Xem mẫu

  1. 282| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TẠI MỘT SỐ TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC ThS. Cù Văn Đông*, ThS. Nguyễn Thu Trang, ThS. Đỗ Thái Giang, CN. Phạm Thu Huyền Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Tóm tắt: Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là một trong những lĩnh vực đƣợc ƣu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, đặc biệt đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Cùng với sự đóng góp của khoa học và công nghệ, nền nông nghiệp đang thay đổi từng ngày; việc ứng dụng khoa học giúp tăng năng suất, chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phát huy đƣợc tiềm lực, thế mạnh của từng địa phƣơng. Với vai trò vừa là đơn vị đào tạo, vừa là tổ chức khoa học và công nghệ Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng trong những năm qua đã tích cực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trƣờng có tính ứng dụng thực tiễn cao, đã đƣợc áp dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Từ khóa: Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, nông lâm thủy sản, miền núi phía Bắc, khoa học và công nghệ 1. Mở đầu Đảng và nhà nƣớc ta đã khẳng định, trong thời gian tới, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lƣợc; là động lực chính để thúc đẩy tăng trƣởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phƣơng và doanh nghiệp [1]. Đặc biệt đối với các khu vực miền núi có tiềm năng, lợi thế để phát triển nhƣng chƣa đƣợc khai thác hiệu quả thì khoa học và công nghệ sẽ góp phần quan trọng trong khai thác bền vững, giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phƣơng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nƣớc; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu [2]. Trong quy hoạch đã nêu rõ phƣơng hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản với việc đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ. Giai đoạn này, khoa học và công nghệ ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tƣ đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trƣờng; còn tập trung nghiên cứu và ứng ứng dụng khoa học công nghệ mới về giống cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển và điều kiện sinh thái của vùng; tạo đột phá về tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |283 phẩm hàng hóa. Có thể nói khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và khu vực nói chung. Các hoạt động KH&CN đã góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị các sản phẩm là thế mạnh; hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng ngoài sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho cả nƣớc còn là một tổ chức khoa học và công nghệ, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả nƣớc. Xác định rõ trọng trách trên, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, nhiệm vụ NCKH và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào đời sống luôn đƣợc Đảng bộ Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng xác định là một nhiệm vụ hàng đầu, không tách rời với hoạt động đào tạo; nhờ đó trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trƣờng đã đạt đƣợc nhiều kết quả nổi bật, những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao, đặc biệt là các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã góp phần phát triển kinh tế xã hội các địa phƣơng. 2. Một số ết quả n iên cứu o ọc và c uyển i o côn n ệ tron lĩn vực nôn , lâm n iệp và t ủy sản củ Trƣờn Đại ọc Hùn Vƣơn Trong 10 năm trở lại đây, Nhà trƣờng triển khai nhiều đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (Trong đó có 03 đề tài, dự án Nhà nƣớc; 01 đề tài cấp Bộ, 24 đề tài, dự án cấp tỉnh). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ luôn là thế mạnh của nhà trƣờng; Các kết quả nghiên cứu KH&CN tạo ra đƣợc đánh giá có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng rộng rãi phục vụ phát triển đời sống kinh tế xã hội của các địa phƣơng [3]. 2.1. Kết quả nghiên cứu về C ăn nuôi – Thú y - Sử dụng thảo dƣợc trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi là hƣớng nghiên cứu vừa tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới vừa khai thác thế mạnh về nguồn thảo dƣợc s n có của Việt Nam. Với đề tài “Nghiên cứu chọn và sử dụng một số loài thảo ược trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ thay thế kháng sinh b sung thức ăn chăn nuôi ợn” đã có những đóng góp nhất định đối với phát triển chăn nuôi, kết quả đề tài đã xác định đƣợc 9 loại thảo dƣợc có tính kháng khuẩn phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đánh giá đƣợc tính kháng khuẩn của các loại thảo dƣợc này để sử dụng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi. Trên cơ sở những đóng góp khoa học của đề tài cấp tỉnh, Nhà trƣờng đƣợc Bộ KH&CN phê duyệt dự án sản xuất cấp quốc gia “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo ược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, với mục tiêu sản xuất đƣợc một số chế phẩm có hoạt tính kháng khuẩn và có thể sử dụng rộng rãi trong thức ăn cho lợn và gia cầm; sản phẩm của dự án là tiền đề quan trọng trong việc nhân rộng quy trình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh học trong nƣớc; gián tiếp giúp nâng cao giá trị các sản phẩm chăn nuôi. Sản phẩm của đề tài đã đƣợc giới thiệu và đƣợc vinh danh tại triển lãm “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam” năm 2016. Việc ứng dụng thảo dƣợc trong chăn nuôi lợn đã mang lại lợi nhuận cao hơn 6.000 – 8.000 đồng/kg so với thị trƣờng [4]. - Nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến ngƣời dân một các hiệu quả, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bƣớc áp dụng kỹ thuật mới để ngƣời dân học tập làm theo: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà ặc sản HAH-VCN và gà hư ng trứng VCN/BT-AG1 theo VietGAHP tại Phú Thọ”
  3. 284| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hay “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH-VCN chất ượng cao ạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên B i”. Trong quá trình thực hiện các dự án, hàng trăm lƣợt ngƣời dân đƣợc đào tạo, tập huấn cao nhận thức, thái độ và thực hành tốt trong chăn nuôi, hƣớng tới phát triển chăn nuôi bền vững; chủ động về con giống, quy trình kỹ thuật để tổ chức sản xuất theo phƣơng thức mới, tăng lợi nhuận cho ngƣời chăn nuôi; góp phần thúc đẩy xây dựng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác [5-6]. - Các nghiên cứu về bảo quản, chế biến trong chăn nuôi đã đƣợc Nhà trƣờng triển khai với các nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm thịt gà chế biến trên quy mô nhỏ gắn với chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại xã Hƣớng Đạo, huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc; Nghiên cứu, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao giá trị cho sản phẩm sữa tƣơi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của ngƣời chăn nuôi về tầm quan trọng của bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, xây dựng thƣơng hiệu, liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó nâng cao giá trị sản xuất. - Các đề tài cấp trƣờng nhƣ Nghiên cứu, bảo tồn giống gà đa cựa (gà chín cựa); Nghiên cứu môi trƣờng bảo quản tinh dịch phục vụ nhân giống gà ri và gà nhiều cựa Phú Thọ; Xây dựng mô hình sản xuất thịt gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu thƣơng phẩm; Nhân giống và lƣu giữ virus newcstle chủng F để làm vacxin phòng bệnh cho gà....đã góp phần bảo tồn nhân rộng những giống gà đặc sản của tỉnh Phú Thọ; xây dựng đƣợc các quy trình kỹ thuật để chuyển giao vào thực tiễn sản phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực. 2.2. Kết quả nghiên cứu về trồng trọt, ứng dụng công nghệ sinh học - Nghiên cứu về khoa học cây trồng và kỹ thuật trồng trọt có sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và đa dạng về đối tƣợng nghiên cứu: cây dƣợc liệu (địa hoàng, bạch chỉ, Đàn hƣơng, Xạ đen, Cỏ ngọt, hoàng tinh,..), cây ăn quả (Cam, Bƣởi), cây công nghiệp (Chè, Sơn ta), hoa cây cảnh (Hoa phong lan, hồng, cúc,..); các quy trình kỹ thuật áp dụng theo hƣớng đáp ứng các tiêu chuẩn: GACP-WHO, VietGap, hữu cơ. Các nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp tỉnh về khảo nghiệm, xây dựng mô hình trồng cây dƣợc liệu Nghiên cứu phát triển cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) theo hƣớng dẫn GACP-WHO trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận; Khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây dƣợc liệu Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. Ex Steud); Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Bạch chỉ (Angelica dahurica) thƣơng phẩm có giá trị cao theo hƣớng GACP-WHO tại tỉnh Phú Thọ; Nghiên cứu nhân giống, xây dựng mô hình trồng cây Xạ đen (Celastrus Indsii benth) cung cấp nguồn dƣợc liệu tại tỉnh Tuyên Quang. Kết quả của các nhiệm vụ khoa học đã xây dựng quy trình kỹ thuật chọn, nhân giống, hoàn thiện quy trình trồng, chế biến cây dƣợc liệu theo hƣớng dẫn GACP và đáp ứng các tiêu chuẩn dƣợc điển hiện hành; Kết quả đã tuyển chọn và công nhận giống Địa hoàng 19 đƣợc tự lƣu hành; xây dựng đƣợc vùng nguyên liệu thảo dƣợc đƣợc Cục quản lý Y dƣợc cổ truyền công nhận đạt GACP tại xã Đồng Trung (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng đƣợc tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật mở ra sinh kế mới có thu nhập cao và ổn định hơn góp phần phát triển kinh tế xã hội [7-9].
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |285 Tiếp nối thành công đề tài nghiên cứu nhân giống, xây dựng mô hình trồng cây dƣợc liệu, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tập trung vào chế biến, sản xuất các sản phẩm Nghiên cứu sản xuất trà thảo ược từ cây xạ en tại Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; Sản xuất sản phẩm trà thảo mộc từ một số cây ược liệu trồng trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ (Cà gai leo, Xạ en, Cỏ ngọt, Địa hoàng, Dây thìa canh, Mư p ắng, Lá sen, Lạc viên, Vông nem); Xây dựng mô hình trồng và chế biến sản phẩm trà từ cây Đàn hương (Santalum album L.) trên ất vùng ồi thấp; Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống, trồng thâm canh, chiết xuất tinh dầu và trồng thử nghiệm cây Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth) tại tỉnh Phú Thọ). Kết quả của đề tài đƣợc Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh đánh giá cao, việc trồng cây xạ đen, cà gai leo, cỏ ngọt giúp bảo vệ, phát triển nguồn dƣợc liệu quý, cung cấp nguồn dƣợc liệu tại tỉnh và các công ty dƣợc phẩm, các tổ chức nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chức năng. Việc xây dựng thành công quy trình sản xuất trà thảo dƣợc xạ đen túi lọc góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm nói riêng và của tỉnh nói chung, đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời dân trên địa bàn. Sản phẩm của đề tài đã đƣợc chuyển giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thƣơng mại Hƣơng Trà. Các sản phẩm trà thảo mộc với thiết kế mẫu mã mang nét đặc trƣng văn hóa Hùng Vƣơng góp phần đa dạng hóa sản phẩm và thúc đẩy hơn nữa ngành trồng cây dƣợc liệu tại tỉnh Phú Thọ. Với sứ mạng là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nhà trƣờng triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ sinh học nhƣ: Nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật iều tiết ra hoa một số loài phong lan có giá trị ở Phú Thọ; Xây dựng mô hình nhân giống và trồng thương phẩm loài lan bản ịa 5 cánh trắng, 5 cánh xanh Phú Thọ (Dendrobium anosmum Lindl.). Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình nhân giống invitro, kỹ thuật điều tiết ra hoa một số loài phong lan nhƣ Hoàng Thảo Mini, Hồ Điệp, Đai Châu,.. góp phần làm tăng giá trị của cây hoa lan, mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, công nghệ invitro còn đƣợc triển khai ở các nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở trên các đối tƣợng cây dƣợc liệu, cây lâm nghiệp, cây hoa. - Nhà trƣờng triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trên các đối tƣợng cây trồng nông nghiệp chính của các tỉnh miền núi phía Bắc, góp phần nâng cao năng suất, đƣa giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vào sản xuất với các nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển giống cam CT9 và CT36 ạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Trấn Yên và Lục Yên tỉnh Yên Bái. Hiện nay đã hƣớng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho ngƣời dân xây dựng mô hình trình diễn 10ha; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm giống chè VN15 và LCT1 tại huyện Trấn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, quy mô 6ha, dự án tham gia phối hợp với Viện Khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía bắc. Ngoài ra, các nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng chất giữ ẩm trên đất trồng chè góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng chè tại Tuyên Quang [10] , sử dụng chế phẩm thảo mộc, sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý phân bón, đất trồng,...đáp ứng xu thế sản xuất nông nghiệp sạch. 2.3. Kết quả nghiên cứu về lâm nghiệp Để góp phần phát triển, sản xuất, khai thác cây lâm nghiệp hiệu quả đóng góp cho phát triển kinh tế địa phƣơng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng trong những năm qua đã triển khai nhiều đề tài có ý nghĩa thiết thực, bổ sung đối tƣợng mới, nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng trồng và bảo vệ bền vững tài nguyên rừng nhƣ: Nghiên cứu, nhân giống cây Giáo vàng (Nauclea orientalia L.); Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Muồng hoàng yến (Cassia fistula
  5. 286| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo L); Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Rau sắng; Đánh giá sinh trƣởng một số loài cây bản địa trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khả năng thích ứng một số loài cây bản địa (Lim xanh, Re hƣơng, Chò chỉ) trồng dƣới tán rừng trồng; Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón NPK đến sinh trƣởng, năng suất cây nguyên liệu giấy. Trong sản xuất cây giống lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đề xuất và đƣợc phê duyệt dự án cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lƣợng cao tại tỉnh Phú Thọ. Dự án xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy với công suất 2 triệu bầu/năm, tƣơng đƣơng 3.000- 3.500 bầu/giờ, cao gấp 7 lần so với công nghệ truyền thống; mô hình sản xuất 100.000 cây giống chất lƣợng cao từ bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy, với khối lƣợng bầu bằng 30% so với bầu đất, giảm chi phí vận chuyển; khi trồng cây không phải bóc bầu sẽ giảm nhân công và hạn chế tổn hại đến bộ rễ của cây. Ngoài ra, dự án góp phần bảo vệ môi trƣờng thông qua việc không khai thác đất mặt để làm ruột bầu, tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Ngƣời dân ở các xã có tiềm năng sản xuất cây giống nhƣ xã Trạm Thản (huyện Phù Ninh) và huyện Yên Lập đã đƣợc tập huấn, làm chủ kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng [11]. 2.4. Kết quả n iên cứu về t ủy sản Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực thủy sản tập trung vào nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản, kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm các loài bản địa, đặc sản nhƣ: cá Chạch sông, cá Chạch đồng, cá Chiên và Tôm càng nƣớc ngọt góp phần bảo tồn phát triển nguồn gen và bổ sung đối tƣợng nuôi trồng mới có giá trị kinh tế cao, đồng thời ứng dụng chuyển giao công nghệ mới phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng công nghiệp. Cá Chạch sông là một trong những loài thủy sản có giá trị, giá bán cao, do khai thác bằng nhiều phƣơng tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đối tƣợng này. Để chủ động sản xuất giống cũng nhƣ nuôi thƣơng phẩm Cá Chạch sông góp phần làm giảm sức ép lên nguồn lợi, góp phần bảo vệ môi trƣờng trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã triển khai “ ây ựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus amatus) tại tỉnh Phú Thọ. Kết quả dự án đã xây dựng đƣợc 01 mô hình sinh sản nhân tạo cá Chạch sông trong ao, chuyển giao các quy trình kỹ thuật cho Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng khoa học nông nghiệp Tây Bắc và Hợp tác xã sản xuất thƣơng mại dịch vụ Quang Húc để tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô sản xuất [12]. Cùng với đối tƣợng cá Chạch sông, Nhà trƣờng còn triển khai đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm cá Chạch ồng (Misgurnus anguilicaudatus) trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ, góp hoàn thiện quy trình và chuyển giao cho bà con nông dân tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao. Ngoài ra Nhà trƣờng còn nghiên cứu về mật độ, thức ăn để nâng cao năng suất, chất lƣợng cá Chiên (Bagarius rutilus) nuôi lồng tại huyện Phù Ninh. Tôm càng nƣớc ngọt (Macrobrachium nipponensis) là loài phân bố phổ biến ở các thủy vực nƣớc ngọt ở nƣớc ta. Tuy nhiên đối tƣợng này đang có nguy cơ cạn kiệt, chƣa đƣợc đƣa vào nuôi phổ biến, các nghiên cứu về loài này chƣa có nhiều, không có mô hình chuẩn và quy trình kỹ thuật để tham khảo, xuất phát từ thực tiễn đó Nhà trƣờng thực hiện đề tài cấp tỉnh Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nư c ngọt (Macrobrachium nipponensis) trên ịa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng đƣợc quy
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |287 trình sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm là cơ sở khoa học quan trọng để phát triển đối tƣợng nuôi mới trong thời gian tới. Để đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản, Nhà trƣờng thực hiện dự án Xây dựng mô hình nuôi cá sông trong ao và đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao tại tỉnh Phú Thọ, với sự hỗ trợ của chuyên gia thuộc Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC). Dự án xây dựng mô hình tại huyện Lâm Thao với công nghệ IPRS (In Pon Raceway System) gồm các hạng mục đồng bộ đƣợc lắp đặt trên nguyên tắc: cá nuôi đƣợc quản lý, chăm sóc trong máng nuôi ở điều kiện tốt nhất về môi trƣờng, ôxy hòa tan cao, kiểm soát bệnh tật, cung cấp thức ăn. Chất thải từ máng (phân cá, thức ăn dƣ thừa) đƣợc lắng xuống đáy ở cuối máng đƣợc gom vào hố ga nhằm giảm tối thiểu lƣợng chất thải phát sinh nitơ, phosphate ra môi trƣờng. Nhờ dòng chảy trong ao luôn đƣợc duy trì, nên lƣợng chất thải còn lại từ máng đƣợc hơn 95% diện tích ao còn lại xử lý thông qua quá trình ôxy hóa và hấp thụ của thực vật trong ao. Ngoài ra, do hệ thống nuôi trở thành một hệ sinh thái “cân bằng động” nên môi trƣờng trong ao sạch, không cần phải thay nƣớc trong suốt quá trình nuôi, cách ly nguồn lây bệnh từ bên ngoài. 3. Kết luận Với những thành tựu nghiên cứu khoa học và chuyển giao nghệ đạt đƣợc trong những năm qua; đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã khẳng định đƣợc vị thế trong tỉnh cũng nhƣ khu vực. Những sản phẩm khoa học của Nhà trƣờng tạo ra nhƣ chọn tạo giống cây trồng, giống thủy sản; các quy trình kỹ thuật; các giải pháp công nghệ mới đã góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận nhƣ Yên Bái, Tuyên Quang đƣợc chính quyền và ngƣời dân ghi nhận. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật đã giúp ngƣời dân nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; ứng dụng khoa học trong nông nghiệp để sản xuất bền vững từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 của Thủ tƣớng Chính phủ. [2]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 [3]. Chu Thị Bích Thủy, Quách Thị Ngọc Ánh (2021), Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ của các trƣờng đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vai trò của các trƣờng đại học địa phƣơng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng” (tr 329 – 335). Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. [4]. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ (2018), Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dƣợc thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn, http://sokhoahoccongnghe.phutho.gov.vn/loi-ich-kinh-te-nho-su-dung-che-pham-thao-duoc- thay-the-khang-sinh-trong-thuc-an-chan-nuoi-lon-2-n2632. [5]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Trƣờng ĐH Hùng Vƣơng tổ chức Tập huấn kỹ thuật nuôi gà thƣơng phẩm HAH-VCN chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái, https://www.hvu.edu.vn/tin-tuc/tin-hoat-dong-khoa-nong-lam-ngu/1619687291-truong-dh-
  7. 288| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hung-vuong-to-chuc-tap-huan-ky-thuat-nuoi-ga-thuong-pham-hah-vcn-chat-luong-cao-theo- tieu-chuan-vietgahp-tai-tinh-yen-bai.hvu [6]. Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng (2021), Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đồng hành cùng nông dân xã Liên Hoa huyện Phù Ninh trong phát triển kinh tế địa phƣơng, https://www.hvu.edu.vn/tin-tuc/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc/1638765254-truong-dai-hoc-hung- vuong-dong-hanh-cung-nong-dan-xa-lien-hoa-huyen-phu-ninh-trong-phat-trien-kinh-te-dia- phuong.hvu [7]. Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ phối hợp với UBND xã Bạch Lƣu tổ chức hội nghị tập huấn huấn kỹ thuật canh tác cây Địa Hoàng theo hƣớng dẫn GACP-WHO cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Bạch Lƣu, http://songlo.vinhphuc.gov.vn/pages/Detail.aspx?newsid=2993 [8]. Huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang (2019). Trung Yên trồng trên 3 ha cây Địa Hoàng làm dƣợc, http://sonduong.gov.vn/DetailView/4737/41/Trung-Yen-trong-tren-3-ha-cay-Dia-Hoang- lam-duoc-lieu.html [9]. Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (2020), Thanh Thủy: Hiệu quả bƣớc đầu mô hình sản xuất cây dƣợc liệu ở xã Đồng Trung, https://thanhthuy.phutho.gov.vn/thanh-thuy-hieu-qua-buoc- dau-mo-hinh-san-xuat-cay-duoc-lieu-o-xa-dong-trung.htm [10]. Báo Tuyên Quang (2016), Chất giữ ẩm AMS-1: Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng chè, https://baotuyenquang.com.vn/kinh-te/chat-giu-am-ams-1-gop-phan-nang-cao-nang-suat-chat- luong-che-62962.html [11]. Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (2021), Hội nghị tập huấn kỹ thuật tạo giá thể bầu hữu cơ siêu nhẹ và kỹ thuật sản xuất cây giống keo lai bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ, http://phuninh.phutho.gov.vn/tin-tuc-su-kien/bai-viet/cat/thoi-su-chinh-tri-368/id/hoi-nghi-tap- huan-tap-huan-ky-thuat-tao-gia-the-bau-huu-co-sieu-nhe-va-ky-thuat-san-xuat-cay-giong-keo- lai-bang-bau-huu-co-sieu-nhe-97071 [12]. Báo Vietnamplus (2012), Nhân giống Chạch sông quý hiếm đạt kết quả tốt, https://www.vietnamplus.vn/nhan-giong-chach-song-quy-hiem-dat-ket-qua-tot/155059.vnp.
nguon tai.lieu . vn