Xem mẫu

  1. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA BẰNG MÁY CẤY KẾT HỢP BÓN PHÂN TRONG SẢN XUẤT LÚA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Ngọc Thạch, Nguyễn Ngọc Hoàng, Dương Hoàng Sơn, Nguyễn Cao Quan Bình, Đặng Minh Tâm, Trần Tấn Hậu, Nguyễn Kim Thu, Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Dương Thị Tú Anh, Trương Thị Kiều Liên Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Tóm tắt: Dự án “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa bằng máy cấy kết hợp bón phân trong sản xuất lúa bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long” thuộc dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), thực hiện trong năm 2020. Mục tiêu của dự án là xác định được lượng phân bón thích hợp trong cơ giới hóa khâu cấy kết hợp bón phân, đánh giá hiệu quả, khả năng áp dụng của máy cấy có kết hợp bón phân cho các nhóm giống lúa trong sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đã khảo sát, đánh giá về máy cấy kết hợp vùi phân sử dụng ở ĐBSCL; xây dựng qui trình kỹ thuật phù hợp cấy lúa kết hợp vùi phân cho cả hai nhóm giống A1 và A2; Cơ giới hóa bằng cấy kết hợp vùi phân giảm vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, phòng chống ốc bươu vàng….), đã giảm lượng phân bón 10-20N, và cường độ công lao động, tăng hiệu quả kinh tế hơn 6,0 triệu đồng/ha vụ Đông Xuân và hơn 3,0 triệu đồng/ha trong vụ Hè Thu so với cấy máy bón phân thông thường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Yếu tố ảnh hướng đến năng suất lúa và hiệu quả sử dụng phân bón trên lúa bao gồm lượng phân bón được áp dụng (Qi-hong và ctv., 2005; Jun-li và ctv., 2014), độ vùi sâu của phân (Liu và ctv., 2015), cách thức bón phân (Li và ctv., 2016), sự cân bằng lượng phân bón, quản lý nước, loại phân bón được sử dụng và cách quản lý lượng phân bón trong cánh đồng. Trong đó hai yếu tố chính ảnh hưởng nhất đến năng suất và hiệu quả sử dụng phân bón là loại phân bón được sử dụng và phương thức bón phân (Fan và ctv., 2008; Xuan và ctv., 2017). Cấy kết hợp vùi phân là kỹ thuật hiệu quả được sử dụng trong sản xuất lúa để thay thế phương thức cấy máy và bón phân thông thường. Trong phương thức này, phân sẽ được bón cho cây ở một số lượng và vị trí đảm bảo cây trồng có thể hấp thu và tăng trưởng tốt (Zhou và ctv., 2019). Việc sử dụng N nhả chậm, phân nhả chậm là một phương pháp hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy phân nhả chậm giúp tăng hiệu suất sử dụng phân đạm lên 75-80%, làm tăng năng suất lúa. Bón vùi phân có thể làm phân bố 39
  2. thành phần dinh dưỡng đến rễ, giảm mất đi thành phần dinh dưỡng, gia tăng hấp thụ ure của cây (Zhou và ctv., 2019). Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ thuật cấy kết hợp với vùi phân là rất cần thiết, nhằm hướng đến việc giảm chi phí và cường độ lao động, tăng lợi tức trong sản xuất lúa và có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn. 2. NỘI DUNG THỰC HIỆN 2.1. Khảo sát và lựa chọn máy cấy đa năng phù hợp cho canh tác lúa vùng ĐBSCL Khảo sát tính năng và tính phù hợp của các máy cấy có kết hợp bón phân tại các công ty, cơ sở sản xuất máy nông nghiệp tại Hà Nội, Tp.HCM, tỉnh Bình Dương. Đánh giá tính phù hợp của các loại máy cấy có kết hợp bón phân và các máy cấy thông thường cho vùng ĐBSCL. 2.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa cấy kết hợp bón phân Thí nghiệm cơ giới hóa cấy vùi phân vụ Hè Thu 2020. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác bằng máy cấy lúa có kết hợp bón phân cho nhóm giống (A1 và A2) trong sản xuất lúa hàng hóa. 2.3. Xây dựng mô hình trình diễn Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng máy cấy lúa có kết hợp bón phân cho từng nhóm giống trong sản xuất lúa hàng hóa. Tổ chức hội thảo đầu bờ tại các mô hình cho cán bộ kỹ thuật và nông dân. 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 3.1. Khảo sát và lựa chọn máy cấy đa năng phù hợp cho canh tác lúa vùng ĐBSCL Dự án đã xác định đặc tính kỹ thuật của một số máy cấy, máy cấy kết hợp bón phân với tính năng ưu việt của máy như máy cấy kết hợp bón phân, phun thuốc hoặc chuyển đổi chức năng máy cấy thành máy gieo hạt; máy cấy – vùi phân khoảng cách hàng 25cm hoặc 30cm. Máy cấy chủ yếu nhập khẩu hoặc lắp ráp trong nước nên giá thành cao, máy cấy lúa chưa phát huy được hiệu quả do hạ tầng kém, đồng ruộng chưa bằng phẳng, chưa cải tạo tầng đế cày. Máy cấy kết hợp vùi phân được sử dụng ở ĐBSCL như VP7D25, YR70D - F, YR60D – F, Yamaha Power. 3.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa cấy kết hợp bón phân 3.2.1. Cơ giới hóa khâu làm đất Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, qui trình làm đất như sau: - Vụ Đông Xuân, Thu Đông: Xới lần 1 + ngâm ủ + xới lần 2 + trục trạt. - Vụ Hè Thu: Cày đất + phơi ải + ngâm đất + xới ướt + trục trạt, san phẳng. 40
  3. - Sau khi làm đất, ruộng được ngâm trong nước ở độ sâu khoảng 2-3 cm thích hợp cho cấy máy. Lớp bùn mềm trên ruộng trung bình 20 cm, được kiểm tra bằng cách đi bộ trên ruộng để kiểm tra. Với quy trình làm đất như trên chất lượng đất đủ độ nhuyễn, độ sâu tầng canh tác, đủ khả năng giữ cho cây lúa cấy đứng vững cũng như lấp kín mặt rãnh phân. Như vậy với quy trình làm đất như trên áp dụng được cho cả lúa cấy máy thông thường và cấy máy kết hợp vùi phân. 3.2.2. Ảnh hưởng cấy vùi phân đến khả năng sinh trưởng của cây mạ Cấy máy với độ sâu cấy 2,0-4,0cm, khoảng cách hàng phân – hàng lúa là 4-5cm, độ sâu vùi phân 3-5 cm, và 3-5 số tép/khóm là thông số phù hợp cho cấy kết hợp vùi phân cho hai nhóm giống A1 và A2. Kết quả thu thập và phân tích tỉ lệ sống sau cấy cho thấy trung bình tỉ lệ sống sau cấy của các nghiệm thức khá cao trên 90%, các nghiệm thức có vùi phân và đối chứng không có sự khác biệt. Qua đó chứng tỏ rằng các nghiệm thức có kết hợp vùi phân không làm ảnh hưởng đến sự sống của cây sau 5 và 10 NSC. Đây là điều kiện cần thiết để áp dụng máy cấy có kết hợp vùi phân vào trong sản xuất lúa. Chỉ số SPAD của cây được giám sát theo từng giai đoản sau cấy, có sự thay đổi đáng kể qua các giai đoạn sinh trưởng. Các nghiệm thức cấy máy có vùi phân lượng dưỡng chất được đảm bảo trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa vừa giảm được số lần bón phân vừa giảm lượng phân bị tiêu hao do được chôn vùi vào trong đất ít bị bốc hơi hơn khi rải trên mặt ruộng từ đó giảm được chi phí sản xuất cũng như công lao động. 3.2.3. Ảnh hưởng cấy vùi phân đến sâu bệnh hại Vụ Đông Xuân 2019 – 2020, áp lực sâu bệnh sâu bệnh thấp, các loại sâu bệnh suất hiện cần phải sử dụng thuốc như bọ trĩ, sâu phao, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ công. Dịch bệnh xuất hiện không có sự khác biệt trên cả ruộng thí nghiệm và ruộng đối chứng. Vụ Hè Thu 2020, cho thấy trong giai đoạn trước trổ bông có sự xuất hiện của bọ trĩ, sâu cuốn lá, và sanh xanh, sâu phao. Bệnh bạc lá và sâu đục thân mặc dù có xuất hiện nhưng tỉ lệ gây hại không đến ngưỡng cần phun xịt thuốc ở các nghiệm thức vùi phân. Qua kết quả ghi nhận cho thấy có sự khác biệt tỉ lệ sâu bệnh hại giữa các nghiệm thức vùi phân và đối chứng. Nghiệm thức cấy vùi phân giảm áp lực sâu bệnh so với nghiệm thức đối chứng. Đặc biệt ở nghiệm thức 70N và 80N trong hai nhóm giống A1 và A2, giảm áp lực đạo ôn ở 25-30 NSC ở nhóm A1 và ở nhóm giống A2. 3.2.4. Xác định công thức phân phù hợp sử dụng cho từng mùa vụ Loại phân và cách thức bón phân là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành phần năng suất. 41
  4. Trong vụ Đông Xuân, nghiệm thức cấy kết hợp vùi phân cho nhóm giống A1 là 80N và nhóm giống A2 là 90N, giảm 10 - 20% lượng phân bón so với cấy bón phân thông thường (đối chứng). Năng suất lúa cấy vùi phân tăng từ 0.87-0.97 tấn/ha so với đối chứng Trong vụ Hè Thu, nghiệm thức cấy kết hợp vùi phân cho nhóm cho nhóm giống A1 và nhóm giống A2 là 70N, giảm 10% lượng phân bón và tăng năng suất 0.15-0.24 tấn/ha so với đối chứng. Phân tích tương quan bản đồ heatmap giữa nghiệm thức phân với năng suất, thành phần năng suất, nghiệm thức 70N vùi phân sẽ tạo ra số bông hữu hiệu, tổng hạt và hạt chắc trên bông cao hơn bón thông thường, vì thế tạo ra năng suất cao hơn (hình 1). Hình 1. Bản đồ heatmap biểu thị tương quan nghiệm thức phân với năng suất và thành phần năng suất trong vụ Hè Thu 2020. Ký hiệu 1 và 2 sau mỗi nghiệm thức phân biểu thị cho hai nhóm giống A1 (OM5451) và giống A2 (OM6976). 3.2.5 Ảnh hưởng cấy vùi phân đến phẩm chất và chất lượng xay chà Kết quả phân tích tỉ lệ gạo nguyên, bạc bụng và hàm lượng amylose các mẫu gạo trên từng nghiệm thức của 2 nhóm giống A1 và A2 cho thấy các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa về gạo nguyên, bạc bụng, hàm lượng amylose giữa các phương pháp cấy. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên sau đánh bóng cao (53%); Đối với nhóm giống A1 hàm lượng amylose dao động từ 16 – 18% và nhóm giống A2 hàm lượng amylose dao động từ 22 – 25%. 3.2.6 Hiệu quả kinh tế Qua thí nghiệm cấy máy có kết hợp vùi phân được thực hiện trong vụ Đông xuân và Hè Thu 2020 đã làm gia tăng hiệu quả kinh tế một cách thực sự do giảm lượng phân 42
  5. bón, công lao động bón phân, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, và tăng năng suất từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế. ĐX – OM5451 ĐX – OM6976 HT – OM5451 HT – OM6976 Hình 2. Biểu đồ năng suất và lợi nhuận cấy vùi phân vụ Đông Xuân và Hè Thu 2020. Sử dụng phân bón chậm phân giải (Rynan) tuy thuận lợi trong cơ giới hóa, số lần bón, nhưng giá còn cao, năng suất không đạt vượt trội. 3.3. Xây dựng mô hình trình diễn 3.3.1. Mô hình cơ giớ hóa cấy vùi phân vùng nước lợ Áp dụng cấy vùi phân với lượng giống 45 kg/ha, công thức phân 70 N + 45 P2O5 + 30 K2O, mô hình đã giảm phân (giảm 20N), giảm thuốc BVTV, giảm 02 lần phun thuốc. Mô hình có năng suất cao hơn đối chứng (%), tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao 67,9% hơn đối chứng 3,2%, lợi nhuận tăng hơn mô hình đối chứng là 26%, đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân 3.3.2 Mô hình cơ giớ hóa cấy vùi phân vùng nước ngọt Áp dụng cấy vùi phân với lượng giống 50 kg/ha, công thức phân 70 N + 40 P2O5 + 40 K2O. Mô hình đã giảm phân (giảm 15N), giảm thuốc BVTV, giảm 01 lần phun thuốc. Mô hình có năng suất cao hơn đối chứng không đáng kể (0,6%), tỉ lệ thu hồi gạo nguyên 59,7% cao hơn đối chứng (3%), lợi nhuận tăng hơn mô hình đối chứng là 27%, đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân Hình 3. Sâu cuốn lá (trái), cháy bìa lá (phải) giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân tại Cần Thơ 43
  6. 3.3.3 Mô hình cơ giớ hóa cấy vùi phân vùng nhiễm phèn Áp dụng cấy vùi phân với lượng giống 50 kg/ha, công thức phân 75 N + 40 P2O5 + 30 K2O. Mô hình đã giảm phân (giảm 10N), giảm thuốc BVTV, giảm phun thuốc. Mô hình có năng suất cao hơn đối chứng (58%), tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tương đương đối chứng 66,5%, lợi nhuận tăng hơn mô hình đối chứng là 27%, đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế so với mô hình đối chứng của nông dân. 4. KẾT LUẬN Dự án đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa bằng máy cấy kết hợp bón phân trong sản xuất lúa bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long, với việc ứng dụng máy cấy kết hợp vùi phân khi cấy đã giảm lượng phân bón, giảm số lần bón phân, giảm áp lực sâu bệnh và tăng hiệu quả kinh tế so với máy cấy thông thường và hiệu quả kinh tế vượt trội so với sạ lan thông thường. Dự án đã đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào đồng ruộng làm giảm chi phí đầu vào, nâng cao tỉ lệ cơ giới hóa, giúp giảm công lao động, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, … do vậy tạo nền sản xuất lúa bền vững và tăng sức cạnh tranh lúa gạo trên trường quốc tế. 44
nguon tai.lieu . vn