Xem mẫu

  1. Hiểu thị trường quyết định tầm đầu tư Có kinh nghiệm kinh doanh, nắm được nhu cầu thị trường, chúng tôi mới bắt đầu nghĩ đến việc sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Đáng nói là thay vì để nước ngoài vào đầu tư, KTG đã tạo sự tin tưởng đối với các đối tác nước ngoài để họ chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến. Hiện nay, nhãn hiệu thiết bị điện cao cấp như AC, Comet của nước ngoài đã được nhượng quyền cho KTG sử dụng tại thị trường Việt Nam. Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất để đảm bảo chất lượng các nhóm sản phẩm AC, Comet như chính hãng, KTG đã nghiên cứu đáp ứng những nhu cầu riêng biệt và đa dạng của thị trường Việt Nam. Đã 16 năm, từ nhập khẩu kinh doanh, chuyển sang sản xuất, tôi đúc kết: nếu nắm chắc thị trường thì sản xuất sẽ rất tự tin. Công ty có chiến lược khá rõ ràng là tìm hiểu thị trường trước, đầu tư sản xuất sau, chú trọng hợp tác liên kết. Kinh nghiệm của KTG là đừng làm gì quá sức, hãy phát triển chắc chắn, nhiều khi gấp quá dễ thất bại; đầu tư từng bước thì sẽ không mất kiểm soát. Doanh nhân ngày nay rất ham học hỏi về quản trị để thu hút nhà đầu tư. Tôi cho rằng, ban quản trị là tài sản quan trọng của công ty khi muốn kêu gọi đầu tư. Dù chưa là công ty cổ phần, mà là vốn của gia đình, thì quản trị doanh nghiệp cũng đừng làm theo kiểu công ty gia đình, phải xác định quản lý, điều hành chuyên nghiệp ngay từ đầu. Mỗi doanh nghiệp có chiến lược riêng nhưng khi đầu tư sản xuất, mấu chốt nhất là định được sản lượng tiêu thụ mà nhu cầu thị trường cần thì mới nói đến công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp.
  2. Nếu không nắm thị trường, thì không định được sản lượng sản xuất trong tương lai để đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp hay đầu tư từ quy mô nhỏ, khi thị trường lên từng bước lại thay đổi công nghệ, nâng cấp dần, như thế sẽ khó cho sản xuất, chi phí cao hơn. Nói chung, tầm nhìn thị trường quyết định tầm vóc đầu tư, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải thể hiện năng lực hoạch định chiến lược và quyết tâm thực hiện hoạch định đó. Để tránh cuộc rượt đuổi căng thẳng về công nghệ và quản trị mà vẫn có thể đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh, những bộ não thông minh nhất tại các nền kinh tế phát triển đã thực hiện một cách tiếp cận mới với thị trường và người tiêu dùng, đó là đầu tư cho nghệ thuật tạo hình ảnh. Nghệ thuật tạo hình ảnh ấn tượng hấp dẫn cho sản phẩm và cho quảng bá sản phẩm đã thay đổi quan niệm truyền thống về cạnh tranh, các doanh nghiệp từ t ình thế phải chen chân trong cuộc đua công nghệ và quản trị đã tìm được lối thoát mới: đó là biến thị trường thành khu vườn trăm hoa hoa đua nở, nơi tất cả cùng tìm được phần thắng. Sự lựa chọn tối ưu về giá trị: Kinh tế Hình ảnh cho phép khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh hiện có của mỗi quốc gia, vùng miền, địa phương, doanh nghiệp. Với những xuất đầu tư không nhiều vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế rất cao và thời gian cho hiệu quả nhanh. Khả năng chuyển hướng đầu tư dễ dàng. Có thể triển khai thị trường nhanh trên phạm vi toàn cầu. Tận dụng được tính ưu việt của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Khả năng cá nhân hóa hình ảnh sản phẩm tạo ra lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, tránh được cuộc chiến khốc liệt về giá do tính đa dạng, sự độc đáo và luôn đổi mới của hàng hóa và dịch vụ.
nguon tai.lieu . vn