Xem mẫu

  1. Học tiếng Thái: Bảng chữ cái tiếng Thái Trở ngoại đầu tiên khi học tiếng Thái là nắm được chữ viết. Bảng chữ cái của tiếng Thái có 44 phụ âm cơ bản, các nguyên âm và một số dấu chính tả. Bạn cần phải xác định ngay từ đầu phương châm học tiếng Thái bằng chữ Thái, không nên dựa vào các hệ phiên âm vì phiên âm thường không hoàn toàn chính xác. CHỮ CÁI CÒO CẠI TIẾNG ANH: GOO GAI TIẾNG THÁI: กอ ไก ÂM ĐỌC: K/K NHÓM: TRUNG Ở bài này tôi giới thiệu chữ cái phụ âm đầu tiên trong bảng chữ cái, đó là CÒO CẠI. Chữ cái này có ba hình thức như ở trên, hình thức thứ nhất là chữ viết tay, hình thức thứ hai là chữ in thường, và hình thức thứ ba là chữ in tiêu đề hay bảng hiệu. Hình thức cuối cùng đôi khi rất khác hai hình thức đầu, dễ gây nhầm lẫn cho người mới học.
  2. Thực ra chữ này biểu thị âm [k], người Thái khi đánh vần thì thêm âm o vào sau, đọc thành CÒO. Còn CÀI là con gà, do chữ này ghép với âm ai mà đọc thành. Kết hợp ko với kai thành một cái tên có giá trị phân biệt với các âm tương tự khác trong bảng chữ cái. Như vậy CÒO CẠI có nghĩa là "chữ cái CÒO trong chữ CẠI con gà", cũng giống như người Việt nói bê bò để chỉ chữ B hay pê phở để chỉ chữ P vậy. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, người ta ghi tên của chữ này là GOO GAI, vì người Anh không đọc được chữ k cứng, không bật hơi. Âm k trong tiếng Thái gần giống c hay k tiếng Việt. Tôi sử dụng âm Việt để gọi chữ này là CÒO CẠI. Về phân loại, chữ CÒO CẠI thuộc nhóm trung (mid-class), gọi
  3. tắt là phụ âm trung. Tôi dùng màu xanh lá cây để biểu thị phụ âm trung. Cần phải ghi nhớ phân nhóm để có thể đọc đúng thanh điệu tiếng Thái. Các phụ âm nhóm trung có thể đi với tất cả các dấu thanh điệu. Về giá trị âm đọc, khi là phụ âm đầu chữ này đọc là [k], là phụ âm cuối cũng đọc là [k], để ghi giá trị này, người ta viết tắt [k] / [k]. Lưu ý nhiều phụ âm Thái có giá trị âm đầu khác với âm cuối. Chữ Thái viết tên phụ âm này là กอ ไก. Tên gọi này gồm hai thanh điệu, thanh thứ nhất là thanh trung bình (mid tone) đọc gần như thanh huyền của tiếng Việt. Thanh thứ hai là thanh thấp (low tone) đọc gần như thanh nặng của tiếng Việt. Thêm nữa, trong chữ กอ CÒ thì phụ âm đứng trước nguyên âm, còn trong chữ ไก CÀI phụ âm đứng sau nguyên âm. Vị trí bất thường này khiến tiếng Thái khó học đọc hay đánh vần hơn nhiều thứ tiếng khác. BÀI TẬP: Bạn có nhận ra chữ CÒO CẠI trong tấm biển dưới đây không? THÀANG ỌOC có nghĩa là lối ra. CHỮ CÁI CHÒO CHÀAN TIẾNG ANH: JOO JAAN TIẾNG THÁI: จอ จาน ÂM ĐỌC: CH/T NHÓM: TRUNG
  4. Đây là chữ thứ 8 trong bảng chữ cái, nhưng chúng ta học ngay ở bài này vì đây là chữ hay sử dụng thứ hai trong nhóm trung. Chữ này phát âm như CH của tiếng Việt theo cách phát âm nhẹ của người Hà Nội. CHÒO CHÀAN nghĩa là chữ CHÒO trong từ CHÀAN là chiếc đĩa đựng thức ăn hay trái cây. Ở đây hai phụ âm đều đọc dài. Tiếng Thái còn có phụ âm ngắn nữa. Việc phân biệt phụ âm ngắn và dài rất quan trọng trong việc nghe hiểu tiếng Thái. Để ký hiệu phụ âm dài, chúng ta sẽ viết hai nguyên âm liên tiếp, như AA, EE v.v.
  5. Giá trị của chữ này: khi đứng đầu âm tiết, đọc là CH, khi đứng cuối đọc là T. Về phân loại, CHÒ CHÀN thuộc nhóm trung, có thể kết hợp với 4 dấu thanh điệu. Chữ Thái viết tên phụ âm này là จอ จาน. Tên gọi này gồm hai thanh trung bình (mid tone) đọc gần giống thanh huyền của tiếng Việt. THANH ĐIỆU Tiếng Thái có 5 thanh điệu, ít hơn tiếng Việt một thanh và nhiều hơn tiếng Bắc Kinh một thanh. Các thanh điệu gồm có: 1. Thanh trung (mid tone) 2. Thanh thấp (low tone) 3. Thanh xuống (falling tone) 4. Thanh cao (high tone) 5. Thanh lên (rising tone) Trong bài 1 chúng ta làm quen với thanh trung và thanh thấp. Thanh trung đọc giữa thanh ngang và thanh huyền của tiếng Việt, gần với thanh huyền hơn. Thanh thấp đọc giữa thanh huyền và thanh nặng, gần với thanh nặng hơn. BÀI TẬP Bạn có nhận ra chữ CHÒO CHÀAN trong tấm biển này không?
  6. Haam chọot wàn khuu nghĩa là Cấm đỗ ngày chẵn MỘT SỐ CÂU GIAO TIẾP Ngôn ngữ Lào-Thái có những nét tương đồng nhất định. Quý khách có thể tự mình làm quen với một số câu giao tiếp khi đi du lịch những nước này. Tiếng Việt Tiếng Lào Tiếng Thái Xa-vặt-đi (Xa-vặt- đi – khrắp, Xin Chào Xa-bai-đi kha) lịch sự Tạm biệt La-còn La-còn Em tên gì? Nọng-xừ-nhắng? Noóng-xừ-alay-na? Tôi tên ĐỊNH Khỏi-xừ ĐỊNH Pỗm - xừ ĐỊNH Cám ơn! Khộp chay Khọp khun ! Tôi là người Việt Nam Khỏi-pền-khôn - Việt – Nam Phỗm - pền – khôn - Việt – Nam Cho tôi nước (ở nhà hàng) Khó - nặm - đừm! Khó - nam – prào Cho tôi đá lạnh Khó- nặm – còn! Khó - nam – khéng! Cho tôi cơm! Khó - têm - khau! Khó - khao - khrắp! Cái này bao nhiêu? (Mua sắm) Ăn – ni – thau – đáy? Thau – rày khrắp? Giảm giá được không? Lụt-la-kha-đảy bò? Lốt-la-kha-đay-máy? Đắt quá! Pheng-phột!Phèng lái Pheng dzỡ!
  7. Xin lỗi Khó thột Thốt! Số đếm: Môt Nừng Nừng Hai Xỏng Xóong Ba Xám Xám Bốn Xi Xì Năm Ha Ha Sáu Hôốc Hôộc Bảy Chết Chệt Tám Pẹt Pẹt Chín Kạu cao Mười Xíp Xíp Hai mươi Xao Dzì-xíp Hai mươi mốt Xao - ết Dzì-xíp ết Ba mươi Xám – xíp Xám - mựn Một trăm lói rói nựng Một ngàn Phăn nựng Phăn
nguon tai.lieu . vn