Xem mẫu

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ThS. Nguyễn Thị Minh Châu, Tạ Thu Hồng Nhung Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế hiện đại. Ngân hàng điều tiết dòng vốn, cung cấp kịp thời vốn nhằm tái sản xuất lao động trong xã hội, điều tiết thu nhập, mang lại lợi nhuận cho người có vốn dư thừa, và đem cơ hội kinh doanh, sinh lợi cho người thiếu vốn. Do đó, sức khỏe của hệ thống ngân hàng phần nào phản ánh được tình hình nền kinh tế. Từ sau năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và giai đoạn tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng vào năm 2009, 2010, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2011 đã bộc lộ những hạn chế như khả năng thanh khoản kém, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngày càng giảm sút. Áp dụng phương pháp DEA nhằm đánh giá lại thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 - 2013, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, mô hình DEA, ngân hàng thương mại 1. Đặt vấn đề Sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng thương mại nước ngoài bắt nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như những bất ổn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang ngày càng gia tăng đã thể hiện rõ tầm quan trọng của việc giám sát, quản lý hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhưng trong những năm trở lại đây, phương pháp đang được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động chính là phương pháp bao dữ liệu DEA như trong nghiên cứu của Berger và Humphrey (1997), Fukuyama (1995) hay Nguyễn Việt Hùng (2008). Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu có thể: (1) phân tích được một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra, (2) phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn để giải thích mối quan hệ giữa các nguồn lực và kết quả của nhiều hoạt động, (3) đánh giá được sự đóng góp của các yếu tố đầu vào đến tổng thể hiệu quả của ngân hàng. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và theo Peter S. Rose, đây là “loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Hiệu quả hoạt động, theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (2010) là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường lợi thế về vốn, kế đến là cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại. Hay theo Farrell (1957), hiệu quả của một doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng bao gồm 2 thành phần: hiệu quả kỹ thuật – phản ánh khả năng của doanh nghiệp tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào cho trước hay khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để đạt được một lượng đầu ra cho trước và hiệu quả phân bổ - phản ánh khả năng lựa chọn 57
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG các đầu vào của doanh nghiệp để tạo ra mức đầu ra cụ thể tại một mức giá kỳ vọng và trình độ công nghệ cho trước với chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai thước đo này kết hợp để cho ra một thước đo về hiệu quả kinh tế. Cũng có thể hiểu hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với đối thủ cạnh tranh (Daft, 2008) Với vai trò là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại cũng chịu giới hạn về vốn, lao động, kỹ thuật do đó cũng cần có kế hoạch sử dụng phẩn bổ hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, vì hoạt động của ngân hàng mang tính chất đặc thù, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không những chỉ đánh giá về mức độ khả năng sinh lời mà còn cần xem xét đến tính bền vững của khả năng sinh lời đó. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis – DEA) là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một đơn vị ra quyết định (Decision Making Unit - DMU) hoạt động tương đối so với các đơn vị khác trong mẫu như thế nào. Kỹ thuật này sẽ tạo ra một tập hợp biên các đơn vị hoạt động hiệu quả và so sánh nó với các đơn vị không hiệu quả để đo được độ đo hiệu quả. Nói cách khác, thông qua giải nhiều lần bài toán quy hoạch tuyến tính, DEA xây dựng đường giới hạn hiệu quả - được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả nhất. Theo phương pháp này, một đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1, trong khi chỉ số của các đơn vị chưa hiệu quả được tính bằng việc chiếu các đơn vị chưa hiệu quả lên trên biên hiệu quả. Đồng thời, đối với mỗi đơn vị phi hiệu quả, DEA đều đưa ra một tập các điểm chuẩn của các đơn vị khác để giá trị của đơn vị được đánh giá có thể so sánh được. Do đó, kết quả thu được từ phân tích DEA rất hữu ích cho các nhà quản lý trong việc đánh giá thực tế hoạt động của đơn vị cũng như đề ra những giải pháp để cải thiện hoạt động tốt hơn. Theo Farell thì một trong những thành phần tạo nên hiệu quả của một ngân hàng chính là hiệu quả kỹ thuật (TE). Hiệu quả kỹ thuật là phương pháp đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thông qua việc chỉ ra lượng giảm các yếu tố đầu vào mà không lảm ảnh hưởng đến các yếu tố đầu ra. Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật với mô hình DEA_VRS tối thiểu hóa đầu vào. Kết quả DEA bao gồm thước đo về hiệu quả kỹ thuật thuần (TE_VRS), hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (TE_CRS) và hiệu quả quy mô (SE) cũng như xác định mức chuẩn thực tế hoạt động tốt nhất trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trong đó: Hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô CRS Giả thiết có N ngân hàng trong hệ thống, hiệu quả kỹ thuật được tính như sau: Với hệ ràng buộc sau: 58
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Trong đó ξs là độ đo hiệu quả kỹ thuật toàn bộ của ngân hàng thứ s, với giá trị bằng 1 khi nó nằm trên đường biên; là vectơ hằng số N*1. y0 là lượng đầu ra thứ I của ngân hàng thứ r, xjs là lượng đầu vào thứ j của ngân hàng thứ s sử dụng. Giả định hiệu quả không đổi theo quy mô CRS, theo định nghĩa của Farell, về mặt lý thuyết, ngân hàng nào nằm trên đường biên OC là ngân hàng có hiệu quả. Như vậy, nếu có ngân hàng thứ s nằm bên phải đường biên tại điểm S thì ngân hàng này hoạt động không hiệu quả, hay với tập hợp quan sát được hiện tại cho trước, ngân hàng đó có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào so với ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất (nằm trên đường biên OC). Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (ξs) được xác định bằng tỷ lệ AQ/AS và vì vậy ngân hàng thứ s có thể giảm (1- ξs) đầu ra để có thể đạt được hiệu quả Q. Hình 1. Hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô CRS Hiệu quả kỹ thuật thay đôi theo quy mô VRS Giả định CRS không đổi theo quy mô chỉ phù hợp khi tất cả các ngân hàng trong mẫu đang hoạt động ở quy mô tối ưu, nhưng thực tế các yếu tố như thị trường, nguồn vốn… có thể làm cho các ngân hàng hoạt động không ở mức quy mô tối ưu. Do đó để khắc phục nhược điểm của mô hình DEA_CRS, mô hình DEA_VRS tỏ ra hiệu quả hơn khi nó cho phép tính toán hiệu quả kỹ thuật TE mà không chịu tác động bởi hiệu quả quy mô. Mô hình DEA_VRS chỉ bổ sung thêm ràng buộc Với ngân hàng thứ s và tại điểm S thì hiệu quả thuần được tính bằng AR/AS = ρs và hiệu quả quy mô được tính bằng σs = ξs/ρs. Nếu giá trị này bằng 1 thì ngân hàng có hiệu quả về quy mô, nghĩa là ngân hàng hoạt động với quy mô tối ưu của nó và do đó năng suất của các đầu vào không thể được cải thiện bằng cách tăng hoặc giảm quy mô sản xuất. Ngược lại, nếu giá trị của tỷ số này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng đang hoạt động với quy mô không tối ưu. Như vậy, để đo lường tỷ lệ đầu ra mất đi do phi hiệu quả quy mô, ta có thể dùng công thức: (1- σs). Mô hình tối thiểu hóa chi phí đầu vào Để phù hợp với đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA gồm có hai loại mô hình: tối thiểu hóa đầu vào – với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra – với giả định đầu vào không đổi. Xét tại thị trường Việt Nam, mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào phù hợp để phân tích về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam vì quy mô thị trường nước ta không đổi, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao thì việc tối thiểu hóa đầu vào nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh là mục tiêu của các ngân hàng hiện nay. Mô hình DEA tối thiểu hóa chi phí có dạng 59
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Min λ,xi* wi’xi*, -yi +Yλ ≥ 0 xi* - Xλ ≥ 0 (3) N1’λ = 1 λ≥0 Trong đó: + wi là vector giá đầu vào của ngân hàng thứ i + xi* là vector số lượng đầu vào của ngân hàng thứ i + yi là các mức đầu ra Hình 2. Mô hình DEA tối thiểu hóa chi phí Xác định các đầu ra và đầu vào Nội dung quan trọng trong việc sử dụng mô hình DEA đó là việc xác định các đầu vào và đầu ra của ngân hàng thương mại bởi hoạt động của các ngân hàng thương mại là hoạt động dịch vụ, có nhiều đầu vào và đầu ra. Hiện nay, theo khảo cứu các nghiên cứu trước, đang có 5 cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định các biến đầu ra, biến đầu vào của ngân hàng thương mại bao gồm Cách tiếp cận sản xuất, cách tiếp cận trung gian, cách tiếp cận giá trị gia tăng, cách tiếp cận chi phí sử dụng. Trong đó, theo Berger và Humphrey (1997), Ts. Nguyễn Việt Hùng (2008), cách tiếp cận trung gian có thể là phù hợp nhất đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Vì các ngân hàng là các trung gian tài chính, kết nối khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế. Ngoài ra, đây cũng là cách tiếp cận phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả của ngân hàng khi các ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí để đạt được lợi nhuận tối đa. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu lựa chọn các biến đầu vào bao gồm tài sản cố định ròng (X1), tiền gửi của khách hàng (X2) và chi phí hoạt động (X3) và các đầu ra là thu nhập từ lãi (Y1) và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh (Y2) gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư và từ hoạt động khác. 3. Kết quả nghiên cứu Với bộ số liệu từ báo cáo tài chính của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013, cùng sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1, hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (TE_CRS), hiệu quả kỹ thuật thuần (TE_VRS) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại đã được đánh giá qua mô hình DEA_VRS. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 20 ngân hàng thương mại cổ phần được trình bày cụ thể trong bảng 1 cho thấy TE_CRS bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011, hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng đạt mức 0.907, sau đó giảm còn 0.897 trong năm 2012 và đến năm 2013 chỉ còn lại 0.883. Hiệu quả kỹ thuật bình quân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2011 - 2013 đạt 60
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 0.896, có nghĩa là để tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra như nhau thì các ngân hàng chỉ sử dụng hiệu quả 89.6% các đầu vào. Nói cách khác, các ngân hàng thương mại hiện nay có thể cắt giảm 10.4% các yếu tố đầu vào mà vẫn tạo ra được mức đầu ra tương đương. Bảng 1: Chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật toàn bộ TE_CRS của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phần mềm DEAP 2.1) Tên ngân hàng Viết tắt 2011 2012 2013 Bình quân NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 0.789 0.914 1.000 0.901 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam VCB 0.905 1.000 1.000 0.968 NHTMCP Công thương Việt Nam VIETIN 0.975 1.000 1.000 0.992 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB 0.777 0.721 0.865 0.788 NHTMCP Á Châu ACB 0.893 0.833 0.681 0.802 NHTMCP Kỹ thương TECHCOM 1.000 0.788 0.839 0.876 NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng VPB 1.000 0.939 1.000 0.980 NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam EXIM 1.000 0.905 0.678 0.861 NHTMCP Hàng Hải MSB 1.000 0.673 0.768 0.814 NHTMCP Quân đội MB 1.000 1.000 1.000 1.000 NHTMCP Đông Nam Á SEABANK 0.542 0.627 0.641 0.603 NHTMCP Quốc tế VIB 1.000 1.000 1.000 1.000 NHTMCP Phát triển Hồ Chí Minh HDB 0.881 1.000 1.000 0.960 NHTMCP Đông Á DAB 0.698 0.757 0.708 0.721 NHTMCP An Bình ABB 0.935 0.780 0.683 0.799 NHTMCP Đại Dƣơng OCEAN 1.000 1.000 1.000 1.000 NHTMCP Kiên Long KLB 1.000 1.000 1.000 1.000 NHTMCP Bản Việt BANVIET 1.000 1.000 0.790 0.930 NHTMCP Sài Gòn Công thương SAIGON 0.952 1.000 1.000 0.984 NHTMCP Nam Á NAMA 0.799 1.000 1.000 0.933 TRUNG BÌNH CHUNG 0.907 0.897 0.883 0.896 Trong số 20 ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu có 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa là “1” trong 3 năm là ngân hàng MB, VIB, OCEAN, KLB. Ngược lại, SEABANK VÀ DAB là hai ngân hàng có hiệu quả thấp nhất khi TE_CRS bình quân trong giai đoạn 2011 - 2013 lần lượt chỉ đạt 0.603 và 0.721. Điều này có nghĩa SEABANK đang sử dụng lãng phí gần 40% các yếu tố đầu vào và DAB còn có thể cắt giảm thêm khoảng 28% các yếu tố đầu vào vẫn đảm bảo đạt được đầu ra tương ứng. Thêm vào đó, nhóm tác giả thực hiện phân tích sự tác động của TE_VRS và SE đến TE_CRS của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu dựa trên kết quả ở bảng 2. Xét trong năm 2011, có 09 ngân hàng đạt TE_CRS tối đa là các ngân hàng TECHCOM, VPB, EXIM, MSB, MB, VIB, OCEAN, KLB, BANVIET. Các ngân hàng BIDV, VCB, VIETIN đều đạt TE_VRS ở mức 1 nhưng đang hoạt động ở quy mô không tối ưu, đối mặt với vấn đề hiệu suất giảm dần theo quy mô (drs). Điều này có nghĩa là nếu các ngân hàng này tiếp tục tăng quy mô sẽ làm giảm hiệu quả kỹ thuật. Nói cách khác, nhóm ngân hàng này cần chú trọng cải tiến sản phẩm sao cho cải thiện năng suất đầu vào thay vì mở rộng quy mô hoạt động. STB, ACB và ABB 61
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG là những ngân hàng vừa phải đối mặt với việc sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hiệu quả khi TE_VRS
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" ngân hàng có hiệu quả tăng dần theo quy mô (irs), SEABANK, BANVIET là những ngân hàng đã đạt TE_VRS tối đa, trong khi TECHCOM, MSB, ABB là những ngân hàng cần cải thiện năng suất đầu vào để đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa. Phân tích giá trị tối ƣu các biến đầu vào và đầu ra tại một số ngân hàng thƣơng mại Bên cạnh những đánh giá về hiệu quả hoạt động, kết quả DEA còn cho thấy những giá trị tối ưu của các biến đầu vào cũng như những ngân hàng mục tiêu của từng ngân hàng thương mại. Nói cách khác, mỗi ngân hàng thương mại đều có những ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn. Với trọng số mục tiêu được xác định, ngân hàng nào có trọng số càng cao thì ngân hàng đó có những chính sách phù hợp với ngân hàng nghiên cứu nhất. Bảng 3: Giá trị tối ưu các biến đầu vào và đầu ra tại EXIM Trọng Ngân Di chuyển NH mục Giá trị thực Di chuyển về tâm Giá trị mục tiêu số mục hàng lỏng lẻo tiêu tiêu Y1 2736344 0.0 0.0 2736344 BIDV 0.071 Y2 512518 0.0 0.0 512518 VIETIN 0.019 X1 4320661 -1377048.522 -1732195.961 1211418.517 MB 0.090 X2 2120725 -675901.494 0.0 1444823.506 KLB 0.82 X3 79472411 -25328848.081 0.0 54143562.919 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phần mềm DEAP 2.1 Kết quả phân tích năm 2013 cho thấy ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần thấp nhất trong mẫu 20 ngân hàng nghiên cứu là EXIM. Cụ thể, EXIM chỉ đạt TE_VRS ở mức 0.678, đồng nghĩa với việc EXIM đang sử dụng lãng phí 32% các yếu tố đầu vào. Dựa vào bảng 3, ta có thể thấy ngân hàng EXIM cần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Cụ thể, EXIM sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa nếu ngân hàng giảm giá trị tài sản cố định xuống còn 1,211,418.517 triệu đồng, giảm chi hoạt động xuống còn 1,444,823.506 triệu đồng và lượng vốn huy động vào chỉ còn lại 54,143,562.919 triệu đồng. Bên cạnh đó, EXIM còn có 4 ngân hàng mục tiêu là BIDV, VIETIN, MB và KLB với trọng số mục tiêu lần lượt là 0.071, 0.019, 0.09 và 0.82, trong đó ngân hàng KLB là phù hợp nhất với EXIM. 4. Kết luận và kiến nghị Dừng ở góc độ phân tích hiệu quả kỹ thuật, ta có thể thấy được hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang lãng phí các yếu tố đầu vào khi có đến 16/20 ngân hàng chưa đạt hiệu quả các yếu tố đầu vào. Phần lớn các ngân hàng đều có thể tiết kiệm các chi phí như chi cho tài sản cố định, chi hoạt động và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động để tạo ra được nguồn thu nhập tương ứng. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng vẫn chưa thực sự bền vững khi có những ngân hàng năm 2011 đạt hiệu quả tối ưu nhưng hai năm tiếp theo thì hiệu quả kỹ thuật ở mức thấp (TECHCOM, MSB, EXIM). Ngoài ra, phân tích hiệu quả kỹ thuật cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại đều có những ngân hàng mục tiêu hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng sẽ có thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động. Ngoài ra, trong mẫu nghiên cứu cũng có những ngân hàng luôn có tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp như SEABANK, DAB, ABB cho thấy tính hiệu quả của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay chưa đồng đều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng bền vững và có khả năng cạnh tranh cao trong tiến trình hội nhập quốc tế. Kết quả phân tích này cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần còn có thể gia tăng đầu ra dựa vào những nguồn lực đầu vào sẵn có. Nói cách khác, các ngân hàng thương mại cổ phần chưa đạt hiệu quả tối ưu có thể xem xét, thực hiện: 63
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tiết kiệm chi phí hoạt động: Các ngân hàng thương mại cổ phần cần tiến hành tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy tổ chức, nhân sự để để nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm chi phí lương cho nhân viên. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần chú ý khi ồ ạt mở chi nhánh, phòng giao dịch bởi không phải tất cả ngân hàng đều nên mở rộng quy mô. Sử dụng hiệu quả vốn huy động: Kết quả phân tích chỉ ra rằng với mức thu nhập như hiện nay, lượng vốn huy động đang nhiều hơn so với nhu cầu của các ngân hàng thương mại cổ phần. Do sử dụng vốn huy động không hiệu quả, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ phải tăng chi phí trả lãi trong khi đó các khoản thu từ lãi, thu ngoài lãi không tăng tương xứng với số vốn huy động được. Do đó, trong thời gian tới, các ngân hàng nên có chính sách huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý, tránh để xảy ra hiện tượng mất khả năng thanh khoản phải lách luật huy động với lãi suất cao hoặc phải huy động trên thị trường liên ngân hàng. Việc cấp tín dụng cần chú trọng đến chất lượng của khoản vay, hạn chế các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bởi những khoản nợ này sẽ làm tăng chi phí mà mức thu không tương xứng. Ngân hàng thương mại cổ phần cũng cần đa dạng hóa các hoạt động sinh lời, không nên tập trung vào hoạt động cấp tín dụng truyền thống mà nên tăng các khoản thu từ đầu tư chứng khoán, góp vốn hoặc các khoản thu ngoài lãi khác. Đầu tư và sử dụng hiệu quả tài sản cố định: Phần lớn nguồn thu của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay vẫn còn là thu nhập từ lãi, điều này thể hiện các ngân hàng chưa thực sự khai thác tốt các tài sản của mình để tăng nguồn thu ngoài lãi. Do đó, trong thời gian tới, các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ như xây dựng quy trình thủ tục đơn giản, dễ hiểu, tiện lợi, xây dựng thương hiệu để tăng niềm tin, uy tín đối với khách hàng, từ đó, tăng được các nguồn thu ngoài lãi. Về phía Ngân hàng Nhà nước, với vai trò điều hành hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sai phạm, hoạt động yếu kém. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với việc xử lý các ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Bản thân Ngân hàng nhà nước cũng cần nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực dự báo để có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật của 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, chưa đánh giá được các ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại nước ngoài. Ngoài ra, do hạn chế về mặt số liệu nên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một số các nhân tố phi tài chính như sức mạnh thương hiệu, mạng lưới hoạt động… cũng chưa được phân tích cụ thể trong đề tài do những giới hạn về khả năng thu thập thông tin. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo thường niên của 31 ngân hàng thương mại công bố trên website từ 2007 – 2012 [2] Coelli TJ (1996), A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program, CEPA Working Paper No. 6/08, University of New England, Armidale, Australia. [3] MJ Farrell (1957), “Measurenent of productive efficiency”, Journal of the Royal Statistical Society. SeriesA (General), Vol. 120, No. 3 [4] Nguyễn Minh Sáng (2012), “Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 79, 23 – 29 64
  9. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" [5] Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), “Hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 270, 12 – 25 [6] Nguyễn Thị Minh Châu (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường đại học ngân hàng tp Hồ Chí Minh, 2013 [7] Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. [8] Nhân lực ngành ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu, http://www.vietnamplus.vn/nhan-luc- nganh-ngan-hang-chua-dap-ung-yeu-cau/166555.vnp [9] Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính, Hà Nội [10] Trần Thị Ngọc Ánh (2013), Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 65
nguon tai.lieu . vn