Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG THEO NHÓM TẠI XÃ TRUNG SƠN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ECONOMIC EFFICIENCY OF THE FOREST CERTIFICATION GROUP IN TRUNG SON COMMUNE, GIO LINH DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Nguyễn Thị Thùy Minh GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế thuyminh93@gmail.com TÓM TẮT Chứng chỉ rừng (CCR) là một sáng kiến hỗ trợ cho các quy định Nhà nước để thúc đẩy quản lý rừng tốt hơn. Năm 2010, xã Trung Sơn là một trong những nhóm chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng (FSC). Nghiên cứu này chỉ ra những lợi ích từ việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt hiệu quả kinh tế được phân tích bởi phương pháp lợi ích-chi phí (CBA), rừng trồng với chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân với giá trị hiện tại ròng (NPV) là 52,378 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, lớn hơn gần 20 triệu đồng/ha so với rừng trồng không có chứng chỉ. Ngoài ra, thông qua 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí, nó đã đóng góp tích cực cho xã hội và quản lý rừng bền vững. Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ ra một số vấn đề trong nhóm chứng chỉ FSC và sau đó đề xuất một số giải pháp. Một số khuyến nghị cũng được đua ra nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sự mở rộng của chứng chỉ rừng. Từ khóa: Chứng chỉ rừng; FSC; quản lý rừng; xã Trung Sơn; hiệu quả kinh tế; chứng chỉ rừng theo nhóm. ABSTRACT Forest Certification is an initiative that is supplement for public regulation to promote better forest management. In 2010, Trung Son awarded as one of first groups in Viet Nam certified against Forest Stewardship Council (FSC) required. This research represents the benefits of FSC Forest Certification Group in Trung Son in economic, environmental and social aspects. In term of economic effects being analyzed by cost-benefit analysis (CBA), FSC forest plantations brought great efficiency to farmers with Net present value of VND52.378 million per hectare over 7 years, approximate VND20 million larger than Non-FSC plantations. Moreover, through 10 Principles and 56 Criteria, it has positively contributed to society and the forest sustainable management. Finally, this research figures out some problems in FSC certification group and then suggests some solutions. Some recommendations are also provide in order to enhance its efficiencies and promote the expansion of forest certification. Keywords: Forest certification; FSC; forest management; Trung Son commune; economic efficiencies; smallholder certification group. 1. Giới thiệu Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Hiện nay, do áp lực của gia tăng dân số và tác động của quá trình phát triển kinh tế đã làm cho diện tích rừng suy giảm, tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề. Diện tích rừng tự nhiên đã giảm từ 14,3 triệu năm 1943 xuống 9,18 triệu ha vào năm 1990. Các khu vực có lượng giàu và trung bình của nuôi đã giảm trong khi diện tích rừng nghèo và tái sinh đã tăng lên nhanh chóng [1]. Theo đó, luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng như Chiến lược lâm nghiệp Quốc Gia đã có những định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững, tuy nhiên nó vẫn chưa xây dựng được chính sách quản lý rừng bền vững cho nhiều loại rừng hiện có của nước ta hiện nay. Chứng chỉ rừng (CCR) là một công cụ quan trọng trong việc quản lý bền vững rừng, đặc biệt là rừng kinh doanh, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho các đơn vị kinh doanh rừng, kinh doanh gỗ và lâm sản. Trên thế giới, có khá nhiều nước áp dụng mô hình CCR và đã góp phần lớn trong việc quản lý rừng bền vững, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, bên cạnh 491
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đó CCR còn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. Đến năm 2013, đã có hơn 183 triệu ha rừng ở 79 quốc gia được cấp chứng chỉ của FSC( Hội đồng quản trị rừng thê giới) [2]. Vào năm 2010 và 2011, nhóm chứng chỉ xã Trung Sơn đã bán sản phẩm gỗ có chứng chỉ ra thị trường với giá cao hơn hẳn gỗ thông thường. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa ý thức hết những lợi ích từ CCR mặc dù lượng cầu về gỗ có chứng chỉ là rất lớn [3]. Vì thế, nhóm chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu về “Hiệu quả kinh tế của chứng CCR theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” nhằm đánh gía những lợi ích cũng như những khó khăn khi tham gia CCR. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng tính hiệu quả của CCR. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về chứng chỉ rừng Chứng chỉ rừng là một cơ chế giám sát rừng, kiểm tra và dán nhãn nguồn gốc xuất xứ gỗ cũng như lâm sản ngoài gỗ, nơi mà chất lượng của rừng quản lý được đánh giá đối với một loạt các tiêu chuẩn thống nhất. Quá trình cấp giấy chứng nhận liên quan đến đánh giá về kế hoạch quản lý và các hoạt động lâm nghiệp của một bên thứ ba, đánh giá độc lập với các tiêu chí được quy định sẵn. Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các sản phẩm rừng được sản xuất với nguồn gốc rõ ràng, phù hợp các nguyên tắc và tiêu chí về môi trường, xã hội và kinh tế. 2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Trong bài báo này, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí (CBA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của chứng chỉ rừng thông qua giá trị hiện tại ròng (NPV). Ngoài ra, chỉ số lợi ích-chi phí (BCR) cũng được sử dụng để thấy rõ mức lợi nhuận của rừng. BCR = NPV = , Trong đó NPV: giá trị hiện tại ròng, Bt: giá trị doanh thu ở năm t Ct: giá trị chi phí t, r: tỷ suất chiết khấu t: năm, n: chu kỳ trồng rừng 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ quan ban ngành cấp huyện, xã trên địa bàn như UBND xã Trung Sơn, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học, sách, báo, và những tài liệu có liên quan.  Số liệu sơ cấp - Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế của CCR, đề tài chọn ngẫu nhiên 29 trên 57 hộ tham gia và 30 hộ không tham gia CCR tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để tiếp xúc trực tiếp và lấy thông tin. - Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu. 492
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế của chứng CCR theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. - Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để phân tích các chỉ tiêu và kết quả, hiệu quả kinh tế, tài chính của rừng trồng keo lai, trong đó có tính đến các chỉ tiêu như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR), tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) bằng phần mềm Microsoft Excel. + Bước 1: Xác định các phương án Có hai lựa chọn để so sánh, đó là trồng rừng không có chứng chỉ FSC và trồng rừng có chứng chỉ FSC + Bước 2: Đánh giá chi phí và lợi ích của mỗi kịch bản Chi phí này bao gồm chi phí sản xuất (chuẩn bị địa điểm, cây giống, bón phân, chăm sóc, bảo vệ, chi phí thu hoạch ...). Ngoài ra, chi phí cho trồng rừng FSC bao gồm cả chi phí chứng nhận FSC (chi phí điều chỉnh, chi phí giám sát hàng năm, xác nhận chuỗi hành trình sản phẩm FM / CoC). Lợi ích đến từ việc bán gỗ tròn và gỗ dăm. + Bước 3: Tính toán các chỉ số tài chính cho CBA NPV, IRR, BCR được chọn là chỉ số tài chính quan trọng cho việc phân tích và so sánh hiệu quả tài chính của hai phương án với mức lãi suất 10%. + Bước 4: Thực hiện phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy được tiến hành để xem các chỉ số thay đổi khi thay đổi như thế nào khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi trong các tình huống khác nhau. Trường hợp xấu nhất là khi lãi suất chiết khấu bằng 15%, trường hợp tốt nhất là 5%. Trường hợp cơ sở là khi lãi suất chiết khấu bằng 10%. + Bước 5: Dựa trên kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu sẽ đưa ra đề xuất để nâng cao hiệu quả của CCR. 3. Kết quả 3.1. Tình hình áp dụng chứng chỉ rừng tại xã Trung Sơn Rừng keo tại địa bàn xã Trung Sơn chủ yếu do dự án Việt –Đức (KfW2) trồng từ những năm 1999 đến 2000, một số trồng sau này nhưng việc quy hoạch và diện tích, sổ đỏ đều được dự án KfW2 Đức thực hiện. Toàn xã có tổng diện tích rừng là 1.176,82 ha. Trong đó, có 319 hộ được cấp sổ đỏ rừng, các hộ này chủ yếu được cấp nhờ vào dự án KfW2 [4]. Tuy nhiên, sau khi dự án này kết thúc, chỉ có hai thôn, Kinh Môn và Giang Xuân Hải, tham gia vào dự án cấp CCR thực hiện bởi FSC. Với sự hỗ trợ của WWF Việt Nam, 5 nhóm hộ trồng rừng cấp giấy chứng nhận trong 5 thôn thuộc Trung Sơn và Vĩnh Thủy trong đó xã Trung Sơn có 2 thôn là Kinh Môn và Giang Xuân Hải đã được thành lập. Tổng diện tích rừng của các 5 nhóm là 356.5 ha, trong đó có gần 320 ha rừng trồng keo và còn lại là đất trống cho các mục đích trồng các loại cây khác nhau. Riêng xã Trung Sơn, tổng diện tích tham gia chứng chỉ là 165,8ha với 66 hộ gia đình tham gia. Trong năm 2010 họ đã được trao chứng nhận quản lý rừng (FSC) Hội đồng quản trị rừng cấp và trở thành nhóm nhóm hộ gia đình đầu tiên của các chủ rừng nhỏ ở Việt Nam được nhận CCR đối với các tiêu chuẩn của FSC đã được quốc tế công nhận có trách nhiệm với môi trường, quản lý lâm nghiệp xã hội mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế. 493
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Giữa năm 2014, nhóm CCR tại Quảng Trị đã trở thành một Hiệp hội CCR theo nhóm với 922 ha rừng keo thuộc 341 thành viên ở 11 xã thuộc 5 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ Quảng Trị [5]. Trong đó, Trung Sơn có 57 hộ tham gia với tổng diện tích là 125 ha, trong đó có 50 ha ở thôn Kinh Môn và 75 ha tại thôn Giang Xuân Hải. 3.2. Hiệu quả của chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn 3.2.1. Hiệu quả kinh tế Giá thị trường của gỗ keo được chứng nhận là cao hơn so với giá gỗ không có chứng chỉ với chất lượng tương đương. Chênh lệch giữa hai giá mua là 525.000 đồng/ m3, xấp xỉ 27,6% [5].  Phân tích chi phí-lợi ích của việc trồng rừng có chứng chỉ FSC Bảng 1. Cơ cấu chi phí-lợi ích cho rừng trồng có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm Đơn vị: 1000đồng/ha Năm STT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 Tổng 1 Chi phí 10250 2600 600 900 400 220 21396 36366 a) Chi phí sản xuất 10250 2600 600 400 100 100 21276 35326 1.1 Thiết kế rừng trồng 150 0 0 0 0 0 0 1.2 Chuẩn bị làm đất 3500 0 0 0 0 0 0 1.3 Giống 1600 0 0 0 0 0 0 1.4 Phân bón 3000 2000 0 0 0 0 0 1.5 Trồng 900 0 0 0 0 0 0 1.6 Làm cỏ 1000 500 500 300 0 0 0 1.7 Bảo vệ 100 100 100 100 100 100 100 1.8 Thu hoạch 8800 1.9 Vận chuyển gỗ tròn 3696 1.10 Vận chuyển gỗ dăm 8580 1.11 Đóng góp cho chính quyền 100 b) Chi phí cấp CCR 0 0 0 500 300 120 120 1040 Xác nhận chuỗi hành trình 1.12 500 sản phẩm 1.13 Chi phí điều chỉnh 300 1.14 Chi phí quản lý 120 120 2 Doanh thu 148614 148614 2.1 Bán gỗ tròn (D>10cm) 117040 2.2 Bán gỗ dăm (D
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 4 900 0 0,68 0,00 614,71 -614,71 5 400 0 0,62 0,00 248,37 -248,37 6 220 0 0,56 0,00 124,18 -124,18 7 21396 148614,4 0,51 76262,69 10979,53 65283,15 Tổng 76262,69 23884,53 52378,16 NPV/ha=52378,16 BCR=3,19 IRR=33,47% (Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2015) Giá trị hiện tại ròng NPV của rừng trồng có chứng chỉ FSC là 52,378 triệu đồng trong 7 năm. Chỉ số BCR khá cao 3,19. Điều này có nghĩa rằng, trung bình người nông dân thu được 3,19 đồng doanh thu khi đầu tư 1 đồng cho rừng keo có chứng chỉ. Đây là mức thu nhập cao so với nhiều ngành sản xuất trong nông nghiệp hiện nay, đặc biệt ở những địa phương miền núi như xã Trung Sơn. Tỷ lệ thu hồi vốn IRR đạt 33,47% ở mức chiết khấu 10%. Tại mức lãi suất 33,47% thì NPV= 0, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của việc trồng rừng keo chứng chỉ FSC là rất cao. Lãi suất chiết khấu hiện nay là thấp hơn nhiều hơn IRR, nên mức độ mạo hiểm của trồng rừng FSC là rất thấp.  Phân tích chi phí-lợi ích của việc trồng rừng không có chứng chỉ FSC Bảng 3 cho thấy chi phí và doanh thu của rừng trồng không có chứng chỉ FSC chu kỳ 7 năm. Chi phí sản xuất từ năm 1 đến năm thứ 6 là tương đối giống với rừng trồng có chứng chỉ. Tuy nhiên, chi phí trong năm thứ 7 là cao hơn do chi phí vận chuyển cho gỗ dăm là cao hơn. Bảng 3. Cơ cấu chi phí-lợi ích cho rừng trồng không có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm Đơn vị: 1000đồng/ha Năm STT Mục 1 2 3 4 5 6 7 Tổng 1 Chi phí 10250 2600 600 400 100 100 25940 39990 a) Chi phí sản xuất 10250 2600 600 400 100 100 25940 39990 1.1 Thiết kế rừng trồng 150 0 0 0 0 0 0 1.2 Chuẩn bị làm đất 3500 0 0 0 0 0 0 1.3 Giống 1600 0 0 0 0 0 0 1.4 Phân bón 3000 2000 0 0 0 0 0 1.5 Trồng 900 0 0 0 0 0 0 1.6 Làm cỏ 1000 500 500 300 0 0 0 1.7 Bảo vệ 100 100 100 100 100 100 100 1.8 Thu hoạch 8800 1.9 Vận chuyển gỗ tròn 2640 1.10 Vận chuyển gỗ dăm 14300 1.11 Đóng góp cho chính quyền 100 2 Doanh thu 113124 113124 2.1 Bán gỗ tròn (D>10cm) 60500 2.2 Bán gỗ dăm (D
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cho giá trị kinh tế cao của việc trồng rừng và vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo cũng như làm giàu từ rừng cho nông dân ở xã Trung Sơn. Bảng 4. Phân tích lợi ích- chi phí cho rừng trồng không có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm Tổng chi Tổng lợi Tỉ suất Giá trị hiện Giá trị hiện tại Giá trị hiện Năm phí/ha ích/ha chiết khấu tại của lợi ích của lợi ích/ha tại ròng/ha (1000 đồng) (1000 đồng) (10%) (1000 đồng) (1000 đồng) (1000 đồng) 1 10250 0,91 0 9318,18 -9318,18 2 2600 0,83 0 2148,76 -2148,76 3 600 0,75 0 450,79 -450,79 4 400 0,68 0 273,21 -273,21 5 100 0,62 0 62,09 -62,09 6 100 0,56 0 56,45 -56,45 7 25940 113124 0,51 58050,5 13311,32 44739,18 Tổng 58050,5 25620,8 32429,70 NPV=32429,70 BCA=2,27 IRR=25,41%  Phân tích độ nhạy Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành một phân tích đánh giá, các thông tin về giá cả. chi phí ...là có sẵn, do đó sai số trong phân tích về hiệu quả kinh tế là nhỏ hơn. Tỷ lệ chiết khấu của 10% sử dụng ở đây dựa trên các chi phí cơ hội của nông dân khi họ quyết định đầu tư vào trồng rừng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình và tỷ lệ chiết khấu thay đổi mỗi năm, và đã có nhiều cuộc tranh luận về việc xác định một tỷ lệ chiết khấu đúng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành một phân tích độ nhạy để xem các chỉ số thay đổi như thế nào khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi để kiểm tra xem chương trình chứng chỉ rừng FSC là hiệu quả hay không với các tỷ suất chiết khấu khác nhau. Trường hợp xấu nhất là khi lãi suất chiết khấu bằng 15% trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, trường hợp tốt nhất là 5% khi chương trình chứng chỉ rừng FSC được coi là một dự án xã hội, do đó nó tỷ lệ chiết khấu sẽ thấp hơn. Trường hợp cơ sở ở đây chúng tôi thảo luận là khi lãi suất chiết khấu bằng 10%. Như đã trình bày trong bảng 5, trong trường hợp xấu nhất tất cả các chỉ số vẫn có giá trị lớn cho thấy hiệu quả kinh tế cao của CCR. Bảng 5. Phân tích độ nhạy và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả giữa 2 phương án trồng rừng Chỉ số Đơn vị Tỷ suất chiết khấu (%) 5 10 15 Trường hợp 1: Rừng trồng có chứng chỉ FSC NPV/ha 1000 đồng 76555,25 52378,16 35744,02 BCR Lần 3,63 3,19 2,78 IRR % 39,83 33,47 27,67 Trường hợp 2: Rừng trồng không có chứng chỉ FSC NPV/ha 1000 đồng 48839,50 32429,70 21180,52 BCR Lần 2,55 2,27 1,99 IRR % 31,38 25,41 19,96 Khác biệt giữa 2 phương án NPV/ha 1000 đồng 27715,75 19948,46 14563,51 BCR Lần 1,09 0,93 0,78 IRR % 8,45 8,06 7,71 Như chúng ta có thể thấy, cả hai loại rừng đều cho các tỷ lệ tài chính mong muốn cho người nông dân. Tuy nhiên, chỉ số NPV, IRR và BCR cho rừng trồng không chứng chỉ tại tỷ lệ chiết khấu là 5%, 10% và 15% đều thấp hơn dáng kể so với rừng trồng có chứng chỉ. Ví dụ, tại tỷ lệ chiết khấu 15%, 496
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD giá trị hiện tại ròng của rừng có chứng chỉ cao hơn rừng không chứng chỉ 14,563 triệu đồng. Vì vậy, việc trồng rừng có chứng chỉ chắc chắn cho hiệu quả hơn do doanh thu cao từ gỗ có chứng chỉ. 3.2.2. Hiệu quả môi trường Một số các nguyên tắc và tiêu chí của FSC đưa ra rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường, các yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cảnh quan, bảo vệ nguồn nước. Như nguyên tắc số 6 về tác động môi trường, nguyên tắc số 9 về rừng có giá trị bảo tồn cao hoặc nguyên tắc 10 về rừng trồng. Trong các nguyên tắc này mang tính chất bắt buộc. Hạn chế các tác hại về môi trường là yếu tố đầu tiên cần phải đạt trước khi cấp CCR, tập trung vào: - Trồng xen cây bản địa: đảm bảo việc chống sói mòn, sạt lở đất do cây bản địa được trồng xen với cây khai thác, không bị khai thác khi đến chu kỳ khai thác, đảm bảo việc giữ đất và nước trong suốt quá trình chờ cây con chu kỳ kinh doanh sau mọc lên. - Việc khai thác theo kế hoạch: việc khai thác theo kế hoạch đảm bảo tránh khai thác ồ ạt, khai thác trắng. Trong yêu cầu của khai thác, bắt buộc không được khai thác trắng với diện tích 10ha. Bên cạnh đó khuyến khích sử dụng các loài cây có khả năng tổng hợp Ni-tơ, vỏ cây bóc để lại lâm phần nhằm giữ chất hữu cơ lại cho đất. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất và đảm bảo độ phì nhiêu của đất - Các phương pháp khai thác giảm thiểu rủi ro môi trường: không cày xới, không đốt thực bì sau khai thác và trồng mới đảm bảo giảm thiểu các rủi ro về môi trường. Nó sẽ giúp cho khu vực rừng trồng không còn hiện tượng xói mòn và bạc hóa đất, cảnh quan của khu vực cũng được giữ do thực bì không bị đốt và đảm bảo được đa dạng sinh học trong khu vực. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các hóa chất: Không sử dụng các thuốc trừ sâu và diệt cỏ bị cấm, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất được cho phép và kiểm soát chặt chẽ theo hướng dẫn của các nhà sản xuất sản phẩm , cấm sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp có phép trong vòng 10 m từ mép sông suối và 30 m quanh vòng hồ, khu chứa nước. Nước rửa, thuốc trừ sâu không sử dụng và các thùng chứa cũ phải được xử lý cẩn thận và không làm tổn hại đến môi trường... là những yêu cầu bắt buộc trong bảo vệ môi trường mà FSC đưa ra [6]. 3.2.3. Hiệu quả xã hội Về mặt xã hội, khi tham gia và CCR, các hộ gia đình phải tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra của FSC, trong đó có nhiều nguyên tắc liên quan đến yếu tố xác hội như nguyên tắc 1 là tuân theo pháp luật, nhưng quy định hiện hành của nhà nước sở tại, hoặc tuân theo nguyên tắc 2 về quyền và trách nhiệm sử dụng đất, nguyên tắc 3 về quyền hợp pháp của người dân sở tạivề quản lý sử dụng đất, các nguyên tắc liên quan đến quan hệ xã hội như nguyên tắc 4 về quan hệ cộng đồng và quyền công dân, nguyên tắc 7 là kế hoạch quản lý cũng được nhấn mạnh trong việc tham gia CCR theo nhóm hộ [6]. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến quyền sử dụng đất và kế hoạch quản lý của nhóm và các thành viên trong nhóm. Ở các nhóm tại Trung Sơn, hầu hết các hộ gia đình có chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm do trước đây họ tham gia chương trình trồng rừng KFW2. Bản đồ diện tích các khu vực đất rừng cũng được đưa ra và phân định rõ ràng, điều này tránh được các rủi ro trong tranh chấp đất đai, đây cũng là một lợi thế trong việc tiến hành hoạt động cấp chứng chỉ cho nhóm. Việc duy trì hoạt động nhóm sau khi nhóm được cấp chứng chỉ cũng là một vấn đề khó khăn do khi tham gia vào CCR thì các hộ gia đình trong nhóm phải có kế hoạch khai thác. Kế hoạch này đảm bảo các chu kỳ khai thác đan xen nhau, tránh khai thác trắng và khai thác ồ ạt bừa bãi. Việc này ảnh hưởng nhiều đến các hộ, có nhiều hộ chưa đến chu kỳ khai thác nhưng do cần tiền, họ xin ra khỏi 497
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nhóm rồi bán rừng. Tuy số các hộ xin ra khỏi nhóm ít nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhóm. Quản lý hoạt động, sinh hoạt theo nhóm cộng đồng cùng chung lợi ích đảm bảo được việc chia sẻ lợi ích tới từng thành viên nhóm và duy trì các hoạt động tiếp theo trong suốt quá trình vận hành nhóm. Cũng có nhiều khó khăn gặp phải khi hai nhóm ở xã Trung Sơn hoạt động, vấn đề thường gặp phải ở chỗ chia sẻ lợi ích như thế nào để đảm bảo công bằng. 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận Như vậy có thể kết luận rằng khi tham gia chương trình chứng chỉ rừng thì gỗ sẽ có nguồn gốc hợp pháp, giá cả cao hơn đến 25% so với giá cả gỗ không có chứng chỉ trên thị trường hiện tại. Bên cạnh đó nếu gỗ rừng có chứng chỉ sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường bền vững. Có thể thấy CCR được coi là một công cụ chính sách và nó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rừng được tốt hơn, bền vững hơn. Việc quản lý rừng tốt hơn và bền vững hơn thể hiện qua việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chỉ quản lý rừng của FSC. Quản lý rừng bền vững cũng thể hiện rõ nét thông qua các chu kỳ khai thác dài hơn, trồng xen cây bản địa, khai thác có kế hoạch, không khai thác trắng, không đốt thực bì sau khai thác hoặc không cày ủi để trồng mới. Các khó khăn trong quản lý nhóm được đưa ra phân tích và tìm ra được các khó khăn chung có thể giải quyết từ đó khuyến khích đưa ra các điểm cần giải quyết đơn giản hơn, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của các nhóm. Việc khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển rừng của mình đáp ứng yêu cầu của CCR còn nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của từng hộ và phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mà thị trường nội địa cần. Vì vậy vai trò của trưởng nhóm và các cấp chính quyền địa phương rất quan trọng, đảm bảo việc quản lý nhóm được theo đúng yêu cầu cũng như duy trì và phát triển nhóm một cách bền vững. Duy trì và phát triển nhóm là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được đủ sản phẩm gỗ có chứng chỉ cho sản xuất tại nước ta.Tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều đến sự quan tâm của các cấp chính quyền, các văn bản pháp quy cũng như các hỗ trợ từ các công ty lâm nghiệp. Đối với khu vực nghiên cứu, địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, trình độ dân trí còn thấp thì đòi hỏi nhiều đến sự quan tâm của các cấp để cải thiện mọi mặt trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên chỉ đánh giá riêng về nhóm CCR thì cho thấy hiện nay lợi nhuận về mặt kinh tế đã áp đặt và chi phối toàn bộ các lợi ích về mặt môi trường và xã hội. Sự quan tâm của chính phủ liên quan đến các chính sách trong quản lý rừng bền vững và CCR về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội sẽ là động cơ để thúc đẩy sự tham gia của các nhóm hộ ngày càng nhiều hơn, càng mạnh mẽ hơn. Các chính sách ban đầu cần quan tâm tập trung vào việc hỗ trợ quyền sử dụng đất, hỗ trợ về kinh phí trồng hoặc hỗ trợ các chính sách để các công ty lâm nghiệp có thể có những hợp đồng hoặc cam kết với các nhóm hộ từ đầu cho đến khi được cấp chứng chỉ... Khi giải quyết được các vấn đề này, việc tham gia cấp CCR sẽ đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về gỗ hợp pháp mà các thị trường trong và ngoài nước đang quan tâm. 4.2. Khuyến nghị Qua các phân tích đánh giá ở trên, tác giả có đưa ra một số các khuyến nghị mang tính tổng thể, đảm bảo tính bền vững, duy trì và mở rộng các nhóm mới với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế hộ và công bằng xã hội,cụ thể như sau: - Quyền sử dụng đất là tiêu chí đầu tiên để quyết định có tham gia được CCR hay không, do đó việc xây dựng, thay đổi các chính sách liên quan đến giao đất giao rừng, thuê đất hoặc quyền sử dụng 498
  9. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD đất nhưng không có sổ đỏ ... cũng cần thực hiện sớm đảm bảo mọi người dân có thể biết, hiểu và tham gia. - Việc quy hoạch sử dụng đất, giao đất cần phải có chiến lược lâu dài, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng được các yêu cầu tham gia CCR của các nhóm hộ. Song song với việc đó, quy hoạch và định hướng cho các sản phẩm trên đất rừng cũng nên được đưa ra và khuyến cáo người dân, tránh trường hợp đang trồng cây với mục đích này, chưa thu hoach phá đi trồng cây mục đích khác. - Khi thiết lập các nhóm CCR cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng được giữa các mục tiêu lấy gỗ, bảo vệ môi trường và xã hội nhưng phải mang tính bền vững. Ở đây, tính bền vững của các nhóm còn phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các bên liên quan tuy rằng sự cam kết cần phải có tính chất tự nguyện và ràng buộc về kinh tế. - Giảm thiểu các thủ tục hành chính để phù hợp với yêu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt là khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống. - Tăng cường tập huấn kiến thức kỹ thuật và nhân rộng mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể tiếp cận và hiểu hơn về CCR và lợi ích của nó mang lại - Đơn giản hóa các thủ tục khai thác phù hợp với điều kiện của người dân và đáp ứng được các yêu cầu của FSC đưa ra. - Nhà nước có những chính sách về tài chính, vay vốn tín dụng cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về thời gian của các chu kỳ trồng rừng và kinh phí trồng, chăm sóc, khai thác. - Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, các nhóm CCR cấp thôn các vấn đề liên quan đến thuế, cấp phép....đảm bảo giảm thiểu các chi phí khi tham gia mua bán, vận chuyển, khai thác các sản phẩm rừng có chứng chỉ. - Hướng tới phát triển CCR bền vững, cần có các chính sách và cam kết hỗ trợ giúp đỡ các nhóm cộng đồng từ các công ty lâm nghiệp, các cấp chính quyền địa phương để phát triển mô hình hợp tác sản xuất, các bên đều có lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Forest Science Institute of Vietnam (2009). Vietnam forestry outlook study [2] FSC ® (2015). Global FSC certificates: type and Distribution [3] WWF (2011). Report of Development a revenue sharing system for Small holder Forest Certification Group in Quang Tri province [4] WWF (2008). Report on results of red book survey in Vinh Linh and Gio Linh district, Quang Tri province, Vietnam [5] Tôn, T. M. K. (2014). Consultancy service on assessment of the acacia timber demand and potential price development in coming years [6] WWF (2013). Forest Management 499
nguon tai.lieu . vn