Xem mẫu

  1. HỆ THỐNG TRƯỜNG LỚP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ThS. Nguyễn Văn Sáng; ThS. Đàm Thị Hoài Dung; ThS. Nguyễn Như Đông Ban nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam MỞ ĐẦU Trong những năm qua, hệ thống trường lớp giáo dục phổ thông ở vùng DTTS, MN được củng cố, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc. Chất lượng giáo dục giáo dục phổ thông ở vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh đến trường tăng, học sinh bỏ học, lưu ban ngày càng giảm; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp các cấp họctăng… Nội dung báo cáo tập trung làm rõ đặc điểm; sự phát triển về quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên…; chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN. Từ đó đưa ra những dự báo, xu hướng phát triển của các cấp học này trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. NỘI DUNG 1. Qui mô trường lớp giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi 1.1. Qui mô trường lớp, học sinh, giáo viên phổ thông nói chung vùng dân tộc thiểu số, miền núi (a) Quy mô trường lớp giáo dục phổ thông Hệ thống trường lớp giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN bao gồm cấp Tiểu học (trường chính, điểm trường, lớp ghép, trường PT nhiều cấp: Tiểu học và THCS), cấp THCS (Trường THCS, trường PT nhiều cấp: Tiểu học và THCS, cấp THPT (Trường THPT, trường PT nhiều cấp: THPT và THCS). Bảng 1. Bảng số liệu về hệ thống trường lớp phổ thông vùng DTTS, MN Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm 2018; 2020, Bộ GD&ĐT 357
  2. Hệ thống trường lớp ở vùng DTTS, MN được củng cố và phát triển, nhiều cơ sở giáo dục vùng DTTS, MN đã được xây dựng khang trang, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tỷ lệ trường học, phòng học kiên cố ngày càng tăng, góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc. Tất cả các xã đều có trường tiểu học hoàn chỉnh ở khu vực trung tâm xã; các điểm trường lẻ, lớp ghép được mở ở hầu hết các thôn, bản, buôn, sóc vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội cho mọi trẻ trẻ em các DTTS trong độ tuổi được đi học; các huyện đều có trường THPT; nhiều trường đã đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên hệ thống trường lớp ở vùng DTTS, MN vẫn còn một số tồn tại bất cập: một số nơi vẫn còn thiếu trường lớp, tỷ lệ kiên cố hóa chưa cao. Một số trường chưa đủ CSVC để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nhiều trường phổ thông có học sinh bán trú thiếu nhà ở cho HS, nhiều trường ở vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu thiết bị dạy học, thiếu nước sạch, công trình vệ sinh. (b) Học sinh phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi Bảng 2. Bảng số liệu về học sinh phổ thông vùng DTTS, MN Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm 2018; 2020, Bộ GD&ĐT Theo thống kê của Bộ GD và ĐT năm học 2019-2020 số HS phổ thông người DTTS ở vùng DTTS và miền núi chiếm 14,6 % so với tổng số HS phổ thông trong cả nước. Số lượng HS người DTTS cấp tiểu học là 1.304.217 em, cấp THCS 794.439 em, cấp THPT 299.954. So với năm học 2015- 2016 qui mô học sinh phổ thông vùng DTTS, miền núi tăng 6% năm trong đó Tây bắc 12,9 %, Tây nguyên 12%. (c) Giáo viên vùng dân tộc thiểu số, miền núi Bảng 3. Bảng số liệu về giáo viên phổ thông vùng DTTS, MN Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm 2018; 2020, Bộ GD&ĐT 358
  3. Giáo viên phổ thông người dân tộc thiểu số ở vùng DTTS, miền núi năm học 2019-2020 là 82.417 chiếm 11.36 % so với GV phổ thông cả nước. Trong đó: GV tiểu học chiếm 12,14 %, GV THCS chiếm 7,89 %, GV THPT chiếm 5,67 % Đội ngũ GV phổ thông vùng DTTS, MN hiện nay cơ bản đã đáp ứng vế số lượng và chất lượng. Tỷ lệ GV đạt chuẩn đào tạo khá cao, GV được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu chương trình mới, thích ứng nhanh với phương pháp, hình thức dạy học mới, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ giáo dục. Tuy nhiên so với miền xuôi đội ngũ GV phổ thông vùng DTTS, MN còn nhiều hạn chế: GV trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế trong vận động HS đến trường; GV ít hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 1.2. Qui mô trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi Để tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS, ngoài hệ thống các trường phổ thông, Nhà nước cho phép thành lập trường chuyên biệt dành riêng cho con em DTTS và con em các dân tộc định cư ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đó là: Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thôngdân tộc bán trú, trường dự bị đại học. Trong nhiều năm qua kể từ ngày thành lập hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) phát triển mạnh và trở thành mũi nhọn của giáo dục phổ thông ở vùng DTTS, MN. a) Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (qui mô trường lớp, HS, GV,…) Căn cứ Thông tư số: 24/2010/TT-BGDĐT các các địa phương triển khai thành lập các trường PTDTBT từ năm 2010 với nhiều loại hình khác nhau: Trường PTDTBT tiểu học; trường PTDTBT trung học cơ sở; trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở. Những trường không đủ điều kiện thành lập trường PTDTBT các địa phương tổ chức thành trường có học sinh bán trú (HS bán trú được hỗ trợ tài chính như HS trường PTDTBT). Trường PTDTBT là loại hình phù hợp với vùng DTTS nên được cộng đồng ủng hộ và chính quyền địa phương triển khai rất nhanh, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến năm học 2015-2016 (sau 5 năm) đã có 1.013 trường được thành lập với 159.212 học sinh; đến năm học 2019-2020 có 1.262 trường và 241.553 học sinh (xem bảng tổng hợp) 359
  4. Bảng 4. Bảng số liệu về trường PTDT Bán trú TT Năm học Số Trường Số HS Ghi chú 1 2015 - 2016 1.013 159.212 2 2016 - 2017 1.148 207.326 3 2017 - 2018 1.259 219.728 4 2018 - 2019 1.225 230.280 5 2019 - 2020 1.262 241.753 Nguồn: Vụ GD Dân tộc, Bộ GD&ĐT Sự hình thành và phát triển trường PTDTBT và trường BT đem lại kết quả: - Góp phần duy trì kết quả phổ cập và phổ cập đúng độ tuổi TH và THCS; - Đảm bảo cho trẻ em DTTS và con em các dân tộc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận công bằng trong giáo dục; - Tạo nguồn cho trường PTDTNT và các TTGDTX - GDNN; - Nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục ở vùng DTTS và miền núi; - Tạo niền tin của cộng đồng các dân tộc vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi phát triển. Từ vị trí, vai trò của trường PTDTBT và trường BT đối với giáo dục dân tộc nên Luật Giáo dục 2019 tiếp tục qui định trường PTDTBT thuộc nhóm trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. b) Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (Qui mô trường lớp, HS, GV,…) Trường PTDTNT được thành lập sớm hơn trường PTDTBT và được thành thành lập ở các tỉnh (trường tỉnh, trường huyện); được thành lập ở trung ương theo vùng, khu vực (trường Vùng cao Việt bắc; trường T78; Trường 80 và cả các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lí). Đến năm học 2019-2020 có 48 trường cấp tỉnh; 221 trường cấp huyện, với qui mô 39.863 học sinh THPT và 54.050 học sinh THCS (xem bảng tổng hợp). 360
  5. Bảng 5. Bảng số liệu về trường PTDT Nội trú Chia ra Chia ra Số TT Năm học Cấp Cấp Trường Số lớp THCS THPT huyện tỉnh 1 2017 - 2018 314 256 58 3.050 1.984 1.066 2 2018 - 2019 317 258 59 3.133 1.975 1.158 3 2019 - 2020 269 221 48 3.007 1.780 1.227 Bảng 6. Bảng số liệu về học sinh trường PTDT Nội trú Chia ra TT Năm học Số Học sinh THCS THPT 1 2017 - 2018 93.697 57.868 35.829 2 2018 - 2019 99.142 60.822 38.320 3 2019 - 2020 93.917 54.050 39.863 Sự hình thành và phát triển hệ thống trường PTDTNT đã khẳng định vai trò tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ cao đẳng, đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS, miền núi. Chất lượng giáo dục ở các trường PTDTNT được nâng cao, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, số lượng HS tốt nghiệp và thi đỗ vào đại học, cao đẳng không thua kém các trường chuyên ở tại địa phương. 2. Đặc điểm trường lớp giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi 2.1. Đặc điểm trường lớp giáo dục phổ thông nói chung vùng dân tộc thiểu số, miền núi Giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi là một bộ phận của giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do công tác giáo dục được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa có nhiều đặc thù nên giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi có những đặc điểm riêng: - Giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN thực hiện chương trình giáo dục phổ thông với các môn học và các hoạt động giáo dục được qui định trong chương trình phổ thông dùng chung cho cả nước, ngoài ra còn thực hiện những nội dung, phương pháp giáo dục đặc thù: 361
  6. + Kế hoạch nhà trường được xây dựng phù hợp với điều kiện vùng miền + Ngoài nội dung giáo dục thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN còn thực hiện những nội dung, phương pháp giáo dục đặc thù như: (i) Nội dung giáo dục đặc thù: Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc", giáo dục giữ gìn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; Dạy tiếng DTTS cho HS vùng DTTS, MN; Nội dung giáo dục địa phương vùng DTTS … (ii) Phương pháp giáo dục đặc thù: Phương pháp giáo dục trong môi trường đa văn hóa; Phương pháp dạy tiếng DT, tiếng Việt cho học sinh DTTS; Phương pháp dạy học song ngữ … 2.2. Đặc điểm trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi (1) Đặc điểm trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tính chất của Trường PTDTBT là: “phổ thông, dân tộc và bán trú trú”. Đây là 3 tính chất cơ bản nổi bật của trường PTDTBT. Những tính chất này khẳng định tính chuyên biệt của trường PTDTBT, vừa phải đảm bảo những yêu cầu của trường phổ thông; vừa mang tính đặc thù tộc người (dân tộc). Tính chất phổ thông và dân tộc chỉ có thể được thực hiện tốt nhất khi tính nội trú được đảm bảo. Khi học sinh được ở nội trú: về mặt giáo dục, được đảm bảo thực hiện các yêu cầu của giáo dục phổ thông; về văn hóa, ở trường PTDTBT các giá trị văn hóa dân tộc (tộc người) được bảo tồn, phát huy và phát triển; về môi trường xã hội, tạo điều kiện cho học sinh có được một môi trường hòa nhập với các dân tộc anh em khác để phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Trường PTDTBT thực hiện 3 mục tiêu: (i) Mục tiêu Giáo dục phổ thông: Theo nội dung, chương trình giáo dục quốc gia (tính phổ thông); (ii) Mục tiêu giáo dục đặc thù: Ngôn ngữ dân tộc; bản sắc văn hóa dân tộc; phong tục tập quán, truyền thống dân tộc (tính dân tộc); và (iii) Mục tiêu kĩ năng sống: Đời sống tập thể; hòa nhập dân tộc; giao tiếp xã hội… (tính bán trú). 362
  7. Trường PTDTBT có vai trò tạo nguồn cho trường PTDTNT; duy trì tính bền vững của phổ cập giáo dục TH và phổ cập giáo dục THCS ở vùng DTTS, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc. Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng, gồm: (i) Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh; (ii) Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh; (iii) Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu; (iv) Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú. (2) Đặc điểm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tính chất của trường PTDTNT: “phổ thông, dân tộc và nội trú” là 3 tính chất cơ bản nổi bật, riêng có của trường PTDTNT. Tính chất này khẳng định tính chuyên biệt của trường PTDTNT nó vừa đảm bảo những yêu cầu của trường phổ thông; vừa mang tính đặc thù tộc người (dân tộc). Mục tiêu của trường PTDTNT: (1) Mục tiêu Giáo dục phổ thông: Theo nội dung, chương trình giáo dục quốc gia (tính phổ thông); (2) Mục tiêu giáo dục đặc thù: Ngôn ngữ dân tộc; bản sắc văn hóa dân tộc; phong tục tập quán, truyền thống dân tộc (tính dân tộc); và (3) Mục tiêu kĩ năng sống: Đời sống tập thể; hòa nhập dân tộc; giao tiếp xã hội… (tính nội trú). Trước những năm 2000 mục tiêu đào tạo của trường PTDTNT là “góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này”. Từ những năm 2000 trở lại đây mục tiêu của trường PTDTNT đã thay đổi “góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này”. Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành (tính phổ thông). Ngoài ra trường PTDTNT thực 363
  8. hiện nội dung đảm bảo tính chất “dân tộc” như: Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp; Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT; Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và các nhiệm vụ đảm bảo tính chất “nội trú” là: Tổ chức công tác nội trú cho học sinh, bảo đảm 100% học sinh của nhà trường được ăn, ở nội trú, giáo dục nền nếp, kỹ năng sống cho HS. 3. Xu hướng phát triển trường lớp giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi 3.1. Trường lớp giáo dục phổ thông nói chung vùng dân tộc thiểu số, miền núi Để xác định xu hướng phát triển trường lớp giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN cần căn cứ vào một số điểm sau: (i) Điều kiện kinh tế xã hội trình độ phát triển GD vùng DTTS, MN Vùng DTTS, MN có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp. Do đặc điểm này mà vùng DTTS, MN được xem là một đối tượng đặc thù cần có các mục tiêu, giải pháp chiến lược phát triển KT-XH phù hợp, trong đó có phát triển giáo dục. (ii) Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN: * Mục tiêu đến năm 2025: Phổ cập giáo dục tiểu học: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học của từng DTTS trên 97%; Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học của từng DTTS trên 97%. Duy trì ổn định chất lượng phổ cập giáo dục. * Mục tiêu đến năm 2030: Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấp học. Như vậy, xu hướng phát triển trường lớp giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN trong thời gian tiếp theo là: (i) Hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện linh hoạt các 364
  9. chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học; gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm văn hoá của địa phương. (ii) Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lí về cơ cấu. Thực hiện đầy đủ chính sách cho người dạy và người học. (iii) Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục dân tộc. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. 3.2. Trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi Từ kết quả tổng kết thực tiễn phát triển hệ thống trường PTDTBT, PTDTNT và căn cứ pháp lí cho thấy sự tồn tại của trường PTDTBT, PTDTNT là tất yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi. Xu hướng phát triển của trường PTDTBT, PTDTNT trong thời gian tiếp theo là: (i) Mô hình trường PTDTBT và PTDTNT, tiếp tục tồn tại và phát triển ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, mô hình cần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới. Hội thảo về trường PTDTNT đề xuất bốn mô hình định hướng trong phát triển trường PTDTNT gồm: Mô hình trường PTDTNT truyền thống có quy hoạch lại với quy mô phù hợp; mô hình trường PTDTNT có học sinh phổ thông cùng cấp học chung; mô hình học sinh DTTS ở khu nội trú và học tại các trường phổ thông có cùng cấp học; mô hình trường PTDTNT trọng điểm vùng cho 4 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. (ii) Nội dung phương pháp giáo dục: Lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng HS người DTTS là yếu tố quan trọng cải thiện chất lượng giáo dục. Ngoài ra, ngôn ngữ dân tộc; bản sắc văn hóa dân tộc; phong tục tập quán, truyền thống dân tộc (tính dân tộc); và đời sống tập thể; hòa nhập dân tộc; giao tiếp xã hội… (tính bán trú) là những nội dung cần đổi mới cả về hình thức và phương pháp giáo dục. KẾT LUẬN Hệ thống trường lớp giáo dục phổ thông vùng DTTS, MN đã được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS, phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS này càng bền vững, với tỷ lệ cao góp phần thực hiện công bằng bình đẳng trong giáo dục. Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường PTDTNT, trường PTDTBT…) ngày càng phát huy hiệu quả, tích cực. Mô hình trường PTDTBT và PTDTNT tiếp tục tồn tại 365
  10. và phát triển ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và có sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới. Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống trường lớp vùng DTTS, MN trong giai đoạn tiếp theo là điều kiện và cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu giáo dục, các địa phương… vùng DTTS, MN sẽ có kế hoạch, hành động thiết thực, đúng hướng để hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển hệ thống trường, lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, MN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013 2. Luật Giáo dục 2019. 3. Bộ GD&ĐT (2013), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú, Nxb VH-TT. 4. Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010, của Bộ GD&ĐT, ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. 5. Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT, ngày 11/12/2015, của Bộ GD&ĐT, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 6. Niên giám thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục Đào tạo (2017-2018; 2018-2019) 7. Nguyễn Thị Phương Thảo (2013), Đánh giá hiệu quả giáo dục trong hệ thống trường PTDTNT tỉnh, Đề tài cấp Bộ, mã số B2011-37-01. 8. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dan-toc/Pages/tin- tuc.aspx?ItemID=6253 366
nguon tai.lieu . vn