Xem mẫu

  1. HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CHO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Trần Thị Lan Thu, Ngô Văn Đức, Bùi Thị Nga Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà Nội Tóm tắt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt là đào tạo trực tuyến (ĐTTT) dựa trên công nghệ truyền thông, mạng Internet được coi là một trong công cụ hữu hiệu để cung cấp cho mọi người cơ hội học tập thường xuyên, học suốt đời. ĐTTT đòi hỏi nguồn học liệu khác với học liệu truyền thống trên nhiều phương diện. Sự khác biệt đó đang trở thành đối tượng quan tâm và có nhiều nghiên cứu về thiết kế, phát triển học liệu ĐTTT. Bài viết phân tích sự cần thiết, vai trò của HLĐT và các vấn đề liên quan của HLĐT đối với phương thức ĐTTT, đồng thời đề cập một số mô hình giảng dạy và thiết kế bài giảng trực tuyến phổ biến có thể vận dụng trong việc xây dựng HLĐT. Cùng với đó, nhóm tác giả chia sẻ kinh nghiệm xây dựng HLĐT tại Trường Đại học Mở Hà Nội. Qua đó cho thấy việc triển khai ĐTTT không chỉ là ứng dụng CNTT để chuyển lớp học trực tiếp gặp mặt lên lớp học trực tuyến mà ĐTTT có kết hợp HLĐT sẽ đổi mới phương pháp dạy học, mang lại nhiều lợi ích cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa: Học liệu điện tử, Thiết kế học liệu, Đào tạo trực tuyến. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người học có thể dễ dàng tiếp cận với nội dung bài giảng và giảng viên mà không phải đến trường lớp hoặc gặp mặt trực tiếp. Điều đó được khẳng định thêm khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ đầu năm 2020 và lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến con người phải hạn chế giao tiếp trực tiếp, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phương thức ĐTTT trên diện rộng từ học sinh cho đến sinh viên đại học để tổ chức các lớp học qua mạng thay thế cho lớp học tập trung (gặp mặt trên lớp) đã không phát huy vai trò của HLĐT trong ĐTTT. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ĐTTT là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học; HLĐT là một 333
  2. trong những yếu tố quan trọng nhất, cần chú ý nhiều và đủ thời gian để xây dựng và phát triển chúng [6]. Các học giả, chuyên gia đã đưa ra nhiều dạng học liệu khác nhau và những mô hình, ý tưởng để thiết kế khóa học, học liệu ngày càng đáp ứng tốt hơn việc dạy và học. Việc thiết kế bài giảng, học liệu thể hiện sự chuyển đổi từ một mô hình học tập thụ động sang mô hình học tập tích cực [5]. Vậy HLĐT có vai trò thế nào, mô hình xây dựng, thiết kế HLĐT phổ biến hiện nay và với kinh nghiệm triển khai tại Trường Đại học Mở Hà Nội, các nội dung của bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và làm rõ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đào tạo trực tuyến Bước sang kỷ nguyên công nghệ, nền giáo dục trên toàn thế giới đã có những bước chuyển mình mang tính lịch sử, ĐTTT ra đời đến nay đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt được những kỹ năng cần thiết cho công việc ở thế kỷ XXI. Belawati và Baggaley (2010) đã nêu ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấn mạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảm thiểu các rào cản xuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính [4]. Một số chuyên gia cho rằng việc sử dụng tài liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm giúp đạt được lợi ích kinh tế do quy mô đem lại, điều đó làm nên sự phát triển của ĐTTT. Khi hệ thống học liệu đa phương tiện được chuẩn bị sẵn thì người học có thể chủ động quá trình học tập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình. Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dưới các góc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung xoay quanh quan điểm về lý thuyết phát triển ĐTTT của Bates, A. W. (2005) và Moore và Anderson (2003): ĐTTT là việc sử dụng các CNTT và máy tính nhằm tạo ra các trải nghiệm học tập; ĐTTT thiên về sự độc lập và tự chủ trong học tập, với bốn thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập, đó là: người dạy, người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập [2], [9]. Ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền tảng khác, đó chính là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT (Resta và Patru, 2010) [10]. Lợi ích cũng như những hạn chế của ĐTTT được nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra như: khả năng của người học tiếp cận các khóa học dễ dàng hơn do có sẵn thông qua Internet nên phù hợp hơn so với cách học truyền thống; Nội dung học tập được chia sẻ cho nhiều người, sinh viên có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, chủ động về thời gian và 334
  3. nội dung học lựa chọn thời gian theo học (Beatrice, 2011) [4]. Urdan và Weggen (2000) thì gợi ý rằng ĐTTT có thể dẫn đến tỷ lệ duy trì cao hơn do các tài liệu được cá nhân hóa và phản ánh các kiểu học khác nhau. Tuy nhiên sự phát triển của các công cụ học tập trực tuyến đang tạo cơ hội cho các yếu tố này xuất hiện và ĐTTT đang phát triển thành một lớp học, trường học ảo [3]. Thay vì chỉ đào tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ chức theo một quy mô rộng lớn hơn, với khoảng cách lớn hơn, thậm chí đào tạo theo số lượng lớn trên toàn thế giới. Theo Zhang (2003), sự phát triển của hình thức ĐTTT trong các tổ chức giáo dục không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đào tạo truyền thống, mà nó còn có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn cho một số tổ chức hoặc chương trình đào tạo bởi những ưu thế vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục [12]. 2.2. Học liệu điện tử Học liệu được hiểu một cách chung nhất là các phương tiện vật chất lưu giữ hoặc phản ánh nội dung tri thức, đóng vai trò phương tiện cho việc dạy và học. Học liệu bao gồm 2 yếu tố: lưu trữ thông tin và nội dung tri thức. Có nhiều cách phân loại học liệu khác nhau dựa trên cách tiếp cận và tiêu chí: Phân loại theo tính chất nội dung gồm có học liệu cơ bản, học liệu bổ trợ; Phân loại theo tính chất công nghệ: học liệu truyền thống (in ấn), học liệu nghe nhìn truyền thống (băng, đĩa CD, VCD,…), học liệu điện tử (là học liệu dùng trong ĐTTT). Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, ngày nay việc học tập không chỉ thông qua sách giáo khoa, giáo trình, các nội dung đã được số hóa, điện tử hóa để đáp ứng việc học tập qua mạng internet và các thiết bị điện tử. Do vậy, học liệu điện tử là một thành phần rất quan trọng trong ĐTTT. Thiết kế và phát triển HLĐT là một trong 9 tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng ĐTTT (Belawati và Baggaley, 2010) [3]. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “học liệu điện tử”. Một số tác giả cho rằng HLĐT là những đơn vị kiến thức, đơn vị học tập (Learning Objects) nhỏ nhất, từ đó để xây dựng giáo trình hay bài giảng môn học. Đồng thời, từ một đơn vị học liệu, người ta có thể tái sử dụng (reusable) để xây dựng nhiều giáo trình, giáo án khác nhau. Phần nhiều chuyên gia đưa ra cách hiểu đan xen “học liệu điện tử” có thể là những đơn vị kiến thức/học tập và đồng thời bài giảng đã được xây dựng từ các đơn vị kiến thức/học tập được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ nhằm phục vụ việc dạy và học trên máy tính; dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v… và cả tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên; HLĐT bao gồm: sách/giáo trình, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo. Còn theo quy định của Bộ Giáo 335
  4. dục và Đào tạo Việt Nam, HLĐT là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo... [1]. Có thể thấy là HLĐT bao gồm các dạng thức thiết kế nội dung và định dạng về kỹ thuật. Với sự phát triển của CNTT, HLĐT có thể đáp ứng tính “mở” với phương pháp thiết kế bài giảng và ứng dụng công nghệ đa dạng, phong phú hơn như các tình huống dạy-học, phần mềm học và luyện tập thông qua trò chơi, ứng dụng mô phỏng, thí nghiệm ảo, công nghệ trí tuệ nhân tạo… Từ đó, HLĐT có ưu điểm hỗ trợ người học trong quá trình tự học, dễ dàng tiếp cận, thuận tiện sử dụng. Cơ sở đào tạo có thể dễ dàng cập nhật, sử dụng HLĐT trên phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng học liệu điện tử cần đầu tư nhiều nguồn lực như đội ngũ giảng viên, kỹ thuật, phương pháp, thời gian, kinh phí, và có liên quan một số vấn đề về quản lý như vấn đề bản quyền, yêu cầu đảm bảo về chuyên môn, kỹ thuật-công nghệ xây dựng học liệu tương thích với các thiết bị sử dụng,…; đồng thời về phía người học, để có thể mở sử dụng HLĐT, người học cần phải có thiết bị hoặc cả mạng internet. Hiện nay các HLĐT được các cơ sở giáo dục, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp cho người học có nhiều loại hình rất đa dạng, nhìn chung có thể phân loại theo các cách tiếp cận như sau: - Phân loại theo tính chất nội dung: HLĐT cơ bản và HLĐT bổ trợ. - Phân loại theo tính chất công nghệ sản xuất, đóng gói học liệu: HLĐT định dạng text, video, audio, đa phương tiện, mô phỏng (simulation), ebook, multimedia book, HLĐT ứng dụng gamification, HLĐT tương tác… - Dựa vào khả năng tương tác: HLĐT tĩnh (là dạng học liệu đóng gói, người dùng không thể tương tác trong quá trình sử dụng), HLĐT động (cho phép người dùng có thể tương tác với học liệu như thay đổi thông số, tìm kiếm thông tin, đưa ra các yêu cầu và có thông tin phản hồi,…). 2.3. Vai trò của học liệu điện tử trong đào tạo trực tuyến Học liệu điện tử là thành phần không thể thiếu trong đào tạo trực tuyến. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì HLĐT là điều kiện để triển khai đào tạo trực tuyến [1]. Đặc biệt với đối tượng người học từ xa, không giới hạn về độ tuổi, trình độ, nhu cầu, thậm chí còn có những người học là người khuyết tật,... 336
  5. Vai trò của HLĐT đối với ĐTTT được thể hiện bằng sự đóng góp về nội dung và phương pháp dạy-học. Trong đào tạo truyền thống, nội dung kiến thức do giảng viên trực tiếp giảng dạy, các tài liệu tham khảo và thông tin liên quan bị hạn chế do thời gian, khả năng truyền tải, các khó khăn về môi trường quan hệ, giao tiếp... Nhưng trong ĐTTT với HLĐT, nội dung kiến thức được số hóa, các nguồn tài liệu học tập đã được số hóa, các bài giảng của giảng viên được ghi lại và lưu trữ có thể xem lại nhiều lần, về phương pháp dạy-học cũng có nhiều thay đổi. HLĐT là nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu mà học viên chủ động học tập, vai trò của giảng viên trong ĐTTT sẽ trở thành người hỗ trợ quá trình nhận thức. HLĐT đóng vai trò tạo mối tương tác giữa người dạy và nội dung học tập, giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học. Bàn về các mối tương tác trong khóa học ĐTTT, Moore và cộng sự cho rằng mối tương tác “học viên - nội dung học” là một trong ba mối tương tác quan trọng mà khóa học ĐTTT cần tạo điều kiện để phát huy hiệu quả và đạt được mong muốn của học viên một cách tốt nhất [9]. Với việc đóng gói những nội dung, kiến thức dạy học dưới nhiều dạng thức và sử dụng siêu liên kết cung cấp các tài nguyên và thông tin đa dạng giúp cho người học có nhiều trải nghiệm và tăng khả năng học hiệu quả hơn, chỉ bằng một cú nhấp chuột. Việc thiết kế HLĐT tăng cường tương tác, kết hợp đồ họa, hình ảnh động hoặc mô phỏng giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu. Đồng thời HLĐT được thể hiện ở các định dạng khác nhau cho phép sinh viên có thể tùy chọn đáp ứng tốt nhất việc học của họ. Học liệu điện tử chứa đựng nội dung dạy-học, lượng kiến thức cần thiết, với phương pháp sư phạm, truyền tải đến người tự học, có thể nói đóng vai trò như một người thày dạy. Việc xây dựng HLĐT đáp ứng những yêu cầu về nội dung kiến thức, về phương pháp sư phạm thiết kế bài giảng, phương pháp truyền tải có thể quyết định đến sự thành công của loại hình đào tạo. Phương pháp sư phạm thiết kế bài giảng phù hợp với người tự học, nguồn học liệu càng phong phú, dồi dào, dễ tiếp cận thì càng giúp người học thuận tiện và dễ dàng lĩnh hội được kiến thức hiệu quả. Có thể nhận thấy với vai trò của HLĐT trong ĐTTT, học tập sẽ là hoạt động chủ yếu, HLĐT và phương pháp tổ chức quản lý khai thác học liệu sẽ là các yếu tố trọng tâm. 2.4. Xây dựng học liệu điện tử Xây dựng HLĐT được xác định là quá trình thiết kế và tạo ra HLĐT trong đó hoạt động cốt lõi đó là thiết kế giảng dạy. Theo Smith & Ragan (2005), thiết kế giảng dạy (Instructional Design) là quá trình mang tính hệ thống và suy nghĩ, một sự chuyển đổi những nguyên lý giảng dạy và phương pháp học tập thành các kế hoạch cụ thể đối với 337
  6. tài liệu dạy-học, hoạt động dạy-học, tài nguyên thông tin, đánh giá học tập [11]. Có thể thấy rằng đây là quá trình mang tính nghệ thuật và khoa học trong việc xây dựng môi trường và những tài liệu dạy học, mang người học từ trạng thái khó có thể tiếp thu kiến thức sang trạng thái có thể tiếp thu lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Hoạt động thiết kế giảng dạy cũng là thực hiện mục tiêu lấy người học làm trung tâm trong ĐTTT. Sản phẩm HLĐT là sự kết hợp của 3 yếu tố chính: kiến thức chuyên môn, phương pháp sư phạm và kỹ thuật công nghệ. Hình 1: Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia xây dựng học liệu điện tử [7] Từ mối quan hệ giữa các yếu tố cho thấy: ● Nếu HLĐT thiếu kiến thức chuyên môn thì đó là một bài giảng kém chất lượng. ● Nếu HLĐT không được thiết kế giảng dạy để phù hợp với ĐTTT thì bài giảng đó thiếu sự tương tác, hấp dẫn và lôi cuốn. ● Nếu HLĐT thiếu kỹ thuật công nghệ thì sẽ rất khó để xây dựng, phát triển và vận hành các khóa học. Theo các chuyên gia về thiết kế các khóa học trực tuyến thì hoạt động xây dựng HLĐT được bao gồm các hoạt động cơ bản như: Phân tích đối tượng, mục tiêu; Thiết kế giảng dạy; Phát triển nội dung; Ứng dụng và Đánh giá. Trong đó, hoạt động thiết kế 338
  7. giảng dạy đóng vai trò cốt lõi và quan trọng nhất, được nhiều nghiên cứu đề cập. Ngày nay, thiết kế giảng dạy được quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực ĐTTT với nhu cầu xây dựng những ứng dụng ĐTTT ngày càng gia tăng. Đồng thời những nhà quản lý giáo dục cũng nhận thức được rằng: đối với những ứng dụng như vậy, để cho việc học tập hiệu quả thì không chỉ đơn giản là thực hiện “trực tuyến hóa” các bản sao chép các quy trình dạy học trong lớp học truyền thống. Thay vào đó những bài giảng cần phải được thiết kế một cách cẩn thận với sự hiểu biết sâu sắc về những đặc trưng, những phương pháp, những mô hình được sử dụng trong ĐTTT (IHEP 2001) [7]. Quá trình nghiên cứu và phát triển thiết kế giảng dạy trên thế giới đã dẫn đến nhiều mô hình thiết kế giảng dạy được đề xuất. - Mô hình ADDIE (Gustafson&Branch, 2002) là một hướng dẫn để phát triển các module thiết kế giảng dạy. Có 5 giai đoạn trong mô hình: phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá [5]. Đây là mô hình được tiếp cận hướng hệ thống, đi sâu vào nhu cầu, mục tiêu học tập và kết quả mong muốn để tạo ra các tài nguyên eLearning. Đây là mô hình mang tính tổng quát, hầu hết các mô hình thiết kế giảng dạy khác đều phát triển dựa trên ADDIE. - Một mô hình thiết kế hệ thống giảng dạy cũng rất phổ biến khác là ASSURE (Heinich, Molenda, Russell, Smaldino, 1999). Mô hình ASSURE là một hướng dẫn cho việc lên kế hoạch và cung cấp những bài giảng được tích hợp dữ liệu đa phương tiện. Mô hình ASSURE bao gồm 6 bước chính: ● Analyze learners: phân tích người học ● State Objectives: xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn ● Select methods, media, material: lựa chọn chiến lược, công nghệ, phương tiện ● Utilize technology, media, material: sử dụng công nghệ, phương tiện ● Require learner participation: yêu cầu học viên tham gia ● Evaluate: đánh giá và sửa đổi Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như các mô hình của Seels và Glasgow (1998), Gagné, Briggs và Wager (1992), Smith & Ragan (1993), Dick & Carey (2001), Kemp, Morrison & Ross (2001). Về các hoạt động thiết kế học liệu cụ thể, Horton (2012) đưa ra các mô hình chi tiết thiết kế giảng dạy gồm có thiết kế các hoạt động dạy học, hoạt động tương tác. Theo đó, các hoạt động dạy học bao gồm hoạt động loại “hấp thụ”, “thực hiện”, “kết nối”, với 339
  8. mỗi loại hoạt động được thiết kế với phương pháp giảng dạy phù hợp [6]. Hoạt động tương tác trong giảng dạy theo Karla Gutierrez (2012) có 4 mức độ tương tác khác nhau: 1) Thụ động - không tương tác; 2) Tương tác hạn chế; 3) Tương tác ở mức độ trung bình; 4) Mô phỏng và học tập dựa trên trò chơi. Mục đích của các dạng tương tác trong e-Learning là thúc đẩy học viên làm việc trong quá trình học. Nếu thiết kế được khóa học có tính tương tác cao, học viên có thể trở nên năng động và tích cực tham gia vào việc học cũng như nâng cao hiệu suất và thành tích. Nếu không có tương tác, học viên sẽ cảm thấy chán và có thể dễ dàng rời khỏi khóa học [8]. 2.5. Kinh nghiệm tại Trường Đại học Mở Hà Nội Trường Đại học Mở Hà Nội đã có nhiều năm triển khai đào tạo trực tuyến (8 ngành đào tạo) cấp bằng đại học hệ từ xa. Trường luôn coi trọng điều kiện đảm bảo chất lượng về học liệu điện tử. Trong những năm qua, Trường đã tổ chức xây dựng gần 400 bộ học liệu điện tử cho các ngành đào tạo. Mỗi bộ HLĐT gồm có: bài giảng điện tử đa phương tiện chủ yếu xây dựng theo chuẩn SCORM; tài liệu hướng dẫn tự học; bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sau mỗi bài học tích hợp trên bài giảng; bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tự ôn tập, đánh giá được sử dụng trên LMS. Với mỗi thành phần được quy định về cấu trúc; thời lượng (đối với bài giảng điện tử), số lượng (đối với ngân hàng câu hỏi) theo số tín chỉ của học phần; định dạng format,... Bộ HLĐT này được coi là học liệu chính sử dụng cho đào tạo trực tuyến. HLĐT được xây dựng trên cơ sở sách, giáo trình môn học và được tổ chức nghiệm thu theo quy trình nhà trường về nội dung, kỹ thuật trước khi cung cấp lên các lớp học trực tuyến. Bên cạnh bộ HLĐT chính, HLĐT bổ trợ gồm có: tình huống thảo luận, chủ đề thảo luận mở, bài giảng chuyên đề bổ trợ, bài giảng trên lớp học trực tuyến được ghi và biên tập lại, bài giảng audio, giáo trình điện tử. Đội ngũ tham gia trực tiếp xây dựng HLĐT gồm giảng viên chuyên môn/chuyên gia, cán bộ thiết kế giảng dạy, cán bộ kỹ thuật phối hợp theo quy trình thực hiện. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất HLĐT của nhà trường gồm 03 trường quay tiêu chuẩn (do Dự án Koica - Hàn Quốc tài trợ). Các công cụ soạn thảo bài giảng điện tử; các phần mềm phát triển đồ họa, hình ảnh; phần mềm phát triển âm thanh, phát triển video, hoạt hình; các phần mềm đóng gói xuất bản học liệu được sử dụng cho tất cả các HLĐT. Trường Đại học Mở Hà Nội liên tục nâng cấp, cập nhật về nội dung và kỹ thuật để đảm bảo chuyên môn giảng dạy, sự phát triển không ngừng của CNTT, tạo thuận lợi và đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người học. Mô hình xây dựng HLĐT được áp dụng 340
  9. tại Trường Đại học Mở Hà Nội dựa trên tham khảo các mô hình, phương pháp xây dựng HLĐT cho ĐTTT nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học liệu (hình 2). Hình 2: Mô hình xây dựng HLĐT (Nguồn: Trường Đại học Mở Hà Nội) Mô hình xây dựng HLĐT tiếp cận quy trình và sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu: Mục tiêu đào tạo; Gợi ý cách thức thiết kế giảng dạy, trong đó hiểu rằng việc học tập là một quy trình vận động và tri thức cần phải được khám phá và tri thức có thể thay đổi cập nhật; Tạo thuận lợi cho việc học tập cho các nhóm người học, khuyến khích sự phát triển các kỹ năng học tập, nghiên cứu và quản lý tri thức có hiệu quả; Khuyến khích việc học tập linh hoạt, chủ động của người học, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người học; Sự kết nối giữa việc tạo ra tri thức và truyền đạt tri thức; Tính linh hoạt trong vận dụng mô hình. - Các yếu tố định hướng quy trình gồm 6 bước: Lập kế hoạch và xác định nguồn tài nguyên; Phân tích; Thiết kế; Phát triển; Nghiệm thu-thực hiện; Đánh giá. - Các yếu tố định hướng sản phẩm gồm 10 yếu tố: Phù hợp mục tiêu đào tạo; Nội dung chính xác, cập nhật; Phương pháp dạy học tích cực, phát huy chủ động, sáng tạo của người học; Khả năng truy cập dễ dàng, dễ sử dụng; Khả năng tương tác; Tính đa dạng; Khả năng thích ứng; Tính hỗ trợ; Khả năng tái sử dụng; Tính bền vững. Với việc triển khai mô hình này, HLĐT cho một học phần/môn học bao gồm đa dạng các thành phần (được mô tả trong phụ lục). Các yếu tố định hướng sản phẩm được chú trọng hơn, đặc biệt là yếu tố về phương pháp dạy học tích cực, phát huy chủ động, 341
  10. sáng tạo của người học. Ngoài ra, yếu tố về tính đa dạng được thể hiện với tài nguyên học tập có nhiều định dạng khác nhau hoặc các định dạng kết hợp. Khả năng truy cập HLĐT đáp ứng dễ dàng với các thiết bị như máy tính, các thiết bị thông minh di động và trên các trình duyệt thông dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Khả năng tương tác của HLĐT thể hiện thông qua các thao tác có thể thực hiện trên bài giảng và các tình huống, gợi ý giải quyết vấn đề. HLĐT được xây dựng hoàn chỉnh sau khi nghiệm thu được cung cấp trên hệ thống quản lý học tập (LMS) để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Với HLĐT được cung cấp trên hệ thống, giảng viên có thể áp dụng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) giúp người học chủ động học tập, tự nghiên cứu, đồng thời giảm thời gian học thụ động trên lớp mà tập trung vào các hoạt động tương tác, lấy người học làm trung tâm. 3. Kết luận Sự phát triển của CNTT và truyền thông tạo ra xu thế phát triển của ĐTTT và ĐTTT đã thể hiện những thế mạnh trong giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cho dù triển khai ĐTTT theo hình thức hay mức độ nào thì HLĐT vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ĐTTT để hướng tới các yếu tố đảm bảo chất lượng cho việc học tập từ xa và mô hình lấy người học làm trung tâm, mang lại nhiều thuận lợi cho người học. Để xây dựng HLĐT, các cơ sở đào tạo cần xác định mô hình xây dựng HLĐT phù hợp với mô hình ĐTTT và các nguồn lực cho hoạt động này, trong đó không thể thiếu được nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất trang thiết bị, phần mềm và kinh phí đầu tư cho công tác này một cách thích đáng. Việc xác định các yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên/chuyên gia và đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật rất quan trọng để đảm bảo đội ngũ có đủ năng lực xây dựng, phát triển, nâng cấp HLĐT. Đồng thời cần chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ xây dựng HLĐT đặc biệt về phương pháp, kỹ thuật thiết kế, ứng dụng công nghệ mới, thích ứng với sự phát triển của CNTT và truyền thông. Bên cạnh đó, việc xác định mô hình xây dựng HLĐT và các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với HLĐT, xây dựng quy trình phối hợp giữa các thành viên tham gia cũng là yếu tố quan trọng để cơ sở đào tạo triển khai xây dựng HLĐT phù hợp với khả năng nguồn lực của mình. Việc xây dựng HLĐT cho ĐTTT có thể mang lại nhiều lợi ích cho người học và chất lượng hoạt động đào tạo. HLĐT có thể sử dụng cho tất cả các hình thức đào tạo, đặc biệt đóng vai trò cốt lõi thể hiện tính ưu việt của ĐTTT. Ở góc độ vĩ mô, với hoạt 342
  11. động xây dựng HLĐT, các cơ sở đào tạo có thể tạo nên một nguồn tài nguyên dạy và học lớn phục vụ giáo dục và đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng, ngày 22 tháng 4 năm 2016. 2. Bates, A. W. (2005) Technology, e-learning and distance education (2nd Ed). New York: Rouledge Falmer Studies in Distance Education. 3. Belawati, T and Baggaley, J. (2010), “Policy and Practice in Asian Distance Education”, Sage Publications, International Development Research Centre, Canada. 4. Beatrice Ghirardini (2011), “E-learning methodologies: A guide for designing and developing e-learning courses”, Food and Agriculture Organization of the United Nations. 5. Gustafson, K. L., Branch, R.M. (2002) What is instructional design? In Reiser, R, A. and Dempsey, J. and Technology. Columbus: OH, Merrill Prentice Hall. 6. Horton, W. (2012). E-Learning Design. SF: Jossey-Bass/Pfeiffer. 7. IHEP - Institute for Higher Education Policy (2001), Quality on the line: Benchmarks for success in Internet-based distance education, [Online]. http://www.ihep.com/PUB.htm. 8. Karla Gutierrez, Levels of Interactivity in eLearning: Which one do you need? SHIFTelearning, June, 2012. 9. Michael Grahame Moore, William G. Anderson (Eds.) (2003), Handbook of Distance Education, Routledge Publisher. 10. Resta, P. and Patru, M. (Eds) (2010), Teacher Development in an E-learning Age: A Policy and Planning Guide, Paris, UNESCO. 11. Smith, P. L., Ragan, T. J. (1993) Instructional Design, Second Edition, Upper Sadle River, New Jersey: Prentice Hall Inc., Wiley Publishers. 12. Zhang Y.U. (2003), “Analyzing service quality via QFD and SERVQUAL applications in accommodation services and distance learning”, A thesis submitted for the degree of Master of Engineering, National University of Singapore. 343
  12. PHỤ LỤC Các thành phần học liệu điện tử phục vụ dạy-học tại Trường Đại học Mở Hà Nội STT Loại học liệu Mô tả 1 Hướng dẫn tự học Gồm thông tin về môn học, hướng dẫn các nội dung học tập theo từng tuần và nhiệm vụ học tập, các yêu cầu kiểm tra đánh giá; các tài liệu tham khảo và học liệu bổ trợ. 2 Bài giảng điện tử đa Gồm video, audio, slide, bài tập được tích hợp và xây dựng phương tiện theo cấu trúc và kịch bản thiết kế giảng dạy 3 Ngân hàng câu hỏi Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sử dụng đánh giá tự động ôn tập, đánh giá quá trên hệ thống LMS trình 4 Bài giảng dạng Text Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự như bài giảng đa phương tiện được trình bày chi tiết hơn dưới dạng văn bản. Bài giảng hỗ trợ cho sinh viên khiếm thính học tập. 5 Bài giảng Audio Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự như bài giảng đa phương tiện được thu âm. Bài giảng Audio được dùng để cung cấp trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV). Bài giảng còn sử dụng để hỗ trợ cho sinh viên khiếm thị học tập. 6 Giáo trình/Tài liệu Giáo trình dạng số, có mục lục để sinh viên dễ dàng tra online (e-book) cứu online 7 Giáo trình đa Bài giảng được thiết kế và biên soạn gồm tổ hợp văn bản, phương tiện (M- audio, hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội dung mang book) tính tương tác cao, được đóng gói dạng quyển sách giúp sinh viên có thể học online, có thể đóng gói nội dung dùng trên các ứng dụng 8 Bài giảng chuyên Các video bài giảng theo chuyên đề (không trùng lặp với 344
  13. đề (video) bài giảng điện tử) bổ sung kiến thức thực tiễn cho sinh viên tham khảo, học bổ trợ 9 Bài giảng Vclass Bài giảng Vclass được lựa chọn và biên tập lại để tạo sự ghi lại đa dạng cho học liệu và tài liệu tham khảo cho sinh viên sử dụng 10 Tình huống dạy- Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và truyền tải dưới hình học thức vận dụng tình huống thực tế, được mô tả và giải quyết. Tình huống được xây dựng như một bài giảng điện tử. 11 Tình huống thảo Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và truyền tải dưới hình luận thức vận dụng tình huống thực tế. Các tình huống thực tế được đặt ra để sinh viên nghiên cứu, phân tích và tìm cách giải quyết, dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của giảng viên theo kịch bản đã xác định trước. 12 Chủ đề thảo luận Kiến thức xoay quanh một chủ đề thảo luận mở để sinh mở viên, giảng viên trao đổi, phân tích, thảo luận 13 Bài tập, luyện tập Ứng dụng/game/phần mềm miễn phí/phần mềm mã nguồn thông qua trò chơi mở sử dụng kết hợp với phần bài tập để hỗ trợ cho sinh viên luyện tập, thực hành. 14 Câu hỏi thường gặp Các câu hỏi thường gặp được tập hợp trong quá trình giảng viên giải đáp, ôn tập; được biên tập lại, đóng gói trên ứng dụng thuận tiện giúp sinh viên học tập qua câu hỏi và giải đáp (FAQ) 345
nguon tai.lieu . vn