Xem mẫu

HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG MỘT SỐ
TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU CHO THIẾU NHI
SAU NĂM 1975
BÙI THANH TRUYỀN

*

Cuộc đời Bác là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nghệ sĩ. Trong Lời
tựa cho lần xuất bản thứ hai của cuốn tiểu thuyết Búp sen xanh1, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồ Chủ tịch sống mãi trong những
tư tưởng và tình cảm lớn, trong toàn bộ hoạt động cách mạng của nhân
dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịch cũng
sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả
một cuộc đời đã trở thành lịch sử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang
nhất của dân tộc Việt Nam ta”. Xét từ góc độ văn học, mỗi thời đoạn, do
những thay đổi khách quan của đời sống xã hội, sự chuyển biến chủ quan
trong nhận thức, quan niệm của người viết, đề tài anh hùng, lãnh tụ nói
chung, Bác Hồ nói riêng, được nhìn nhận, tái hiện ở những phương diện
không hoàn toàn giống nhau hòng đem lại cho người đọc một cái nhìn
toàn diện và chân xác về vĩ nhân dân tộc. Sự gặp gỡ giữa đặc tính văn
chương và lịch sử, truyền thống và hiện đại trong một số tiểu thuyết sau
năm 1975 viết về tuổi trẻ của Bác trên một số phương diện nghệ thuật cơ
bản mà chúng tôi đề cập dưới đây đã phần nào khẳng định sự chuyển
biến về mặt thi pháp của văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
1. Sự hòa quyện giữa bình thường và phi thường, gần gũi và cao khiết
So với giai đoạn trước, con người trong truyện và thơ cho trẻ em sau
năm 1975 được nhìn nhận một cách toàn diện, mới mẻ hơn. Ngoài những
phẩm chất cao cả, siêu việt, người viết còn tô đậm chất đời thường, phần
nhân tính phổ quát ở họ. Không còn xa lạ, chói chang trong vầng hào
quang thần tượng mà gần gũi như kiểu “một người lạ đã quen biết”, nhờ
thế, nhân vật dễ được sự đón nhận, đồng cảm và yêu thích của trẻ nhiều
hơn. Hai tiểu thuyết Búp sen xanh (BSX) và Bông sen vàng (BSV)2 của
Sơn Tùng là một thể nghiệm thành công cho khuynh hướng tích cực,
hiện đại này.
*

TS. Trường Đại học Sư phạm Huế.
Sơn Tùng (2005), Búp sen xanh (in lần thứ 14), Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.
2
Sơn Tùng (2007), Bông sen vàng, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội.
1

Hình tượng Bác Hồ trong…

107

Xuất phát từ quan niệm “viết văn tức là đi chép việc, cống hiến cho
bạn đọc, nên viết về Bác thì phải quan tâm sưu tầm những câu chuyện về
Bác”, cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm của nhà văn trong
hai tác phẩm đã được Nguyên Ngọc chỉ ra: “Sơn Tùng không viết những
điều vĩ đại, phi thường của Hồ Chí Minh, mà viết những góc riêng tư,
nhân văn của Cụ”3. Với quan niệm, cách làm ấy, tác giả đã nhận thấy sự
thống nhất giữa hai tính cách thoạt nhìn ngỡ như là đối lập trong nhân
vật. Trước hết là cách khắc họa hình tượng theo lối truyền thống - tái
hiện những nét đặc trưng về ngoại hình, nội tâm có tính chất dự báo một
con người, một nhân cách lớn của tương lai như: bẩm sinh thông minh,
sáng láng: “Có cái bụng sáng hơn đèn”, “mau biết đến cả việc mà người
lớn lắm khi chưa kịp nghĩ tới”, “có thiên tư đặc biệt từ năm lên ba”; giỏi
lập luận: “Nói cách chi nghe đều xuôi cả”; có thiên tư “lãnh noãn tự tri”
(ấm lạnh tự biết – tức không chờ phải nói mà lòng tự biết nói); có triển
vọng “ngôn hành tương cố” (nói đi đôi với làm); ham học hỏi, hiểu biết:
“Đã hỏi thì hỏi đến nơi”, “có thể mặc áo vá, để đầu trần, đi chân đất, ăn
cháo, ăn rau, nhưng cháu không thể nhịn học, nhịn xem sách, nhịn nghe
những chuyện bổ ích”; có năng khiếu hội họa, văn học: “Biết nhận xét,
biết thưởng thức nghệ thuật,… có năng khiếu nghệ thuật thật sự”, “một
thi nhân chân cảm”; lắm tài: “Luyện được cả giống mèo cá để trước
miệng mà không kêu, không sấn vô cắp chạy”; bạo dạn hơn cả người
lớn: “Một mình đi đêm nỏ sợ ma”; sớm có óc “kiến kim chi cổ” v.v…
Còn ngoại hình thì như một tiên đồng giáng thế: “Cậu ấy người thanh
mảnh, mười ngón tay thon dài như mười búp măng, da trắng như trứng
gà bóc, mặt vuông tượng, hai con mắt sáng như hai ông sao, lông mày
dài hơn mắt, đúng là mày ngài mắt phượng, trán trượng phu. Môi lại đỏ
chon chót như nhuộm phẩm điều, mũi cao thon thon, nhưng không nhọn,
không quắm như mũi tây đoan”. Quả là “một đứa bé chưa đến tuổi lên
mười mà có một phong thái, một khí phách lớn”. Điều đó khiến cho bao
người lớn phải bất ngờ, nghi hoặc, bối rối xen lẫn yêu thương, thán phục
và tràn đầy hi vọng: “Đây là Nguyễn Sinh Côn hay là Hoài Văn Hầu
Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, tay cầm lá cờ thêu sáu chữ: “Phá
cường địch báo Hoàng ân” từ miền lịch sử Bình Than hiện về chất vấn

3

Nhà văn Sơn Tùng (2009), “Nếu không làm được phúc thì đừng gieo họa”…, Văn nghệ, Số
12 (21/ 3), trang 4.

108

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011

các ông!”. Cậu bé ấy sẽ là "người gánh trọng trách của thế kỉ sau”; “là
thế hệ được trao chìa khóa vàng mở cửa thế kỉ XX ở đất nước này”.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác giả BSX, BSV sẽ không tạo được chỗ
đứng riêng bởi tác phẩm chỉ là sự nối dài không mấy cách tân so với
những người đi trước. Ấn tượng sâu đậm mà Nguyễn Sinh Côn để lại
trong độc giả là những suy nghĩ, hành động, tình cảm rất đỗi con người.
Cũng hiếu động, “nghịch trổ trời” như bao đứa trẻ cùng trang lứa: “Trèo
cau lấy bẹ để làm thuyền”, “trèo cây thị hái quả ương”, “leo cả lên hồi
nhà tìm chim sẻ đã sẩy chân giẫm lên bệ bát cổ của bà, làm vỡ một lúc
chục cấy (cái) đĩa bạt trúc hóa rồng”, rủ bạn trốn học đi câu cá, hay rủ
đám trẻ trong xóm đi trêu chó để chúng sủa om sòm, bị láng giềng đến
nhà la mắng cả bà ngoại v.v… (BSX). Người đọc sẽ thú vị và cảm thấy
gần gũi khi gặp ở đây một cậu bé Côn hồn nhiên, thơ ngây trong trò chơi
con trẻ: “Côn núp trong bóng tối chạy ra “vồ” vào lưng mẹ, “hừ” một
tiếng! Chị cử Sắc hơi giật mình. Côn cười sằng sặc”, trong những cái
mẹo chợt nghĩ ra với mong muốn mang lại cho mẹ niềm vui bất ngờ:
“Côn ghé vào nhà Đầu - Trái - Bưởi, mượn bộ quần áo vá nhiều miếng,
lại còn lấy dây buộc túm chéo một cách lôi thôi. Côn mặc trùm nó ra
ngoài bộ quần áo đang mặc trong người. Đầu đội cái nón mê, đeo bên
hông một cái bị cũ kĩ, mặt mũi, bàn tay, bàn chân bôi lọ lem luốc, tay
cầm gậy đi về nhà. Côn cũng vờ đi cà nhắc một cách thiểu não”, trong
những lời “nói nũng với cha”, trong lối sống hòa đồng, giản dị: “Còn bé
thơ, con một ông cử nhân, một ông thầy học nổi tiếng mà cậu đối xử, ăn
ở bình dân với mọi người hàng xóm, láng giềng”, trong từng cách ứng xử
tế nhị với bạn bè: “Chơi với bạn có lúc đã quên để tâm về bạn còn đang
thua thiệt hơn mình mà mình cứ nhâng nhâng tuy không cố ý thì cũng là
vô tâm”, trong cái nết thực thà, tốt bụng với mọi người: “Học được chữ
cũng đem chia chữ cho bạn, vô kinh đô cũng lo lắng đem phần quà
chuyện lạ về cho bà, cho dì, cho chị, cho bạn ở quê nhà”... Côn cũng là
cậu bé giàu lòng thương người, thường “làm phúc cho người nghèo, lén
xúc gạo, khoai lát đem cho”, dạt dào tình cảm, hay xúc động: “đọc sách
Nhị thập tứ hiếu cũng trào nước mắt”, sống chân thành, thủy chung bè
bạn: “Tình đồng môn có khi hơn cả tình đồng tộc”, hiếu thảo vô cùng với
mẹ cha và biết lo lắng, thương yêu em rất mực... Chỉ một chi tiết rất bình
thường trong BSX, người đọc cũng nhận ra sự chín chắn, sớm trưởng
thành ở cậu bé còn trong tuổi đánh khăng, đánh đáo này: “Con… con có
thèm chè ngọt cha ạ. Nhưng… con nỏ thích ăn ở dọc đường mô. Về nhà
mệ nấu chè cho con ăn, thích hơn”. Những tháng năm vào đời trên đất

Hình tượng Bác Hồ trong…

109

cảng Sài Gòn, “làm việc gò xương sống, vẹo xương sườn, mà còn bị đòn
roi, đá đít, bạt tai chẳng khác gì thân trâu ngựa”, tình yêu đầu đời đã
chớm nở ở Thành, bất chấp sự thù địch, khắc nghiệt của hoàn cảnh
không “hơn kiếp con vật là bao nhiêu”. Điều đó bộc lộ rất rõ qua những
câu nói nghẹn ngào với Út Huệ: “Tôi không ở đây nữa… Mai sớm, tôi…
đi… xa…”, qua tâm trạng của chàng trai xứ Nghệ khi con tàu sắp rời
Bến Nhà Rồng: “Anh Ba bất chợt nhìn Út Huệ, nhìn con tàu. Anh rùng
mình. Một luồng giá lạnh từ đỉnh đầu xuống gan bàn chân như phân chia
con người anh làm hai”. Sự song hành, hòa quyện giữa hai phẩm chất
bình thường - phi thường đó, nói như nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội
Châu, là “điều đáng quý” ở nhân vật. Nhờ vậy mà Côn (cũng như
Nguyễn Tất Thành sau này) luôn có được một phong thái đặc biệt: hòa
vào mọi lớp người mà vẫn không lẫn.
Trong Cha và con (CVC)4 của Hồ Phương, cậu thiếu niên Nguyễn
Sinh Côn như khôn trước tuổi. Những suy nghĩ của cậu thể hiện sự
chững chạc, giàu lòng nhân ái, sớm có những trở trăn rất người lớn:
"Trong đêm nghe tiếng khóc từ xa vọng lại, nghe rất não nề, ai oán. Côn
ngồi lặng đi... Tiếng khóc xé ruột kia đã làm cho cậu rối cả tâm can. Cậu
nằm bên bà, mắt cứ chong chong gần như suốt đêm. Đó chính là tiếng
khóc của những bà, những chị có chồng, có con bị bắt đi phu”. Đi xem
cải lương, nhìn cô gái sắm vai Kiều Nguyệt Nga hao hao như Phượng
Quý, bao hình ảnh của những ngày tháng ở Huế hiện về vẹn nguyên,
sống động trong lòng cậu: "Ôi, tưởng đã quên... Phải, tưởng rằng đã
quên... Cả một trời Dương Nổ và Huế bỗng như oà mở trên đầu, trước
mặt Côn với biết bao kỉ niệm ngọt bùi xưa kia với cha, mẹ, với anh
Khiêm,... và tất cả các bạn khác nữa, mà trong đó hiển nhiên không thể
thiếu Phượng Quý... Phượng Quý ơi, bây giờ bạn ở đâu, đang làm gì?
Cha ơi, lúc này cha đang sống trong mọi nỗi buồn đau khổ - con biết nhưng cha đang ở đâu, còn ở Huế hoặc họ đã đuổi khéo cha đi khỏi kinh
thành?" Sự phối kết giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, việc sử dụng
lăng kính đời thường để tái hiện chân dung nhân vật là một nét độc đáo
trong bút pháp trần thuật của tiểu thuyết thiếu nhi đương đại, một tiếng
nói đa thanh, cởi mở, dân chủ của văn xuôi thời Đổi mới.
Cũng với BSX, BSV, Sơn Tùng đã làm mới một quan niệm đã có từ
trước: Nhân cách, tương lai con người được hình thành từ một nền tảng
4

Hồ Phương (2007), Cha và Con, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.

110

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011

vững vàng. Nền tảng ấy chính là gia đình, dòng tộc và môi trường văn
hóa - lịch sử in hằn dấu ấn thời đại. Một thiên bẩm không phải ở một thế
giới xa xôi huyền bí nào mà từ trong nòi giống của các bậc hiền tài ấy tạo
thành; rồi sớm được nuôi dưỡng, dạy dỗ, lớn lên có chí học, chí hành
mới thành vĩ nhân được. Nguyễn Sinh Côn là minh chứng sinh động cho
quan niệm này. Cậu bé ấy được sinh ra trong một gia đình “vừa có gia
phong, vừa có gia giáo”, “giàu chữ lại giàu cả nhân đức nữa”, “có một
nếp sống thanh cao và trí tuệ”. Mẹ cậu - người phụ nữ “thảo hiền, thương
người như thể thương thân. Có một miếng ăn ngon, bà cũng bớt ra chia
sớt với bà con láng giềng. Ai đứt bữa, ai tối lửa tắt đèn, bà chìa tay giúp
đỡ trong tình lá lành đùm lá rách” - luôn lấy câu “giấy rách giữ lấy lề” để
khuyên dạy con mình: “Từ trước tới giờ mẹ tôi không cho anh em tôi
nhận bất cứ món quà nào dầu nhiều dầu ít của ai khi chưa được cha mẹ
cho phép”. Ông Nguyễn Sinh Sắc, cha Côn, là một người nghiêm khắc
mà độ lượng: “Ái chi năng vật lao hồ. Đôn hậu dĩ sùng lễ” (yêu con há lẽ
không hướng cho con biết chịu khó, biết làm dày nền phúc và tôn trọng
điều lễ). Sớm nhận ra những điều đáng quý ở con mình nên ông đã hết
lòng “chú ý rèn cho Côn sớm phát triển thiên tư”, “dưỡng tử giáo độc
thư, thư trung hữu kim ngọc” (nuôi con phải biết dạy con đọc sách, vì
trong sách có vàng ngọc), “chuyên tâm cho việc dạy cháu Côn học với
trọng trách: dưỡng tinh súc nhuệ” (nuôi dưỡng sự tinh anh, dùi mài nhuệ
khí để rồi gánh vác việc lớn). Ông cũng là người luôn luôn tâm niệm
“phải tạc ngay vào tâm trí các con những bức tranh lịch sử bi tráng của
quê hương, của đất nước ở cái thời mà ta chứng kiến, ta nghe, ta lượm lặt
gom góp được” để khơi gợi ở con trẻ tình cảm và trách nhiệm đối với đất
nước, dân tộc. Chính gia đình là khởi thủy tạo nên tính cách của mỗi
người, đã tạo khắc vào con người những nguyên tắc đầu tiên của cuộc
đời. Tinh hoa gia đình thanh cao và cả cái dấu ấn dân tộc hào hùng đã
hợp thành dưỡng chất nuôi lớn nhân cách của Bác ngay từ thuở còn thơ.
Đây cũng chính là một chủ ý của các tác giả nhằm tô đậm quan niệm rất
mới mẻ nhưng cũng rất xưa cũ của văn hóa, văn học dân tộc: vĩ nhân,
bên cạnh những điều phi thường, cũng chính là một con người bằng
xương bằng thịt, được kết tinh từ truyền thống gia đình, tình làng nghĩa
xóm, sức mạnh cộng đồng và thời đại.
Tương tự như thế, Hồ Phương, trong CVC, cũng đã dành nhiều trang
viết tâm huyết, sắc sảo để làm nổi bật vai trò, sự ảnh hưởng tích cực của
cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong quá trình bồi đắp, phát huy những
phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Côn để hình thành nhân cách, lí tưởng, bản

nguon tai.lieu . vn