Xem mẫu

  1. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM CURVULARIA SP. GÂY BỆNH VẾT NÂU TRÊN LÚA Lê Thanh Toàn1, Võ Thị Hướng Dương2, Nguyễn Văn Phi1 1 Trường Đại học Cần Thơ, 2 Trường Đại học An Giang Thông tin chung: ABSTRACT Ngày nhận bài: 20/05/2020 Ngày nhận kết quả bình duyệt: The result showed that conidia of Curvularia sp. has thick wall, black color, 09/09/2020 three septa, ellipsoidal, often curved or lunate, about 20-26,5 x 9-15,5 µm. Ngày chấp nhận đăng: Four types of fungal appressoria were round, claviform, elliptical with the 12/2021 wavy margin, and elliptical with the narrow middle. Extracts of onion 1% Title: and leamon grass 1% could inhibit fungal development lower than that of Efficacy of some plant extracts wrinkled-leaf mint 1%. Under net house condition, foliar sprays of wrinkled- against Curvularia sp. causing leaf mint extract at 1 and 5 days before or after pathogen inoculation showed rice leaf spots significantly low infected leaf area, compared to the control. Keywords: Curvularia sp., leaf spot, plant TÓM TẮT extract, rice Kết quả khảo sát cho thấy bào tử Curvularia sp. có vách dày, màu đen, có ba Từ khóa: vách ngăn, hơi cong, hình gù, kích thước dao động 20-26,5 x 9-15,5 µm. Bốn Curvularia sp., vết nâu, dịch trích thực vật, lúa dạng đĩa áp của nấm là hình tròn, dạng hình chùy và có thắt eo ở giữa, dạng trứng xuôi, mép rìa không gợn sóng, và dạng trứng ngược và có thắt eo ở giữa. Dịch trích húng lũi 1% và hành lá 1% có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm kém hơn dịch trích sả chanh 1%. Ở điều kiện nhà lưới, việc xử lý dịch trích cây sả chanh 1% với cách sử dụng phun lên tán lá 1 và 5 ngày trước hoặc sau khi lây bệnh nhân tạo đều có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ độ tác hại của bệnh vết nâu, mùa vụ nào, chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống nào chống Ở nước ta, lúa là cây trồng quan trọng nhất vì diện chịu lại được bệnh này. Bệnh làm tăng số hạt lép, tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng giảm khối lượng hạt ảnh hưởng tới năng suất, trọt cả nước và khoảng 80% nông dân Việt Nam bệnh nặng kéo dài tới cuối kỳ sinh trưởng có thể là nông dân trồng lúa. Hiện nay, sản xuất lúa gạo làm cây lúa cằn lại, trổ kém, tỷ lệ lép lên tới 60- nước ta đang bước vào thời kỳ có nhiều thách 70% (Vũ Triệu Mân, 2007). thức mới, trong đó, bệnh vết nâu đang gây hại nghiêm trọng trên tán lá và hạt lúa. Các nghiên Một số loại dịch trích thực vật đã được báo cáo có cứu đã ghi nhận Curvularia sp. là một trong sáu khả năng ức chế sự phát triển một số loại mầm loại nấm gây bệnh chính, lây nhiễm và tấn công bệnh gây hại trên cây lúa. Amadioha (2000) cho cây lúa (Vũ Triệu Mân, 2007). Các vùng lúa ở biết dịch trích từ lá neem có khả năng hạn chế sự nước ta có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức phát triển của sợi nấm Pyricularia oryzae trong 48
  2. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 điều kiện in vitro và giảm bệnh cháy lá trong điều Vì vậy, nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục kiện nhà lưới. Trong một nghiên cứu khác, dịch đích đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực trích lá cà độc dược được ghi nhận làm chậm sự vật ở nồng độ thích hợp trong việc ức chế sự phát phát triển của nấm Rhizoctonia solani trong điều triển của nấm Curvularia sp. ở điều kiện in vitro kiện in vitro. Ở điều kiện nhà lưới, khi phun dịch và đối với bệnh vết nâu ở điều kiện nhà lưới. trích lá cà độc dược lên lúa thì giảm được bệnh 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP đốm vằn và bệnh cháy bìa lá lúa (Kagale và cs., 2004). Yasmin và cs. (2008) cho biết khi nghiên 2.1 Giống lúa, nguồn nấm và nguồn dịch trích cứu ảnh hưởng của 55 loại dịch trích thực vật đến Giống lúa Jasmine 85 và năm chủng nấm nấm Fusarium moniliforme thì dịch trích cỏ cứt Curvularia sp. (mang độc tính cao) được cung cấp heo và cây sống đời cho hiệu quả ức chế nấm cao từ Phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, bộ môn nhất. Trong một nghiên cứu khác, ba loại tinh dầu Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Trước chiết xuất từ cây sả, hương nhu trắng và hoa môi khi tiến hành nghiên cứu, các loại dịch trích ở có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của nhiều nồng độ khác nhau được khảo sát sơ bộ Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae và F. hiệu quả ức chế sự nẩy mầm của bào tử moniliforme gây bệnh trên hạt lúa. Ba loại tinh Curvularia và chọn được các dịch trích hành lá dầu này còn giúp tăng độ nảy mầm của hạt giống (Allium fistulosum L.) 1%, sả chanh và giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn (Nguefack et (Cymbopogon citratus) 1% và húng lũi (Mentha al., 2008). Hạt giống lúa ngâm từ dịch trích củ tỏi crispa L.) 1%. và lá cây hoàng anh giúp hạt giống nảy mầm tốt 2.1.1 Khảo sát đặc điểm bào tử và đĩa áp của và giảm đáng kể sự xuất hiện của các loại nấm trên hạt lúa như B. oryzae, Curvularia oryzae, các chủng nấm Curvularia sp. Nigrospora oryzae, Aspergillus flavus, Các nguồn nấm Curvularia sp. được nuôi cấy Aspergillus niger, Penicillium moniliforme trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành (Yeasmin và cs., 2012). thí nghiệm. Các bước khảo sát được thực hiện Trong hành lá (Allium fistulosum L.) có axit theo phương pháp Wijedasa và Liyanapathirana malic, phytin, alylsunfit và chất kháng sinh alixin (2012), các bước cụ thể như sau đĩa petri chứa C6H10OS2. Alixin có tác dụng diệt vi sinh vật rất một miếng giấy thấm thanh trùng, miếng lame mạnh (Đỗ Tất Lợi, 2003). Cây sả chanh được kê trên hai que cây và bên dưới có lót một (Cymbopogon citratus) được dùng để sản xuất mảnh giấy thấm. Sau đó, một khoanh môi trường tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây sả chanh PDA được nấu tan, để nguội có đường kính dao động khoảng 0,46-0,55%. Cây sả chanh chứa khoảng 8-10 mm, dày khoảng 3 mm được đặt trên 65 - 85% citral, là chất có tính kháng nấm và vi hai đầu của miếng lame đã chuẩn bị. Khuẩn ty khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, trong sả chanh còn có nấm được đặt vào bốn bên của mỗi khoanh môi các hoạt chất tương tự myrcene và cũng có tính trường PDA và đặt lamella (đã thanh trùng) lên kháng khuẩn (Đỗ Tất Lợi, 2003; Ganjewala & khối môi trường, bơm 2 ml nước cất (đã thanh Luthrab, 2009). Matasyoh và cs. (2011) đã nghiên trùng) lên giấy thấm để tạo độ ẩm. Sau đó, mẫu cứu khả năng ức chế in vitro của dịch trích sả được ủ ở nhiệt độ phòng (28-30 oC) cho nấm phát chanh đối với 5 loài nấm Aspergillus gây hại trên triển. Chỉ tiêu đĩa áp: ở các mốc 168 và 336 giờ trái bắp. Các loài nấm này bao gồm Aspergillus thì chuyển lamella sang một lame khác để quan flavus, Aspergillus parasiticus, Aspergillus sát đĩa áp dưới kính hiển vi và ghi nhận các đặc ochraceus, Aspergillus niger and Aspergillus điểm về hình dạng, kích thước và cách mọc đĩa áp fumigatus. Kết quả cho thấy bán kính vòng vô của chủng nấm. Bào tử được làm tiêu bản để theo khuẩn dao động từ 6,67-46,33 mm. Húng lủi dõi hình dạng, kích thước của bào tử. Kích thước (Mentha crispa L.) chứa đến 0.8% tinh dầu gồm của bào tử được đo 20 lần lặp lại, rồi tính trung 22,41% các axit hữu cơ, 28,53% alcol tự do, bình cho mỗi nghiệm thức. 0,77% Cetol, 40% là menthofuran và các loại Các nguồn nấm được lây bệnh nhân tạo trên cây khác (Đỗ Tất Lợi, 2003). Chưa có nhiều nghiên lúa 20 ngày tuổi, ghi nhận tỉ lệ bệnh, đánh giá cứu về hiệu quả dịch trích hành lá, sả chanh và nhanh và chọn ra nòi nấm mang độc tính cao nhất húng lũi đối với nấm Curvularia sp. gây hại cây để thực hiện thí nghiệm tiếp theo. lúa. 49
  3. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 2.2 Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích độ phòng (28-30 oC) (Elamawi & El-Shafey, thực vật đối với nấm Curvularia sp. trong 2013). Đường kính khuẩn lạc của nấm được đo điều kiện in vitro vào các thời điểm 1, 3 và 5 ngày sau đặt khoanh nấm (NSĐKN). Ở thời điểm ghi nhận chỉ tiêu Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn cuối cùng, ba khoanh khuẩn ty nấm (đường kính 5 ngẫu nhiên (HTNN) gồm 4 nghiệm thức là sả mm) ở ba góc của rìa của khuẩn lạc sẽ được thu chanh 1%, hành lá 1%, húng lũi 1% và đối chứng, và cho vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất thanh 5 lần lặp lại. trùng, vortex thật kỹ. Pha loãng dung dịch gốc Khuẩn ty nấm Curvularia được đục thành các 100 lần, rồi cho 1 ml huyền phù bào tử nấm lam khoanh hình tròn có đường kính khoảng 5 mm khi đếm hồng cầu, tính toán số bào tử nấm trong dung thực hiện thí nghiệm. Mẫu thực vật sau khi thu về dịch gốc ban đầu. Hiệu quả của dịch trích được rửa sạch bằng nước cất và để khô tự nhiên (HQDT) được tính theo công thức HQDT = trong 24 giờ. Sau đó, 20 g mẫu thực vật khô được [(ĐKKLđc – ĐKKLi) / ĐKKLđc] * 100%, trong nghiền mịn bằng chày và cối, thêm 200 ml nước đó ĐKKLđc là đường kính khuẩn lạc của nghiệm cất, rồi chưng cách thủy ở 62 oC trong 15 phút, thức đối chứng nước cất, ĐKKLi là đường kính khuấy đều (bổ sung phương pháp của Jafari và khuẩn lạc của nghiệm thức dịch trích. cs., 2015). Sau đó, dịch trích được lọc và chứa Thí nghiệm được thực hiện hai lần. Từ kết quả thí trong cốc thủy tinh đã thanh trùng. 50 ml môi nghiệm này, một nghiệm thức xử lý dịch trích trường PDA được nấu tan. Khi chai môi trường thực vật hiệu quả nhất được chọn để thực hiện thí đạt nhiệt độ khoảng 55-60 oC thì đưa 5 ml dịch nghiệm tiếp theo. trích đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trường để 2.3 Khảo sát hiệu quả của dịch trích sả chanh hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được bơm vào các đĩa petri bằng 1% đối với bệnh vết nâu lúa trong điều kiện Dispenser với lượng 10 ml môi trường/ đĩa petri. nhà lưới Sau khi môi trường đặc lại, các khoanh khuẩn ty Thí nghiệm được bố trí theo thể thức HTNN gồm nấm Curvularia sp. đã chuẩn bị được đặt vào 6 nghiệm thức (Bảng 1) và 4 lần lặp lại. Mỗi lặp chính giữa đĩa petri. Các đĩa petri được đặt ở nhiệt lại là một chậu, 2 cây lúa / chậu. Bảng 1. Các nghiệm thức được sử dụng trong thí nghiệm ở nhà lưới STT Tên nghiệm thức Cách sử dụng 1 Phun 5 ngày trước LNNT Phun lên tán lá ở 5 ngày trước lây bệnh nhân tạo (LBNT) 2 Phun 1 ngày trước LNNT Phun lên tán lá ở 1 ngày trước LBNT 3 Phun 1 ngày sau LNNT Phun lên tán lá ở 1 ngày sau LBNT 4 Phun 5 ngày sau LNNT Phun lên tán lá ở 5 ngày sau LBNT 5 Tricylazole 0,6g/L Phun lên tán lá ở 5 ngày sau LBNT 6 Đối chứng Phun nước cất thanh trùng Nguồn nấm Curvularia sp. được nuôi cấy trong trong điều kiện tối. Bốn hạt lúa nẩy mầm tốt sẽ đĩa petri khoảng 18-20 ngày trước khi tiến hành được gieo vào 4 vị trí trong 1 chậu nhựa đã chuẩn thí nghiệm. Dịch trích cây sả chanh được chuẩn bị bị đất. Cách bón phân được áp dụng công thức tương tự thí nghiệm trước đó. Hoạt chất phân bón 120N – 40P2O5 – 30K2O (Nguyễn Ngọc Tricylazole được sử dụng theo nồng độ khuyến Đệ, 1998). cáo là liều lượng 250 g/ha, pha 10 g/bình 16 lít Khi cây lúa có 6 lá phát triển đầy đủ (tương nước, lượng nước phun là 400 lít/ha. Ba kg đất đương 20-21 ngày sau khi gieo) thì dùng viết được cân và cho vào mỗi chậu nhựa có đường đánh dấu lá thứ 5 và thứ 6, rồi tiến hành lây bệnh kính 30 cm, bón lót trước khi gieo. Hạt lúa nhân tạo. Bào tử nấm Curvularia sp. được phun Jasmine 85 được ngâm trong nước 3 sôi 2 lạnh với mật số 50.000 bào tử/ml, có thêm 0,2% trong 30 phút. Hạt lúa tiếp tục được ngâm 24 h Tween 20 với liều lượng phun khoảng 3 ml/chậu. trong nước cất, rồi ủ 48 h trong giấy thấm ướt, để Các chậu sau khi phun nấm tấn công được để 50
  4. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 trong phòng lây bệnh nhân tạo, giữ 24 giờ trong 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN tối có tạo ẩm độ (khoảng 95±3%), và điều chỉnh 3.1 Đặc điểm bào tử và đĩa áp của các chủng nhiệt độ ở 25 0C. Sau đó, các chậu lúa được chuyển ra nhà phun sương, 30 phút/lần phun, che nấm Curvularia sp. mát 50% nhằm giúp cho bệnh phát triển (Elamawi Kết quả cho thấy khuẩn lạc nấm: phát triển nhanh. & El-Shafey, 2013). Khuẩn ty trên PDA ở nhiệt độ phòng (28-30 oC) Ở 14 ngày sau lây bệnh (NSLB), ở hai lá đã đánh đạt đường kính từ 8,70 - 9,00 cm sau 5 ngày. Bề dấu, chiều dài, chiều rộng lá và số lượng vết bệnh mặt khuẩn lạc như bông, sợi nấm mịn, bện chặt. ở từng cấp dựa vào bảng phân cấp đánh giá của Khuẩn lạc có màu nâu sẫm đến đen. Bào tử nấm Pinnschmidt et al. (1993) đã được ghi nhận. Tính to, vách dày màu đen, có ba vách ngăn, hơi cong, diện tích nhiễm bệnh (mm2) Si = ∑ (s0a0 + s1a1+ hình gù hoặc hình thuyền, tế bào thứ 2 lớn hơn … + s5a5 ), với Si (i = 0-5) là diện tích vết bệnh các tế bào còn lại. Bào tử xoắn thành vòng trên cấp i, ai (i = 0-5) là số vết bệnh thứ i. Tính tỉ lệ cuống bào tử. Cuống bào tử thẳng đứng sợi đơn diện tích lá nhiễm bệnh (%) TLDTLNBi = (Si/S) (mononematous). Kích thước bào tử dao động từ x 100, Si (i = 1-3) là tổng diện tích lá nhiễm bệnh khoảng 20-26,5 x 9,0-15,5 µm (Hình 1). Kết quả thứ i, S là diện tích lá, được tính S = dài * rộng * đặc điểm hình thái của nấm này tương tự kết quả 0,75 (Yoshida, 1981). Tính hiệu quả giảm bệnh nghiên cứu Lakshmanan (1992) về nấm (HQGB) so với đối chứng: HQGB(%) = Curvularia lunata. Tác nhân gây bệnh đã được [(TLDTLNBiđc – TLDTLNBi) / TLDTLNBiđc] * nuôi cấy trên môi trường PDA. Bào tử là 22,5- 100%. 28,5 x 8,5-16,2 µm (trung bình 25-5 x 14-3 µm) 2.4 Phương pháp phân tích số liệu về kích thước, hình thuyền, tròn ở 2 đầu, tế bào thứ hai lớn hơn và tối hơn những tế bào khác, với Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, thống ba vách ngăn. Cuống bào tử thẳng đứng, sợi đơn, kê bằng phần mềm MSTATC và kiểm định sự có kích thước từ 84,5-222,5 µm. khác biệt qua phép thử Duncan. Hình 1. Đặc điểm nấm Curvularia sp. gây bệnh vết nâu trên lúa Kết quả quan sát cho thấy chủng nấm có hình Luna và cs. (2002) trên cây lúa và Torres và cs. thành đĩa áp trong môi trường nuôi cấy PDA qua (2015) trên cây lay ơn. Khả năng tạo đĩa áp về phương pháp nuôi cấy trên lame. Quan sát tại thời hình dạng đều khác nhau. Cách hình thành đĩa áp điểm 336 giờ sau khi nuôi cấy, đĩa áp đã hình thường mọc thành các dạng là dạng đĩa áp hình thành. Sự hình thành đĩa áp giúp nấm dễ dàng thành từ cuối sợi nấm, dạng đĩa áp hình thành từ xâm nhiễm gây ra vết bệnh vết nâu trên lúa. Điều giữa sợi nấm và dạng đĩa áp hình thành bằng cách này phù hợp với kết quả nghiên cứu quá trình xâm ống mầm mọc ngang ra từ bào tử rồi hình thành nhiễm của nấm Curvularia của các tác giả De đĩa áp (Hình 2). 51
  5. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Hình 2. Đặc điểm dạng đĩa áp của nấm Curvularia sp. gây bệnh vết nâu trên lúa Chủng nấm có hình dạng, kích thước đĩa áp khác trứng xuôi, mép rìa không gợn sóng (kích thước nhau, dựa vào hình dạng, đĩa áp được chia thành 6-7 x 4-5 µm) và dạng đĩa áp trứng ngược và có các dạng là dạng đĩa áp hình tròn (kích thước từ 9- thắt eo ở giữa, mép rìa không gợn sóng (kích 10 µm), dạng đĩa áp hình chuỳ và có thắt eo ở thước 8-9 x 6-7 µm) (Hình 3). giữa (kích thước từ 12-15 x 4-5 µm), dạng đĩa áp Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Hình 3. Đặc điểm tạo đĩa áp của nấm Curvularia sp. gây bệnh vết nâu trên lúa 52
  6. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 Kết quả khảo sát tính độc của các chủng nấm (7 NSLB) và 44,41% (14 NSLB). Ba chủng nấm Curvularia sp. cho thấy tỉ lệ diện tích nhiễm bệnh còn lại có tỉ lệ bệnh vết nâu thấp trên lá lúa, với tỉ vết nâu của chủng AG4 ở 7 và 14 NSLB lần lượt lệ bệnh đạt khoảng 15,38-30,39% ở 7 và 14 đạt 31,83% và 64,23%, cao hơn có ý nghĩa so với NSLB (Bảng 2). Như vậy, chủng AG4 có độc tính các chủng nấm còn lại. Kế đến là chủng nấm AG1 cao nhất và được chọn để thực hiện các thí với tỉ lệ diện tích nhiễm bệnh vết nâu là 29,13% nghiệm tiếp theo. Bảng 2. Tỉ lệ diện tích lá lúa nhiễm bệnh vết nâu (%)ở thời điểm 7 và 14 ngày sau lây bệnh (NSLB) Nghiệm thức 7 NSLB1/ 14 NSLB1/ AG1 29,13 b 44,41 b AG3 15,38 c 25,58 c AG4 31,83 a 64,23 a AG16 19,85 c 30,39 c AG23 22,47 c 29,63 c Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 25,13 15,27 1/ Trong cùng một cột các số trung bình theo sau mang một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 1% trong phép thử Duncan. 3.2 Hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối chứng nước cất. Ở thời điểm 1 NSĐKN, hiệu đối với nấm Curvularia sp. trong điều kiện quả ức chế khuẩn ty nấm của các nghiệm thức cây in vitro hành lá, cây sả chanh và cây húng lũi lần lượt là 33,87%; 41,85% và 32,01%, đều cao hơn có ý Bảng 3 ghi nhận hiệu quả ức chế sự phát triển nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng nước khuẩn ty nấm Curvularia sp. của các loại dịch cất. Đến thời điểm 5 NSĐKN, hiệu quả ức chế trích thực vật trong điều kiện in vitro. Kết quả ghi khuẩn ty nấm của các nghiệm thức cây hành lá, nhận ở các thời điểm 1, 3 và 5 NSĐKN cho thấy cây sả chanh và cây húng lũi lần lượt là 14,47%; các nghiệm thức xử lý với dịch trích cây hành lá, 46,56% và 5,38%, cao hơn có ý nghĩa thống kê cây sả chanh, cây húng lũi ở nồng độ 1%, đều cho với nghiệm thức đối chứng. hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm cao hơn có ý nghĩa thống kê đối với nghiệm thức Bảng 3. Hiệu quả dịch trích (%) với sự phát triển nấm Curvularia sp. trong điều kiện in vitro Nghiệm thức Hiệu quả (%) qua các ngày sau đặt khoanh khuẩn ty 1 1/ 3 1/ 5 1/ Cây hành lá 1% 33,87 b 28,15 b 14,47 b Cây sả chanh 1% 41,85a 58,62a 46,56a Cây húng lũi 1% 32,01 b 20,44 c 5,38 c Đối chứng 0,00 c 0,00 d 0,00 d Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 4,35 4,22 11,31 1/ Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau mang một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 1% trong phép thử Duncan. Bảng 4 ghi nhận ảnh hưởng của dịch trích thực ở các nghiệm thức lần lượt là hành lá (1,16 x108 vật lên sự tạo mật số bào tử nấm Curvularia sp. bào tử/ khoanh nấm), sả chanh (1,04 x106 bào tử/ trong điều kiện in vitro. Ở thời điểm 5 NSĐKN, khoanh nấm), húng lũi (1,31 x 108 bào tử/ khoanh các nghiệm thức xử lý dịch trích cây hành lá, cây nấm). Trong khi đó, nghiệm thức đối chứng với sả chanh, cây húng lũi ở nồng độ 1%, đều cho số nước cất thanh trùng có mật số bào tử là 1,54 lượng bào tử nấm ít hơn có ý nghĩa thống kê đối x1010 bào tử/ khoanh nấm. với nghiệm thức đối chứng. Số lượng bảo tử nấm 53
  7. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 Bảng 4. Ảnh hưởng của dịch trích thực vật lên mật số của bào tử nấm Curvularia sp. Nghiệm thức Mật số bào tử (bào tử/ khoanh nấm) ở 5 ngày Cây hành lá 1% 1,16 x 108 c 6 Cây sả chanh 1% 1,04 x 10 d Cây húng lũi 1% 1,31 x 10 8 b Đối chứng 1,54 x 10 a 10 Mức ý nghĩa ** CV (%) 4,68 1/ Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau mang một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 1% trong phép thử Duncan. Từ kết quả ghi nhận được cho thấy trong 3 loại Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, dịch trích thực vật (cây hành lá, cây sả chanh và Aspergillus ochraceus, Aspergillus niger and cây húng lũi) thì dịch trích từ cây sả chanh có hiệu Aspergillus fumigatus, với bán kính vô khuẩn dao quả ức chế khuẩn ty nấm Curvularia sp. cao nhất động từ 6,67-46,33 mm. Do đó, cây sả chanh qua các thời điểm 1, 3 và 5 NSĐKN và ức chế được chọn để sử dụng trong thí nghiệm nhà lưới. hình thành mật số bào tử nấm Curvularia sp tốt hơn dịch cây hành lá và cây húng lũi. 3.3 Hiệu quả của dịch trích sả chanh đối với Hoạt chất trong dịch trích sả chanh, hành lá và bệnh vết nâu lúa trong điều kiện nhà lưới húng lũi giúp ức chế sự phát triển vi sinh vật đã được công bố trong một số nghiên cứu. Trong cây Ở thời điểm 14 NSLB, các nghiệm thức sử dụng sả chanh chứa citral và các hoạt chất tương dịch trích cây sả chanh (1%) và nghiệm thức tự myrcene có tính kháng nấm và vi khuẩn mạnh Tricylazole 0,6 g/L đều cho hiệu quả giảm bệnh (Đỗ Tất Lợi, 2003; Ganjewala & Luthrab, 2009). cao hơn có ý nghĩa thống kê đối với nghiệm thức Trong hành lá có axit malic, phytin, alylsunfit và đối chứng không xử lý ở lá thứ 5. Trong đó, chất kháng sinh alixin C6H10OS2. Alixin có tác nghiệm thức thuốc xử lý Tricylazole 0,6 g/L và dụng diệt vi sinh vật rất mạnh (Đỗ Tất Lợi, 2003). phun dịch trích lên tán lá 5 NSLB có hiệu quả Húng lủi (Mentha crispa L.) chứa đến 0.8% tinh giảm bệnh cao nhất lần lượt là 98,96% và 98,02% dầu gồm 22,41% các axit hữu cơ, 28,53% alcol tự (Bảng 5). do, 0,77% Cetol, 40% là menthofuran và các loại Kết quả tương tự ở lá 6, tại thời điểm này, dịch khác (Đỗ Tất Lợi, 2003), nhưng chưa có nghiên trích cây sả chanh (1%) ở các cách sử dụng phun cứu về hoạt chất cụ thể giúp ức chế sự phát triển lên tán lá và nghiệm thức Tricylazole 0,6 g/L đều của vi sinh vật. cho hiệu quả giảm bệnh trên 70%. Trong đó, hai Kết quả này tương tự trong nghiên cứu của nghiệm thức phun 1 và 5 NSLB cho hiệu quả cao Nguyễn Châu Quốc Thanh (2013) về hoạt tính gần tương đương hoạt chất Tricylazole lần lượt là kháng vi sinh vật của tinh dầu sả chanh đối với 2 98,46%, 99,52% và 99,69% (Bảng 4). chủng nấm Candida albicans và Aspergillus niger Nhìn chung hiệu quả giảm bệnh của trung bình lá sau khi ủ ẩm trong 24 giờ được thử nghiệm bằng 5 và lá 6 cho thấy tất cả các nghiệm thức phun phương pháp khuếch tán trên bề mặt đĩa thạch. Cả dịch trích cây sả chanh (1%) đều cho hiệu quả 2 loại tinh dầu ở thân sả chanh và lá sả chanh ức giảm bệnh cao trên 70%. Trong đó, cách sử dụng chế tốt so với 2 loại nấm lần lượt là 38,21% và phun dịch trích lên tán lá 1 và 5 NSLB cho hiệu 27,63%. Tương tự, Matasyoh và cs. (2011) cho quả giảm bệnh tương đương với nghiệm thức biết dịch trích sả chanh ức chế sự phát triển in Tricylazole. vitro của 5 loài nấm Aspergillus bao gồm 54
  8. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 Bảng 5. Hiệu quả dịch trích (%) với bệnh vết nâu lúa ở 14 ngày sau lây bệnh Nghiệm thức Lá 51/ Lá 61/ Trung bình 1/ Phun 5 ngày trước LNNT 59,13 b 75,65 c 70,93 c Phun 1 ngày trước LNNT 83,05a 91,72 b 89,39 b Phun 1 ngày sau LNNT 90,97a 98,46ab 96,62ab Phun 5 ngày sau LNNT 98,02a 99,52a 99,07a Tricylazole 0,6g/L 98,96a 99,69a 99,47a Đối chứng 0,00 c 0,00 d 0,00 d Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 17,81 11,41 11,64 1/ Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau mang một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 1% trong phép thử Ducan. Kết quả nghiên cứu phù hợp với công trình của Amadioha, A. C. (2000). Controlling rice blast in Mahanta và cs. (2007). Các tác giả báo cáo rằng vitro and vivo with extracts of Azadirachta tinh dầu sả chanh có hiệu quả trong việc ức chế indica. Crop protectionProtection, 19, 287- Curvularia lunata gây bệnh trên lúa. Hiệu quả 290. giảm bệnh vết nâu trong thí nghiệm có thể do các De Luna, L. Z., Watson, A. K., & Paulitz, T. C. hợp chất trong tinh dầu sả chanh, có thể là citral (2002). Reaction of rice (Oryzae sativa) và các hoạt chất tương tự myrcene (Đỗ Tất Lợi, cultivars to penetration and infection by 2003; Ganjewala & Luthrab, 2009). Curvularia tuberculata and C. oryzae. Plant 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Disease, 86(5), 470-476. Các chủng nấm Curvularia sp. có 1 dạng bào tử Đỗ Tất Lợi. (2003). Những cây thuốc và vị thuốc nấm, 3 cách mọc đĩa áp và 4 kiểu hình dạng đĩa áp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. với kích thước khác nhau. Dịch trích của cây hành Elamawi, R. M. A., & El-Shafey.,, & R. A. S. lá, cây sả chanh và cây húng lũi đều có hiệu quả (2013). Inhibition effect of silver nanoparticles ức chế đến sự phát triển đường kính khuẩn ty nấm against rice blast disease caused by và sự hình thành bào tử nấm Curvularia sp. trong Magnaporthe grisea. Egypt J. Agric. Res, 94 điều kiện in vitro. Trong đó, dịch trích cây sả (4), 1271-1283. chanh cho hiệu quả ức chế cao nhất về sự phát Ganjewala, D., & Luthrab, R. (2009). Essential oil triển của khuẩn ty nấm và sự hình thành bào tử biosynthesis and regulation in the genus nấm. Dịch trích cây sả chanh ở nồng độ 1% kích Cymbopogon. Natural Product thích cây lúa làm giảm tỷ lệ diện tích lá nhiễm Communications, 5(1), 163-172. bệnh và tăng hiệu quả giảm bệnh vết nâu do nấm Curvularia sp. ở giống Jasmine 85 trong điều kiện Jafari A., Pourakbar, L., Farhadi, K., nhà lưới. Cách sử dụng phun lên tán lá lúa 1 và 5 Mohamadgolizad, L., & Goosta, Y. (2015). NSLB cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất. Biological synthesis of silver nanoparticles and evaluation of antibacterial and antifungal Hiệu quả giảm bệnh vết nâu trên lúa của dịch trích properties of silver and copper nanoparticles. sả chanh sẽ được thực hiện ở điều kiện ngoài Turk. J. Biol, 39, 556-56. đồng. Kagale, S., T. ariumthuaAriumthua, T., B. TÀI LIỆU THAM KHẢO thayumanavanbThayumanavanb, B., R. Mew, T. W. & Gonzales, P. (2002). A handbook Nadakumar., R., & Samiyapapa, R. (2004). of rice seed bome fungi. IRR, SPI. 83p. Antimicrobial activity and induction of Ou, S. H. (1972). Rice disease (2nd ed). Surrey, systemic resistance in rice by leaf extract of England: Commonwealth Mycology Institute. Duturametel against Rhizoctonia solani and Xanthomonas oryzae pv. oryzae. Physiogical 55
  9. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 48 – 56 and molecular Molecular plant Plant Pinnschmidt, H. O., Teng, P. S., Bonman, J. M., pathologyPathology, 65, 91-100. & Kranz, J. (1993). New assessment key for Lakshmanan, P. (1992). Sheath rot of rice incited leaf blast. IRRN, 18, 45-46. by Curvularia lunata in Tamil Nadu, India. Torres, D. P., Silva, M. A., & Furtado, G. Q. Tropical Pest Management, 38, 1-107. (2015). Infection process of Curvularia Mahanta, J. J., Chutia, M., Bordoloi, M., Pathak, gladioli on gladiolus leaves. Tropical Plant M. G., Adhikary, R. K., & Sarma, T. C. Pathology, 38(6), 543-546. (2007). Cymbopogon citratus L. essential oil Vũ Triệu Mân. (2007). Giáo trình bệnh cây as a potential antifungal agent against key chuyên khoa. Trường Đại học Nông Nghiệp I - weed moulds of Pleurotus spp. spawns. Hà Nội, Việt Nam. Flavour and fragrance journal, 22(6), 525- Wijedasa, M. H., & Liyanapathirana, L. V. C. 530. (2012). Evaluation of an alternative slide Matasyoh, J. C., Wagara, I. N., Nakavuma, J. L., culture technique for the morphological & Kiburai, A. M. (2011). Chemical identification of species. Sri Lanka Journal of composition of Cymbopogon citratus essential Infectious Disease, 2(2), 47-52. oil and its effect on mycotoxigenic Aspergillus Yasmin, M., Hossian, K.S., & Bashar, M.A. species. African Journal of Food Science, 5(3), (2008). Effects of some angiospermie plant 138-142. extracts on in vitro vegetative growth of Nguefack, J., V., Leth, V., J. B. L., Dongmo, J. Fusarium moniliforme. Banladesh journal B. L., J., Torp, J., P. H. A., Zollo., P. H. A., & Journal botanyBotany, 37(1), 85-88. Nyasse, S. (2008). Use of three essential oils Yeasmin, F., M. Ashrafuzzaman., M., & I. as seed treatments against seed borne fungi of Hossain, I.. (2012). Effects of garlic extract, rice (Oryza sativa L.). American-Eurasian J. allamanda leaf extract and provax 200 on seed Agric. and Enviroment Sci 4 (5), 554-556. borne fungi of rice. The Agriculturists, 10 (1), Nguyễn Châu Quốc Thanh. (2013). Ly trích và 46-50. khảo sát thành phần hoá học của tinh dầu sả Yoshida, S. (1981). Fundermental of rice crop chanh. Luận văn Tốt nghiệp đại học. Trường science. Los Banos, Laguna, Philippines: Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam. IRRI. 269 pages. Nguyễn Ngọc Đệ. (1998). Giáo trình cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam. 56
nguon tai.lieu . vn