 1994, và sang Mỹ biểu diễn, góp phần quảng bá bản “Nghìn trùng xa cách” (An ocean apart: sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, hình contemporary Vietnamese art from the ảnh đất nước và con người Việt Nam với United States and Vietnam) tổ chức năm bạn bè Mỹ và bạn bè quốc tế. Trong khi 1995. IAP kết nối và trao tặng 38 bức tranh đó, các nhóm nghệ sĩ Mỹ sang biểu diễn ở in của danh họa Francisco Goya trong bộ Việt Nam khá đa dạng với nhiều thể loại sưu tập của Tiến sĩ Hans Guggenheim cho nhạc Hip-hop, jazz... cũng giúp người Việt Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tặng những hiểu thêm về các loại hình nghệ thuật của tư liệu của Henry Prunier cho Bảo tàng Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng tổ Lịch sử Quân đội, phối hợp cùng hội Mỹ chức nhiều cuộc triển lãm giới thiệu về đất thuật Việt Nam tổ chức Trung tâm đồ họa nước, con người và văn hóa hai nước. CEGA (Hanoi Center for Excellence in Đáng chú ý có cuộc triển lãm “Dòng sông Graphic Arts), tặng máy in khắc và in uốn khúc - Hành trình nghệ thuật Việt Nam lithography press cho trung tâm và cho Đại đương đại” (4/1998) tại Mỹ và “Viễn học Mỹ thuật Huế, tổ chức các cuộc trao dương - Mỹ thuật Mỹ bên thềm thế kỷ 21” đổi giữa những nghệ sĩ in ấn bậc thầy ở Mỹ (8/1999) tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật với nghệ sĩ ở Việt Nam, kết nối các trường Việt Nam, giới thiệu hàng trăm tác phẩm mỹ thuật ở Mỹ và Việt Nam qua những nghệ thuật tiêu biểu của các họa sĩ Việt chương trình kết nghĩa. Nam và Mỹ cho công chúng của hai nước. Đến thăm Việt Nam vào năm 1987, Từ tháng 3/2003, Việt Nam phối hợp với David Thomas bị ấn tượng mạnh bởi Hoa Kỳ tổ chức cuộc triển lãm “Cuộc hành những bức ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ trình của con người, tinh thần và linh hồn Chí Minh. Chính vì vậy, đây là nguyên Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên nhân thôi thúc David Thomas sáng tác hơn Hoa Kỳ. Tiếp đó, tháng 7/2004, hai nước 50 tác phẩm hội họa về Hồ Chí Minh và lại phối hợp tổ chức triển lãm “Truyền cộng tác cùng một người bạn cho ra đời tại thống và đổi thay: Nghệ thuật Việt Nam Hoa Kỳ một tác phẩm mang tên “Chân ngày nay” tại thủ đô Washington. Hai cuộc dung Hồ Chí Minh” vào năm 2000. Không triển lãm này giúp cho người dân Mỹ hiểu chỉ vậy, một tổ chức phi lợi nhuận khác - biết nhiều hơn về đất nước, con người và Meridian International Center tại văn hóa Việt Nam. Washington đã tổ chức triển lãm “A Nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan Winding River: The Journey of hệ ngoại giao giữa hai nước, nhiều hoạt Contemporary of Art in Vietnam” tại bảy động trao đổi nghệ thuật diễn ra sôi nổi. viện bảo tàng ở Mỹ vào năm 1997-1998 Thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ, nhóm (The New York Times, 1999, tr.19). Ở Hoa nhảy Hip-hop nổi tiếng của Mỹ là 61
  7. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) Havikoro đến thăm và biểu diễn tại Việt Kỳ, vấn đề trao đổi và giao lưu văn hóa Nam trong chương trình “Đêm hội được cả hai nước chú trọng. Trong giai HAVIKORO” (4/2005); vũ đoàn Battery đoạn 1995-2005, hợp tác văn hóa giữa Việt Dance từ New York sang biểu diễn và tổ Nam và Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng chức các buổi hội thảo về nghệ thuật múa ở cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Mức độ trao đổi và giao lưu văn hóa giữa (5/2005); dàn nhạc jazz San Francisco gồm Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng tăng theo 40 nghệ sĩ chơi nhạc jazz hàng đầu nước thời gian và đã thu hút được đông đảo công Mỹ đã đến biểu diễn tại Hà Nội, Huế, Đà chúng của hai nước tham gia. Một mặt, hợp Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh tác văn hóa có thể gia tăng sự hiểu biết lẫn (11/2005). Các hoạt động trao đổi, giao lưu nhau trên tinh thần tôn trọng, thân thiện và văn hóa – nghệ thuật giữa hai nước đã thu yêu chuộng hòa bình. Mặt khác, ngoại giao hút được một lượng đông đảo công chúng văn hóa có thể xoa dịu nỗi đau chiến tranh của hai nước tham gia. Những hoạt động trong cộng đồng và nhân dân hai nước. này đã tăng cường sự giao lưu giữa nhân Nhờ sự hiểu biết sâu và rộng hơn, hai quốc dân hai nước và trở thành cầu nối hữu nghị gia đã thúc đẩy tình hữu nghị và góp phần làm cho hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đảm bảo hòa bình, an ninh của khu vực. Từ xích lại gần nhau hơn. đó, góp phần định hình vị trí Việt Nam trên 3. Kết luận trường quốc tế, thu hút đầu tư thương mại, Thực tế cho thấy, Việt Nam và Hoa du lịch, dịch vụ từ Hoa Kỳ đến Việt Nam. Kỳ có những khác biệt về văn hóa. Việt Nói cách khác, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam vốn thuộc về nền văn hóa phương Nam - Hoa Kỳ cũng đã góp phần thúc đẩy Đông, còn Hoa Kỳ vốn là một phần của hợp tác trong lĩnh vực chính trị và kinh tế nền văn hóa phương Tây. Thêm nữa, thời giữa hai nước phát triển. Hợp tác văn hóa kỳ sau chiến tranh Việt Nam, tâm lý nghi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay được kỵ ở hai nước vẫn còn rất lớn trong khi xem là một trong những trụ cột của quan những hiểu biết về nhau còn rất hạn chế, do hệ song phương, vun đắp tâm hồn và trí tuệ đó hai nước không tránh khỏi những khó cho các thế hệ tương lai của hai nước và họ khăn trong hợp tác với nhau trong lĩnh vực sẽ trở thành cầu nối hữu nghị làm cho hai văn hóa. Trên cơ sở đó, trong quá trình quốc gia Việt - Mỹ ngày càng xích lại gần bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa nhau hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Mạnh Nhị. (2018). Truyện Kiều trong diễn văn của các Tổng thống Mỹ. Tạp chí Văn học, 1, 29-38. Bùi Thị Phương Lan (2011). Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1994-2010. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Hà Nội: NXB Sự thật. 62
  8. NGUYỄN THỊ LỆ MỸ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Lê Bá Thuyên. (1997). Hoa Kỳ cam kết và mở rộng. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Nguyễn Thiết Sơn (chủ biên). (2002). Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Quỳnh Mai. (2014, 05/7). Ô cửa sổ nhìn ra nước Mỹ. Quốc tế, https://baoquocte.vn/o-cua- so-nhin-ra-nuoc-my-5844.html [truy cập ngày 22/7/2019]. The New York Times. (1999). Exhibit of Vietnamese Art Rouses Immigrant Anger. The New York Times, July 1999. Báo Nhân dân (2000, 18/11). Toàn văn Bài Diễn văn của Tổng thống Clinton. Báo Nhân dân. Trần Bá Khoa. (2008). Thế giới đơn cực hay đa cực? Cộng sản, 788, 105-107. U.S. State Department (1956). United States Information and Education Exchange Act of 1948, Public Law 402. In The United States Statutes at Large, Vol. 62. Washington D.C.: Government Printing Office. Vũ Khoan. (1995). An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại. Trong? Bộ Ngoại giao. Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Ngày nhận bài: 08/9/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 63
nguon tai.lieu . vn