Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo* TS. Nguyễn Hữu Khánh** TÓM TẮT Hợp tác xã (HTX) là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bài viết này đánh giá công tác tổ chức thực thi Luật Hợp tác xã 2012 và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý đối với các HTX nông nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nông nghiệp theo hướng bền vững. Từ khóa: Khung pháp lý, kinh doanh nông nghiệp bền vững, hợp tác xã nông nghiệp, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế 1. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã Sau 07 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, kinh tế hợp tác (KTHT) với nòng cốt là hợp tác xã (HTX), bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, bước đầu đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển phong trào hợp tác xã toàn quốc, thể hiện trên các mặt sau: - Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Các quy định của Luật phù hợp với điều kiện phát triển HTX tại Việt Nam (số lượng thành viên tối thiểu, số vốn góp tối thiểu, tỷ lệ dịch vụ phục vụ thành viên, điều kiện gia nhập và duy trì tư cách thành viên,…) và tương đồng với quy định về hợp tác xã của Liên minh Hợp tác xã quốc tế. * Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân **Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư 312
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, về cơ bản đã được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành để hướng dẫn thi hành Luật. Các địa phương ban hành nhiều văn bản triển khai thi hành Luật và bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX tại địa phương. Đến nay, cả nước có 53/63 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố có Quyết định, Chỉ thị, Văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 2012. Tại 61/63 tỉnh có Kế hoạch, chương trình, đề án nhằm phát triển KTTT, HTX và 42/63 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ phát triển KTTT theo đặc thù của địa phương1. 2. Công tác triển khai, giám sát thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn - Triển khai hướng dẫn và thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX: Sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội đoàn thể chính trị - xã hội, Liên minh HTX và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các cơ quan có liên quan, các tầng lớp nhân dân, HTX và thành viên của HTX về Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn Luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Mục đích của công tác tuyên truyền là tạo điều kiện hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, bản chất và tầm quan trọng của việc phát triển HTX thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn, tuyên truyền trên báo (giấy, internet,…), phát thanh, truyền hình, in ấn, phát hành tài liệu, thông tin tuyên truyền, triển khai các dự án truyền thông. Trong giai đoạn 2013 đến 2020, các Bộ, ngành, hiệp hội ở Trung ương và địa phương đã tổ chức tập huấn, hội nghị tuyên truyền về pháp luật HTX cho khoảng 384.700 lượt người, cán bộ, thành viên HTX; tổ chức được hơn 15.200 cuộc tuyên truyền cho gần 2,3 triệu lượt người tham dự; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình địa phương phát sóng khoảng 8.500 chuyên đề, 17.400 tin bài về KTHT, HTX; gửi 10.642 tài liệu tuyên truyền về KTHT. - Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã theo Luật: Thực hiện Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật HTX 2012 và Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX, hầu hết các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đăng ký HTX theo đúng quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động HTX nhằm giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan đăng ký thuận tiện trong quá trình thực hiện. 1 Báo cáo sơ kết Luật Hợp tác xã 2012 313
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Công tác tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX đã được cơ quan đăng ký HTX cấp tỉnh, huyện thực hiện đúng theo quy định và được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện đã giúp các HTX thực hiện chính xác, thuận lợi. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX được rút ngắn so với thời gian quy định (trung bình chỉ còn 2 - 3 ngày thay vì 5 ngày làm việc). Theo số liệu của 63 tỉnh, thành phố, từ năm 2011 - 2020, cả nước đã có 16.615 HTX1 được thành lập mới, số HTX thành lập mới tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016- 2020 so với giai đoạn 2011-2015. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền về bản chất HTX, lợi ích khi tham gia HTX đối với người dân, đặc biệt nông dân, nông thôn. UBND các tỉnh, thành phố thường xuyên chỉ đạo các sở, ban ngành, Liên minh HTX tỉnh kịp thời nắm bắt nhu cầu thực tế, nguyện vọng của người dân mong muốn thành lập HTX để hướng dẫn, tư vấn quá trình thành lập, tổ chức Đại hội, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh… Năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, làm cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với HTX nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí khi đăng ký HTX; minh bạch hóa thông tin; tạo điều kiện và nền tảng công nghệ thông tin cho việc trao đổi thông tin về thành lập và hoạt động của hợp tác xã; tạo sự bình đẳng về thủ tục gia nhập và rút lui khỏi thị trường giữa hợp tác xã và doanh nghiệp. Hệ thống đăng ký trực tuyến về hợp tác xã đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2019, là nguồn dữ liệu tiềm năng về hợp tác xã trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do đặc thù của HTX nên thủ tục đăng ký HTX được cho là chặt chẽ và phức tạp hơn so với đăng ký doanh nghiệp (ví dụ về thời gian thực hiện đăng ký HTX dài hơn, thành phần hồ sơ phức tạp hơn, phải đăng ký ngành nghề kinh doanh…). - Đăng ký lại HTX theo Luật Hợp tác xã 2012: Theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đến ngày 01/7/2016 là hết thời hạn phải chuyển đổi, đăng ký lại các HTX theo Luật. Đến cuối năm 2016 đã có 84,5% tổng số HTX thuộc diện phải chuyển đổi, đăng ký lại theo quy định của pháp luật đã tiến hành chuyển đổi và đăng ký lại. Cả nước hiện còn khoảng 13,31% HTX chưa chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật, do đó, các địa phương cần có phương án xử lý dứt điểm trong thời gian tới. Hiện nay, còn một số ít các HTX chưa chuyển đổi, nguyên nhân là bản thân các HTX cũng chưa nhận thấy hiệu quả, lợi ích của việc chuyển đổi theo quy định mới, còn lúng túng trong việc chuyển đổi bởi đây là quá trình chuyển đổi sang mô hình mới, thay đổi căn bản về quan hệ sở hữu, quan hệ kinh tế, quan hệ phân phối và mức vốn góp tối đa khi tham gia HTX. Đồng 1 Năm 2013 có 59/ 63 tỉnh; năm 2014, 2015 có 61/63 tỉnh có số liệu báo cáo. 314
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI thời, trong quá trình chuyển đổi, đăng ký lại các HTX còn có những tồn tại, vướng mắc như sau: xử lý nợ cũ, tài sản chung không chia có nguồn gốc từ hỗ trợ của Nhà nước, thành viên HTX chậm được xử lý... - Chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình tổ chức khác: Đến cuối năm 2016, theo báo cáo của 47/63 tỉnh, thành phố có 338 HTX (chiếm khoảng 2,2% trong số HTX phải chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật) đã chuyển sang loại hình tổ chức khác. Nơi có số lượng HTX chuyển đổi cao nhất là vùng Tây Bắc, với 57 HTX (chiếm 10,17% số HTX phải chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật của vùng) đã chuyển sang tổ hợp tác và doanh nghiệp. Để đẩy nhanh tiến độ và tạo điều kiện cho các HTX chuyển đổi, năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình tổ chức khác tại Công văn số 3763/BKHĐT-HTX ngày 31/5/2018. - Giải thể hợp tác xã theo quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012: Giai đoạn 2011 - 2020, số HTX giải thể khoảng trên 8.000 HTX, bình quân mỗi năm có 800 HTX giải thể/năm, trong đó năm 2016 có số lượng giải thể cao nhất với 2.645 HTX. Năm 2016 là năm cuối để các HTX hoạt động chưa phù hợp với Luật Hợp tác xã 2012 phải chuyển đổi; do đó, số lượng HTX giải thể tăng lên đáng kể so với các năm khác. Vùng có số lượng HTX giải thể nhiều nhất cả nước là vùng Đông Bắc (1.603 HTX, chiếm 40,3% tổng số HTX hiện tại cả vùng), Tây Bắc (282 HTX, chiếm 27,8% số HTX cả vùng). Vùng có số lượng HTX giải thể ít nhất là vùng Bắc Trung Bộ (521 HTX, chiểm 14,2% số HTX của vùng). Nhìn chung, hầu hết các địa phương đều có nhận thức phải giải thể dứt điểm các HTX ngừng hoạt động hoặc có tên nhưng không hoạt động. Tuy nhiên, việc giải thể HTX chưa được thực hiện tốt do (i) quy định về thủ tục giải thể tại Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP khá chặt chẽ (thủ tục giải thể bắt buộc phải có đại diện đủ thành phần của Hội đồng giải thể nhưng trên thực tế rất khó triệu tập1; thủ tục giải thể tự nguyện quy định HTX phải đăng báo liên tiếp 3 số liền trên báo địa phương nhưng HTX không còn kinh phí để thực hiện việc này...); (ii) một số HTX còn vướng mắc vấn đề tài sản, nợ thuế, nợ các tổ chức các nhân khác; (iii) một số HTX ngưng hoạt động nhưng không quan tâm đến việc phải giải thể HTX...). - Cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cho thành viên; góp vốn và tham gia của thành viên vào hoạt động của HTX; hợp nhất, sáp nhập HTX; phát triển các loại hình HTX hoạt động ngành nghề, dịch vụ mới. Đối với hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ của HTX cho thành viên, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy 1 Các HTX được thành lập trước ngày 1/7/2013 không có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát/ Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng quản trị đã bỏ trốn, mất tích hoặc đã mất; một số HTX ngưng hoạt động có nhu cầu giải thể nhưng còn vướng mắc vấn đề tài sản, nợ thuế, nợ các tổ chức các nhân khác; một số HTX ngưng hoạt động nhưng cũng không quan tâm đến việc phải giải thể HTX... 315
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI định đối với HTX nông nghiệp, tỷ lệ cung ứng dịch vụ cho đối tượng không phải là thành viên HTX không được vượt quá 32%, đối với HTX phi nông nghiệp thì tỷ lệ này là không quá 50%. Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định đối với HTX nông nghiệp, tỷ lệ cung ứng dịch vụ cho đối tượng không phải là thành viên HTX không được vượt quá 50%. Sự điều chỉnh này nhằm giúp các HTX vừa phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mục tiêu phục vụ thành viên và phù hợp với thực tế hoạt động của HTX. Hiện nay, tỷ lệ cung ứng cho thành viên HTX ngày càng tăng, thể hiện bản chất của HTX là phục vụ thành viên (thể hiện qua doanh thu bình quân của HTX với thành viên ước năm 2020 trên 70% so với doanh thu bình quân của một HTX). Nếu HTX không đạt tỷ lệ cung cấp dịch vụ cho thành viên theo quy định, HTX sẽ phải: (1) Tìm cách vận động và kết nạp thêm những người có tiềm năng vào HTX mình, qua đó quy mô hoạt động của HTX sẽ được mở rộng (tăng thành viên là tăng vốn góp, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh); hoặc (2) Xác định lại những hoạt động mà HTX có lợi thế nhất (nhiều thành viên sử dụng nhất) để tiếp tục củng cố, phát huy mà không làm những dịch vụ mà HTX không có lợi thế. Đây là kinh nghiệm đã được nhiều nước có phong trào HTX phát triển thực hiện thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp…, qua đó huy động được sự đóng góp của thành viên đối với sự tồn tại và phát triển của HTX. - Xây dựng mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012: Để xây dựng mô hình HTX hoạt động hiệu quả, các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động và có các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các thành viên, đồng thời hỗ trợ kêu gọi đầu tư, liên kết giữa HTX với doanh nghiệp. Giai đoạn 2013 - 2020, nhiều HTX đã khắc phục được những hạn chế, yếu kém của HTX kiểu cũ, chất lượng hoạt động tăng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị liên kết, góp phần giải quyết việc làm cho thành viên và cộng đồng. Các HTX mới thành lập có quy mô hơn 100 thành viên, vốn điều lệ 1 tỷ đồng trở lên, diện tích sản xuất từ 200 - 500 ha, doanh thu khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế bình quân 200 triệu đồng/ năm khá nhiều (tại Cần Thơ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bạc Liêu,…). Một số tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình điểm như Thanh Hóa (hỗ trợ xây dựng 05 mô hình thí điểm với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng). Trong những năm gần đây, cả nước xuất hiện nhiều mô hình HTX, Liên hiệp HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới như: HTX ứng dụng công nghệ cao và ứng phó với biến đổi khí hậu; HTX quy mô toàn xã; HTX chuyên ngành dẫn dắt, hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất, tham gia chuỗi giá trị; HTX đảm nhiệm nhiều 316
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI khâu trong chuỗi giá trị; HTX tích tụ, tập trung đất đai để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chuyển đổi cây trồng cho thu nhập cao; mô hình doanh nghiệp trong cùng chuỗi là thành viên HTX; HTX phát triển sản phẩm nông nghiệp bản địa, chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) kết hợp với du lịch nông nghiệp, nông thôn, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, HTX sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thành viên và nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung - cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc sản xuất hoặc phân phối theo chuỗi giá trị sẽ làm giảm bớt các khâu trung gian, hạ giá thành và gia tăng giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó các HTX sẽ thu được lợi ích nhiều nhất từ sản phẩm của mình. Nhiều HTX chuyên ngành được ưu tiên tập trung phát triển để tạo ra sản phẩm phù hợp với lợi thế cũng như sản phẩm chủ lực của từng vùng miền trên cả nước, như: Vùng Miền núi phía Bắc phát triển các HTX sản xuất nông nghiệp, rau, củ, chăn nuôi lợn cao sản, lạp sườn, chanh dây, miến dong… Vùng Tây Nguyên phát triển các HTX về sản phẩm cây công nghiệp cà phê, ca cao, hồ tiêu… Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển HTX trồng lúa, thủy sản, cây ăn trái và sản phẩm chế biến từ nông sản1… Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng đề cương và đang tiến hành khảo sát tại các địa phương để nghiên cứu về thực trạng, tình hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, những tồn tại, vướng mắc và hướng giải quyết; đề xuất HTX hoạt động hiệu quả tham gia mô hình thí điểm. Bộ dự kiến sẽ hoàn thành đề án trong năm 2020. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 1 Ví dụ: HTX Công nghệ nông nghiệp Văn Đức (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội) chuyên cung cấp các sản phẩm rau xanh cho Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận; HTX Nông nghiệp Sông Hồng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) hoạt động dịch vụ, sản xuất rau an toàn theo công nghệ Israel; HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Độc Lập (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có quy mô toàn xã với 5.398 thành viên, trong đó có 2.131 hộ thành viên, HTX chủ yếu làm dịch vụ phát triển nông nghiệp; HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ Cốc Thành (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) với 2.746 thành viên, diện tích đất canh tác là 235,1 ha, HTX làm dịch vụ cho thành viên phát triển nông nghiệp…. 317
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 3. Đánh giá triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 3.1. Những kết quả đạt được Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm phổ biến quốc tế và phù hợp với xu hướng mới phát triển hợp tác xã ở nước ta, quy định rõ bản chất của tổ chức HTX, đã tạo ra khung pháp luật cơ bản phù hợp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX. Trong giai đoạn 2011 - 2020, đặc biệt sau 07 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, KTTT với nòng cốt là HTX, bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, bước đầu đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển phong trào hợp tác xã toàn quốc, thể hiện trên các mặt sau: - Công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt, kế hoạch triển khai Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTHT, HTX được chỉ đạo tổ chức, triển khai nghiêm túc, sâu rộng và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong phát triển KTHT. - Nhận thức của các cấp, các ngành về các quan điểm phát triển KTHT, mà nòng cốt là HTX có sự chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được sự thống nhất về nhận thức trong toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của khu vực KTHT, HTX trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Xã hội nói chung và HTX nói riêng đã dần phân biệt được HTX với doanh nghiệp, với tổ chức xã hội và với hợp tác xã kiểu cũ. Ưu thế và vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế địa phương nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung dần được khẳng định. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, về cơ bản đã được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành để hướng dẫn thi hành Luật. Các địa phương ban hành nhiều văn bản triển khai thi hành Luật và bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển KTHT, HTX tại địa phương. - Bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước đối với KTHT, HTX từng bước được thiết lập, củng cố, đặc biệt là Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX các cấp được tổ chức thành lập, từng bước kiện toàn từ Trung ương đến địa phương, nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết và pháp luật về phát triển KTHT, HTX. 3.2. Hạn chế, tồn tại Tuy đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung khu vực KTHT, HTX vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Phong trào KTHT, HTX phát triển chưa tương xứng 318
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI với tiềm năng. Sự tồn tại, hạn chế thể hiện ở cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước và bản thân các tổ chức KTHT, HTX, cụ thể như sau: - Một số quy định của Luật còn chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc có hướng dẫn thì chưa khả thi dẫn đến khó triển khai, như: thủ tục giải thể bắt buộc đối với HTX1; hướng dẫn chuyển đổi HTX sang các loại hình tổ chức khác2; công tác kiểm toán đối với HTX… - Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định 11 chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các HTX nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống chưa nhiều. Có chính sách đến năm 2019 mới thực hiện được như chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng. Một số chính sách thực hiện chưa hiệu quả như chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ chế biến sản phẩm…; số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế. - Một số chính sách hỗ trợ được ban hành phân tán, chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi, chưa được hướng dẫn cụ thể, thiếu nguồn lực; thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành Luật Hợp tác xã và các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. - Thời gian ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã kéo dài và phải điều chỉnh nên quá trình triển khai thực hiện Luật gặp nhiều khó khăn, như: Thông tư số 31/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản mới được ban hành ngày 30/3/2018. - Việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền phổ biến về pháp luật hợp tác xã chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao dẫn đến nhận thức về pháp luật HTX chưa thống nhất. Một số địa phương còn lúng túng trong việc triển khai một số quy định mới của luật như: quy định làm hợp đồng dịch vụ giữa HTX với các thành viên, mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, sản phẩm, dịch vụ của HTX cho thành viên… - Một số địa phương vẫn chưa thấy rõ vai trò của HTX trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, không có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các HTX trong quá trình thực hiện. 1 Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản. 2 Công văn số 3926/BKHĐT-HTX ngày 31/5/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó có hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp; Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp. 319
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI - Việc thực hiện một số quy định của Luật như: (1) chế độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hợp tác xã còn thực hiện chưa thường xuyên và nghiêm túc, chưa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, các cá nhân, tổ chức liên quan; (2) chế độ báo cáo thống kê giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt nên rất khó khăn trong việc tổng hợp; không có hệ thống số liệu về KTTT, HTX hoặc nếu có thì không đầy đủ, không cập nhật, chưa chính xác; (3) Việc xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô hình HTX hoạt động hiệu quả theo chuỗi giá trị chưa được triển khai rộng rãi giúp cho người dân tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế - xã hội do HTX mang lại. 4. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách Việc xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ về KTHT phải phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm đồng bộ, có tính khả thi trên cơ sở bảo đảm bản chất, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KTHT, HTX, tránh sự ỷ lại, lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phải căn cứ vào nhu cầu và trình độ phát triển của tổ chức KTHT, HTX, và phù hợp với khả năng nguồn lực của Nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định còn bất cập tại Luật Hợp tác xã năm 2012 theo hướng: mở rộng đối tượng điều chỉnh là tổ hợp tác; đơn giản hóa các thủ tục hành chính (thành lập, đăng ký và giải thể hợp tác xã); khuyến khích mở rộng quy mô (số lượng thành viên, tỷ lệ vốn góp của thành viên, tài sản chung không chia…); thành lập doanh nghiệp trong HTX; tỷ lệ cung ứng dịch vụ bên ngoài thành viên; chế tài xử lý vi phạm Luật,…) trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật. Chính phủ cần rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi các Luật liên quan (Luật Đất đai, Luật Thuế…), tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các thành phần kinh tế dễ dàng thành lập, tham gia, phát triển, rút khỏi các loại hình KTTT, cho phù hợp với xu thế phát triển HTX quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển. Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển HTX nông nghiệp trong Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới nhằm tập trung chỉ đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương vào cuộc hỗ trợ, thúc đẩy HTX nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần bổ sung, sửa đổi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi KTHT, HTX; xây dựng chiến lược phát triển KTHT, HTX đến năm 2030; xây dựng thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ hợp tác xã. Bố trí dòng ngân sách riêng từ nguồn ngân sách trung ương để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển HTX. 320
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của Trung ương và địa phương nhằm kịp thời hỗ trợ vốn cho HTX đầu tư phát triển, nhất là các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất công nghệ cao. Các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương chủ động huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợ HTX, thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong HTX, doanh nghiệp liên kết với HTX trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm của HTX được vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ứng dụng công nghệ vào xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về HTX trên toàn quốc. Xây dựng và công bố sách trắng về HTX hàng năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Ban chấp hành Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (2012). 2. Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về đẩy mạnh thực hiện thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (2013). 3. Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 (2017); 4. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Ban chấp hành Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (2019); 5. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2017, 2018, 2019. 6. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các Bộ, ngành, Hội, hiệp hội, Liên minh HTX Việt Nam qua các năm. 7. Chuyên đề của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. 8. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua các năm. 321
nguon tai.lieu . vn