Xem mẫu

  1. HỢP TÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Lê Anh Đức* TÓM TẮT: Chương trình đào tạo theo nghĩa rộng là khoá đào tạo (programme) hoặc theo nghĩa hẹp là nội dung đào tạo (curriculum) đều phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Khó khăn lớn nhất là làm sao huy động được nhiều doanh nghiệp tham gia cùng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trường) quản lý phát triển chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ. Bài viết nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu trong mối quan hệ giữa trường với doanh nghiệp tại Đồng Nai, từ đó xác định các nguyên tắc, lợi ích của trường, học sinh - sinh viên và doanh nghiệp đạt được khi cùng thực hiện các nội dung được đề cập trong bài viết. Từ khóa: Hợp tác doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp, mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp, quản lý phát triển chương trình đào tạo. Nguyên lý “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất” là nguyên lý cơ bản nhất để phát triển giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói riêng. Đào tạo gắn với sử dụng, nhà trường gắn với doanh nghiệp (DN) là xu thế tất yếu của thời đại, nhất là trong giai đoạn khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Mối quan hệ giữa trường và DN đã được đề cập tại Việt Nam từ rất sớm. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1949) đã chỉ rõ “Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết đến nhau”. Mặc dù xác định được nguyên lý và phương châm để gắn kết giữa DN và nhà trường, nhưng chất lượng đào tạo nhân lực kỹ thuật (NLKT) nói chung và GDNN nói riêng còn rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và Viện Năng suất quốc gia Việt Nam thì năm 2013, năng suất lao động của người Việt Nam bằng 1/15 lần so với Singapore, bằng 1/5 so với Malaysia và 1/2,5 so với Thái Lan và ngày càng gia tăng cách biệt, đến 2015 năng suất lao động Việt Nam bằng 1/18 so với Singapore, 1/7 so với Malaysia, 1/3 so với Thái Lan, bằng 1/2 so với Indonesia và Philippines. * Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai 288
  2. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp là do “Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên”. Theo Báo cáo GDNN Việt Nam năm 2017 chỉ có khoảng 7,5% DN có tham gia phối hợp với nhà trường trong đào tạo, đó cũng là lý do dẫn đến kết quả trong Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2018) khi khảo sát hơn 11.000 DN thì có 71% các DN cho rằng chất lượng đào tạo NLKT đáp ứng một phần (67%), không đáp ứng yêu cầu (4%), đồng thời các DN trình bày khó tuyển dụng lao động kỹ thuật (74% DN cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng vị trí cán bộ kỹ thuật; riêng các vị trí giám sát và quản lý, lần lượt có 84% và 91% DN trả lời là rất khó tuyển dụng), nhưng sau khi tuyển dụng, người lao động lại thường “nhảy việc”, nghỉ việc làm nản lòng các DN. Như vậy, có thể nói rằng, không những nội dung chương trình đào tạo (CTĐT) theo nghĩa hẹp (curriculum) không theo sát nhu cầu của DN mà còn thiếu các hoạt động phối hợp để quản lý phát triển CTĐT theo nghĩa rộng hơn là các khóa đào tạo (programme) từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và thiết kế nội dung các khóa đào tạo, tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá các khóa đào tạo. Trong đề tài nghiên cứu khoa học:”Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai” thực hiện từ 2017 đến nay bản thân người viết bài này đã tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa trường và DN của 100% trường cao đẳng và hơn 40 DN đang hoạt động liên kết với các trường tại Đồng Nai, cho thấy: 1. Điểm mạnh (Strengths) - Nhận thức của trường cao đẳng và DN về tầm quan trọng việc quản lý phát triển CTĐT với sự phối hợp của DN có chuyển biến tích cực. - Trên 90% CBQL của trường cao đẳng đã nhận thức được vai trò quan trọng của quản lý phát triển CTĐT vớisự phối hợp của DN. - Bước đầu các trường đã chủ động phối hợp với DN để xây dựng và thực hiện CTĐT. - CBQL của trường đã chỉ đạo hoạt động phát triển, thực hiện, đánh giá thực hiện CTĐT đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan. 2. Điểm yếu (Weaknesses) - Các nội dung quản lý phát triển CTĐT có sự phối hợp của DN chưa có đường hướng rõ ràng, mối quan hệ lỏng lẻo, không thường xuyên và kết quả chưa 289
  3. cao. Trường và DN chỉ tập trung phát triển nội dung CTĐT là curriculum mà chưa quan tâm đến việc thiết lập các khóa đào tạo. - Chưa có cơ chế phối hợp giữa trường và DN trong quản lý phát triển CTĐT, nhiều khi áp dụng 01 cơ chế rập khuôn cho tất cả các DN là không phù hợp làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý giữa 2 bên. - Các tiêu chí đánh giá chỉ tập trung ở mối liên kết đào tạo như đánh giá thực tập, sự hỗ trợ của 2 bên mà chưa có tiêu chí cho quản lý phát triển CTĐT từ khâu lập kế hoạch xác định nhu cầu đào tạo (NCĐT) đến khi thực thi và đánh giá hoàn thành một chu trình giữa trường và DN. - Chưa có bộ phận chuyên trách giúp việc cho trường và DN để quản lý phát triển CTĐT nên chưa gắn kết, bổ trợ cho nhau trong phát triển nhân lực phục vụ sản xuất - kinh doanh. - Chưa phát huy đầy đủ vai trò của DN khi tham gia vào các nội dung quản lý phát triển CTĐT của trường, như: phối hợp huớng nghiệp, tuyển sinh, tham gia lập kế hoạch đào tạo, thiết kế CTĐT, tham gia giảng dạy, phối hợp đánh giá kết quả đào tạo,… - Năng lực xác định NCĐT, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DN của CBQL và GV chưa đáp ứng được yêu cầu. - Thông tin 2 chiều giữa trường và DN còn rời rạc, bị động gây khó khăn cho cả 2 bên khi xác định NCĐT, tư vấn đào tạo cũng như khi tuyển dụng, bố trí lao động. - Nhận thức về quản lý phát triển CTĐT còn khác biệt lớn, nhất là về tầm quan trọng của DN với trường, của DN tư nhân trong nước khác với DN FDI. - Việc triển khai đào tạo với sự phối hợp của DN chưa được quan tâm, hoạt động giảng dạy của GV ở các trường cao đẳng hiện nay chưa thật sự có hiệu quả, chưa áp dụng giữa nội dung trên lớp với thực tiễn lao động trong DN; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV vẫn theo phương pháp truyền thống qua các bài thi trên lớp, chưa thực sự gắn với DN. Từ những điểm mạnh, điểm yếu nêu trên, hệ thống GDNN cần quan tâm đúng mức đến quản lý phát triển CTĐT với sự tham gia của DN, nhất là đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của các DN trên địa bàn hay trong một khu vực, mặc dù thể trông đợi một giải pháp áp dụng cho tất cả các loại hình hay ngành nghề sản xuất, kinh doanh của DN. Trong khuôn khổ của tham luận này, với khía cạnh phát triển các khóa đào tạo với sự phối hợp của DN, các trường và DN cần xác định các nguyên tắc, nội 290
  4. dung và lợi ích của mối quan hệ DN với GDNN như sau: 1. Doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường) phải nhận thức tồn tại mối quan hệ giữa 2 bên là tất yếu khách quan, vì hai đặc trưng sau: - Quan hệ trường và DN là quan hệ nhân - quả: Đào tạo phát triển sẽ cung ứng được đủ nhân lực cho DN phát triển, DN phát triển sẽ tạo thuận lợi cho sản phẩm của đào tạo được sử dụng nên đào tạo sẽ tiếp tục phát triển và ngược lại. - Quan hệ trường và DN là quan hệ cung - cầu: Trong nền kinh tế thị trường (KTTT), trường và DN cùng tham gia vào thị trường đào tạo. Trường là bên cung lao động kỹ thuật (LĐKT), DN là bên cầu và sử dụng LĐKT do trường cung cấp. Bên cung LĐKT và bên sử dụng LĐKT phải tuân theo quy luật cung - cầu. Do vậy, hai bên phải cùng phối hợp để điều tiết thị trường lao động (TTLĐ), giữ cho TTLĐ được cân bằng và phát triển, không để xảy ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu và dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu LĐKT. 2. Các nguyên tắc để phát triển bền vững mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp Để phát triển bền vững mối quan hệ giữa trường và DN, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc tự nguyện Điều quan trọng đầu tiên và có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của mối quan hệ trường và DN là sự tự nguyện, tự giác của đôi bên. Quy định pháp lý chỉ có thể hỗ trợ chứ không áp đặt, bắt buộc trường và DN phải phối hợp với nhau trong việc phát triển CTĐT. 2.2. Nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi Các DN là các nhà kinh doanh, mục tiêu của họ là đạt lợi nhuận tối đa trong khi trường là một tổ chức dịch vụ hoạt động với nguyên tắc phi lợi nhuận, bởi vậy DN sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào mà họ thấy không có lợi cho mình. Cũng chính vì lý do này mà họ chưa tự nguyện trong việc xây dựng mối quan hệ với trường trong đào tạo. Để thực hiện được nguyên tắc này, các cơ sở GDNN nói chung phải nhanh chóng cùng DN thiết lập các hoạt động quản lý phát triển CTĐT, trong đó tập trung xác định đúng nhu cầu đào tạo, cải tiến nội dung CTĐT (curriculum), mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra phải xuất phát từ yêu cầu về chất lượng nhân lực mà DN đặt ra chứ không phải do nhà trường tự xác định (có thể nói là trường chỉ dạy cái mình có) như hiện nay. 2.3. Nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi bên Mối quan hệ giữa nhà trường và DN trong việc phát triển CTĐT cần được 291
  5. đặt trong yêu cầu chung của cả đôi bên, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên. Nhiệm vụ của trường là hàng năm cung ứng nhân lực các trình độ có đầy đủ các năng lực cần thiết theo yêu cầu của sản xuất cho các DN, đồng thời là những người công dân tốt. Mặt khác, các DN có nhiệm vụ phát triển sản xuất, dịch vụ theo kế hoạch hàng năm, do vậy, trong việc phối hợp phát triển CTĐT với trường không thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, mà ngược lại, cần có kế hoạch, tận dụng các nguồn lực sẵn có (ví dụ nhân lực kỹ thuật là HSSV đang theo học) và cơ hội hợp tác để phát triển sản xuất. Nói một cách khác, để thực hiện phát triển CTĐT với sự phối hợp của DN một cách bền vững, cơ sở GDNN cũng như DN cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã nêu ở trên, đồng thời Nhà nước cần có những chính sách thích đáng để tạo thuận lợi cho các DN tham gia với trường trong quá trình đào tạo NLKT cho xã hội. 3. Nội dung và lợi ích của mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo 3.1. Nội dung mối quan hệ giữa trường và DN trong phát triển CTĐT Có các nội dung chủ yếu bao gồm: a) Xác định nhu cầu đào tạo: - Đối với trường: Để xác định được NCĐT luôn biến động hàng năm của các DN, các trường cần chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với các DN đối tác để thu thập thông tin về NCĐT của DN cả về chất lượng cũng như số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo và tuyển sinh hàng năm cho phù hợp. Trường chủ động cung cấp thông tin về khả năng đào tạo của mình, giới thiệu những lợi ích mà trường có thể mang lại cho DN và xã hội, nhất là lợi ích của việc đào tạo NLKT để nâng cao năng suất lao động cho người lao động. - Đối với DN: Để có được đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu của mình để phát triển sản xuất/kinh doanh, DN cung cấp cho trường thông tin về nhu cầu bổ sung NLKT của mình hiện nay cũng như dự báo nhu cầu NLKT để phát triển sản xuất/kinh doanh trong khoảng 3-5 năm tới, tập trung mô tả nhu cầu về chất lượng, số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và thời điểm cần từng loại NLKT. b) Lập kế hoạch và thiết kế các khoá đào tạo: - Đối với trường: Dựa vào nhu cầu NLKT đã được xác định, trường đề xuất 01 bản kế hoạch tổng thể về các khóa đào tạo trong năm học. Kế hoạch bao gồm dự kiến số lượng và đối tượng tuyển sinh, phân bố nguồn lực cho các khóa đào tạo. 292
  6. Tiếp theo là cần thiết kế các khóa đào tạo bao gồm các công việc như: Thiết kế mục tiêu, nội dung của CTĐT, thiết kế công cụ đánh giá cho từng khóa đào tạo. Mục tiêu còn được gọi là chuẩn đầu ra của CTĐT, đó là những năng lực mà người học cần phải đạt được sau khi học xong khoá đào tạo. Chuẩn này phải được xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp của các vị trí lao động mà DN đang sử dụng để sau khi tốt nghiệp người học có thể hoàn thành được các công việc của nghề. Dưới tác động của khoa học công nghệ (KHCN) và phát triển của sản xuất, chuẩn này luôn thay đổi, do vậy, nhà trường không thể tự xác định được chuẩn này một cách chính xác nếu không có sự phối hợp của DN vì không ai hiểu năng lực nghề nghiệp mà người lao động cần có hơn là các nhà quản lý DN. Từ chuẩn đầu ra, trường và DN lựa chọn nội dung để thiết kế CTĐT phù hợp. Sau khi đã có dự thảo kế hoạch và bản thiết kế các khóa đào tạo, để đáp ứng nhu cầu NLKT của DN, trường cần gửi bản dự thảo để lấy ý kiến và trao đổi về mức độ tham gia của DN đối với từng khóa đào tạo. - Đối với DN: Tham gia góp ý các nội dung trong dự thảo kế hoạch và bản thiết kế các khóa đào tạo, dự kiến mức độ tham gia của DN đối với từng khóa đào tạo để trao đổi thống nhất với trường. Muốn có nhân lực theo nhu cầu của mình thì DN phải đưa ra chuẩn năng lực của các loại lao động mà mình đang cần để làm cơ sở cho việc xác định chuẩn đầu ra của CTĐT (chúng ta có thể hình dung khi đi đóng một đôi giày mà người sử dụng không cho biết số đo thì không dùng được là điều khó tránh khỏi). c) Tổ chức triển khai các khoá đào tạo: - Đối với trường: Chủ động triển khai các khoá đào tạo theo kế hoạch bao gồm các công việc sau: Hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, tuyển sinh cho các khóa đào tạo; Chia lớp và ngành nghề cho HSSV trúng tuyển phù hợp với năng lực đầu vào và sở thích của HSSV; Thực hiện quá trình dạy học cho các khóa học; Tổ chức thi tốt nghiệp, đánh giá và cấp văn bằng cho HSSV tốt nghiệp; Tư vấn và giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp; Tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng nội bộ. Trường cần lưu tâm đến Hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông cũng như HSSV trúng tuyển, vì đây là hoạt động giúp cho khoá đào tạo dễ đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, giúp HSPT tự lựa chọn ngành học và giúp HSSV mới trúng tuyển có tâm thế học tập tốt, giúp cho trường và DN thêm thông tin về người học để điều chỉnh các hoạt động đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo. Tư vấn chọn nghề còn giúp HSSV có thể chuyển đổi ngành học kịp thời, giảm lãng phí, nhất là lãng phí về thời gian cho bản thân, gia đình và xã hội. - Đối với DN: Cử chuyên gia kỹ thuật hoặc công nhân lành nghề (nhất là cựu HSSV) tham gia vào các khóa đào tạo theo khả năng của mình và theo thỏa thuận 293
  7. với trường. DN bố trí nguồn lực phối hợp với trường triển khai các khóa đào tạo. GDNN là một lĩnh vực đầu tư rất tốn kém, cần nhiều trang thiết bị và có những thiết bị đặc thù đắt tiền đặc biệt là đối với các ngành như công nghiệp nặng, y tế, hàng không. Nhưng dù là ở các nước phát triển thì trang thiết bị của nhà trường thường bị lạc hậu so với sản xuất, bởi vì trong nền KTTT với sự phát triển như vũ bão của KHCN, sản xuất phải thay đổi công nghệ và phát triển rất nhanh chóng để đủ sức cạnh tranh trong khi trường thì không đủ nguồn lực về kinh tế do đó ít nhiều vẫn mang tính “ổn định”, mà trường không thể có được, và thay đổi trễ hơn về trang thiết bị. Mặc dù vẫn có một số trường cao đẳng, đại học trên thế giới có thể nghiên cứu công nghệ mới hơn nhiều so với DN nhưng vẫn phải dựa và nguồn lực tài chính của DN. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của KHCN trong sản xuất, GV các trường cao đẳng thường bị lạc hậu so với các công nghệ mới được ứng dụng trong DN, ở Việt Nam thì điều này khá phổ biến. Do vậy, để đào tạo được những LĐKT có chất lượng cao cho mình, DN cần tham gia vào quá trình đào tạo, đặc biệt là dạy học thực hành để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và hình thành thái độ làm việc trong môi trường thực cho HS - SV. d) Đánh giá kết quả các khoá đào tạo: - Đối với trường: Trường cần chủ động tổ chức đánh giá kết quả các khoá đào tạo trên các mặt chất lượng, hiệu quả trong, hiệu quả ngoài và việc tổ chức từng khóa đào tạo cũng như kết quả về sự phối hợp giữa trường và DN. Ngoài ra, cần tổ chức đánh giá việc thi tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ cho HSSV sau tốt nghiệp để rút kinh nghiệm và điều chỉnh khoá đào tạo tiếp theo. - Đối với DN: Để đảm bảo được chất lượng đội ngũ nhân lực của mình, DN cần tham gia đánh giá năng lực thực hiện của HSSV sau tốt nghiệp các khóa đào tạo, bởi lẽ DN hiểu rõ hơn ai hết họ đang cần nhân lực có những năng lực gì? 3.2. Các lợi ích từ mối quan hệ giữa trường và DN trong phát triển CTĐT a) Với nhà trường: - Có hỗ trợ của DN trong phát triển CTĐT nên CTĐT có chuẩn đầu ra đáp ứng được nhu cầu của DN từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo của trường. - Có thêm được nguồn lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao và TBDH hiện đại, đắt tiền mà trường không có được để nâng cao chất lượng đào tạo. - CBQL và Giáo viên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của DN, tiếp cận được với công nghệ và thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực của mình. - Nâng cao được tỉ lệ HSSV tốt nghiệp tìm được việc làm, góp phần nâng cao 294
  8. hiệu quả đào tạo và khẳng định thương hiệu của trường, từ đó thu hút sự quan tâm của Nhà nước, DN và tăng sự hấp dẫn với HSSV đầu vào. b) Với doanh nghiệp: - Có cơ hội để tuyển chọn được những HSSV giỏi, gắn bó với công việc, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của DN, nâng cao năng suất lao động. - Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo lại. - Có một lực lượng lao động phụ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp nhu cầu thực tập của học sinh tại DN, góp phần giảm chi phí trong sản xuất. - Gia tăng thương hiệu thông qua sự đóng góp cho giáo dục - đào tạo. c) Với học sinh, sinh viên: - Xác định đúng nghề học và chuyển nghề kịp thời nếu không phù hợp. - Đạt được sự thành thạo nhanh nhất. Được học với những kỹ sư, công nhân có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, với những phương tiện, thiết bị sản xuất hiện đại để có thể nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Điều này cũng đã được khẳng định tại nghiên cứu của Linda Low (2000) [8], trong tác phẩm Giáo dục đào tạo kỹ năng và phát triển quốc gia, kinh nghiệm và những bài học từ Singapore, thì người lao động nói chung, HSSV nói riêng học hỏi được 10% từ lớp học, 20% từ đồng nghiệp và 70% từ những người hướng dẫn chuyên môn từ nơi làm việc thực sự. - Có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. - Có điều kiện để tiếp cận được với môi trường sản xuất thật, với nhịp độ khẩn trương của sản xuất công nghiệp với mục tiêu phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, những điều mà ở nhà trường không thể có được. Nhờ vậy, sớm hình thành được tác phong lao động công nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp. Với những lợi ích nên trên, mối quan hệ này ở nhiều nước đã được quy định thành các điều khoản cụ thể trong luật giáo dục cũng như luật doanh nghiệp. Ở nước ta, Nhà nước cũng đã có chủ trương tăng cường mối quan hệ giữa trường và DN trong đào tạo nhân lực. 3.3. Các mức độ phối hợp giữa trường và DN để phát triển CTĐT Tùy theo nhu cầu và khả năng của trường và DN, mối quan hệ có thể chia thành 2 mức độ sau: phối hợp toàn phần, phối hợp một phần. a) Phối hợp toàn phần: 295
  9. Phối hợp toàn phần bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình phát triển CTĐT, bắt đầu từ việc xác định NCĐT, thiết kế các khóa đào tạo, triển khai các khóa đào tạo cho đến đánh giá kết quả các khóa đào tạo. b) Phối hợp một phần: Phối hợp một phần là việc thực hiện một hoặc một số khâu trong toàn bộ quá trình phát triển CTĐT đã nêu ở trên tùy thuộc và khả năng và nhu cầu của đôi bên. Tùy thuộc nhu cầu và khả năng của trường và của DN để các bên thiết lập một số hoạt động để quản lý quá trình phát triển CTĐT với nhiều mức độ khác nhau. Mặt khác cũng phải lưu ý là cần có những cơ chế và chính sách phù hợp từ Nhà nước, nhà trường và DN để phát triển bền vững mối quan hệ này. Như vậy, nếu nhận diện đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu của mối quan hệ DN với GDNN và tuân theo những nguyên tắc, nội dung và lợi ích của mối quan hệ thì sẽ khuyến khích DN tham gia vào đào tạo, giúp các trường cao đẳng chủ động tiếp xúc nhiều hơn với các DN khác cùng ngành nghề nhằm hỗ trợ toàn bộ hoặc một số khâu trong chu trình đào tạo. Trường và DN không chỉ dùng lại ở phát triển nội dung CTĐT (curriculum) như lâu nay, mà còn phải cùng nhau quản lý phát triển CTĐT (programme) là các khoá đào tạo, bao gồm tổng thể tất cả các hoạt động phối hợp từ khâu xác định NCĐT, lập kế hoạch và thiết kế các khoá đào tạo cho đến tổ chức triển khai và đánh giá kết quả các khoá đào tạo. Có thể nói, tiếp cận quan hệ trường và DN là cách thức phù hợp để GDNN trân trọng sự đóng góp của nhiều DN, nâng cao vị thế của DN, từ đó khuyến khích DN cùng tham gia quản lý phát triển CTĐT tại các cơ sở GDNN nói riêng và cơ sở đào tạo nói chung./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh. (1949). Toàn tập, Sđd, t.8, tr 137-138), NXB Sự thật, Hà Nội. 2. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục. 3. Thủ tướng Chính phủ. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. 4. Viện Năng suất quốc gia- Vietnam Productivity Center. (2012). Báo cáo Năng suất Việt Nam 2012. 5. Viện Năng suất quốc gia-Vietnam National Productivity Institute-VNPI. (2015). Báo cáo Năng suất Việt Nam 2015. 6. Viện Khoa học GDNN. (2017). Báo cáo GDNN Việt Nam 2017. 7. VCCI (Việt Nam) và USAID (Mỹ). (2018). Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh 8. Wok Alvin. (2017). A Model of Strategic HRM of Singapore -Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Singapore, Trình bày tiếng Anh tại Đồng Nai, tháng 6 năm 2017. 296
nguon tai.lieu . vn