Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 HOẠT ĐỘT KHAI THÁC TRẦM HƯƠNG TỰ NHIÊN Ở XÃ ĐẠI PHONG, HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM Đặng Thanh Đạt - 1412270 Nguyễn Thành Vương - 1412328 Lớp LSK38, Khoa Lịch sử 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khai thác và chế tác trầm hương tự nhiên là một nghề truyền thống tại nhiều địa phương ở miền Trung Việt Nam, như Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa. Tuy nhiên, do cây dó bầu tự nhiên được chính phủ đưa vào danh mục thực vật quý hiếm được quản lý và bảo vệ theo chế độ đặc biệt (từ năm 1992) và sự cạn kiệt của nguồn trầm hương tự nhiên, tại nhiều địa phương, người dân đã đã tiến hành chuyển đổi sang trồng, khai thác và chế tác trầm hương nhân tạo. Tuy nhiên, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên vẫn đang tiếp tục được duy trì, thu hút nhiều lao động tham gia với tư cách là một phương thức mưu sinh truyền thống. Bên cạnh những tác động tích cực nhất định đến sinh kế và đời sống người dân, hoạt động này cũng đã gây ra không ít tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử và hiện trạng của hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của hoạt động sinh kế này, từ đó, đề đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm chuyển đổi sinh kế bền vững cho những cư dân từ lâu gắn bó với hoạt động khai tác, chế tác trầm hương tự nhiên tại huyện Đại Lộc là việc làm có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm để tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau đây: • Khảo cứu về quá trình hình thành và biến của nghề khai thác trầm hương tự nhiên ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc trong lịch sử và thực trạng hiện nay. • Nghiên cứu khảo tả quy trình, các công đoạn khai thác trầm hương tự nhiên và những quan niệm, kiêng kỵ, nghi lễ gắn với hoạt động này. • Phân tích những tác động, ảnh hưởng của hoạt động khai thác trầm hương đến sinh kế của người dân cũng như đến môi trường tự nhiên. • Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lí đưa ra những chính sách hợp lí để chuyển đổi sinh kế bền vững của người dân đang tham gia hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc. 175
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về nghề khai thác trầm hương ở Việt Nam nói chung và ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nói riêng không nhiều. Có thể kể đến một số tác phẩm như sau: • Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nêu khái quát về hoạt động khai thác trầm tự nhiên ở Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn, với việc lập ra đội tìm trầm An Sơn (Lê, 1977, tr. 331-333). • Tác phẩm Xứ trầm hương của Quách Tấn cũng có dành một dung lượng nhất định trình bày khái quát về trầm hương và hoạt động khai thác trầm hương ở vùng đất Khánh Hòa, nơi được mệnh danh là xứ sở của những loại trầm hương tốt nhất ở Việt Nam (Quách, 1992, tr. 359-365) • Nghề tìm trầm ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho đến nay chỉ mới được đề cập đến trong công trình Địa chí Đại Lộc của hai tác giả Vu Gia và Huỳnh Công Tráng (Vu, Huỳnh, 2000, tr. 108). Mặc dù khá ít ỏi nhưng những công trình trên đây đã cung cấp đề tài những tư liệu quan trọng về hoạt động khai thác trầm hương trong lịch sử ở địa bàn các tỉnh miền trung nói chung, ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nói riêng. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử và thực trạng hoạt động khai thác trầm hương ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đối tượng khảo sát là các hộ dân đã và đang gắn bó với hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên trên địa bàn. Phạm vi không gian: xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là địa phương có truyền thống khai thác trầm hương tự nhiên ở huyện Đại Lộc và hiện nay hoạt động này vẫn còn duy trì ở một bộ phận người dân. Phạm vi thời gian: chúng tôi tiến hành theo lát cắt lịch đại (để nghiên cứu lịch sử hình thành, các giai đoạn biến đổi) và lát cắt đồng đại năm 2016 – đầu năm 2018 (để nghiên cứu sâu về thực trạng hoạt động khai thác trầm hương trên địa bàn xã Đại Phong). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài tiếp cận liên ngành lịch sử - dân tộc học. Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là định tính, mang đặc trưng của ngành dân tộc học: phỏng vấn sâu, lịch sử qua lời kể, quan sát tham dự. 176
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Chúng tôi đã tiến hành điền dã, phỏng vấn những người cao tuổi, có nhiều am hiểu về lịch sử hoạt động khai thác trầm hương tại địa phương, phỏng vấn những người hiện nay còn đang tiến hành hoạt động mưu sinh này, một số cán bộ huyện và xã. Bản thân là một người sinh ra và lớn lên ở Đại Lộc, chủ nhiệm đề tài cũng đã có nhiều dịp quan sát hoạt động tổ chức và chuẩn bị cho chuyến đi tìm trầm hương, xử lý, chế tác và bán sản phẩm, phân chia thu nhập, cũng như có những trải nghiệm cá nhân về những thăng trầm và tác động của hoạt động khai thác trầm hương trên quê hương mình. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài góp phần làm rõ các khía cạnh của hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên trên địa bàn xã Đại Phong, huyện Đại Lộc. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để chuyển đổi sinh kế kế bền vững cho những người hiện vẫn đang gắn bó với hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên nặng tính may rủi và nhiều bất ổn này. 7. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được bố cục thành 3 chương, với những nội dung nghiên cứu cơ bản như sau: • Chương 1. Khái quát về xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Đại Phong là một trong bảy xã của vùng B của huyện Đại Lộc nằm cách trung tâm thị trấn Ái Nghĩa 12 km về hướng tây nam. Là xã vùng trung du, có diện tích tự nhiên là 8,5km2, tổng dân số toàn xã là 8.380 người, tổng số hộ là 1.886 hộ đa phần gắn bó với hoạt động kinh tế nông – lâm nghiệp. Xã nằm trải dài theo bờ nam sông Vu Gia, có tuyến đường ĐH3ĐL chạy qua với chiều dài 9 km. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng rừng núi đã tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên phát triển ở địa phương này trong một thời gian dài trước đây. Mặc khác, nền kinh tế nông nghiệp, sinh kế gắn bó với rừng núi cũng giúp cho người nông dân nơi đây có nhiều thời gian nhàn rỗi và kinh nghiệm để thực hiện những chuyến đi khai thác trầm hương tự nhiên. • Chương 2. Lịch sử hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên ở Đại Phong Hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc đã có lịch sử lâu đời và từng được xem là một nghề chính thức, thu hút đông đảo người dân tham gia. Việc tổ chức khai thác trầm hương có sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử. Trong thời phong kiến, hoạt động này chủ yếu được tổ chức thực hiện bởi triều đình nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc, những phu trầm xã Đại Phong, huyện Đại Lộc chủ yếu khai thác thuê cho những chủ giàu có tại địa phương hoặc từ nơi khác đến. Trong thời chống Mỹ, do chiến tranh ác liệt, nhiều nguy hiểm và không tiếp cận được thị trường nên hoạt động khai thác trầm hương hầu như không diễn ra. Sau năm 1975, hoạt động khai thác trầm hương rầm rộ trở lại, đặc biệt là sau năm 1986 177
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 dưới sự tổ chức thành nhiều nghiệp đoàn của Nhà nước hoặc do người dân tự tổ chức thành nhóm, đội chủ yếu khai thác trầm trên cây dó xanh (cây dó còn sống). Sau khi Nhà nước đưa cây dó bầu tự nhiên vào danh mục thực vật quý hiếm, được quản lý bảo vệ đặc biệt (vào năm 1992), và sự cạn kiệt của nguồn dó bầu tự nhiên, những người khai thác trầm ở Đại Phong đã chuyển sang khai thác dó rục (những gốc cây dó đã chết). Hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên đã có một vai trò nhất định trong sinh kế của người dân xã Đại Phong, huyện Đại Lộc. Những thăng trầm của hoạt động này luôn chịu sự tác động lớn của ba yếu tố: chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường, nguồn trầm tự nhiên, và tâm lý chạy theo những vụ trúng đậm trầm ở địa phương. • Chương 3. Thực trạng khai thác trầm hương ở Đại Phong Hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên từ lâu đã phổ biến trên địa bàn xã Đại Phong. Vì vậy, người dân đã hình thành nên những kinh nghiệm và quy trình cụ thể trong việc tổ chức nhóm khai thác (xâu), chọn địa bàn, chuẩn bị công cụ và nhu yếu phẩm cho chuyến đi và những kinh nghiệm trong việc phát hiện, tìm kiếm, khai thác, buôn bán trầm hương. Đi địu tìm trầm là hoạt động gian nan, vất vả, chứa đựng nhiều rủi ro nguy hiểm đến tính mạng và thu nhập không ổn định, mang nặng tính may rủi, địa bàn hoạt động chủ yếu ở vùng rừng rậm, núi cao, xa khu dân cư, nên giới phu trầm ở Đại Lộc cũng có hệ thống những quan niệm, kiêng cữ và tín ngưỡng được tuân thủ nghiêm túc nhằm tìm kiếm chỗ dựa về tinh thần, tâm linh cho hoạt động mưu sinh của mình. Hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên được xem như sinh kế truyền thống, đóng vai trò nhất định trong việc tạo việc làm, cải thiện đời sống một bộ phận nông dân Đại Phong. Tuy vậy, hoạt động này cũng chứa đựng nhiều tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên môi trường, làm cạn kiệt cây dó bầu tự nhiên và nguồn tài nguyên trầm hương tự nhiên quý giá của đất nước. Vào thời cao điểm những năm 2000 - 2010, số người tham gia khai thác trầm hương mang tính chất nghiệp dư và chuyên nghiệp lên đến hàng trăm người. Thậm chí, vào mùa nông nhàn, có lúc 60 – 80% thanh niên trong xã tham gia hoạt động đi núi tìm trầm. Tuy vậy, do nguồn trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt và do sự tác động của một số yếu tố khác (chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường, sự đa dạng cơ hội tiếp cận sinh kế và nghề nghiệp của thanh niên...) đã làm cho số lượng lao động tham gia hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên giảm đáng kể. Giới phu trầm đã và đang tìm cách chuyển đổi sang những mô hình sinh kế bền vững và ổn định hơn. 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hoạt động khai thác trầm hương ở huyện Đại Lộc đã có lịch sử lâu đời, từ thời nhà Nguyễn, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của một địa phương vùng trung du có nguồn tài nguyên rừng và sinh vật phong phú. Đây từng được xem là một nghề chính thức, thu hút đông đảo lao động nam giới tham gia như hoạt động sinh kế chuyên nghiệp, góp phần giải quyết việc 178
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Tuy vậy, đây là hoạt động sinh kế không bền vững, tác động tiêu cực đến môi trường và nguồn tài nguyên. Hiện nay, do nguồn trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt và do sự tác động của một số yếu tố khác (chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường, sự đa dạng cơ hội tiếp cận sinh kế và nghề nghiệp của thanh niên...) đã làm cho số lượng lao động tham gia hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên giảm đáng kể. Giới phu trầm đã và đang tìm cách chuyển đổi sang các sinh kế bền vững và ổn định hơn. Trong tương lai, hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên ở Đại Quang sẽ tiếp tục suy giảm vai trò và lực lượng lao động tham gia. Đó cũng là xu hướng chung của các địa phương khác có truyền thống khai thác trầm hương ở huyện Đại Lộc. Để chuyển đổi sinh kế bền vững cho những người nông dân có truyền thống gắn bó với hoạt động khai thác trầm hương tự nhiên trên địa bàn Đại Lộc, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị, giải pháp như sau: • Trước hết, cần vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi sang những ngành nghề mang tính chất bền vững, vừa mang lại thu nhập, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Trong đó, chuyển đổi mô hình kinh tế từ khai thác trầm hương tự nhiên sang trồng, khai thác, chế biến trầm hương nhân tạo là một hướng đi tương đối phù hợp. Hướng phát triển này vừa phát huy thế mạnh về đất đai, rừng núi của huyện Đại Lộc vừa kế thừa được kinh nghiệm, kiến thức và niềm đam mê với nghiệp trầm hương của những thợ khai thác trầm hương, vừa phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với quản lý và bảo vệ rừng Nhà nước. • Chính quyền địa phương cần có những chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, đa dạng hóa các kênh tiếp cận thị trường trong nước, quốc tế cho người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình trang trại kết hợp trồng dó khai thác trầm hương nhân tạo trên địa bàn cũng cần được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện. • Tổ chức các chuyến tham quan học tập, chia sẽ kinh nghiệm với những mô hình trồng và khai thác và chế tác trầm hương nhân tạo ở Nông Sơn, Quế Sơn (Quảng Nam), Vạn Ninh (Khánh Hòa)… cho các phu trầm ở Đại Lộc. • Nghiên cứu, thành lập hội như hội thủ công mỹ nghệ trầm hương tại địa phương để người dân chia sẻ kinh nghiệm tạo trầm, hợp tác liên kết làm ăn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục thống kê huyện Đại Lộc (2015), Niên giám thống kê 2015. Quảng Nam, Việt Nam: NXB. Chi cục thống kê huyện Đại Lộc. 2. Đỗ, H. B. (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học và kỹ thuật. 179
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. Hội đồng quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Từ điển bách khoa. 4. Hứa, V. B., Hứa, V. T (2007), Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam huyện Đại Lộc 1930 – 1975. Đà Nẵng, Việt Nam: NXB. Đà Nẵng. 5. Lã, Đ. M. (2001), Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập I. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Nông nghiệp. 6. Lê, Q. Đ. (1977), Phủ biên tạp lục. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học xã hội. 7. Ngô, V. D. (2006). Tháp Bà Pô Nagar: từ các purana Ấn Độ đến các huyền tích dân gian của người Chăm và người Việt. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1 (76), 41-47. 8. Nguyễn. H. S (2009), Điều tra đánh giá thực trạng phát triển cây dó trầm ở nước ta hiện nay. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12), 110-114. 9. Quách, T. (1992), Xứ Trầm Hương. Khánh Hòa, Việt Nam: NXB. Tổng hợp. 10. Vu, G. & Huỳnh, N. T. (2000), Địa chí Đại Lộc. Đà Nẵng, Việt Nam: Nxb. Đà Nẵng. 180
nguon tai.lieu . vn