Xem mẫu

  1. Hoa Hồng, một loài hoa đẹp Một bông hồng nhung đỏ thẫm, một bó hồng trắng trinh bạch và vô số những bông hồng vàng kiêu sa…Chỉ ngần đó thôi sắc màu cũng làm bạn xua tan ngay mọi ưu phiền trên đời trong thời gian tích tắc. Hoa hồng, một loài hoa của tình yêu mà nhân loại mãi mãi tôn thờ. Để giúp các bạn trồng được những bông hồng trong vườn nhà và để kinh doanh, trong bài viết này, tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm thực tế mà mình đã áp dụng. Mong các bạn thành công. Về thời tiết, nhìn chung ở các tỉnh Phía Nam đều rất phù hợp với cây hoa hồng và thực tế đã hình thành nhiều vùng đất trồng hồng rất tốt như Sa đéc (Đồng Tháp), Gò vấp, Hóc môn và cả Thủ Đức (Tp. HCM). Sau đây tôi xin tóm
  2. lược một số khâu kỹ thuật cơ bản để bạn tham khảo: 1) Chọn đất trồng: Cây hoa hồng có thể trồng được trên nhiều lọai đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất phù sa, đất thịt có bón thêm phân hữu cơ mục, tro trấu...để tăng độ mùn và tính tơi xốp cho đất. Không nên trồng trên đất thịt nặng pha sét, đặc biệt là đất bị nhiễm mặn hoặc phèn. Nguồn nước tưới cũng không được nhiễm phèn, mặn. 2) Làm đất lên luống: Dọn sạch cỏ rác, cày bừa, xới đất kỹ cho đất thông thóang, tơi xốp và chôn vùi bớt mầm mống của sâu bệnh, nếu có điều kiện nên phơi ải đất. Nên thiết kế luống (liếp) theo hướng Bắc-Nam, để tăng lượng ánh sáng mặt trời cho cây, liếp để rộng khỏang 0,8-0,9m, cao 0,2- 0,25m, cách nhau 0,5m. Để tiện cho việc chăm sóc chiều dài liếp để khỏang 12-15m là vừa. 3) Bón phân: -Bón lót: Sau khi lên liếp, bón lót bằng phân chuồng hoai mục trộn với tro trấu theo tỷ lệ 1:2, bằng cách rải một lớp hỗn hợp phân này dầy khỏang 3-4 phân sau đó xới nhẹ để trộn phân vào đất. -Bón thúc: Có nhiều cách nhưng nên bón bằng một trong hai cách sau: rải xung quanh gốc cây hồng, mỗi gốc khỏang
  3. một muỗng phân NPK (lọai 20-20-15),sau đó tưới nước để phân tan và ngấm dần xuống đất. Thời gian bón khỏang 1- 1,5 tháng một lần. Cách thứ hai là dùng một muỗng phân NPK ngâm trong 10 lít nước tưới vừa đủ ẩm cho đất mặt liếp, khỏang 3-4 ngày tưới một lần. 4) Chuẩn bị cây giống: Tốt nhất là liên hệ mua cây giống đã được sản xuất sẵn ở những cơ sở sản xuất giống. Nếu không bạn có thể sản xuất cây giống ghép theo cách sau đây: -Chuẩn bị gốc ghép: cây làm gốc ghép tốt nhất là dùng cây hồng dại vì chúng sống mạnh, sinh trưởng tốt, sống lâu, mau ra rễ và có tỷ lệ sống cao, những người có kinh nghiệm cho rằng nên dùng giống tầm xuân nhiều hoa (Rosa multiflora). Chọn cành bánh tẻ lớn hơn cây đũa ăn một chút cắt thành từng đọan dài khỏang 15-20 cm, cắt bỏ những lá gần gốc và sử lý kích thích ra rễ, có thể dùng NAA, 500mg/lít, ngâm cành khoảng 10 giây. Sau khi sử ý thuốc đem giâm cành lên luống đất với khỏang cách đã được định sẵn trên luống trồng (nếu muốn trồng trực tiếp rồi ghép ngay tại ruộng) hoặc giâm vào trong bầu nilôn có đục lo, bên trong chứa đất mùn và phân mục (nếu muốn
  4. ghép trong bầu giống sau đó đem ra trồng ngòai ruộng sản xuất). Đưa bầu giâm vào chỗ mát hoặc che nắng cho liếp giâm. Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất và phun mù tạo ẩm độ không khí cao để đạt tỷ lệ cành giâm sống cao. Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc để cây sinh trưởng mạnh, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn để ghép. -Chuẩn bị giống ghép: trong sản xuất hiện nay có rất nhiều giống hồng nhưng muốn bán được giá nên chọn những giống có nhiều bông, bông to và đẹp, mới và lạ mắt để lấy mắt ghép. Cành để lấy mắt ghép nên chọn những cành đã ra bông, chọn những mắt ở đoạn giữa cành để lấy mắt ghép, tránh chọn những mắt ở gần gốc vì những mắt này được hình thành ở giai đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dinh dưỡng ít, mầm phát triển kém, cành ghép sau này sẽ yếu. Không lấy mắt nằm gần ngọn cành vì chúng hình thành khi cành đã phân hoá hoa, thường không to mập, tượng tầng chua ổn định, tỷ lệ ghép sống sẽ thấp. Có nhiều cách ghép, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì nên áp dụng cách ghép mắt vì vừa đơn giản vừa dễ thành công hơn.
  5. 5) Khoảng cách trồng: Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau khỏang 0,4-0,5m, trên mỗi hàng trồng cây cách khỏang 0,3- 0,4m. 6) Chăm sóc: Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và xế chiều, tốt nhất là tưới bằng bình có vòi hoa sen. Thỉnh thỏang làm cỏ xới xáo nhẹ cho mặt liếp trồng không bị rẽ đất, bí nước. Thường xuyên kiểm tra vườn hồng để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho cây như: rệp sáp, sâu ăn lá, rầy mềm, nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh đốm đen, đốm xám, bệnh phấn trắng, rỉ sắt, bệnh khô cành, khô lá, thối hoa… NGUYỄN VĨNH THƯỢNG
nguon tai.lieu . vn