Xem mẫu

  1. VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1
  2. 2
  3. HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI - 2010 3
  4. 4
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà nước và pháp luật là một trong những nội dung chủ yếu trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Tư tưởng về Nhà nước và pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng những triết lý sâu sắc về bản chất, vai trò của Nhà nước; về mối quan hệ tương đồng giữa pháp luật và các quy tắc xử sự xã hội khác. Người cho rằng, pháp luật phải gắn liền với đạo đức, việc tuân thủ pháp luật cũng có nghĩa là thuận theo đạo đức, thuần phong, mỹ tục của xã hội. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước cũng đơn giản, rõ ràng và hợp lòng dân, Người đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước là phải thường xuyên chăm lo đến quyền lợi chính đáng của nhân dân. Vì vậy, trong tất cả các bài viết và bài nói của Người, khái niệm về Nhà nước và pháp luật không còn là những lý luận khô cứng, giáo điều mà trở thành những bài học thực tiễn sinh động gắn liền với đời sống xã hội. Dù là bài nói hay bài viết về các vấn đề khác thì Hồ Chí Minh cũng vẫn đề cập mối tương quan của chúng với Nhà nước và pháp luật. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về Nhà nước và pháp luật nói riêng là nguồn giá trị vô tận, là di sản vô cùng quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước, trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam đưa đường dẫn lối, là ngọn đuốc sáng soi và sẽ còn sáng mãi trong các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Nhằm thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người, 65 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và 65 năm ngày khai sinh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng các ngày lễ lớn khác của dân tộc ta trong năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp cùng 5
  6. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh: Về vấn đề Nhà nước và pháp luật. Nội dung cuốn sách gồm một số bài viết và bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật từ năm 1919 đến năm 1969, được tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai năm 1995-1996. Để thuận tiện cho việc theo dõi và tra cứu, chúng tôi giữ nguyên các chú thích ở cuối trang như đã in trong Bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ hai. Ngoài ra, chúng tôi có chú dẫn thêm về số tập, số trang của mỗi bài trích trong Bộ sách trên. Cuốn sách là tài liệu quý và thiết thực cho mỗi cán bộ, đảng viên đang công tác và học tập trong ngành tư pháp nói riêng và trong tất cả các ngành, các cấp nói chung, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên các trường đại học và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đối với việc tra cứu và tìm hiểu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 6
  7. BÌNH ĐẲNG* Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v.. Nhưng, hãy xem tay chiến sĩ về bình đẳng ấy đã thực hiện bình đẳng như thế nào. Cùng làm một việc trong cùng một xưởng, người thợ da trắng vẫn được trả lương hậu hơn nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da. Trong các công sở, những người bản xứ mặc dầu đã làm việc lâu năm và mặc dầu rất thành thạo công việc, vẫn chỉ lĩnh một khoản tiền công chết đói, trong khi một người da trắng mới được vào, làm công việc ít hơn, thì lại lĩnh lương bổng nhiều hơn. Có những thanh niên bản xứ đã học qua các trường đại học của chính quốc và đậu bằng tiến sĩ y khoa hoặc luật khoa, vẫn không thể làm được nghề nghiệp của mình trong nước mình nếu họ không vào quốc tịch Pháp. (Mọi người đã biết, một người bản xứ muốn được vào quốc tịch Pháp như vậy thì khó khăn và nhục nhã như thế nào rồi). Phải bỏ ruộng nương và nhà cửa đăng vào lính "tình nguyện", những người dân bản xứ ra lính đã được nếm mùi ngay ý nghĩa mỹ miều của cái thứ "công bằng" quái gở mà họ đang phải bảo vệ này. Cùng một cấp bậc, nhưng người da trắng gần như bao giờ cũng * Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 75-76. 7
  8. được xem là cấp trên của người bản xứ. Người sĩ quan bản xứ phải chào và tuân lệnh sĩ quan da trắng. Cái chế độ đẳng cấp phân biệt "nhân chủng - quân sự" ấy lại còn rõ rệt hơn nữa khi những người lính da trắng và lính khác màu da cùng đi chung trên một chuyến xe lửa hoặc tầu thuỷ. Ví dụ như việc mới nhất gần đây: Hồi tháng năm, chiếc tàu Ligiê chở 600 lính người Mangát từ Pháp sang Mađagátxca. Các hạ sĩ quan người bản xứ thì chen chúc dưới hầm tàu, còn đồng nghiệp của họ, những hạ sĩ quan da trắng, thì được đường hoàng nằm trong các buồng dành riêng. Hẳn những người anh em khác màu da chúng ta, nóng sôi lên vì các nồi súpde nếu không phải vì lý tưởng, và tỉnh dậy vì tiếng động ầm ầm của chân vịt quay hay vì tiếng gọi của lương tri, có thể suy nghĩ và hiểu rằng cái chủ nghĩa tư bản tốt đẹp kia vẫn coi họ và bao giờ cũng chỉ coi họ như những kẻ ôlô malôtô1) mà thôi. N.A.Q. Báo L'Humanité, ngày 1-6-1922. 1) Từ ngữ Latinh, có nghĩa là kẻ tanh hôi, bẩn thỉu. 8
  9. PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT QUỐC TẾ NÔNG DÂN* Nông dân trong các thuộc địa của Pháp bị hai tầng bóc lột: vừa như những người vô sản, vừa như những người bị mất nước. Ở Angiêri, những đất đai màu mỡ được dành cho người Pháp; còn những người nông dân thì bị dồn vào sống trong vùng núi là nơi đất đai cằn cỗi và không thể canh tác được. Ở Đông Dương, hễ người Pháp đến là chính phủ cấp cho anh ta cả nhiều làng trọn vẹn. Nhưng người nông dân, không chỉ bần nông mà cả trung nông đều bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương của mình hoặc làm đày tớ cho ông chủ người nước ngoài. Thưa các đồng chí, khi các đồng chí được tổ chức lại, các đồng chí cần phải nêu gương cho chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi, dang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia đình vô sản quốc tế. Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. * Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 208. 9
  10. CÁCH MẠNG NGA VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA* Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra. Cách mạng Nga rất hiểu rõ điều đó. Vì thế nó không vừa lòng với việc đọc những bài diễn văn rỗng tuếch và viết ra những quyết định "nhân đạo" đối với các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh, giúp đỡ họ bằng tinh thần và vật chất như Lênin đã tuyên bố trong luận cương của Người về vấn đề thuộc địa. Cách mạng Nga đã triệu tập Đại hội Bacu; hai mươi mốt dân tộc phương Đông đã phái đại biểu tới dự Đại hội đó. Những đại biểu của các đảng công nhân phương Tây cũng tham gia công việc của Đại hội. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản ở các nước phương Tây đi xâm chiếm và giai cấp vô sản các nước bị xâm chiếm ở phương Đông đã thân mật nắm tay nhau và cùng nhau tìm cách đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của họ. Sau cuộc Đại hội lịch sử ấy, mặc dầu đang vấp phải những khó khăn trong nước và ngoài nước, nước Nga cách mạng không hề một * Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 298-302. 10
  11. chút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thắng lợi. Một trong những việc quan trọng đầu tiên của nó là thành lập Trường đại học phương Đông. Trường đại học phương Đông hiện nay gồm có 1.025 sinh viên, trong đó có 151 nữ sinh. Trong số sinh viên ấy, có 865 đảng viên cộng sản. Thành phần xã hội của học sinh như sau: 547 nông dân, 265 công nhân, 210 trí thức vô sản. Nếu người ta chú ý rằng các nước phương Đông đều là những nước hầu như hoàn toàn nông nghiệp thì sẽ dễ hiểu vì sao số sinh viên nông dân chiếm tỷ lệ cao hơn. Ở Ấn Độ, ở Nhật, ở Trung Quốc - nhất là ở Trung Quốc, phần nhiều là các trí thức trung thành với sự nghiệp của giai cấp công nhân đang lãnh đạo giai cấp này trong cuộc đấu tranh, điều đó giải thích vì sao số trí thức chiếm tỷ lệ một thiểu số tương đối quan trọng; và tỷ lệ công nhân ít là do công nghiệp và thương nghiệp tương đối kém phát triển trong các vùng phương Đông, trừ nước Nhật. Ngoài ra, còn có 75 học sinh thiếu niên, từ 10 đến 16 tuổi. 150 giáo sư phụ trách giảng dạy về khoa học xã hội, về toán học, về duy vật lịch sử, về lịch sử phong trào công nhân, về khoa học tự nhiên, về lịch sử các cuộc cách mạng, về khoa kinh tế chính trị, v.v.. Trong lớp học, thanh niên của 62 chủng tộc khác nhau cùng thân mật sát cánh bên nhau. Trường đại học phương Đông có 10 ngôi nhà to để cho sinh viên dùng. Trường có một rạp chiếu bóng cho sinh viên xem không mất tiền vào ngày thứ năm và ngày chủ nhật; còn những ngày khác trong tuần lễ thì để cho một người thầu. Có hai tủ sách với 47.000 quyển sách giúp cho các nhà cách mạng trẻ tuổi đi sâu vào việc nghiên cứu của mình và bồi dưỡng thêm tư tưởng. Mỗi dân tộc hay "nhóm", có một tủ sách riêng, gồm sách báo bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Phòng đọc sách được sinh viên trang trí một cách có nghệ thuật và có đầy đủ báo chí. Các học sinh cũng cho ra một tờ báo chỉ có một bản duy nhất dán 11
  12. vào cái bảng to đặt trước cửa phòng đọc sách. Những người đau ốm được vào chữa trong bệnh viện của nhà trường. Một trại điều dưỡng ở Crimê dành riêng cho sinh viên cần được dưỡng sức. Chính phủ Xôviết đã tặng cho Trường đại học hai trại hè mỗi trại có 9 ngôi nhà. Mỗi trại hè có một chỗ cho sinh viên học chăn nuôi. Người "bí thư nông nghiệp" của Trường đại học đã tự hào nói với tôi: "Chúng tôi đã có 30 con bò cái và 50 con lợn". Một trăm hécta ruộng đất cấp cho các trại hè ấy là do sinh viên tự cày cấy lấy. Trong kỳ nghỉ hè và sau giờ làm việc và tập luyện, sinh viên đi giúp đỡ nông dân. Nhân đây cũng nói qua rằng một trong những trại hè ấy trước kia là thái ấp của một quận công. Thật là một cảnh đáng ghi nhớ khi trông thấy lá cờ đỏ tung bay kiêu hãnh trên ngọn tháp có mang tước huy quận công, và thấy những người nông dân trẻ tuổi Triều Tiên hay Ácmêni vui đùa trong lễ điện của quận công không kiêng nể gì cả. Sinh viên ăn, ở và mặc không phải mất tiền. Mỗi tháng mỗi sinh viên còn được lĩnh 5 đồng rúp vàng để tiêu vặt. Để học sinh có một quan niệm đúng đắn về việc giáo dục trẻ em, Trường đại học có một nhà nuôi trẻ và một nhà gửi trẻ rất kiểu mẫu gồm 60 em nhỏ. Mỗi năm Trường đại học chi tiêu đến 516.000 đồng rúp vàng. Các đại biểu của 62 chủng tộc trong Trường đại học lập thành một "Công xã". Chủ tịch và các cán sự của Công xã do phổ thông đầu phiếu bầu ra ba tháng một lần. Một đại biểu sinh viên tham gia việc quản trị kinh tế và hành chính của Trường đại học. Tất cả các sinh viên đều phải thay phiên nhau lần lượt làm công việc nhà bếp, thư viện, câu lạc bộ, v.v.. Tất cả mọi vụ "phạm pháp" hoặc tranh chấp đều do một toà án được bầu ra xét xử trước mặt toàn thể các đồng chí. Công xã họp mỗi tuần một lần để thảo luận tình hình chính trị và kinh tế quốc tế. Thỉnh thoảng người ta tổ chức những cuộc hội họp và những buổi dạ hội trong đó những 12
  13. sinh viên có khiếu về nghệ thuật trình bày nghệ thuật và văn học của khắp các miền ở phương Đông. Một điểm đặc biệt nhất biểu hiện sự "dã man" của những người bônsơvích là không những họ coi "những người dân thuộc địa thấp kém" ấy như anh em, mà còn tổ chức cho họ tham gia đời sống chính trị của nước Nga nữa. Trong kỳ bầu cử các Xôviết, những sinh viên mà khi còn ở trong nước của họ thì chỉ là những "kẻ dân lành", những "người được bảo hộ", nghĩa là những người không có quyền gì khác hơn là quyền nộp thuế, những người không hề có quyền ứng cử và bầu cử ở nước họ, những người không được phép bàn bạc chính trị, thì nay ở nước Nga Xôviết những người đó được tham gia bầu cử và cử đại biểu của họ vào Xôviết. Mong rằng những anh em của tôi ở các thuộc địa đang cầu xin đổi quốc tịch mãi mà không được, hãy thử so sánh nền dân chủ tư sản với nền dân chủ vô sản. Tất cả những sinh viên ấy đều đã từng đau khổ và đã thấy người khác đau khổ. Tất cả đều đã sống dưới "nền văn minh khai hoá cao cả" và dưới ách bóc lột và áp bức của chủ nghĩa tư bản nước ngoài. Vì thế tất cả đều ham mê và khao khát học tập và hiểu biết. Họ vừa hăng hái vừa nghiêm túc. Họ không hề chơi bời phóng túng như những thanh niên phương Đông ở Pari, ở Ôxpho, ở Béclin. Người ta có thể nói không ngoa rằng Trường đại học phương Đông ôm ấp dưới mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc địa. Miền Cận Đông và miền Viễn Đông, từ Xyri đến Triều Tiên - chúng tôi chỉ nói đến những nước thuộc địa và nửa thuộc địa có một diện tích rộng hơn 15 triệu km2, với số dân hơn 1.200 triệu người, tất cả những nước rộng lớn ấy ngày nay đều đang ở dưới ách của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Và mặc dù số lượng của họ đáng lẽ phải làm cho họ có sức mạnh, các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa thực sự mưu đồ tự giải phóng khỏi ách đó, và vì họ chưa hiểu giá trị của sự đoàn kết quốc tế, nên họ chưa biết đoàn kết nhau lại để đấu tranh. Họ chưa có những sự liên hệ 13
  14. giữa các nước họ với nhau, như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ. Họ có sẵn một sức mạnh to lớn mà họ chưa biết! Việc thành lập Trường đại học phương Đông, tập hợp những người lãnh đạo trẻ tuổi tích cực, thông minh của các nước thuộc địa, đã làm được một công cuộc to lớn là: a) Trường đã huấn luyện cho các chiến sĩ tiên phong tương lai ấy nguyên lý đấu tranh giai cấp, nguyên lý mà một mặt các cuộc đấu tranh chủng tộc và mặt khác các tập tục của chế độ gia trưởng đã làm lẫn lộn trong đầu óc họ. b) Trường đã làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản các nước thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác đó mới có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng. c) Trường đã làm cho các dân tộc thuộc địa - từ trước đến nay rời rạc với nhau - hiểu biết nhau, và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khối liên hợp tương lai giữa các nước phương Đông, khối liên hợp đó là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. d) Trường đã nêu lên cho giai cấp vô sản các nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa, một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức. NGUYỄN ÁI QUỐC Báo La Vie Ouvrière, số 20, năm 1924. 14
  15. YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM* Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ. Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông - Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; * Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 435-436. 15
  16. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam. Khi nhân dân An Nam nhắc đến sự "bảo hộ" của nhân dân Pháp, thì không lấy thế làm hổ nhục chút nào mà trái lại còn lấy làm vinh dự: vì nhân dân An Nam biết rằng nhân dân Pháp đại biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình là tình bác ái toàn thế giới. Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức, là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với Nhân loại. Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam NGUYỄN ÁI QUỐC Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh. 16
  17. BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP* Viết bằng tiếng Pháp, Dịch theo cuốn sách xuất bản lần đầu tiên tại xuất bản lần đầu tiên và đã Pari (Pháp) năm 1925, đối chiếu với cuốn xuất bản xuất bản lần đầu tiên năm 1946 ở Việt Nam. ở Việt Nam năm 1946. Ký tên: NGUYỄN ÁI QUỐC. * Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 21-133. 17
  18. CHƯƠNG I1) THUẾ MÁU I- CHIẾN TRANH VÀ "NGƯỜI BẢN XỨ" Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa2). Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số 1) Bản in năm 1925 có lời giới thiệu của Nguyễn Thế Truyền. 2) Nguyên văn: nos gouverneurs plus ou moins généraux. 18
  19. khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế. Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bôsơ"1), nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy. Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa! II- CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915-1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa. Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp, v.v.. Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao cho sử dụng ở châu Âu "vật liệu biết nói" châu Á, thì vật liệu này đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về 1) "Boches". Từ có nghĩa xấu chỉ quân Đức. 19
  20. chuyên chở và bảo quản. Sau nữa, việc săn bắt thứ "vật liệu biết nói" đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là "chế độ lính tình nguyện" (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh" - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D1) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền. Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra". Những người bị tóm đi như thế còn hào hứng gì nữa với cái nghề cột vào cổ họ. Cho nên, bước chân vào trại lính là họ liền tìm mọi cơ hội để trốn thoát. Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất, mà thông thường hơn cả là bệnh đau mắt toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc, từ vôi sống đến mủ bệnh lậu. * * * 1) Nguyên văn: Le Système D. D, chữ đầu của từ débrouillard, có nghĩa là xoay xở, tháo vát. 20
nguon tai.lieu . vn