Xem mẫu

  1. HIỆP ĐỊNH TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM GS.TS. Đặng Đình Đào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Phạm Nguyên Minh Viện Nghiên cứu Thương mại ThS. Huỳnh Minh Trí Học viện HCQG cơ sở miền Trung Tóm tắt Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào các tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định đối tác kinh tế với các nước trong khu vực. Đối với TPP, sau 5 năm đàm phán, ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử, 12 nước vành đai Thái Bình Dương1 đã tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP khi được ký kết là khu vực thương mại tự do lớn nhất với 800 triệu dân, tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. TPP được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt Nam. 1. Khái quát về Hiệp định TPP Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương được khởi nguồn từ Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ các nước Chilê, New Zenland và Singapore phát động đàm phán nhân hội nghị cấp cao APEC - 2002 tổ chức tại Mexico. Đây là hiệp định mang tính “mở” được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các hiệp định thế kỷ XXI. TPP bao gồm 30 chương, đề cập đến thương mại và các vấn đề liên quan, từ thương mại hàng hóa, hải quan, thuận lợi thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật; đầu tư, dịch vụ, thương mại 1 Gồm Ốt – trây – lia, Brunây, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaisia, Mêhicô, Niudilân, Pêru, Singapo, Hoa Kỳ và Việt Nam 515
  2. điện tử, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường… Những vấn đề này giúp TPP đáp ứng yêu cầu phát triển, khả năng cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các quy định về thể chế. TPP là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định, đồng thời kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước TPP, tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo và minh bạch hóa… Với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, TPP là một hiệp định có những đặc điểm cần chú ý sau: (1) Tiếp cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan về căn bản đối với tất cả các thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, người tiêu dùng của các nước thành viên; (2) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết hội nhập nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng của các nước trong khu vực; (3) Giải quyết các thách thức đối với thương mại thông qua việc thúc đẩy đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; (4) Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa vào để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại; (5) Là nền tảng cho hội nhập khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Với Hiệp định như vậy, TPP sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho Thương mại dịch vụ Việt Nam nhưng đồng thời cũng sẽ mang đến không ít thách thức, khó khăn. 2. Những cơ hội và thuận lợi đối với thương mại dịch vụ Việt Nam Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, ở đây các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn. Các nội dung thương mại phi truyền thống trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, đất đai, môi trường, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ… cũng sẽ được Hiệp định điều chỉnh. Tham gia vào TPP, thương mại dịch vụ Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản đó là: - Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất nhập khẩu hàng nông sản. Khi thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ được giảm xuống 0%, sẽ là cú huých cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức 516
  3. cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng kim ngạch xuất khẩu. Thương mại Việt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn vào hai thị trường, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam vào các thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP (khoảng 24,12 tỷ USD năm 2014 và 11,23 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2015). Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu may mặc và giày dép của Việt Nam đạt 16,5 tỷ USD trước năm 2025, xuất khẩu và GDP có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với trường hợp nếu không tham gia TPP. Năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt gần 30 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này. Thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 55% thị phần toàn ngành dệt may, khi TPP có hiệu lực mức thuế suất hàng dệt may từ Việt Nam sang thị trường này có thể giảm xuống 0% thay vì 17% (tháng 4/2015). - Tham gia TPP sẽ giúp thương mại dịch vụ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường dịch vụ tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng tính thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tính đến nay, đầu tư trực tiếp của các nước TPP vào Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD, vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực chiếm gần 40% tổng lượng FDI của Việt Nam. Vốn đầu tư từ các nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao sẽ là cơ hội mang lại lợi ích lan tỏa về công nghệ và kỹ năng quản lý hay các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thương mại, logicstics, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Tham gia TPP giúp thương mại dịch vụ Việt Nam có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada…(Bảng 1) chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Hiện nay nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft, LG… đã đầu tư mạnh vào Việt Nam, khi tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là cơ hội lớn để nâng tầm nền kinh tế thương mại nước ta trong 5 - 10 năm tới. 517
  4. Bảng 1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của 12 nước TPP năm 2012 GDP/người Dân số GDP Tốc độ (Theo sức Xuất Xuất (tr.người (tr.USD) tăng STT Nước mua tương khẩu khẩu/người - 2013) Theo giá trưởng đương) (tỷ.USD) (USD) hiện hành GDP (%) USD 1 Australia 23,1 1,532.408 3,41 43.818 325,80 14.338,3 2 Mỹ 316,2 16.244.600 2,78 51.749 2.195,90 6.995,2 3 Canada 35,3 1.779.635 1,71 41.298 541,30 15.575,1 4 Sigapore 5,4 276.520 1,32 72.724 554,86 104.445,9 5 Nhật Bản 127,3 5.961.066 1,96 35.618 873,96 68.501,3 6 Brunây 0,4 16.954 2,15 72.323 13,79 33.462,8 7 Chilê 17,6 269.869 5,56 21.468 92,33 5.286,5 8 Mexico 117,6 1.178.126 3,78 16.426 387,31 3.204,9 9 Malaisia 29,8 30.5033 5,64 22280 265,79 9.090,1 10 Rêru 30,5 203.790 6,33 11.805 52,26 1.742,7 11 Việt Nam 89,7 171.193 5.25 4.998 124,15 1.398,5 12 Niudilân 4,5 171,281 3,2 32.926 49,04 11.063,7 Nguồn: Niên giám Thống kê 2013, NXB Thống kê tháng 7 năm 2014 - Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và logicstics của nước ta có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường của các nước tham gia TPP hơn. Tuy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài còn thấp nhưng thực tế đã có một số doanh nghiệp của nước ta cũng có điều kiện vươn ra một số thị trường TPP như: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đầu tư tại Peru qua đó lan tỏa ra các thị trường khu vực. - Cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, bền vững hơn. Vì hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là khu vực Châu Á, hiện Việt Nam đang dựa quá nhiều vào các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. Cơ cấu thị trường trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với Châu Á đạt 176,27 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014 và là Châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất, 64,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cơ cấu lại thị trường là yếu tố then chốt 518
  5. giúp thương mại Việt Nam phát triển thị trường xuất nhập khẩu cân bằng, nâng cao tính độc lập tự chủ trong nền kinh tế thương mại. - Cơ hội để hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, đồng thời tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. TPP với tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy quản lý nhà nước, hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính. Tham gia TPP, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ không còn được hưởng các ưu đãi hay đặc quyền về điều kiện tiếp cận vốn và quyền được bảo hộ. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc gia nhập TPP sẽ giúp thương mại dịch vụ Việt Nam giao dịch thương mại tự do hơn, giảm sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế vận hành theo đúng quy tắc của thị trường. - Quy tắc xuất xứ là một trong những yêu cầu quan trọng của TPP. Quy tắc xuất xứ nội khối tạo nên sức ép, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thu hút FDI, là cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu trong nước hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên TPP. Các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất. Năm 2014, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và da giày của Việt Nam là 4,69 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 32,9%, Hàn Quốc 16,97%; EU 5,8%. Ba đối tác trong TPP là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Australia chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn tương ứng là 4,76%; 5,59% và 0,87%. Trong 10 tháng năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 6,3 tỷ USD, tăng 12,7%; tiếp theo Hàn Quốc 2,32 tỷ USD, giảm 1,5%; Đài Loan 1,98%, tăng 4,1%... so với cùng kỳ năm trước. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các đối tác TPP sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan 0%, trước hết là hàng may mặc và da giày. Điều này sẽ làm bất lợi cho Việt Nam. 3. Một số khó khăn, thách thức đối với thương mại dịch vụ và giải pháp - Mặc dù quan hệ trao đổi thương mại đến nay của Việt Nam lên tới 240 quốc gia, vùng lãnh thổ, Việt Nam có 3 thị trường xuất khẩu có trên 10 tỷ USD là 519
  6. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 dự kiến đạt 165,0 tỷ USD nhưng hoạt động xuất khẩu quy mô và hiệu quả còn hạn chế (Hình 1), kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ hàng có công nghệ thấp, hầu hết là hàng gia công, các mặt hàng dệt may, giày dép. Tuy tỷ trọng hàng chế biến hoặc tinh chế đã có những cải thiện đáng kể như điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử có nâng lên nhưng vẫn là gia công lắp ráp, giá trị mang lại cho Việt Nam còn thấp. Mặt khác nhập khẩu thiết bị máy móc, công nghệ nguồn từ thị trường của các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Canada lại còn hạn chế. Hình 1. So sánh GDP và xuất khẩu tính trên đầu người của Việt Nam so với các nước TPP năm 2012 Nguồn: Niên giám Thống kê 2013, NXB Thống kê tháng 7 năm 2014 - Hệ thống Logistics quốc gia từ thể chế pháp luật Logistics, cơ sở hạ tầng Logistics, doanh nghiệp Logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chưa được hình thành và phát triển, trong khi các thành viên TPP như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Singapo… có một hệ thống Logistics phát triển ở trình độ cao và đang bước vào thời kỳ phát triển hệ thống Logistics xanh. Đây là trở ngại cho sự phát triển thương mại dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên cả thị trường trong nước, quốc tế, đặc biệt là khó khăn cho thương mại dịch vụ trong hội nhập thị trường TPP. - Quy mô doanh nghiệp thương mại, logicstics nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp Việt Nam thường yếu thế và thua thiệt so với các doanh 520
  7. nghiệp nước ngoài, hoạt động thương mại và xuất khẩu thiếu bền vững, không chi phối được thị trường. Tham gia TPP tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ nguy cơ thua ngay trên sân nhà là điều rất có thể. - Cơ sở hạ tầng thương mại và hạ tầng logistics nói chung tuy đã được tăng cường trong những năm đổi mới, nhưng do phần lớn là theo quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng của từng ngành riêng lẻ, thiếu tính kết nối toàn cục để vận hành, khai thác hiệu quả. Điều này là do cơ sở hạ tầng logistics chưa được quan tâm đầu tư xây dựng từ doanh nghiệp, ngành, địa phương đến nền kinh tế quốc dân, ngay cả khi quy hoạch xây dựng và nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các tuyến cao cấp như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng … đã không hề tính đến các cơ sở hạ tầng logistics (các Trung tâm Logistics)! Có thể nói, cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, nhất là trong điều kiện đi vào triển khai TPP. Điều này làm ảnh hưởng không những tới phân phối, lưu thông sản phẩm, hiệu quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường. - Đội ngũ cán bộ quản lý thương mại dịch vụ và quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực logistics. Thực tiễn công tác đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học thương mại, Logistics cả trên phương diện lý luận và tổng kết thực tiễn còn hạn chế; chưa có sự điều tra, đánh giá toàn diện đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong thương mại dịch vụ; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của ngành và các cơ sở đào tạo; cơ quan nghiên cứu, các tạp chí ngành chưa quan tâm đúng mức những vấn đề trao đổi và nghiên cứu lý luận cho ngành, định hướng các vấn đề nghiên cứu cơ bản và triển khai trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. -Về hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, đến nay vẫn là các mặt hàng truyền thống, chủ yếu gia công, vẫn nguyên liệu, khoáng sản, xuất siêu chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, còn nhiều vấn đề nẩy sinh từ chuỗi cung ứng sản phẩm ở cả khâu sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, đến các yếu tố cơ sở hạ tầng “phần cứng”, “phần mềm”, dịch vụ Logistics… còn nhiều khó khăn hơn. Đây là những ắch tắc trong tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa của nhiều năm qua và những năm tới mà Việt Nam cần phải có biện pháp tích cực, hiệu quả để vượt qua khi tham gia TPP. 521
  8. - Tham gia TPP sẽ gặp phải thách thức về cạnh tranh. Sức ép cạnh tranh tăng lên có thể làm cho không ít doanh nghiệp trước hết là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu, làm ăn không theo quy tắc thị trường rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là nguy cơ phá sản, thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Giảm thuế quan tất yếu khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng với giá cả cạnh tranh, chất lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ quả rõ ràng là thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, thu hẹp, đặc biệt là thị trường các sản phẩm nông nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt. - Các nước tham gia TPP có xu hướng bảo hộ đối với thị trường nội địa bằng hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến, với yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng và an toàn sản phẩm trong khi đây là điểm yếu của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, thêm vào đó là nạn hàng giả, kém chất lượng và gian lận thương mại đang tràn lan trên thị trường, dường như ngoài tầm kiểm soát?… Nếu Việt Nam rào cản kỹ thuật chưa có hoặc yếu kém như hiện nay, các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm không hiệu quả sẽ khiến thị trường Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, vừa lại không bảo vệ được sản xuất trong nước *** TPP là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và tính tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia hiệp định. Đối với Việt Nam, việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, phát triển các hoạt động dịch vụ... Cùng với lợi ích mà TPP có thể đem lại, Việt Nam phải đối diện với không ít thách thức. Do đó TPP cũng là cơ hội để thương mại Việt Nam phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Để tận dụng được những cơ hội và vượt qua những thách thức từ TPP, rõ ràng là cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, có những hành động cụ thể ngay từ bây giờ, từ chính người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các ngành đến các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. - Trước hết cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về TPP và cung cấp thông tin đầy đủ cho DN và mọi người dân trong việc tiếp cận được những cơ hội của thị trường mới mà trong đó những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố thị trường và cả những thông tin về chính sách vĩ mô, cần có cơ chế thông tin xuyên suốt, vận dụng một cách linh hoạt và nhanh nhạy để bảo đảm cho khả năng tiếp cận thị trường của DN là rất cần thiết. 522
  9. - Cần đầu tư xây dựng hệ thống Logistics, xây dựng chính sách phát triển các ngành mà Việt Nam dự kiến sẽ có tiềm năng và lợi thế trong khối TPP, đặc biệt là các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng… và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. - Cần có sự phối hợp giữa Nhà nước với DN để giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan các hàng rào phi thuế quan và đặc biệt giúp DN tiếp cận thị trường bền vững, tránh được những tranh chấp thương mại, những vụ kiện thương mại. - Cần triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của TPP đối với các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ… để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn cho các ngành và doanh nghiệp; nhằm mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ mở cửa thị trường và sức ép của hàng nhập khẩu, các cơ quan nhà nước, các DN và cả người tiêu dùng cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ - Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác, đồng thời bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực; tránh tư tưởng làm ăn chụp giựt mang tính thời vụ và chỉ biết dựa vào kinh tế tài nguyên, lao động giá rẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp định TPP 2. Báo cáo của Chính phủ: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016. Số 526/BC-CP. Ngày 17/10/2015 3. Niêm giám Thống kê 2013, NXB Thống kê tháng 7 năm 2014 4. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, 2015 523
nguon tai.lieu . vn