Xem mẫu

  1. KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG” HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ MỘT HÌNH THỨC HỖ TRỢ TỐT NHẤT CHO VIỆC DẠY MÔN NGỮ VĂN HỆ THCS THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Nguyễn Thị Thu Hương Trường THCS Lê Lợi Quận 3 I. KHÁI NỊÊM VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ: Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của môn này nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn… Như thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên sẽ có phần gắn bó hoạt động ngoài giờ lên lớp của hệ THCS. Ngoài ra, ta còn phải xét đến phân môn Ngữ văn. Chương trình Ngữ văn hiện nay được xây dựng theo tinh thần tích hợp, gắn bó chặt chẽ giữa phân môn Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn. Mục đích của môn Ngữ văn là rèn luyện năng lực cảm thụ cái đẹp trong văn học nghệ thuật, biết sử dụng tiếng Việt để giao tiếp có hiệu quả, biết yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa. 39
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC Ngoài ra, hoạt động ngạoi khoá Ngữ văn không thể tách rời khỏi hoạt động ngoại khoá của các môn học khác. Với mục tiêu đào tạo con người toàn diện (có các kỹ năng thích ứng với yêu cầu đổi mới) thì việc dạy tích hợp môn Văn – Tiếng Việt với các môn Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Lịch sử… là hướng phát triển tất yếu của ngành giáo dục. Cho nên, với hơn 10 bộ môn và các hoạt động phong trào đều đặn hàng tháng ở trường THCS, nếu không dạy ngoại khoá theo hướng thích hợp thì không thể nào giáo viên chuyển tải hết nội dung chương trình chính khoá được. Và xét một cách hoàn chỉnh thì nội dung bài học của các môn thuộc xã hội nhân văn có sự tương ứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ như: Văn – Tiếng Việt ; Văn – Sử; Văn – Mĩ thuật – Nhạc – Hoạ; Văn và hoạt động giáo dục ngoài giờ; Văn và hoạt động Đoàn – Đội. II. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ CỤ THỂ: 1. Phút sinh hoạt truyền thống, hoạt cảnh văn học:  Tìm hiểu lịch sử Đảng giai đoạn 1930 – 1945  Ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3  Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục và ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh.  Ngày Truyền thống Sinh viên – Học sinh 9/1  Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích trái dưa hấu, Con Rồng Cháu Tiên. 40
  3. KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG” 2. Hoạt động Ngữ văn:  Thi làm thơ 5 chữ, thơ lục bát  Đọc diễn cảm văn nghị luận  Tìm hiểu về người thầy giáo qua các thời kì Văn học  Cho học sinh đặt lời mới cho các bài dân ca cổ Ví dụ: Từ làn điệu “Trống cơm” ta có thể cho học sinh đặt các bài hát nói về niềm vui của ngày khai giảng, ngợi ca đất nước. Hoặc điệu “Lý kéo chài” có thể sử dụng như là chào hỏi của các đội thi phòng chống AIDS, tìm hiểu luật giao thông.  Sau giờ Văn học dân gian, có những bài ca dao hò, vè… đã được biên soạn thành các khúc dân ca quan họ, hò Huế, điệu Lý Ví dụ: “Ngựa ô anh thắng kiệu vàng Anh tra khớp bạc, đưa nàng về dinh” Câu này có thể hát theo điệu lý của 3 vùng Bắc – Trung – Nam III. RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ: Rèn luyện nghiệp vụ rất cần thiết cho các hoạt động ngoài giờ, vì nó gắn với yêu cầu đào tạo của phân ngành Ngữ văn để hình thành nên những con người có trình độ phổ thông cơ sở, những con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, yêu cái tốt và nhất là cái đẹp trong Văn học nghệ thuật, trong cuộc sống, có năng lực thực hành sử 41
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC dụng tiếng Việt như một công cụ tư duy giao tiếp. Về mặt kĩ năng, trọng tâm của môn Ngữ văn là rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt, có kĩ năng sơ giản, tóm tắt tác phẩm, phân tích tác phẩm Văn học, có năng lực cảm nhận và bình Văn học. Vì vậy trong cuộc đổi mới hiện nay, rèn luyện nghiệp vụ không thể tách rời với việc vận động đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Đó là việc khắc phục truyền thụ kiến thức một chiều, học nhồi, học vẹt, nên giáo viên cần phải rèn cho mình nề nếp tư duy sáng tạo, năng lực tự đào tạo, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá… xây dựng nề nếp hoạt động, rèn luyện nghiệp vụ và cải tiến cách đánh giá năng lực học tập của học sinh, nhưng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục tiên tiến., cập nhật sự đổi mới của phổ thông, cải tiến rèn luyện các thao tác, từ đơn giản đến phức tạp, cần tăng cường cải tiến đổi mới đa dạng hình thức hoạt động nghiệp vụ sư phạm, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đạt mục đích “rèn luyện” mà không ảnh hưởng thời gian dạy học của giáo viên. IV. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM:  Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS.  Rèn kĩ năng nói: đọc diễn cảm, kể chuyện, ngâm thơ, điều khiển ngoại khoá Văn – Tiếng Việt.  Kĩ năng dựng hoạt cảnh, phút sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, theo dịp kỉ niêm các anh hùng, các nhân vật điển hình trong tác phẩm Văn học.  Kĩ năng sử dụng, làm đồ dùng dạy học. 42
  5. KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG”  Kĩ năng phân tích, đánh giá giờ dạy, giờ hoạt động ngoài giờ theo tiêu chí của trường THCS thông qua việc dự giờ. Tóm lại, rèn luyện nghiệp vụ kết hợp với hoạt động giáo dục ngoại khoá sẽ giúp cho việc dạy môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở theo hướn gtích hợp đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất. V. KẾT QUẢ: Qua các hình thức hoạt động ngoại khoá qua giờ Ngữ văn đã giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Trong thời gian qua trường đã thực hiện thành công các buổi sinh hoạt ngoại khoá:  Lễ truyền thống: giỗ tổ Lê Lợi (toàn trường)  Thi kể chuyện kết hợp hoạt cảnh (lớp 6)  Thi làm thơ 5 chữ (lớp 6)  Làm 8 đồ dùng dạy học có tác dụng thiết thực cho việc dạy Ngữ văn  Đọc diễn cảm thơ (lớp 6)  Tìm hiểu về các nhà giáo qua các thời đại (toàn trường) VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá trong nhà trường đã phát huy được tính tích cực của học sinh. Trước hết là khâu chuẩn bị học sinh có thể vẽ tranh, làm đồ dùng dạy học, xây dựng hoạt cảnh phù hợp với nội dung bài học, sưu tầm nghiên cứu tài liệu… Sau đó các em có thể ứng dụng những kiến thức đã 43
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC học vào đời sống thực tế. Ngoài ra còn có một số học sinh qua đó có thể phát huy năng khiếu: Vẽ, Hát, Đàn, Ngâm… Vì vậy những buổi sinh hoạt ngoại khoá sẽ làm đa dạng và phong phú hơn việc dạy học môn Ngữ văn ơ trường THCS. Đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo được niềm hứng thú say mê cho học sinh trong việc học tập. 44
nguon tai.lieu . vn