Xem mẫu

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG PGS.TS Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung phân tích sự phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), vai trò của hệ thống tài chính đối với quá trình phát triển kinh tế ở đây suốt những năm qua. Từ đó chỉ ra sự cần thiết phải phát triển hệ thống tài chính ở Vùng cũng như những vấn đề của hệ thống này. Cuối cùng, nghiên cứu cũng rút ra những hàm ý mang tính định hướng gợi ý cho sự phát triển hệ thống tài chính ở đây trên quan điểm Vùng. Phương phá phân tích chủ yếu là phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu thống kê thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh ở đây. Từ khóa: Phát triển kinh tế; Hệ thống tài chính; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Hệ thống tài chính luôn có vai trò rất quan trong trong phát triển của các nền kinh tế. Điều này đã được khẳng định trong cả lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, vai trò của hệ thống tài chính được đề cập tới trong nhiều lý thuyết, nhưng ở đây chỉ tập trung vào một số lý thuyết kinh tế học. Đó là Lý thuyết tăng trưởng Cổ điển, Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển, Lý thuyết tăng trưởng dựa trên chuyển dịch cơ cấu và Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và Lý thuyết tăng trưởng hiện đại. Các lý thuyết này đều dã khẳng định vai trò của vốn trong quá trình hình thành năng lực sản xuất để tạo ra sản lượng của nền kinh tế. Rõ ràng trong các lý thuyết này vai trò của vốn đầu tư luôn được khẳng định. Nhưng vốn đầu tư có thể chuyển hóa được thành năng lực sản xuất cùng với các nhân tố sản xuất khác phải thông qua kênh dẫn xuất. Đó là hệ thống tài chính trong nền kinh tế. Hệ thống này sẽ kết nối giữa các nguồn tiết kiệm – cung vốn với các nhà đầu tư – cầu vốn đầu tư (Mankiw, 2002). Các nhà đầu tư sẽ sử dụng nguồn vốn này để chuyển hóa thành tư bản trong các hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Dòng chảy này luôn cần và phải duy trì liên tục qua theo thời gian để quá trình tái sản xuất liên tục (Barro, 1997). Điều này hàm ý rằng hệ thống tài chính phải hoạt động liên tục và thông suốt để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam đã khẳng định. Các khủng hoảng tài chính thế giới như năm 2008 và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã cho thấy điều này. 2. Phương pháp nghiên cứu và số liệu Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hệ thống. Hệ thống tài chính được xem là một bộ phận, một thị trường quan trọng trong hệ thống kinh tế thị trường. Hoạt động của hệ thống này chịu sự chi phối của chế chế vận hành chung. Hệ thống này hoạt động vừa bảo đảm cho hệ thống kinh tế thị trường thông suốt nhưng cũng có thể làm cho hệ thống kinh tế này trục trặc, ảnh hưởng tới tích cực hay tiêu cực tới các thị trường khác và nền kinh tế. Bản thân hệ thống tài chính cũng bao gồm nhiều định chế khác nhau, hoạt động theo cơ chế thị trường và tuân theo các quy luật riêng và chung. Các định chế có quan hệ và tương tác với nhau trong hệ thống này. Đây là đối tượng nghiên cứu tổng hợp ở tầm vĩ mô nên số liệu sử dụng được tổng hợp từ Niên giám Thống kê Việt Nam của TCTK và Niêm giám Thống kê các tỉnh VKTTĐMT. Số liệu liên quan tới giá trị như GDP, vốn…. được xử lý và đưa về giá so sánh 2010. Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phân tích thống kê. Ngoài ra phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp và suy diễn cũng sẽ được sử dụng. Các phương pháp này được sử dụng để 38
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 phân tích các chỉ tiêu cơ bản liên quan tới tăng trưởng kinh tế như tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu, cấu thành của tăng trưởng, mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhân tố sản xuất… 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) 3.1.1. Giới thiệu chung về Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm 5 tỉnh. Đó là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng này có diện tích khoảng hơn 2.5 triệu ha, và trải dài trên khoảng 800 km chiều dài bờ biển theo ven biển miền Trung Việt Nam. Toàn vùng có gần 6.55 triệu dân trong đó có hơn 4 triệu người trong độ tuổi lao động (2018), chiếm 6.9% dân số Việt Nam. Với vị trí địa lý, tỷ trọng dân số, diện tích của khu vực này nên tăng trưởng kinh tế ở đây không chỉ bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ở đây mà còn đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam. VKTTĐMT có 04 sân bay, 05 cảng biển nước sâu, 03 khu kinh tế ven biển, 01 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu công nghệ cao), 09 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bổ đều khắp ở các địa phương, nối liền 7 đô thị lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng. Ở đây có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá. Những điều này cũng cho thấy VKTTĐMT hoàn toàn có thể sẽ hình thành thị trường tài chính lớn ở Việt Nam. Những đặc thù này của VKTTĐMT vừa tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra hiều thách thức cho sự phát triển kinh tế các tỉnh ở đây. 3.1.2. Sự phát triển kinh tế xã hội của VKTTĐMT Quy mô nền kinh tế đã tăng nhanh hơn so với cả nước, đã nâng cao vị thế của VKTTĐMT và cải thiện mức sống của người dân ở đây. Ba tỉnh thành của Vùng đã có trình độ phát triển thuộc tốp đầu và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Trên hình 1 cho thấy quy mô nền kinh tế của VKTTĐMT đã tăng khá nhanh, từ gần 45 ngàn tỷ đồng năm 2000 lên mức hơn 273 ngàn tỷ đồng theo giá 2010, tăng gấp hơn 6.1 lần, trung bình tăng 10.5% năm. Mức tăng trưởng GDP năm cao nhất là 2010 tăng 18,2% và thấp nhất năm 2018 là 8.2%. Nhờ mức tăng trưởng nhanh nên quy mô GDP của VKTTĐMT trong GDP của Việt Nam tăng từ mức 4.2% năm 2000 lên 7.8% năm 2018. Tăng trưởng GDP của VKTTĐMT và các tỉnh trong gần 20 năm qua khá nhanh. GDP của VKTTĐMT tăng trung bình hơn 10.5% năm trong đó giai đoạn 2005-2010 tăng nhanh nhất là 13.1%, thấp nhất trong giai đoạn 2015-2018. Nhưng xu thế tăng trưởng GDP chung toàn vùng đang chậm dần. 300000.0 273147.0 20.0 18.2 18.0 250000.0 16.0 14.0 200000.0 13.0 12.3 12.2 12.0 12.0 11.2 11.6 11.2 10.6 10.9 136881.0 10.7 10.9 150000.0 10.0 10.0 8.7 8.1 8.28.0 7.4 7.5 7.5 7.8 7.7 7.8 100000.0 6.7 7.0 44697.1 6.3 5.8 6.0 5.4 5.7 5.5 4.6 4.8 5.0 5.2 4.2 4.2 4.4 4.5 4.0 50000.0 2.0 0.0 0.0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 GDP của VKTTĐMT tỷ đồng giá 2010 %TT GDP % GDP của VKTTĐMT SO VỚI Việt Nam Hình 1. Quy mô GDP, tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ so sánh với Việt Nam (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) 39
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Trong 5 tỉnh của vùng, có 3 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng GDP hơn 10% trong giai đoạn 2000-2018, chỉ có tỉnh TT Huế và Bình Định thấp hơn. Điều này giải thích cho mức tăng trưởng chung của Vùng đạt mức trên 10%. Tuy nhiên các nền kinh tế các tỉnh trong vùng đều tăng trưởng chậm dần kể cả Quảng Nam tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nhất trong giai đoạn này (phụ lục 1) Bảng 1: GDP/ng của các tỉnh VKTTĐMT và Việt Nam 2000 2018 (tr.đ, giá (tr.đ, giá So sánh GDP/ng GDP/ng các tỉnh so với GDP/ng so 2010) 2010) 2018/2000 VKTTĐMT với VN Thừa Thiên Huế 6.63 28.80 4.34 0.69 0.78 Ðà Nẵng 16.12 67.24 4.17 1.61 1.82 Quảng Nam 5.93 45.39 7.65 1.09 1.23 Quảng Ngãi 6.50 40.58 6.24 0.97 1.10 Bình Ðịnh 7.07 30.74 4.35 0.74 0.83 VKTTĐM T 7.70 41.68 5.41 1.00 1.13 VN 13.79 36.90 2.68 0.89 1.00 (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) Số liệu bảng 1 cho thấy thu nhập đầu người của các tỉnh và VKTTĐMT năm 2000 đều thấp hơn mức trung bình của cả nước trừ thành phố Đà Nẵng. Sau 18 năm quy mô GDP/ng của các tỉnh trong vùng đã tăng gần 4.17 đến 6.24 lần và của vùng tăng 5.41 lần. Năm 2018, mức GDP/ng trung bình của VKTTĐMT đã cao hơn của cả nước, trong đó 3 địa phương là Ðà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi cao hơn từ 10% đến 82% so với mức trung bình cà nước. Chỉ còn TT Huế và Bình Định thấp hơn. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đã cải thiện thu nhập đầu người và mức sống của người dân. VKTTĐMT đang dần đóng vai trò động lực phát triển cho cả vùng trong đó có 3 tỉnh, thành phố Đà Nẵng thuộc nhóm các địa phương phát triển cao của cả nước. Xét theo cơ cấu kinh tế, Nền kinh tế VKTTĐMT đã mang tính CNH rõ nét, khu vực công nghiệp và dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang là các động lực chính, khu vực FDI chưa phát huy nhiều. Tuy nhiên, CNH vẫn theo hướng truyền thống chưa theo kịp xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0 Bảng 2. Cơ cấu ngành kinh tế của VKTTĐMT (Đvt: %) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thay đổi Cơ cấu ngành đã bao gồm thuế trừ trợ cấp sản phẩm NLTS 17.9 17.1 17.5 16.2 15.4 13.7 12.3 12.1 11.7 -6.2 CN-XD 29.5 38.3 39.5 39.9 39.2 44.1 36.6 36.1 37.0 7.5 DV 47.7 39.9 38.2 38.9 37.1 33.4 41.2 41.7 41.3 -6.5 40
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Thuế trừ trợ cấp sp 4.9 4.7 4.8 5.0 8.3 8.7 9.9 10.1 10.0 5.1 Cơ cấu ngành không bao gồm thuế trừ trợ cấp NLTS 18.8 17.9 18.3 17.1 16.8 15.0 13.6 13.5 13.0 -5.8 CN-XD 31.0 40.2 41.5 42.0 42.7 48.3 40.7 40.2 41.1 10.2 DV 50.2 41.9 40.1 40.9 40.5 36.6 45.7 46.4 45.9 -4.4 (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) Bảng 2 cho thấy kinh tế vùng đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa từ nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp. Khu vực công nghiệp xây dựng đang khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Khu vực dịch vụ còn tiềm năng và dư địa lớn để phát triển. Khu vực NLTS vẫn còn vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, tuy chỉ mang tính ngắn hạn. Nguồn thu thuế cho ngân sách chủ yếu từ các ngành phi nông nghiệp. Động lực tăng trưởng kinh tế đang dần được bảo đảm bởi ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 3. Cơ cấu thành phần kinh tế của VKTTĐMT (Đvt: %) Thay 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 đổi Cơ cấu ngành đã bao gồm thuế trừ trợ cấp sản phẩm Kinh tế NN 29.1 26.2 25.1 25.0 22.2 23.9 23.1 23.9 23.0 -6.05 Kinh tế ngoài NN 61.0 63.1 63.6 63.6 63.5 61.4 60.4 60.0 61.0 0.00 Khu vực FDI 5.0 6.0 6.5 6.4 6.0 6.1 6.6 6.0 6.0 0.94 Thuế trừ trợ cấp 4.9 4.7 4.8 5.0 8.3 8.7 9.9 10.1 10.0 5.06 Cơ cấu ngành không bao gồm thuế trừ trợ cấp Kinh tế NN 31.67 28.03 26.20 26.69 24.12 27.46 26.51 26.32 25.56 -6.11 Kinh tế ngoài NN 62.23 64.57 65.59 65.11 68.44 66.72 67.41 67.08 67.89 5.66 Khu vực có vốn 6.11 7.40 8.22 8.20 7.44 5.82 6.07 6.61 6.55 0.45 đầu tư nước ngoài (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) Bảng 3 cho thấy trong nền kinh tế VKTTĐMT, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang là động lực chính và rất quan trọng với tăng trưởng kinh tế, Khu vực nhà nước chỉ chiếm khoảng ¼ sản lượng, riêng khu vực FDI đóng góp rất hạn chế. 41
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Trình độ CNH thể hiện thông qua nhóm hàng công nghiệp và xuất khẩu chủ yếu của VKTTĐMT. Hàng công nghiệp của yếu của Vùng bao gồm công nghiệp cơ khí, hóa chất. công nghiệp dệt may, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó nhóm cuối và giữa vẫn là chính. Hàng xuất khẩu chủ yếu Hàng chế biến thô: nông sản, hải sản, dệt may. Nền kinh tế của vùng đã huy động khá lớn nguồn lực cho phát triển, phân bổ tập trung cho mục tiêu CNH và có hiệu quả cao hơn so với Việt Nam, tuy nhiên tăng trưởng vẫn dựa vào các yếu tố chiều rộng và sẽ đối mặt với tình trạng kham hiếm trong dài hạn nều không nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. VKTTĐMT đã thu hút khá lớn nguồn lực cho phát triển kinh tế, tổng đầu tư tính theo giá so sánh 2010 từ mức gần 65 ngàn tỷ đồng năm 2010 tăng lên 120 ngàn tỷ đồng năm. Lượng lao động huy động cho nền kinh tế tăng từ 3.42 triệu người tăng lên 3.75 triệu người tăng hơn 1.12 lần trung bình tăng 1.4% năm. Nguồn vốn đầu tư được phân bổ chủ yếu cho các ngành phi nông nghiệp, năm 2010 tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp khoảng 12-15% tùy địa phương thì năm 2018 chỉ còn dưới 10%. Ngược lại, lao động vẫn chủ yếu tập trung trong nông nghiệp, nều năm 2010 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 48% thì năm 2018 chỉ còn 35% (thấp hơn của Việt Nam). Hiệu quả đầu tư của VKTTĐMT tuy cao hơn của Việt Nam nhưng vẫn còn khá thấp, hệ số ICOR của giai đoạn 2010-2018 trung bình là khoảng 4.8 trong khi của Việt Nam là 5.2. NSLĐ tình theo giá so sánh 2010 của VKTTĐMT đã tăng từ mức hơn 41/người triệu đồng năm 2010 lên gần 73 triệu đồng /người năm 2018 (trong thời gian này của Việt Nam là 44 triệu đồng/người và 64 triệu đồng/người), tăng trung bình 7.4% năm (của Việt Nam là 4.8%). Tăng trưởng kinh tế của VKTTĐMT chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố chiều rộng, trong giai đoạn 2010-2018 vốn đóng góp khoảng 54.5% và lao động là 20.5% vào tăng trưởng. Yếu tố công nghệ chỉ đóng góp vào tăng trưởng là 25% trong giai đoạn này (tương đương của Việt Nam). Về mặt thể chế chính sách của vùng, Thông qua chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của các 5 tỉnh thành ở đây từ 2014-2018 đều thuộc nhóm rất tốt, tốt và khá, trong đó Đà Nẵng có 3 năm liền xếp thứ nhất. Mặt xã hội của vùng đã có sự phát triển khá hơn so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhanh và hiện cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Với quy mô dân số năm 2018 là 6.55 triệu người, tỷ lệ tăng dân số chỉ là 0.7% năm. Điều kiện y tế giáo dục của Vùng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết của Vùng trung bình là 95% tương đương của Việt Nam trong đó của Đà Nẵng, Quảng Nam và Bình Định cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, tỷ lệ giường bệnh / 1000 dân khoảng 0.77 cao hơn so với 5 năm trước nhưng thấp hơn mức 0.85 của Việt Nam. Tỷ lệ nghèo đa chiều của Vùng năm 2018 là khoảng 5% thấp hơn mức 8.5% của cả nước trong đó cao nhất là tỉnh Quảng Ngãi 9.39% và thấp nhất là Đà Nẵng là 0.9%. 3.2 Hệ thống tài chính trong quá trình phát triển kinh tế của VKTTĐMT Những thành công trong phát triển kinh tế xã hội của VKTTĐMT có sự đóng góp rất lớn từ hệ thống tài chính Việt Nam. Trước tiên hãy xem xét vai trò của hệ thống này với tăng trưởng kinh tế. 140000.0 60.0 52.9 50.7 120164.2 50.2 50.0 120000.0 47.5 46.5 44.0 38.2 97028.138.4 40.0 95382.4 94672.8 37.2 100000.0 89137.9 85151.4 82291.0 30.0 81090.3 80000.0 20.0 64994.8 60000.0 10.0 0.0 40000.0 -4.7 -3.0 -4.6 -11.5 -10.5 -10.0 -14.3 -15.4 20000.0 -18.4 -16.8 -20.0 0.0 -30.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng, giá SS 2010) % so với GDP % thiếu hụt huy động từ ngoài VKTTĐMT Hình 2. Tổng và tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của VKTTĐMT (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) 42
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Hệ thống tài chính đã góp phần huy động nguồn vốn – động lực chính cho tăng trưởng kinh tế những năm qua. Trong phần trên đã phân tích, thời kỳ 2010-2018 trong các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của VKTTĐMT, vốn đóng góp tới 54.5% tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này cũng hàm ý rằng hơn một phần hai năng lực sản xuất của nền kinh tế của vùng được tạo ra nhờ nhân tố vốn trong thời kỳ này. Trong lý thuyết kinh tế học, vốn đầu tư là nguồn cho các dự án đầu tư hình thành tư bản góp phần duy trì và mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế (Barro, 1997). Yếu tố tư bản bao gồm cơ sở vật chất như nhà máy, công xưởng máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật… . Các phần này quyết định tính hiện đại và trình độ công nghệ của tư bản sản xuất. Tư bản sản xuất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa vốn đầu tư nhờ sự kết nối của hệ thống tài chính trong nền kinh tế. Hệ thống này là cầu nối chủ nhân của các khoản tiết kiệm tích lũy trong nền kinh tế với các nhà đầu tư cần nguồn đầu tư. Những năm qua hệ thống tài chính đã kết nối và giúp nền kinh tế huy động được lượng vốn khá lớn. Tổng vốn có xu hướng tăng lên, tính theo giá so sánh 2010, từ mức gần 65 ngàn tỷ đồng năm 2010 tăng lên 120 ngàn tỷ đồng năm 2018, tăng hơn 1,84 lần và tỷ lệ tăng trung bình 7.9% năm. So với GDP, tỷ lệ này khá cao, trung bình là 45.1%, cao nhất là 52.9% và thấp nhất là 38.2% (hình 2). So sánh với tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam thường khoảng trên 30-40%, khả năng tích lũy của các nền kinh tế ở đây chỉ khoảng 33-35% năm. Khoảng chênh lệch này khá cao khoảng từ 3 – 18.4% (hình 2). Khoản thiếu hụt này sẽ được huy động từ ngoài nền kinh tế của VKTTĐMT. Điều này khẳng định vai trò rất lớn của hệ thống tài chính trong nền kinh tế tăng trưởng của Việt Nam. Bảng 4: Tập trung nguồn lực theo vùng lãnh thổ ( Đvt: %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ doanh nghiệp ở phía đông 80.7 82.2 83.3 84.2 84.8 84.9 85.1 85.3 84.2 Tỷ lệ lao động ở phía đông 84.9 83.3 83.4 82.7 82.9 82.6 84.3 82.7 83.3 Tỷ lệ giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của DN ở phía đông 75.4 77.3 78.5 78.9 80.6 81.4 83.7 84.1 84.3 (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) Hệ thống tài chính đã thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất, tạo ra các khu vực động lực ở phía đông của Vùng. Nền kinh tế VKTTĐMT đã đạt được trình độ CNH nhất định. Số liệu Bảng 4 cho thấy các yếu tố nguồn lực đã tập trung chủ yếu ở khu vực phía đông. Tập trung sản xuất theo quy mô lớn đã tạo ra khu vực động lực cho phát triển VKTTĐMT Hệ thống tài chính còn góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTĐMT thông qua phân bổ đầu tư. Phần trên đã thấy nền kinh tế của Vùng đã mang tính công nghiệp hóa khá cao. Hiện tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp đã chiếm khoảng 87%. Tỷ lệ đầu tư phân bổ cho khu vực phi nông nghiệp thường chiếm 85-88%. Hệ thống tài chính đã góp phần cải thiện năng lực tài chính cho các doanh nghiệp VKTTĐMT. Những thành quả phát triển kinh tế xã hôi của Vùng, các doanh nghiệp đã có những đóng góp rất lớn. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp ở VKTTĐMT kém hơn rất nhiều so với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, phía nam và cả nước. Năm 2018, Số vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp đang hoạt động chỉ là 21.3 tỷ đồng, chỉ bằng 37.1% và 63.4% của các doanh nghiệp VKTTĐ phía Bắc và phía Nam. Hệ thống tài chính đóng góp lớn vào giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và VKTTĐMT. Trong 3 năm 2016 - 2019, đã có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được Ngân Chính sách xã hội cho vay vốn để sản xuất. Tổng doanh số cho vay là hơn 221,6 ngàn tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn này đã giúp trên 1,4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho trên 775.000 lao động trong đó có khoảng 17.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gần 200 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn 43
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng gần 4,9 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và trên 108.000 căn nhà ở cho hộ nghèo (Thu Phương, 2019). Tuy đã thể hiện được vài trò to lớn trong phát triển kinh tế của Vùng nhưng Hệ thống tài chính ở đây vẫn cần có những thay đổi để theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Đó là hệ thống tài chính ở đây tồn tại và hoạt động theo từng địa phương riêng lẻ, theo hệ thống của mình; quy mô của các tổ chức nhỏ, đa số là chi nhánh với hội sở chính vẫn ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh; tính liên kết và phân công lao động theo vùng vẫn chưa được thể hiện rõ và đôi khi còn cạnh tranh lẫn nhau; vẫn thiếu một môi trường thể chế tài chính cho hoạt động của hệ thống ở đây; trong điều kiện cách mạng 4.0 và nền kinh tế chia sẻ, năng lực về công nghệ thông tin và kỹ thuật số của các chủ thể trong hệ thống tài chính nói chung và VKTTĐMT còn hạn chế, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng mạng viễn thông phục vụ cho hệ thống tài chính ở VKTTĐMT chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Những vấn đề này cần khắc phục thì mới phát huy vai trò của hệ thống tài chính ở đây trong thúc đầy sự phát triển kinh tế. 4 Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu Từ những phân tích đánh giá trên có thể rút ra một số hàm ý mang tính định hướng gợi ý cho sự phát triển hệ thống tài chính ở đây trên quan điểm Vùng. Cần tạo dựng môi trường thể chế cho sự vận hành của hệ thống tài chính trên quan điểm VKTTĐMT. Các tỉnh ở Vùng phải xây dựng và vận hành cơ chế liên kết kinh tế đặc biệt là quản lý Vùng. Tuy đã hình thành cơ chế liên kết vùng nhưng mới chỉ giới hạn trong một số phạm vi như thu hút đầu tư, phát triển du lịch, đào tạo nhân lực… Quan điểm và cách tiếp cận Vùng vẫn chưa thể hiện rõ trong cách vận hành nền kinh tế. Trên cơ sở cơ chế này, các chủ thể, thành phần trong hệ thống tài chính có thể triển khai hoạt động của mình đạt mục tiêu kinh doanh của mình và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của VKTTĐMT. Trong dài hạn, cần thiết hình thành trung tâm tại chính tại VKTTĐMT để có thể huy động nguồn lực cho phát triển. Hiện nay hoạt động của hệ thống tài chính VKTTĐMT vẫn dựa và phụ thuộc vào các trung tâm tài chính Thành phố HCM và Hà Nội để huy động nguồn lực. Với quy mô nền kinh tế, nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, số luợng và quy mô giao dịch tài chính ngày càng lớn và nỗ lực xây dựng trung tâm tài chính của các tỉnh trong vùng, điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của trung tâm tài chính ở Vùng đã đủ. Hệ thống tài chính VKTTĐMT là một phần trong hệ thống tài chính Việt Nam, thông qua hệ thống thống nhất này để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế của Vùng. Tạo điều kiện và nâng cao năng lực và vị thế của các tổ chức tài chính ở Vùng trong hệ thống tài chính chung, vừa thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính Việt Nam, vừa hoàn thành sứ mệnh và khai thác và sử dụng các định chế tài chính vốn có để huy động nguồn lực cho VKTTĐMT. Cần thiết nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số cho hệ thống tài chính và đẩy nhanh hiện đại hóa hạ tầng kinh tế số phục vụ cho hệ thống tài chính, nhiệm vụ này rất cần thiết và cấp bách vừa để theo kịp yêu cầu và xu thế chung của nền kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính. Điều này cần được thực hiện ngay trong từng đơn vị tổ chức tài chính, trong cả hệ thống tài chính chung và cả nền kinh tế. Việc thực hiện phải đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, lẫn nguồn nhân lực và cơ chế chính sách. Các tổ chức tài chính cần coi đầu tư thực hiện nhiệm vụ này là đầu tư dài hạn cho sự phát triển trong tương lai của mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh NHTM và tổ chức tài chính trong VKTTĐMT. Theo đó, cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng về thông tin và thanh toán của hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng công nghệ số, công nghệ tài chính (Fintech). Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính của các NHTM; nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp. Chú trọng hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong những ngành, lĩnh vực hiệu quả, năng suất, công nghệ cao. 44
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp VKTTĐMT: Hệ thống tài chính có thể thực hiện các hoạt động này với mục tiêu kép. Đó là Nâng cao năng quản lý lực tài chính của các doanh nghiệp và giảm rủi ro cho chính hệ thống tài chính. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn quản lý tài chính cho doanh nghiệp, cải thiện hệ thống quản lý tài chính. Đồng thời thực hiện tư vấn, hỗ trợ và nâng cao khả năng cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các cơ hội vay vốn tốt nhất. Đây có thể được coi như nhiệm vụ đối với quản trị quan hệ khách hàng của các tổ chức tài chính của Vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mankiw, N. G (2002), Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition. [2] Barro, R.J (1997), Macroeconomics, Fifth edition, MIT. [3] Thu Phương (2019), Vốn tín dụng chính sách giúp giảm nghèo bền vững, https://baodautu.vn/von-tin- dung-chinh-sach-giup-giam-ngheo-ben-vung-d107770.html PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tăng trưởng GDP của các tỉnh và VKTTĐMT 2000-2005 2005-2010 2010-2015 2015-2018 2000-2018 Thừa Thiên Huế 9.8 12.1 7.5 5.8 9.11 Ðà Nẵng 13.0 10.5 10.7 8.2 10.85 Quảng Nam 10.4 12.9 13.9 13.1 12.48 Quảng Ngãi 9.9 18.7 8.4 5.6 11.10 Bình Ðịnh 8.9 12.7 6.0 6.9 8.78 VKTTĐMT 10.6 13.1 9.5 8.3 10.58 (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT) 45
nguon tai.lieu . vn