Xem mẫu

  1. HỌC THUYẾT "Ý TƯỞNG" Đây là trọng tâm tư tưởng của Plato; và học thuyết này chính là nền tảng siêu hình; từ đó, tất cả những đề tài khác như luân lý, chính trị ... được xây dựng, thông qua ngả đường của tri thức luận. Phần chính yếu về học thuyết này không nhiều, nhưng nó thấm nhập tất cả mọi nơi trong các lý thuyết của Plato. 1. Huyền thoại Hang Động Plato trình bày thuyết ý tưởng trong một huyền thoại trứ danh, "Huyền Thoại Hang Động". Chúng ta ghi nhận một vài nét đại cương sau đây : Thế giới con người giống như một hang đá; trong đó có một đám tù nhân bị xiềng, quay mặt vào vách tường. Họ chỉ có thể thấy được bóng của những sinh hoạt đích thực, được chiếu qua miệng hang và in bóng trên vách đáy hang. Khi đó, các tù nhân sẽ tưởng các bóng đó như là đối tượng thực sự. Nhưng nếu có tù nhân nào được thả ra và thấy tận mắt chính các sự vật ở ngoài và nguồn ánh sáng thật, hắn sẽ khám phá ra một thế giới khác hẳn. Nhưng khi trở vào hang, thuật lại cho các bạn về các điều mình đã mắt thấy tai nghe. Nhưng những người này không tin và chế nhạo hắn. Đó là thân phận của con người tại thế. Ở trần gian này, con người bị "mờ mắt" vì những ảo ảnh sai lạc do giác quan mang lại; nhưng giác quan lại chỉ thấy được những điều không vững chắc, hay thay đổi, phù phiếm. Chỉ có các ý tưởng mới thật là thực tại, trong một thế giới vĩnh cửu, trường tồn. Các sự vật trần gian chỉ 2. Thế giới Ý Tưởng Ý tưởng là gì ? Đó là một "mô hình" mẫu của tất cả những sự vật cùng một loại. Anh Xoài và anh Mít, đều chỉ là phản ảnh của một ý tưởng "người"; cái bàn tròn và cái bàn vuông cũng chỉ là phản ảnh của một ý tưởng "bàn"...v....v... Hơn nữa, các ý tưởng cùng một giống như ý tưởng "bò" và ý tưởng "ngựa" đều cùng liên hệ đến ý tưởng "loài có vú"; Rồi ý tưởng "loài có vú" lại liên hệ đến ý tưởng "phụng hoàng", vì cả hai cũng liên hệ đến ý tưởng loài thú động vật. Đó là lý thuyết "thông dự". Ông cho rằng sở dĩ ta có thể có một phán quyết, nghĩa là gắn một thuộc tính này với một thuộc tính khác, là vì trên thế giới ý tưởng, những ý tưởng của thuộc tính đó qui hướng về nhau; chẳng hạn ý tưởng "lạnh" thông dự với ý tưởng "tuyết". Như vậy, phán quyết cũng là nêu lên tính chất thông dự đã có từ đời đời trong thế giới ý tưởng. Từ đó, Plato có thể cắt nghĩa được lý do của sự những biến chuyển trong thế giới. Sự vật xuất hiện dưới hai khía cạnh như thể đối lập nhau : đơn thể và đa thể; đơn thể, vì cùng tham dự vào một ý tưởng; đa thể, vì các sự vật đó là những hiện thân bất toàn và dị biệt trong thế giới. Hơn nữa, học thuyết ý tưởng của Plato cũng có thể cắt nghĩa được sự biến chuyển mà không cần có sự can dự của hư vô. Nếu không, người ta sẽ gặp khó khăn khi giải thích sự biến chuyển như một quá trình chuyển tiếp từ hữu thể, rồi thôi không còn là hữu thể (hư vô), để có thể biến thành một hữu thể khác. Sau hết, tùy theo mức tham dự vào ý tưởng, mà các sự vật có thể phát triển và tiến đến giai đoạn hoàn bị hơn. Plato đồng ý về những hiện tượng biến chuyển trong vũ trụ. Nhưng ông chỉ coi đó như là những cố gắng của sự vật để tiến gần tới ý tưởng bất biến mà thôi.
  2. Ta thấy rằng, trong học thuyết lý tưởng của Plato, những khái niệm, theo kiểu Socrate, đã được biến thành nhưng thực tại hiện hữu thật, trường tồn, hoàn toàn khả tri, và là nguyên nhân của mọi thực tại khác. Đó là điểu, sau này người ta gọi là khuynh hướng duy thực (réalisme). III. QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ Tư tưởng tôn giáo của Plato không rõ ràng. Nhưng chắc chắn là ông tin nhận Thượng Đế và tinh thần tôn giáo thấm nhuần tất cả các tác phẩm của Plato. Trong quyển "Les Lois", Plato nói : "triết lý nhất thiết là tôn giáo". Plato lên án gay gắt những người vô tín ngưỡng cũng như những người có niềm tin sai lạc về các thần thánh. Với những người vô tín ngưỡng, ông minh chứng sự hiện hữu của Thượng Đế bằng niềm tin của tòan thể nhân loại và sự tuần hoàn trật tự của vũ trụ. Ông cho rằng trong trật tự của vũ trụ có một "nghệ thuật", qua đó ta có thể nhận ra Thượng Đế. Ông kể ra những thái độ sai lạc về thần thánh như sau : tưởng rằng các thần không chú ý gì tới con người; có thể làm hòa với các thần bằng việc cúng tế và cầu nguyện; chấp nhận những chuyện tục tĩu của các thần. Plato tin rằng rằng mọi sự vật đều thấm nhuần thần thánh. Ông không chấp nhận một thứ vật lý học sai lạc, coi vũ trụ như một bộ máy vĩ đại. Plato cho rằng vũ trụ có một linh hồn cao siêu; vũ trụ được các thần sắp đặt tương tự như một người chơi cờ tướng. Người ta có thể chấp nhận giải thích của Robin về quan niệm Thượng Đế của Plato như sau : - Trên hết là Thiên Chúa, Ngài là Đấng "sống động tự nội". - Kế đến là Thần Tạo Hóa (Démiurge), Đấng đã làm nên vũ trụ. - Rồi đến Linh Hồn Vũ Trụ hay các "thần hữu hình"... 1. Thiên Chúa Về Thiên Chúa, quan niệm của Plato không rõ ràng lắm. Ông dè dặt trong việc lựa chọn từ ngữ nói về Thượng đế. Không thấy triết gia xử dụng danh từ Théos; trong cuốn "République" Plato nói đến việc chiêm ngưỡng thế giới Siêu Việt, để thừa nhận và kính bái "Vầng Nhật Quang Minh". Ông không biết gọi bằng danh từ nào thích hợp hơn là danh từ "Thiện". Khi về già, Plato trình bầy một số đặc tính của Thượng Đế như Công Chính hoàn toàn, Thông Minh tuyệt vời. Thượng đế là Thiện hảo mà cũng là trí năng sáng suốt. Ngài là ý tưởng mà cũng là nguồn hạnh phúc vô tận. Plato không cho ta biết Thượng đế có quan tâm tới hạ giới hay không . Có lẽ triết gia có một quan niệm về một Thượng Đế hoàn toàn siêu việt, nên việc tạo dựng vũ trụ dành cho Thần Tạo Hóa. Mặt khác, Plato cũng không cho chúng ta thấy rõ Thượng đế có phải là một Ngôi vị hay chỉ là một thứ tiềm lực của vũ trụ. 2. Thần Tạo Hóa Plato cho rằng vũ trụ này được hình thành do Thần Tạo Hóa (Démiurge). Thần Tạo hóa sử dụng hai yếu tố để làm nên vũ trụ : * Thế giới của những ý niệm vĩnh cửu
  3. * Chất liệu chưa có hình thù, nhưng có khả năng tiếp nhận những mô thể mà Thần ban cho. Thần Tạo Hóa lấy mẫu nơi các ý niệm vĩnh cửu để làm ra thế giới. Thần Tạo Hóa ban cho thế giới một linh hồn vũ trụ, nó ở khắp nơi và làm cho vũ trụ sinh động như một vật sống động. Rồi Thần Tạo Hóa còn làm ra bốn loại khác, đó là : Thần thánh; các loài chim; các loài cá; và các vật sống động trên mặt đất, trong đó có con người. IV. VŨ TRỤ QUAN 1. Hai thế giới Lý thuyết của Plato đã mang lại một sự phân biệt thành hai thế giới : thế giới ý tưởng và thế giới khả giác. Thế giới lý tưởng là kiểu mẫu cho mọi sự vật ở trần gian. Hai thế giới vẫn có liên lạc mật thiết; nhưng thượng giới chiếm ưu thế hơn, vì là kiểu mẫu và lý cứu cánh của hạ giới. Người ta gọi khuynh hướng của Plato là "nhị nguyên" và Nietzsche tố cáo khuynh hướng nhị nguyên của Plato đã đè nặng trên thế giới tây phương như một lời nguyền rủa. Người ta cho rằng sự phân biệt của Plato là một công việc vô ích. 2. Vấn đề sáng thế Vũ trụ này là công trình của Thần Tạo Hóa (Démiurge). Triết gia hình dung công tác của Đấng Hóa công theo cách thức người thợ gốm : nhìn mẫu mã nơi các ý tưởng và dùng vật chất để nắn nên muôn vật. Vũ trụ thành hình như thế không phải là do một công trình sáng tạo từ hư vô, vì trước đó, vật chất vẫn có. Người Hy lạp thực sự không có quan niệm sáng thế như tinh thần Do Thái Kitô giáo. Hơn nữa, tuy vật chất chỉ là nguyên liệu, nhưng Plato cũng cho rằng thần Tạo Hóa đã gặp nơi vật chất một trở lực đáng kể: vì tuy kiểu mẫu là tốt đẹp và hoàn hảo, vì " Thượng Đế tốt lành và từ nguồn thiện hảo chỉ xuất hiện ra những điều thiện mà thôi "; nhưng Thần Tạo Hóa, đụng phải trở lực của vật chất, chỉ tạo nên được những sự vật có nhiều khuyết điểm. Vật chất là một thử thách đối với quyền lực của Thần Tạo Hóa. V. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PLATON 1. Quan Niệm Về Quốc Gia lí tưởng Toàn bộ những tư tưởng về chính trị xã hội của Platon được gói gọn trong mô hình “Quốc gia lí tưởng” mà ông đã dày công gầy dựng suốt cả cuộc đời. Trong mô hình quốc gia lí tưởng ấy ta thấy nó thể hiện đầy đủ tất cả các vấn đề của đời sống mà xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn đang băn khoăn suy nghĩ.Vậy quốc gia lí tưởng đó như thế nào? Đó là một quốc gia trong đó mọi người luôn được sống êm đềm hạnh phúc, đầy đủ và thoả mãn với những gì mà họ đã tạo ra: “người ta sẽ sản xuất lúa, rượu, áo quần, giày dép, nhà cửa. Họ sẽ làm việc lưng trần trong mùa hạ và mang áo ấm trong mùa đông. Họ tự nuôi sống bằng lúa mì, xay bộ, bánh nướng, họ ngồi ăn trên chiếu hoặc trên lá, ngả lưng vào giường hoặc vào thân cây. Họ ăn uống với gia đình, uống rượu do họ làm lấy, mang những vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng thần linh, sống trong hoà nhã êm ái không để cho nhân khẩu vượt quá phương tiện sinh nhai vì họ biết lo xa, sợ đói nghèo và chiến tranh…”.[9]
  4. Về quan hệ xã hội thì mọi người đều phải có những vai trò và nhiệm vụ riêng theo từng giai cấp đã được phân chia. Làm đúng theo nhiệm vụ ấy là bảo vệ và xây dựng đời sống hạnh phúc. Mọi người đều phải được học hành, không có chiến tranh, kể cả ngoại chiến lẫn nội chiến; các quan chức lãnh đạo phải là những triết gia vì những người như họ mới đủ khả năng sáng suốt lãnh đạo, và tất nhiên họ không được tham nhũng vơ vét của cải của dân. Những của cải của người dân làm ra phải được phân chia một cách đồng đều để không ai quá giàu hoặc quá nghèo. Và tất nhiên, xã hội đó là một xã hội quý tộc dân chủ, tất cả mọi tài năng đều có cơ hội phát triển đồng đều, dù là con vua hay con chúa cũng bắt đầu ngang nhau. Trong chế độ này hoàn toàn không có giai cấp, không có vấn đề cha truyền con nối, nếu không có năng lực thì sẽ bị đào thải, dù là con vua. Bàn về nhà nước lí tưởng của Platon thì người khâm phục cũng nhiều mà người chê bai cũng không ít. Cái được với ông là mặc dù nhiều người cho nó là một xã hội “không tưởng” thế nhưng nó đã có cả một cơ sở về sau đó là giáo hội Thiên Chúa giáo La mã sống theo tinh thần của ông suốt hơn một ngàn năm ở châu Âu và gần đây nhất có nhà nước Cộng Sản Liên Xô hay như nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng cái mất là xã hội chính trị lí tưởng của ông mặc dù được che đậy bằng những ý tưởng rất tốt đẹp như công bằng hạnh phúc nhưng nó đã không bảo đảm được những vấn đề cơ bản của cá nhân bởi “những mối nguy hiểm đều bắt nguồn từ những ý định rất tốt đẹp là xác lập sự công bằng chung cho mọi người”.[19] Thứ nhất ông đã phạm một sai lầm trầm trọng khi ông đã quá xem thường những giai cấp dưới trong việc phân chia giai cấp. Ông đã quá lí tưởng vấn đề trật tự mà quên đi rằng con người rất cần và rất quan trọng vấn đề tự do vì họ không phải là những con robot để có thể đặt định như thế nào cũng được. Thật ra, những giai cấp dưới không phải không biết làm chính trị, chỉ tại bởi lằn ranh giai cấp đã bó buộc và ngăn cản bước tiến của họ. Nếu có điều kiện, họ cũng làm chính trị rất giỏi và rất xuất sắc. Chúng ta cũng từng nghe ông Abraham Lincoln, một tổng thống Mỹ, vốn xuất thân là một anh đánh giày đó thôi. Vì thế, việc phân chia giai cấp của ông “không khác gì nhà côn trùng phân loại các côn trùng. Ông tạo ra các huyền thoại để bắt dân chúng tin tưởng vào sự phân loại ấy”.[20] Đối với vấn đề bế môn toả cảng ngăn chận phát triển kinh tế để bảo vệ nhà nước là một sai lầm nghiêm trọng bởi chúng ta đâu có cản ngăn được những cái từ bên ngoài đưa vào mà quan trọng là ta phải củng cố nội lực để nó không làm mình biến chất. Xã hội càng ngày càng toàn cầu hoá thì làm sao mà đóng cửa trong nhà dạy nhau. Ngoài ra ông đã không nhận thấy được sự quý giá và thiêng liêng trong tình cảm vợ chồng, cha mẹ với con cái, ông đã không tiên liệu được tính ghen của người đàn ông và kể cả tình mẫu tử thiêng liêng của người đàn bà vì thế ông mới chủ trương chồng chung vợ chung, con cũng chung và như vậy ông đã xúc phạm đến phong tục tập quán và đạo đức sơ đẳng của con người. “khi ông muốn phá vỡ đời sống gia đình, ông đã phá vỡ điều kiện cho của một nếp sống đạo đức. Chế độ cộng sản chẳng qua chỉ là một
  5. chế độ gia đình được nới rộng cho toàn dân, khi đã kích gia đình, Platon không biết rằng ông đã phá vỡ nền móng của xã hội lí tưởng mà ông sắp xây cất”.[21]Do vậy, Will Durant mới nhận xét: “Quốc gia của Platon là một quốc giai thủ cựu, thuật chính trị của Platon thiếu sự tế nhị mềm dẽo, nó đề cao trật tự mà không đề cao sự tự do, nó thích cái đẹp mà không biết nuôi dưỡng nghệ sĩ
nguon tai.lieu . vn