Xem mẫu

  1. HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Thế, Nguyễn Lý Thùy Trang, Phạm Khả Vy, Lê Thiện Quát, Lê Vỉ Khan Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Dự toán ngân sách giúp cho nhà quản lý phán đoán trước tình hình sản xuất kinh doanh và chuẩn bị những việc phải làm để hướng hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã định một cách dễ dàng hơn. Theo khảo sát, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng công cụ kế toán quản trị nói chung và dự toán ngân sách (DTNS) nói riêng một cách hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực thương mại tại TP.HCM. Từ việc nhận thức sự cần thiết của công tác lập dự toán ngân sách đối với các doanh nghiệp này trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã nghiên cứu đề tài về dự toán toán ngân sách nhằm đề xuất một số ý kiến định hướng nhằm hoàn thiện công tác dự toán ngân sách để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khóa: dự toán ngân sách, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thành phố Hồ Chí Minh, công cụ kế toán, quản trị. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ DTNS trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành đúng pháp luật Nhà nước. Ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý, trong đó đổi mới và hoàn thiện công tác DTNS giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Bất kỳ một tổ chức nào dù lớn hay nhỏ cũng phải tính toán và dự trù việc sử dụng ngân sách của mình. Tuy nhiên, để DTNS một cách khoa học, phản ánh đúng tiềm năng thực tế của doanh nghiệp là công việc rất khó thực hiện. Hiện nay, các doanh nghiệp lập DTNS thường không phản ánh đúng tiềm năng thực tế của doanh nghiệp nên không phát huy vai trò, công dụng của nó và gây lãng phí cho doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu để xây dựng DTNS nhằm giúp các doanh nghiệp có được hệ thống báo cáo dự toán khoa học, phản ánh đúng tiềm năng, đảm bảo cho các dự toán thực sự là công cụ hữu ích cho nhà quản trị, và đảm bảo cho việc chuẩn bị các nguồn lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra đột xuất trong tương lai, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 1320
  2. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Đối với các doanh nghiệp trên được biểu hiện trên sơ đồ trên như sau: Sơ đồ 1. Hệ thống dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất Nguồn: Garrison, Noreen và Brewer, 2012 Theo Garrison, Noreen và Brewer (2012), DTNS là một công cụ quản lý hiệu quả. DTNS xây dựng mục tiêu cho từng bộ phận cũng như cho toàn doanh nghiệp và cách để hướng hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu này. DTNS giúp các doanh nghiệp dự trù những tình huống có thể xảy ra và cách để giải quyết chúng. DTNS là một công cụ nhằm thực hiện tốt các chức năng quản trị trong đó nổi bật là chức năng hoạch định và chức năng kiểm soát. DTNS là một hệ thống gồm nhiều dự toán và được chia thành hai nhóm chủ yếu là các dự toán hoạt động và các dự toán tài chính. Thông qua sơ đồ trên ta nhận thấy rằng, quy trình lập dự toán bắt đầu bởi các dự toán hoạt động như dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí BH&DN, cuối cùng là dự toán tiền; sau đó dựa trên các dự toán hoạt động, công ty tiến hành lập các dự toán tài chính gồm dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán và dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tóm lại, DTNS là công việc quan trọng và cấp thiết giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Từ những lợi ích mà công tác dự toán mang lại cho thấy các doanh 1321
  3. nghiệp cần nghiên cứu ứng dụng và ngày càng hoàn thiện hơn công tác dự toán tại đơn vị của mình để công việc kinh doanh và quản lý ngày càng thuận lợi và hiệu quả hơn. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như khảo sát, thống kê, mô tả, phân tích và suy luận nhằm đánh giá thực trạng công tác lập DTNS của các DNNVV trong lĩnh vực thương mại và đề xuất các giải pháp mang tính định hướng. 4 THỰC TRẠNG Qua việc khảo sát thực trạng công tác lập DTNS của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là các DNNVV trong lĩnh vực thương mại, tác giả nhận thấy 69,6% các doanh nghiệp chưa xây dựng dự toán ngân sách hoặc có thể chưa nhìn thấy và hiểu được tầm quan trọng của việc dự toán ngân sách hoặc chưa có đủ nguồn nhân lực cũng như kinh phí để triển khai hoặc không biết cách lập dự toán ngân sách. Theo khảo sát thì 30,4% các DNNVV trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn TP.HCM đang trong quá trình hoàn thiện dự toán ngân sách tại doanh nghiệp. Kỳ của các doanh nghiệp này thường theo năm, vì vậy, có thể doanh nghiệp không có đủ thời gian và kinh phí để thực hiện dự toán ngân sách sát với thực tế hơn nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Định kỳ điều chỉnh ngân sách cũng theo kỳ lập dự toán ngân sách. Bộ phận lập và quy trình dự toán ngân sách đã có nhưng chưa phân định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của người thực hiện công việc lập dự toán ngân sách. Tại các doanh nghiệp này, công cụ lập dự toán ngân sách chủ yếu là sử dụng “ icrosoft xcel” điều đó sẽ làm quy trình và số liệu báo cáo dự toán ngân sách gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và đối chiếu. Hầu hết các khoản mục chi phí của doanh nghiệp là ở mức trung bình. Đa số mô hình dự toán ngân sách là mô hình áp đặt thông tin từ trên xuống, có thể nhận định doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và muốn áp đặt số liệu dự toán theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên. Các doanh nghiệp này ưa thích sử dụng loại hình dự toán ngắn hạn để phục vụ cho công tác dự toán ngân sách tại doanh nghiệp mình, loại hình này có ưu điểm là phản ánh được tình hình thực tế của Doanh nghiệp tại từng thời điểm hay từng khoảng thời gian ngắn. 5 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở thực trạng công tác lập DTNS của các DNNVV trong lĩnh vực thương mại, nhóm tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện DTNS của các DN như sau: Để công tác lập DTNS được thuận lợi, trước tiên doanh nghiệp cần xác định rõ quan điểm và các mục tiêu cần đạt được trong quá trình hoàn thiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và tuân thủ theo nguyên tắc dự toán như: nguyên tắc thực hiện liên tục, nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, nguyên tắc thân trọng, nguyên tắc thu hút tất cả các bộ phận cùng tham gia nhằm đảm bảo công tác hoàn thiện dự toán ngân sách được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đồng bộ. Mặt khác, để DTNS được thực hiện một cách chủ động và dễ dàng các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình DTNS và phổ biến trong toàn doanh nghiệp để các bộ phận, phòng ban theo đó mà thực hiện. Quy trình DTNS bao gồm 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị dự toán ngân sách; (2) Soạn thảo ngân sách và (3) Theo dõi dự toán ngân sách. Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và hữu hiệu, doanh nghiệp nên DTNS theo mô hình thông tin từ dưới lên. Trong đó, công tác DTNS 1322
  4. sẽ được thực hiện từ cấp dưới và sau đó chuyển lên cho cấp trên xem xét, góp ý. Báo cáo dự toán sau khi được cấp trên xem xét, góp ý sẽ được chuyển về cho cấp dưới chỉnh sửa. Báo cáo dự toán sau khi chỉnh sửa sẽ được chuyển lên cấp trên xét duyệt. Sơ đồ 2. Quy trình dự toán ngân sách Nguồn: Garrison, Noreen và Brewer, 2012 6 KẾT LUẬN DTND là một trong những công cụ hữu ích đang được nhiều nhà quản lý nghiên cứu, sử dụng nhằm giúp công việc kinh doanh được thuận lợi hơn. DTNS thực hiện các chức năng dự báo, hoạch định, điều phối, thông tin, kiểm soát và đo lường. DTNS giúp phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận trong tổ chức như bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán,... và được sử dụng như một thước đo chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức. Tùy theo đặc điểm của từng bộ máy tổ chức mà có những mô hình dự toán phù hợp. Việc lập dự toán cần theo một trình tự nhất định bắt đầu từ dự toán tiêu thụ và kết thúc bởi các dự tóan báo cáo tài chính. 1323
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Ngọc Quế, ThS. Đào Tất Thắng, TS. Lê Đ nh Trực (eds) (2011). Chương 4: Dự toán ngân sách. In: TS. Đoàn Ngọc Quế, ThS. Đào Tất Thắng, TS. Lê Đ nh Trực (eds), Kế Tóan Quản trị. Nhà xuất bản Lao động, TP.HCM, pp. 96 – 121. [2] Huỳnh Lợi (2011). Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động hàng năm. In: TS. Huỳnh Lợi, Kế toán Quản trị dùng cho sinh viên khối ngành kinh tế. Nhà sách Kinh tế, TP.HCM, pp. 132 – 168. [3] Nguyễn Văn Tuấn (2007). Kế toán Quản trị [online], viewed 29 November 2012, from: [4] Ray H. Garrison, Eric W. Noreen, Peter C. Brewer (2012), Managerial Accounting, McGraw Hill, Irwin, 13rd edition. [5] [6] Stephen Brookson (2000). Managing budgets. Dorling Kindersley Publishing, Incorporated. 1324
nguon tai.lieu . vn