Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 HÌNH TƢỢNG MẪU THƢỢNG NGÀN TỪ TRUYỀN THUYẾT, CHẦU VĂN ĐẾN VỞ CHÈO “BẮC LỆ ĐỀN THIÊNG” Nguyễn Thị Thanh Phương, Lớp K62C, Khoa Ngữ văn GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hường Tóm tắt: Trong đề tài của mình, chúng tôi đã tìm hiểu về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn cho đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”. Đề tài của chúng sẽ được trình bày theo ba luận điểm lớn. Đó là giới thuyết, khảo sát về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong truyền thuyết, chầu văn và giới thiệu vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”; so sánh về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các thể loại trên và cuối cùng là tìm hiểu về diễn xướng của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các lễ hội, các bản văn chầu và trên sân khấu chèo. Qua đó, ta sẽ thấy được sự diễn tiến của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong tâm thức dân gian cũng như thấy được ý nghĩa văn hóa của hình tượng này. Từ khóa: Đạo Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, tín ngưỡng, truyền thuyết, chầu văn, hầu đồng, vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”, diễn tiến, diễn xướng, văn hóa dân gian. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mẫu Thƣợng Ngàn là vị Thánh Mẫu đứng đầu Nhạc phủ. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu đặc biệt là Mẫu Thƣợng Thiên. Tuy nhiên vẫn chƣa có nhiều sách nghiên cứu sâu về Mẫu Thƣợng Ngàn. Vì vậy việc tìm hiểu về Mẫu Thƣợng Ngàn vẫn là một “miền đất hứa” đối với những ngƣời say mê tìm tòi, nghiên cứu. Mẫu Thƣợng Ngàn đƣợc xuất hiện nhiều trong văn học cũng nhƣ các loại hình sân khấu dân gian. Có một số truyền thuyết khác nhau viết về Mẫu. Hơn thế nữa, Mẫu còn hiện diện khá rõ nét trong tâm thức dân gian . Điều này đƣợc thể hiện bằng việc có rất nhiều bài văn chầu viết về Bà. Mới đây, vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” đã đƣợc các nghệ sĩ nhà hát chèo công chiếu lần đầu cho các khán giả Hà Nội xem. Qua đó, Mẫu Nhạc phủ lại một lần nữa tiến gần hơn tới đời sống thực, với công chúng yêu chèo. Nhƣ thế, Mẫu Nhạc phủ cứ trở đi trở lại trong các sáng tác và mang nhiều nét mới mẻ so với hình dung, tƣởng tƣợng của chúng ta qua những câu chuyện về Mẫu từ xƣa. Vì vậy việc tìm hiểu về hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn trong cái nhìn đối sánh từ truyền thuyết, chầu văn đến một vở chèo hoàn toàn mới nhƣ “Bắc Lệ đền thiêng” là một điều khá thú vị. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu về hình tƣợng Mẫu Nhạc phủ cũng có giá trị thực tiễn rất lớn trong quá trình dạy và học Văn. Bởi vì khi nghiên cứu về Bà, ta sẽ thấy đƣợc nhiều những “vỉa” văn hóa xung quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu. Điều này giúp ta lí giải đƣợc một số vấn đề, hiện tƣợng liên quan đến Đạo Mẫu trong các tác phẩm văn học. Việc tìm hiểu về bà chúa rừng xanh qua những tác phẩm mới đƣợc sáng tác gần đây sẽ giúp cho ta hiểu thêm về cái nhìn của các tác giả hiện đại đối với tín ngƣỡng văn hóa lâu đời này. Vì tất cả những lí do kể trên nên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo Bắc Lệ đền thiêng” để nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ mang đến một cái nhìn mới về hình tƣợng Mẫu 225
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Thƣợng Ngàn- từ những truyện truyền thuyết xa xƣa, những bài chầu văn và đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”. 2. Mục đích nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu sau: tìm hiểu những điểm tƣơng đồng và khác biệt của hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn qua các thể loại truyền thuyết, chầu văn và chèo. Ngoài ra đề tài cũng muốn cung cấp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự đặc sắc của hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn qua diễn xƣớng và ý nghĩa của hình tƣợng này trong đời sống sinh hoạt, văn hóa dân gian. Qua đó đề tài sẽ góp phần cung cấp cách nhìn nhận đúng đắn hơn về Đạo Mẫu và các nghi thức liên quan đến loại hình văn hóa tín ngƣỡng này. II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT, KHẢO SÁT HÌNH TƢỢNG MẪU THƢỢNG NGÀN TRONG TRUYỀN THUYẾT, CHẦU VĂN VÀ GIỚI THIỆU VỞ CHÈO “BẮC LỆ ĐỀN THIÊNG” Ở chƣơng này, ngƣời viết sẽ trình bày những tiền đề lí luận về hình tƣợng và về tín ngƣỡng Thờ Mẫu cũng nhƣ tục thờ Mẫu Thƣợng Ngàn. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn trong một số hình thức nghệ thuật nhƣ các loại hình nghệ thuật dân gian (hội họa, âm nhạc, điêu khắc dân gian) và văn học nghệ thuật đƣơng đại. Sau đó, chúng tôi đƣa ra một số hiểu biết về nghi lễ hầu đồng và các bài văn chầu. Phần quan trọng nhất của chƣơng này là việc khảo sát số lƣợng truyền thuyết, các bài văn chầu về Mẫu Thƣợng Ngàn cũng nhƣ giới thiệu về vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”. Chúng tôi lập bảng thống kê chín bản kể truyền thuyết về Mẫu Thƣợng Ngàn gắn với ba nơi thờ Mẫu chính là đền Suối Mỡ (Bắc Giang), đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) và đền Đông Cuông (Yên Bái). Trong số những truyền thuyết vừa khảo sát đƣợc, chúng tôi chọn ra hai bản kể về nàng Quế Nƣơng và La Bình làm tài liệu chính cho phần tìm hiểu về truyền thuyết. Sau đó, ngƣời viết đƣa ra một bảng so sánh số lƣợng các bài văn chầu trong ba phủ: Thiên phủ, Thoải phủ và Nhạc phủ. Qua bảng này, chúng tôi rút ra kết luận là số lƣợng các bài văn chầu về Nhạc phủ lớn hơn hai phủ còn lại. Đi sâu tìm hiểu về Nhạc phủ, chúng tôi nhận thấy số lƣợng các bài văn chầu về Mẫu Thƣợng Ngàn ít hơn số lƣợng các bài văn chầu về các hóa thân của Mẫu ở hàng Chầu và hàng Cô. Chúng tôi cũng đã rút ra đƣợc cấu trúc chung của các bản văn chầu trên: nói về lai lịch, nguồn gốc của Mẫu Thƣợng Ngàn và các hóa thân của Mẫu tiếp đến là ca ngợi nhan sắc, tài năng, công lao của Mẫu và cuối cùng là sự linh hiển âm phù. Vì các bản văn chầu có cấu trúc gần giống nhau nên chúng tôi chọn ba bài: Văn Mẫu Thƣợng Ngàn, Chầu Đệ Nhị Thƣợng Ngàn, Cô Đôi Thƣợng làm tài liệu chính để phân tích. Cuối cùng, chúng tôi giới thiệu một số nét chính về vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” nhƣ: thời gian ra đời, tác giả, nội dung của vở chèo. “Bắc Lệ đền thiêng” là vở chèo hiện đại mới đƣợc công chiếu vào tháng 10-2013. Vở chèo này do NSƢT Triệu Trung Kiên sáng tác. Hai đạo diễn Vũ Ngọc Minh và Lê Tuấn Cƣờng đã chỉnh sửa và sáng tạo dựa trên kịch bản của NSƢT Triệu Trung Kiên để tạo dựng thành một vở chèo diễn trên sân khấu. “Bắc Lệ đền thiêng” nói về sự kiên cƣờng của chúng dân Lệ Thƣợng trong việc bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa lâu đời của quê hƣơng bản quán mình. 226
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 CHƢƠNG 2: SO SÁNH HÌNH TƢỢNG MẪU THƢỢNG NGÀN TỪ TRUYỀN THUYẾT, CHẦU VĂN ĐẾN VỞ CHÈO “BẮC LỆ ĐỀN THIÊNG” 1. Những điểm giống nhau Dựa vào những tài liệu tìm đƣợc, chúng tôi thấy trong truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”, Mẫu Thƣợng Ngàn đều đƣợc xây dựng với một số điểm chung. Đó là: Mẫu Thƣợng Ngàn đƣợc miêu tả với vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ, Mẫu đƣợc khắc họa với những công lao to lớn, Mẫu linh thiêng phù trợ cho chúng dân và nghệ thuật xây dựng hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn. Trong các thể loại trên, dù đƣợc miêu tả trực tiếp hay gián tiếp thì Mẫu Thƣợng Ngàn đều hiện lên với những vẻ đẹp. Về ngoại hình, Mẫu đƣợc miêu tả là một trang tuyệt sắc. Các tác giả dân gian dùng những quy chuẩn của thiên nhiên để làm thƣớc đo cho vẻ đẹp của Chúa sơn trang. Ngoài vẻ đẹp ngoại hình, Mẫu Thƣợng Ngàn còn hiện lên với vẻ đẹp của những phẩm chất cao quý. Đó là lòng yêu thƣơng con ngƣời, yêu thƣơng tạo vật, hiếu thảo, đoan trang mực thƣớc… Khi nhắc đến công lao của Mẫu Thƣợng Ngàn, truyền thuyết và chầu văn nhắc đến việc Mẫu có công giúp Lê Lợi đánh giặc Minh và giúp dân làm ăn còn vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” lại đề cập đến một công lao khác của Mẫu. Đó là việc Bà đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho con dân Lệ Thƣợng trong cuộc đấu tranh chống Pháp. Mẫu Thƣợng Ngàn là vị Thánh Mẫu rất linh thiêng. Bà đã báo mộng cho Lê Lợi rút quân (truyền thuyết). Ngoài ra, Mẫu Đệ Nhị và các hóa thân của Mẫu còn giáng đồng và thực hiện các hành động múa hát, phán truyền, trị bệnh cứu ngƣời (chầu văn). Vì vậy cuối mỗi bài văn chầu các cung văn thƣờng tấu lên “Thỉnh Cô chứng giám đàn tràng/ Độ cho đồng tử an khang thọ trƣờng” (Cô Đôi Thƣợng). Khi đến vở chèo “Bắc lệ đền thiêng”, Mẫu đã hiển linh thành tiếng sấm sét làm cho bọn giặc vô cùng khiếp sợ. Khi xây dựng hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn, các tác giả dân gian trong truyền thuyết, chầu văn và tác giả văn học viết đều sử dụng yếu tố kì và thực. Cái kì đƣợc khắc họa qua nguồn gốc xuất thân và qua sự hoá thân của Mẫu còn yếu tố thực đƣợc tạo dựng trên một số yếu tố của lịch sử. 2. Những điểm khác nhau Điểm khác nhau đầu tiên khi xây dựng hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn trong các thể loại trên là việc nói về nguồn gốc xuất thân của Mẫu. Truyền thuyết nói vị Thánh Mẫu này có nguồn gốc nhân thần, các bản kể về Bà đều gắn với triều đại Hùng Vƣơng, bà là con, cháu của Vua Hùng. Trong các bản kể chầu văn, Mẫu Thƣợng Ngàn vừa có nguồn gốc Thần tiên (Đức chúa ngàn con vua Đế Thích/Giáng sinh vào gia tộc Lê gia/Năm Thân tháng Hai mồng Ba/giáng sinh tiên chúa khai hoa giờ Dần) lại vừa đƣợc nói tới với nguồn gốc nhân thần - Mẫu đƣợc nhắc đến là con của một ngƣời phàm trần. Vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” không nhắc đến lai lịch của Mẫu. Mẹ Thƣợng Ngàn đã hóa thân vào núi rừng nơi đây hay chính núi rừng đã sinh ra Mẹ? Phải chăng ngƣời dân Lệ Thƣợng quan niệm Mẹ xuất thân từ thiên nhiên nên mới đem so sánh mẹ với thiên nhiên, núi rừng, vạn vật nhƣ thế? Trong kịch bản chèo không nói đến lai lịch của Mẫu Thƣợng Ngàn nên ta có thể ngầm 227
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 hiểu rằng những ngƣời dân nơi đây đã biết đến Mẫu qua những câu chuyện truyền thuyết từ xƣa truyền lại hay qua những lời hát cung văn. Tính cách của Mẫu Thƣợng Ngàn trong truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo mới xây dựng này cũng không giống nhau. Truyền thuyết khắc họa Bà với tính cách đơn nhất, một chiều. Trong các bản kể truyền thuyết mà chúng tôi khảo sát thì Mẫu Thƣợng Ngàn đều hiện lên là ngƣời giàu tình yêu thƣơng. Đến chầu văn, tính cách của Mẫu hiện lên đa dạng, đa chiều. Mẫu vừa là ngƣời đoan trang, mẫu mực, yêu thƣơng con ngƣời, yêu thƣơng vạn vật lại rất đành hanh, tinh nghịch (Tính đành hanh trên đời có một/Kẻ gian tà rất mực không tha) (Văn Cô Sáu). Ở vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” tính cách của Mẫu hiền hậu mà cũng rất quyết liệt. Đây là hai mặt trong một con ngƣời: lúc hiền lành đấy nhƣng khi cần phải đấu tranh thì cũng không kém phần mạnh mẽ. Nhƣ thế, ta thấy trong các thể loại trên tính cách của Mẫu Thƣợng Ngàn có sự biến đổi, càng ngày càng gần với tính cách của con ngƣời chúng ta. Điểm khác nhau thứ ba mà chúng tôi đề cập tới là sự hóa thân của Mẫu Thƣợng Ngàn. Truyền thuyết về nàng Quế Nƣơng nói rằng nàng đã hóa thành “đám mây ngũ sắc” rồi bay về trời. Truyền thuyết về nàng La Bình lại viết nàng đã hóa thành bó đuốc soi đƣờng cho Lê Lợi. Nhiều bản văn chầu cũng nói đến hóa thân của Mẫu Thƣợng Ngàn là “đám mây ngũ sắc”. Đây là điểm giao thoa giữa truyền thuyết và chầu văn. Đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”, Mẫu đã hóa thân vào thiên nhiên nơi đây và hóa thân vào cả những ngƣời dân Bắc Lệ nhƣ: bà Đền, cô Thị Nhƣờng, cô bé Bắc Lệ… Tất cả những điểm khác nhau trên là do mục đích xây dựng hình tƣợng quy định. Truyền thuyết và chầu văn xây dựng hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn nhằm mục đích ca ngợi Mẫu và hƣớng con ngƣời tin vào Đạo Mẫu. Vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” cũng ca ngợi Mẫu Thƣợng Ngàn nhƣng không phải để giáo dục ngƣời ta tôn sùng Đạo Mẫu mà để ca ngợi Bà nhƣ một điểm tựa tinh thần vững chắc của những ngƣời dân Lệ Thƣợng. Ở một mức độ cao hơn, ta thấy vở chèo này muốn nói đến tinh thần dân tộc, ý thức giữ gìn vốn văn hóa dân tộc. CHƢƠNG 3: HÌNH TƢỢNG MẪU THƢỢNG NGÀN TRONG LỄ HỘI, NGHI LỄ HẦU ĐỒNG, TRÊN SÂN KHẤU CHÈO VÀ Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU THƢỢNG NGÀN 1. Hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn trong lễ hội, nghi lễ hầu đồng và trên sân khấu chèo Chúng tôi tiến hành tìm hiểu hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn qua hai lễ hội: Lễ hội Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng sơn). Mẫu Thƣợng Ngàn đƣợc xuất hiện chủ yếu ở đám rƣớc tại hai lễ hội này. Trong các đám rƣớc, Mẫu Nhạc phủ đã đƣợc đồng nhất với Mẫu Thiên phủ. Điều này thể hiện tính hỗn dung trong tín ngƣỡng của nhân dân. Trong nghi thức lên đồng, Mẫu Thƣợng Ngàn và các hóa thân của Mẫu hiện lên qua trang phục và hành động. Trang phục màu xanh là nét đặc trƣng của Nhạc phủ. Mẫu Thƣợng Ngàn chỉ giáng chứ không nhập còn các Chầu và các Cô trong ban Sơn trang khi nhập thƣờng hay múa hát, phán truyền, bốc thuốc và ban phát lộc Thánh. Trên sân khấu chèo, Mẫu Thƣợng Ngàn đã hóa thân vào ngôi đền Bắc Lệ và hóa thân vào những con dân Lệ Thƣợng. Ở đây chúng tôi cũng tiến hành so sánh hình tƣợng Mẫu 228
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Thƣợng Ngàn từ kịch bản chèo thứ nhất đến kịch bản chèo thứ hai để thấy đƣợc sự khác biệt giữa kịch bản ban đầu với khi diễn xƣớng. 2. Ý nghĩa văn hóa của tín ngƣỡng thờ Mẫu Thƣợng Ngàn Việc thờ Mẫu Thƣợng Ngàn thể hiện dấu ấn của văn hóa nguyên thủy. Từ xa xƣa khi chƣa thể lí giải đƣợc các hiện tƣợng thiên nhiên con ngƣời đâm ra lo sợ trƣớc thiên nhiên. Họ tin rằng có một vị thần nào đó làm nên những hiện tƣợng ấy. Và cũng xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh” nên ngƣời ta thờ cúng cả những vật thể tự nhiên. Ngƣời Việt tôn thờ tự nhiên để cầu xin sự che chở. Tín ngƣỡng thờ Mẫu Thƣợng Ngàn cũng thể hiện ƣớc mơ của nhân dân lao động. Đó là mơ ƣớc đƣợc sống trong hòa bình, mơ ƣớc hạnh phúc và mơ ƣớc về sự công bằng xã hội. III. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn đƣợc xây dựng, đắp nối từ ngàn xƣa cho đến tận hôm nay. Hình tƣợng ấy có sự diễn tiến từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”. Nó ngày càng trở nên cụ thể, rõ nét và gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của những con ngƣời hiện đại. 2. Sau khi tiến hành tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đề tài này khai mở những hƣớng đi mới để chúng tôi có thể tiến hành những bài nghiên cứu lớn hơn. Chẳng hạn nhƣ sự khác nhau giữa kịch bản chèo thứ nhất và kịch bản chèo thứ hai hay sự khác nhau giữa hình tƣợng Mẫu Thƣợng Ngàn trong văn bản với khi diễn xƣớng. 3. Đề tài của chúng tôi có ý nghĩa đối với thực tiễn về việc tiếp nhận những yếu tố của văn hóa truyền thống cũng nhƣ có ý nghĩa đối với quá trình dạy và học môn Ngữ Văn. Trong dạy và học Ngữ Văn, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa hình thức sân khấu hóa và tích hợp Văn học với những môn học khác. 4. Qua đề tài này, chúng tôi cũng có một số đề xuất. Chúng tôi hi vọng những ngƣời làm về văn hóa sẽ quan tâm nhiều hơn đến loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống và sẽ có cách để quảng cáo, truyền bá chèo, hát văn đến với công chúng rộng rãi hơn. Thứ nữa, chúng tôi cũng muốn đề xuất đến việc bảo vệ và giữ gìn truyền thống, nét đẹp văn hóa thông qua giáo dục học sinh. Đây cũng chính là một cách để học sinh tìm về những giá trị văn hóa truyền thống nghìn đời của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Cƣờng. Truyền thuyết về Bà chúa Thượng Ngàn ở Hữu Lũng –Lạng Sơn và lễ hội đền Bắc Lệ, Luận văn Thạc sĩ Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2006. [2] Trịnh Ngọc Minh, Tuyển tập các bài văn chầu. [3] Dƣơng Ngọc Phƣơng, Truyền thuyết về Thánh mẫu Thượng Ngàn Quế Mị Nương và lễ hội tại khu di tích lịch sử văn hóa Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang), Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2012. [4] Nguyễn Minh San, Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, 1994. 229
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [5] Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, NXB Văn hóa Thông tin, 2004. [6] Ngô Đức Thịnh, Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận, NXB Thế giới, 2010. [7] Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, NXB Thế giới, 2012. [8] Ngô Đức Thịnh, Văn hóa thờ Nữ thần – Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị, NXB Thế giới, 2013. [9] Tập thể tác giả, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (tập 4/ quyển 2), NXB Giáo dục, 2001. [10] 36 giá đồng, NXB Thế giới, 2012. 230
nguon tai.lieu . vn