Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VĂN HỌC – ĐIỂM HẸN CỦA NHỮNG TÂM HỒN YÊU VĂN CHƯƠNG Hà Phương Minh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói riêng, dạy học đối với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải nuôi dưỡng, phát triển hứng thú của các em đối với môn học, đặc biệt là đối với môn Ngữ Văn. Việc bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với việc học Văn, được thực hiện trước hết là thông qua các hoạt động chính khoá trên lớp, nhưng do những đặc trưng của bộ môn, các hoạt động ngoại khoá Văn học cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động ngoại khoá Văn học không là vấn đề mới. Từ lâu, nó đã trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của quá trình giáo dục, do tập thể sư phạm của nhà trường tổ chức và lãnh đạo, thông qua hoạt động của tổ bộ môn. Nhất là trong bối cảnh cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đang diễn ra toàn diện, sôi nổi, trong đó có sự đổi mới thật sự của việc dạy và học bộ môn Ngữ văn, thì hoạt động ngoại khoá Văn học với những hình thưc phong phú, thiết thực, phù hợp càng trở nên quan trọng và bổ ích. Qua thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT chuyên, tôi càng tâm đắc với hoạt động ngoại khoá Văn học, xin được chia sẻ, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp qua Hội thảo do Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học sư phạm TP. HCM tổ chức. 52
  2. KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG” Hoạt động ngoại khoá Văn học, do đặc thù bộ môn, bản thân nó đã rất phong phú, sinh động, nhất là khi nó được tổ chức một cách nghiêm túc sáng tạo bởi một tập thể tổ bộ môn có năng lực, giàu tâm huyết và tận tâm với học sinh. Để phát huy được niềm yêu thích Văn học, vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của chính học sinh trong hoạt động ngoại khoác thì các chương trình ngoại khoá, trước hết cần có sự định hướng, điều này có thể được thông qua một tên gọi, gợi được hứng thú và liên tưởng cho học sinh. Chúng tôi đã từng cùng học sinh tìm ra những cái tên cho từng chương trình ngoại khoá như: Ao sen muôn thưở (Ngoại khoá VHDG lớp 10), Cây đàn muôn điệu (Ngoại khoá Thơ mới lớp 11), Hoa lửa (Ngoại khoá văn học qua hai cuộc kháng chiến)… Từ những tên gọi như thế, chương trình ngoại khoá cần có những hình thức hoạt động cụ thể, bổ ích, hứng thú. Có những hình thức hoạt động ngoại khoá quen thuộc, nếu được chuẩn bị tốt và sáng tạo vẫn phát huy hiệu quả rất cao như hình thức Thuyết trình. Chúng tôi không để học sinh viết những bản thuyết trình lê thê rồi trình bày theo kiểu áp đặt cả lớp phải nghe. Như thế sẽ nhàm chán và hầu như không có tác dụng gì. Thay cho những bài viết các tác phẩm, các vấn đề đã được học, tôi có cách làm riêng. Với lớp chuyên Văn, mỗi cá nhân đều chuẩn bị theo đề tài, ví dụ: Một bài làm văn bạn tâm đắc nhất. Các em sẽ giới thiệu bài văn của mình, tự mình nhận xét đề Văn, hướng giải quyết đề, cảm nhận riêng khi viết bài, suy nghĩ về những lời phê của thầy cô, lí giải những vấn đề các bạn khác đặt ra với mình… Như thế, hầu như buổi thuyết trình nào cũng sôi nổi, tự nhiên, cuốn hút và ai cũng nuối tiếc thời gian khi buổi ngoại khoá kết thúc. Hội thảo khoa học về Văn học, cũng là một hình thức ngọai khoá không mới. Hội thảo là nơi rộng rãi để bày tỏ, trao đổi ý kiến về một vấn đề. Cần làm sao để người điều khiển nắm chắc vấn đề, nghiên cứu nội dung và hình thức một 53
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC cách khoa học. Còn người dự không cho phép mình đến hội thảo với hai bàn tay trắng. Mục đích của hội thảo trong nhà trường là bước đầu tập cho học cính về khả năng nghiên cứu khoa học và khả năng trình bày trước đông người một cách tự tin, hấp dẫn, cách ứng xử, xử lí thông minh. Đề tài hội thảo rất phong phú, có thể là vấn đề nghị luận Văn học, nhưng trước tình hình đổi mới của việc dạy và học Văn hiện nay, chúng tôi hay dành hội thảo cho những vấn đề nghị luận xã hội. Điều này, gần gũi và thiết thực với từng học sinh nên sẽ tạo được sự sôi nổi, cuốn hút ở các hai phía: các em điều khiển chương trình và các em tham dự chương trình. Các đề tài chúng tôi đã tiến hành có thể nêu làm ví dụ như: Khi người ta trẻ; Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh – Hào khí của ông cha thời chống Pháp, tng cách nghĩa và cách sống của tuổi trẻ hôm nay; Vận hội “Vươn ra biển lớn” của dân tộc với tuổi trẻ của mỗi chúng ta… Sau các buổi hội thảo đó, bài viết của mỗi học sinh đều trưởng thành hơn, có độ sâu sắc và chân thành hơn, vì các em vừa đươc tiếp nhận những ý kiến cuả bạn bè, vừa tự lắng lòng nghe chính con tìm mình lên tiếng. Một trong những hoạt động ngoại khoá Văn học sinh động có hiệu quả cao, theo tôi chính là hình thức Câu lạc bộ Văn học. Đây là một hình thức sinh hoạt tập thể, lôi cuốn được nhiều học sinh ở các khối lớp, các ban khác nhhau cùng htam gia, khiến Văn học không chỉ là một môn học mà còn là một sinh hoạt văn hoá tinh thần vui tươi bổ ích. Có rất nhiều cách để tổ chức và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ. Trường chúng tôi, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Thành phố Hồ Chí Minh, có Câu lạc bộ Thơ Văn Thắp sáng đã được hình thành gần 20 năm nay. Mỗi thành viên của câu lạc bộ tự xem mình là một cây nến nhỏ cùng nhau thắp sáng lên tình yêu văn chương, đem cái đẹp của văn chương, toả sáng sân trường. Từ khát vọng ấy, câu lạc bộ đã thể nghiệm nhiều hình thức hoạt động và duy trì thành nền nếp trong các năm học như: hoạt động 54
  4. KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG” Dã ngoại để tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các địa danh văn học (Cần Gìơ, Củ Chi, rừng Nam Cát Tiên, sông nước Tiền Giang, làng bưởi sinh thái Tân Triều, chùa Tôn Thạnh, Ba Tri – Bến Tre…). Sau những chuyến đi như thế, câu lạc bộ đã nhận được nhiều bài viết, nhiều sáng tác thơ văn của các thành viên để ra Tập san thơ văn với các tên gọi rất ý nghĩa (Long lanh sắc màu, Lấp lánh mùa hoa, Nắng hạ, Lời có hoa…) Những tập san này không chỉ có sáng tác thơ, văn, nhạc, hoạ mà còn là những bài bình thơ văn, các bài văn hay của các em học sinh qua các kì thi. Vì thế Tập san thơ văn đã trở thành người bạn thân thiết, bổ ích với học sinh, góp phần nuôi dưỡng tình yêu Văn chương cho các em. Một hình thức khác của câu lạc bộ thơ văn là tổ chức ngoại khoá với hình thức Sân khấu hoá tác phẩm văn học. Học sinh được giáo viên bộ môn hướng dẫn tự chọn tác phẩm, tự chuyển sang kịch bản, sau đó biểu diễn dưới hình thức hát, múa, kịch. Nhờ vậy việc học văn trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Những em có năng khiếu phát huy được vai trò cuả mình, em viết kịch bản, em biểu diễn, em hoá trang… Ai cũng có đóng góp, khiến các em vừa hào hứng vừa có tinh thần tập thể và ý thức thi đua. Hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến. Ngoài việc chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được chương trình ôn tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn chương, thì hình thức đố vui cũng là vấn đề quan trọng để buổi ngoại khoá thành công. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học, của công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận dụng nhiều cách để tổ chức đố vui như: viết câu đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó; đưa nội dung lên chương trình Powerpoint, dùng công nghệ tin học để điều khiển buổi ngoại khoá thì càng hấp dẫn, vì ngoài nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, các phần thi hiện lên theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả. Học sinh 55
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC tham dự luôn có cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà tặng đều bất ngờ, lí thú. Để hoạt động ngoại khoá phong phú, chúng tôi còn tổ chức các buổi Giao lưu Văn học, chủ yếu là giao lưu với các nhà văn có tác phẩm được học trong nhà trường, các nhà phê bình văn học như: nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên, hoặc những cựu học sinh của trường trở thành nhà văn trẻ như Nguyễn Thị Châu Giang… Những buổi giao lưu như thế không chỉ bổ ích cho học sinh chuyên văn mà còn hấp dẫn với học sinh ở các ban khác. Trong buổi giao lưu như thế giúp giáo viên và học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các nhà văn, cảm nhận được những điều các nhà văn tâm đắc, biết được những mảng hiện thực mà nhà văn đã từ đó mà xây dựng nên những nhân vật, tình huống truyện, các nhà thơ tạo nên những câu thơ hay, những tứ thơ đẹp, xúc động lòng người… Có thể còn muôn vàn những hình thức ngoại khóa văn học khác mà các bạn đổng nghiệp ở khắp nơi đã tổ chức thực hiện, nhẳm đem lại những hiệu quả thiết thực, bổ ích, lý thú cho việc dạy và học văn. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi và các bạn đồng nghiệp góp nhặt được trong quá trình dạy Văn, xin được mạnh dạn trao đổi, lắng nghe tiếng nói đồng điệu của các bạn đồng nghiệp, của những người yêu văn chương. Hoạt động ngoại khóa Văn học không chỉ là một hình thức, nó còn là sự hóa thân sinh động của nguyên lý dạy học đói với bộ môn Ngữ văn – một bô môn có những đặc thù riêng. Bởi theo Goth – Đại thi hào nước Đức “Mọi lý thuyết luôn là màu xám, chỉ cây đời mải mải xanh tươi”. 56
nguon tai.lieu . vn