Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng HÀM PHẢN ỨNG CUNG NERLOVE CỦATÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NERLOVIAN SUPPLY RESPONSE FUNCTION OF BLACK TIGER SHRIMP IN MEKONG DELTA ThS. Lê Nhị Bảo Ngọc1, TS. Lê Quang Thông2 1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, 2Trường Đại học Nông lâm TP.HCM baongoccamau80@gmail.com, lqthong2018@gmail.com TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng tôm sú lớn nhất chiếm trên 90% diện tích của cả nước. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là giá tôm sú tại cổng trại đối với diện tích nuôi tôm sú tại ĐBSCL bằng cách sử dụng hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần dạng Nerlove. Sử dụng số liệu bảng (panel data) từ bốn tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang trong giai đoạn quý 1/2014 đến quý 4/2017, tác giả ước lượng mô hình phản ứng cung Nerlove với giá kỳ vọng được hiển thị thông qua giá trễ. Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung theo mô hình hiệu ứng cố định (FE) cho thấy, giá trễ của vụ trước tác động tích cực trong quá trình quyết định điều chỉnh diện tích. Trong ngắn hạn và dài hạn, hệ số co giãn cung về diện tích theo giá cổng trại của sản phẩm, giá cổng trại yếu tố đầu vào và giá cổng trại sản phẩm cạnh tranh đều co giãn. Diện tích nuôi tôm sú rất nhạy cảm trước biến động về giá bán. Đường cung tôm sú dịch chuyển sang trái trước tác động của sự gia tăng giá tôm sú giống và giá sản phẩm cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho nông hộ nuôi tôm sú, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý sản xuất cũng như các nhà kinh doanh các cơ quan hữu quan và người nuôi tôm có thể tham khảo và vận dụng với điều kiện của địa phương một cách hợp lý để phát triển lĩnh vực nuôi tôm sú hiệu quả. Nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ở bậc đại học và sau đại học. Từ khóa: Hàm phản ứng cung Nerlove, độ co giãn giá, tôm sú Đồng bằng sông Cửu Long ABSTRACT Mekong Delta, which contributes about 90 percent of the nationwide shrimp production output, is the largest black tiger shrimp area region in Vietnam. This study aims to analyze the effect of black tiger shrimp price and other factors to shrimp area in Mekong Delta using supply response function based on the Nerlovian partial adjustment model. Using the quarterly panel data collected from four provinces (Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, and Kien Giang) for the period of 2014 to 2017, the estimates in the supply response are obtained from Fixed Effects (FE) method. The results document that the adaptive expectation hypothesis to simple Cobweb model is likely to best fit the data. The estimates of the supply response model show that information used for expected price formation quickly responded in a making decision of black tiger shrimp production. In both short run and long run, the expected price has a significant effect in directing black tiger shrimp farmers to formulate the supply response decision. The estimates of the supply response model showed that acreage response elasticity is more sensitive. The price of input and price of competing commodities may shift the supply curve to the left. Based on the research findings, recommendations to support industry shrimp of provinces in Mekong Delta have been made. These solutions could be references or applied in flexible ways depend upon data and actual situations. This is useful reference for the training of agricultural economics at the undergraduate and postgraduate level. 208
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Keywords: Nerlovian Supply response function, price elasticity, black tiger shrimp Mekong Delta 1. Giới thiệu Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông sản bắt đầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học giả như Nerlove (1958), Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát triển hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerlove được nhiều nhà khoa học quan tâm và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về cây lương thực và cây phi thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile (Holt và Johnson, 1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cá da trơn ở Mỹ (Nguyễn Văn Giáp, 2010). Hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Do đó, việc hiểu được mối liên hệ giữa giá cả, quyết định của người nông dân và các yếu tố có liên quan đến cung cụ thể là rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT và các ngành chức năng, tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Năm 2017 diện tích nuôi là 705 nghìn ha và chiếm trên 64% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước. Trong giai đoạn 2010-2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước tăng từ 2,1 tỷ USD lên đến 3,8 tỷ USD, chiếm 46,0% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (Agromonitor, 2017 và VASEP, 2018), tôm nước lợ được xác định là sản phẩm chủ lực, đầy tiềm năng và có nhiều lợi thế trong phát triển (Bộ NN & PTNT, 2015, 2017). ĐBSCL là vùng có lợi thế trong lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu (CBXK) tôm nước lợ. Diện tích và sản lượng tôm sú của vùng chiếm trên 90% và trên 80% so với cả nước và số nhà máy CBXK chiếm trên 60% so với cả nước. Tổng công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm (Bộ NN & PTNT, 2015). Diện tích sản xuất của vùng biến động liên tục cùng với sự biến động của giá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi giá tôm sú xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp CBXK tăng sản lượng xuất khẩu và kích thích nhiều doanh nghiệp tham gia ngành. Giá xuất khẩu tăng cũng, đồng thời, tác động đến giá bán tại cổng trại nông dân nuôi tôm mở rộng sản xuất của nông hộ tạo ra động cơ tăng lượng cung. Khi giá xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm mức độ sản xuất hoặc có thể đóng cửa nhà máy. Hệ quả là giá cổng trại giảm dẫn đến việc nông hộ chuyển sang đối tượng nuôi khác như tôm tôm thẻ chân trắng (TCT), cua biển và ngược lại (VASEP, 2014, 2015 và 2017). Trong năm 2015, khi giá tôm TCT giảm mạnh1; nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm sú là đối tượng truyền thống có giá trị cao2. Một số tỉnh có diện tích lớn và sản lượng tôm sú tăng mạnh cụ thể là tỉnh Kiên Giang tăng diện tích 11,2% và Sóc Trăng tăng diện tích 2,8%. Điều này dẫn đến, diện tích và lượng tôm sú vùng ĐBSCL tăng 4,0% so năm 2014 (VASEP, 2015). Những quan sát trên cho thấy cung tôm sú của vùng có những phản ứng tức thời và trễ với giá cả trên thị trường. Đồng thời, sự biến động giá bán của tôm sú, tôm TCT dẫn đến sự điều chỉnh diện tích và sản lượng sản xuất tại các tỉnh. Nghiên cứu “Hàm phản ứng cung Nelove của tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện để phân tích sự phụ thuộc của cung tôm sú vào giá của chính nó, giá các yếu tố đầu vào, giá sản phẩm cạnh tranh và các yếu tố phi giá có ảnh hưởng đến cung tại các tỉnh ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc dự báo số cung tôm sú trên thị trường ứng với các sự biến 1 Giá tôm thẻ chân trắng tuần đầu tháng 6 tăng thêm từ 10.000- 15.000 đồng/kg; tuần thứ 2 tiếp tục tăng thêm 3.000- 5.000 đồng/kg 2 Đồng thời, áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác phổ biến như cua mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. 209
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động các yếu tố giá và phi giá. Từ đó, các cấp quản lý có thông tin cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch quản lý ngành tôm phù hợp với những diễn biến trên thị trường. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Phương pháp tiếp cận phản ứng cung động với giá đầu Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi, cung không thể phản ứng tức thì với sự thay đổi giá. Nhà sản xuất thường dựa vào giá trong quá khứ để hình thành nên giá kỳ vọng cho vụ sản xuất hiện hành và từ đó, đưa ra quyết định về sản xuất. Do vậy, cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Theo Askari & Cummings (1977) ở các nước phát triển, nơi dòng vốn đầu tư chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên (đất đai, nước). Việc mở rộng hay thu hẹp diện tích sản xuất càng thể hiện rõ hành vi điều chỉnh cung của nông dân. Hàm cung được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy của Nerlove (1958) với biến phục thuộc là diện tích canh tác (At), trình bày theo hệ phương trình: Hàm cung: At*   0   1 Pt*   2 Z t   3T  u t (2) Giá kỳ vọng: Pt*  Pt*1   ( Pt 1  Pt*1 ) (3) Điều chỉnh sản xuất: At  At 1   ( At  At 1 ) * (4) * Trong đó A* là diện tích tối ưu; Pt* là giá kỳ vọng của sản phẩm kỳ t; Pt 1 là giá kỳ vọng của sản phẩm kỳ t-1; Pt là giá của sản phẩm kỳ t; At -At-1 là thay đổi thực tế; At* - At-1 là thay đổi kỳ vọng; At là diện tích kỳ t; At-1 là diện tích kỳ t-1; Zt là các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng của sản phẩm kỳ t; T là biến phản ánh tác động thời gian; ut là phần nhiễu ngẫu nhiên i là hệ số tự do và hệ số gốc;  là hệ số điều chỉnh giá kỳ vọng;  là hệ số điều chỉnh sản xuất; Với 0
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang phát triển. Các kết quả nghiên cứu đã xác định diện tích đất canh tác hữu hiệu trong đo lường phản ứng cung dài hạn hoặc tác động chính sách trong ngắn hạn và dài hạn (Nerlove, 1979). Trong ngắn hạn giá không phải là yếu tố quan trọng, nhưng trong dài hạn giá là yếu tố rất quan trọng có tác động đến quyết định cung thông qua điều chỉnh canh tác (Võ Thành Danh, 2004, 2011). Lý thuyết phản ứng cung được ứng dụng đầu tiên bởi Nerlove (1956, 1958) và phát triển bởi Askari & Cummings (1977). Từ đó, lý thuyết này được áp dụng phổ biến trong phân tích quan hệ giữa các biến số kinh tế, và biến số chính sách với nguồn dữ liệu theo dãy số thời gian (Võ Thành Danh, 2004) và dữ liệu bảng (Van Wyk, 2012). Các tác giả khẳng định phương pháp ước lượng FE (Fixed Effects) cũng được cho là ước lượng hiệu quả khi dữ liệu có mảng không gian N nhỏ và độ dài T lớn (Ferrando & Mulier, 2013). 3. Phương pháp phân tích và số liệu nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu 2 2 2 2 2 Ait   0  1 3  ln Ait j   2  ln Pit  j   3  ln Pmit j   4  ln Pcit j  5  ln Psit j  it  vit j 0 j 0 j 0 j 0 j 0 (8) Trong đó ln Ait là diện tích tôm sú ở thời điểm t (ha); ln Ait  j là diện tích tôm sú ở thời điểm t-j (ha); ln Pit j là giá tôm sú năm gốc (2010) ở thời điểm t-j (ngàn đồng/tấn); ln Pmit  j là giá tôm TCT năm gốc (2010) ở thời điểm t-j (ngàn đồng/tấn); ln Ps it  j là giá tôm sú giống năm gốc (2010) ở thời điểm t-j (ngàn đồng/triệu post); ln Pc it j là giá cua biển năm gốc (2010) ở thời điểm t-j (ngàn đồng/tấn); i,t lần lượt là các chỉ số xác định tỉnh và thời gian của số liệu; và it lần lượt là các yếu tố không quan sát được có ảnh hưởng cố định đến ln Ait có thể có tương quan với các biến độc lập trong mô hình (8); T là biến phản ánh tác động thời gian; v it là phần nhiễu ngẫu nhiên;  i là hệ số tự do và hệ số góc. 3.2. Số liệu nghiên cứu Mô hình phân tích phản ứng cung tôm ở ĐBSCL dựa trên số liệu bảng từ quý 1/2014 đến quý 4/2017 của 4 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang), với 64 quan sát. Các chuỗi số liệu được Cục Thống kê, sở NN & PTNT và Sở Tài Chính tại 4 tỉnh thực hiện và được ngành chức năng thống nhất trước khi công bố, lưu trữ và báo cáo cho các cấp quản lý định kỳ hàng tháng. Sau đó, chuỗi số liệu giá của tôm sú và tôm TCT được quy về giá thực tính theo giá năm 2010 trước khi tiến hành phân tích. 3.3. Phương pháp phân tích số liệu Theo Gujarati (2004), tính dừng của chuỗi số liệu thời gian và chuỗi số liệu bảng là điều kiện tiên quyết khi đưa ra kết luận có ý nghĩa trong phân tích, tăng độ chính xác và mức độ đáng tin cậy của mô hình. Im-Pesaran & Shin (2003) kiểm định nghiệm đơn vị (IPS) hiệu quả cho chuỗi số liệu bảng. Mô hình hiệu ứng cố định FE và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên RE được dùng để ước lượng hàm số cung dạng Nerlove điều chỉnh theo diện tích. Tiếp theo, kiểm định Hausman (1978) được sử dụng để lựa chọn giữa hai phương pháp RE và FE. Với giả thuyết H0 là hệ số ước lượng của RE và FE không khác biệt. Nếu trị số P-value < 0,05 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0. Việc bác bỏ H0 ngụ ý rằng kết quả ước lượng bằng phương pháp FE sẽ phù hợp hơn (Baum & Christopher, 2006). Kết quả ước lượng trước khi diễn giải được kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và kiểm định t với các hệ số ước lượng. 4. Kêt quả nghiên cứu 4.1. Mối quan hệ giá cổng trại với diện tích tôm sú theo thời gian Số liệu thống kê được trình bày tại Hình 1, cho thấy diễn biến giá cổng trại tôm sú với diện tích nuôi tôm sú từ quý 1/2014 đến quý 4/2017 tại 4 tỉnh Bạc Liêu (at baclieu), Kiên Giang (at kiengiang), Sóc Trăng (at soctrang) và Cà Mau (at camau) tập trung tại ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang chiếm trên 86% diện tích nuôi tôm sú toàn vùng ĐBSCL. 211
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 1. Mối quan hệ giá và diện tích nuôi tôm sú theo thời gian Nguồn: Tổng hợp từ Sở NN & PTNT và Cục Thống kê các tỉnh khảo sát Diện tích nuôi tôm sú tập trung vào quý 1 hằng năm khi đó giá tôm sú tăng và mức giá cao nhất. Sang quý 2 diện tích và giá tôm có xu hướng giảm và chậm đáy ở quý 3, nhưng đến quý 4 diện tích và giá lại tăng và đạt đỉnh điểm vào quý 1 năm sau. Điều này cho thấy, tại các tỉnh khảo sát nông dân quyết định diện tích thả nuôi tôm sú cùng với sự điều chỉnh giá bán trong năm. Theo lý thuyết kinh tế thì quyết định cách điều chỉnh diện tích của nông dân sẽ không mang lại hiệu quả. Do, độ trễ giữa thời điểm thả giống và thu hoạch tôm sú từ 4-5 tháng. Nguyên nhân là do tôm sú chủ yếu được nuôi với hình thức quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp với lúa, rừng và các loài thủy sản khác chiếm trên 64% so diện tích nuôi tôm nước lợ trong vùng. Hình thức sản xuất này, quá lệ phụ thuộc vào tự nhiên và phân bố không đồng điều giữa các quý trong năm. 4.2. Mô tả của các biến trong mô hình Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình cho thấy không có quan sát bị thiếu số liệu. Nhìn chung, giá trị của các biến số trong mô hình biến động ít giữa các tỉnh khảo sát qua các quý. Điều đó, được biểu hiện qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với các giá trị trung bình (Bảng 2). Các chuỗi số liệu bảng được kiểm định tính dừng bằng phương pháp kiểm định IPS để tránh kết quả hồi quy giả mạo và mô hình không ổn định. Các kết quả kiểm định tính dừng cho thấy P_value
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ln Amit Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng - 6,647 *** 0,000 ln Pit Giá cổng trại tôm sú - 3,303 *** 0,000 ln Pmit Giá cổng trại tôm thẻ chân trắng - 5,385 *** 0,000 ln Pst it Giá cổng trại tôm sú giống -2,570 *** 0,005 ln Pcit Giá cổng trại cua biển -1,902 ** 0,029 Nguồn: Tổng hợp kết quả kiểm định Ghi chú: **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5%, 1%. 4.3. Mô hình phản ứng cung Nerlove Kết quả ước lượng hàm cung dạng Nerlove bằng phương pháp ước lượng FE và RE được trình bày tại Bảng 4, mức ý nghĩa của kiểm định Hausman có P_value F là 0,12 (P_value > 0,05) và giá trị kiểm định Modified Wald với Prob>  2 là 0,09 ( P_value >0,05), cho thấy mô hình không có tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi. Điều này có nghĩa là kết quả ước lượng bằng phương pháp FE đáng tin cậy. Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung Nerlove theo diện tính bằng mô hình hiệu ứng cố định FE được trình bày tại Bảng 4, cho thấy khả năng giải thích của mô hình là rất cao với hệ số xác định R2 là 0,57. Điều này có nghĩa là các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình có khả năng giải thích về biến động của diện tích nuôi tôm sú là 57%. Tất cả các hệ số ước lượng của các biến giải thích trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ngoại trừ, hệ số ước lượng của biến giá cổng trại tôm sú giống ( ln Pst it ) và giá cổng trại tôm sú quý t-2 ( ln Pit2 ) không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tác động của các biến giải thích tác động lên diện tích nuôi tôm sú phù hợp với quy luật cung. Hệ số ước lượng của diện tích nuôi tôm sú tại quý t-1 ( ln Ait 1 ) với diện tích của kỳ t-2 ( ln Ait  2 ) lần lượt là -0,32 và -0,68, ở mức ý nghĩa 5%. Sự gia tăng diện tích nuôi tôm sú quý t-1 và diện tích nuôi tôm sú tại quý t-2 dẫn đến diện tích nuôi tôm sú quý t giảm. Nguyên nhân là do chu kỳ nuôi tôm sú dài phải mất từ 4-5 tháng. Tôm sú ở ĐBSCL được nuôi 2 vụ trong năm (Bộ NN & PTNT, 2015). Vì vậy, diện tích nuôi tôm sú của vụ trước là nguyên nhân điều chỉnh giảm diện tích nuôi tôm sú trong vụ hiện hành. Bảng 4. Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung Nerlove Tên biến Biến số FEM REM ln (diện tích nuôi tôm sú quý t-1) ln Ait 1 -0,32** -0,19 (-2,38) (-1,36) Ln (diện tích nuôi tôm sú quý t-2) ln Ait  2 -0,68*** -0,49*** (-4,89) (-3,24) ln (giá tôm sú quý t-1) ln Pit 1 2,72* 2,66* (1,88) (1,75) Ln (giá tôm sú quý t-2) ln Pit2 2,65 2,63 (1,50) (1,55) ln (giá tôm thẻ chân trắng quý t-1) ln Pm it 1 -3,81** -4,22** (-2,48) (-2,39) ln (giá tôm thẻ chân trắng quý t-2) ln Pmit 2 3,50** 2,01 213
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2,2) (1,30) ln (giá cua biển quý t-2) ln Pct it  2 -2,81*** -3,13*** (-3,31) (-3,30) ln (giá tôm tôm sú giống quý t) ln Pst it 1,32 1,46 (1,61) (1,57) ln (giá tôm tôm sú giống quý t-2) ln Pst it  2 -3,03*** -2,73*** (-3,50) (-2,98) Hằng số c 7,97 26,51 (0,35) (1,35) R2 0,57 0,52 Trị thống kê Wald ( trị số  2 ) 6,44 36,00 Mức ý nghĩa (Prob>  2 ) 0,00 0,00 Trị thống Hausman ( trị số  2 ) 71,75 Mức ý nghĩa (p-value) 0,00 Kiểm định Modified Wald (trị số  2 ) 5,48 Mức ý nghĩa (Prob>  2 ) 0,24 Kiểm định nhân tử Lagrange 6,42 Mức ý nghĩa (Prob>F) 0,09 Ghi chú: *, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5%, 1%. Nguồn: Tổng hợp kết quả ước lượng tại các tỉnh được khảo sát. Qua Bảng 4, ta cũng thấy được giá cổng trại của quý t-1 và quý t-2 có tác động điều chỉnh tăng diện tích nuôi. Kết quả này ngụ ý là thương mại hóa là yếu tố có tác động tích cực đến việc mở rộng diện tích nuôi tôm sú tại các tỉnh khảo sát ở ĐBSCL; được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng diện tích nuôi tôm sú ở tại các tỉnh khảo sát ở ĐBSCL (Lê Khương Ninh và cộng sự, 2018). Kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của Nerlove (1958) và Askari & Cumming (1977). Bảng 4 cho thấy hệ số ước lượng giá cổng trại tôm sú giống quý t ( ln Pst it ) là có giá trị dương, trong khi hệ số ước lượng giá cổng trại tôm sú giống quý t-2 ( ln Pst it  2 ) có giá trị âm. Điều này có nghĩa quyết định sản xuất của nông hộ là khó thay đổi trong tức thời bởi và không thể xác định chắc chắn vào đầu vụ nếu chi phí sản xuất cao doanh thu không đủ bù đắp dẫn đến nông hộ thu hẹp sản xuất. Kết quả này phù hợp với lý thuyết phân tích cung theo thời gian (Learn & Cochrane, 1961). Tóm lại, kết quả ước lượng của mô hình phản ứng cung Nerlove điều chỉnh về diện tích cho thấy quyết định bố trí diện tích nuôi tôm sú của người nuôi ở ĐBSCL bị ảnh hưởng mạnh bởi diện tích nuôi tôm sú của vụ nuôi trước, giá cổng trại tôm sú giống đầu vụ và giá cổng trại cua biển đầu vụ. Qua trọng nhất là giá cổng trại của tôm sú trong vụ nuôi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến diện tích nuôi tôm sú hiện hành tại các tỉnh khảo sát trong vùng. Qua đây cho ta thấy, thông tin về giá được cập nhật nhanh chống để thành lập giá kỳ vọng qua đó ảnh hưởng đến diện tích tôm sú của quý t. Điều này chứng tỏ, yếu tố kỹ thuật và thương mại hóa có ảnh hưởng tích cực đến diện tích tôm sú nuôi tại các tỉnh khảo sát ở ĐBSCL. 4.4. Hệ số co giãn cung trong ngắn hạn và dài hạn Trong nghiên cứu điều chỉnh cung trong ngắn hạn được hiểu là vụ mùa trước (quý t-1 và quý t-2). Đây là khoảng thời gian một vụ nuôi tôm sú (4-5 tháng/vụ), cung tôm hầu như không đổi. Dài hạn được hiểu là 214
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thời gian đủ để người nuôi tôm sú đều có thay đổi các các yếu tố sản xuất như ao nuôi, máy móc và kể cả ứng dụng khoa học kỹ thuật. Khi đó, cung tôm sú được điều chỉnh thông qua thay đổi diện tích làm thay đổi cung tôm sú ra thị trường. Qua phân tích cho thấy cung tôm sú phụ thuộc rất lớn vào diện tích nuôi, khi đó hành vi mở rộng hay thu hẹp diện tích nuôi của nông hộ dẫn đến cung tôm sú tăng hay giảm rất mạnh. Bảng 5 Hệ số co giãn cung trong ngắn hạn Tên biến Biến số Diện tích Hệ số co giãn theo giá tôm sú quý t-1 Pit 1 2,72 Hệ số co giãn theo giá tôm sú quý t-2 Pit  2 2,65 Hệ số co giãn theo giá tôm TCT quý t-1 Pm it -3,81 Hệ số co giãn theo giá tôm TCT quý t-2 Pmit  2 3,50 Hệ số co giãn theo giá cua biển quý t-2 Pcit  2 -2,82 Hệ số co giãn theo giá tôm sú giống quý t Psit 1,32 Hệ số co giãn theo giá tôm sú giống quý t-2 Psit  2 -3,04 Nguồn: Tổng hợp tính toán tại các tỉnh được khảo sát Kết quả tại Bảng 6 cũng cho thấy hệ số co giãn giá cổng trại tôm sú với diện tích nuôi tôm sú 2,68. Điều này ngụ ý là giá cổng trại tôm sú là yếu tố tác động tích cực đến diện tích nuôi tôm tại các tỉnh khảo sát ở ĐBSCL. Kết quả phân tích khác so với nghiên cứu của Askari & Cumming (1977) khi tính hệ số co giãn cung về diện tích của các sản phẩm nông sản trong các nghiên cứu thực nghiệm ở Mỹ; cũng như nghiên cứu Nguyễn Văn Giáp (2010) khi tính hệ số co giãn cung về diện tích trong dài hạn là kết co giãn. Điều này có thể được lý giải ĐBSCL có môi trường tự nhiên thuận lợi, diện tích sản xuất rất lớn với hệ thống quản lý thiếu tính cưỡng chế, chặt chẽ và thiếu đầu tư. Do đó, điều chỉnh cung lệ thuộc vào tăng giảm diện tích sản xuất. Bảng 6 Hệ số co giãn cung trong dài hạn Tên biến Biến số Diện tích Hệ số co giãn theo giá tôm sú Pit 2,68 Hệ số co giãn theo giá tôm TCT Pm it -0,15 Hệ số co giãn theo giá cua biển Pc it -1,40 Hệ số co giãn theo giá tôm sú giống Ps it -0,85 Nguồn: Tổng hợp tính toán tại các tỉnh được khảo sát 5. Kết luận Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng FE cho phân tích hàm phản ứng cung Nerlove của tôm sú ở ĐBSCL; với biến diện tích trễ (quý t-1 và t-2) của mùa vụ trước tương quan âm với biến diện tích nuôi tôm sú của mùa vụ hiện tại. Điều này nghĩa là nông hộ điều chỉnh tăng diện tích nuôi tôm sú vụ trước là nhân tố làm tăng lượng cung ứng ra thị trường thì diện tích nuôi tôm sú vụ hiện tại sẽ giảm dẫn đến làm giảm lượng cung ra thị trường và ngược lại. Đồng thời, quyết định sản xuất của nông hộ có liên qua đến sản phẩm cạnh tranh và kỹ thuật nuôi. Trong ngắn hạn và dài hạn, hệ số co giãn cung về sản lượng theo giá cổng trại của sản phẩm, giá cổng trại yếu tố đầu vào và giá cổng trại sản phẩm cạnh tranh (cua biển) đều kém co giãn. Tuy nhiên, hệ số co giãn cung về sản lượng với giá cổng trại của sản phẩm cạnh tranh (tôm TCT) co giãn. Trong khi đó, hệ số co giãn cung về diện tích theo giá cổng trại của sản phẩm, giá cổng trại yếu tố đầu vào và giá cổng trại sản 215
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phẩm cạnh tranh đều co giãn. Điều này cho thấy, diện tích nuôi tôm sú rất nhạy cảm trước biến động về giá bán của vụ trước. Đường cung tôm sú dịch chuyển sang trái trước tác động của sự gia tăng giá tôm sú giống và giá sản phẩm cạnh tranh. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, gợi ý chính sách được đề xuất như sau: (1) Giá của vụ trước chính là giá kỳ vọng là cơ sở để người nuôi quyết định diện tích thả nuôi tôm, trễ hơn so với giá thực tế nên lượng cung cũng trễ so với cầu trên thị trường. Do vậy, việc dự báo giá và phổ biến thông tin về giá kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh cung ứng kịp thời. (2) Qua kết quả phân tích cho thấy đây là ngành sản xuất lệ thuộc quá lớn vào tự nhiên. Chính vì vậy, cần có những chính sách nâng cao năng lực, khả năng tiếp cận thị trường và nhận thức về sản xuất gắng với bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên nông dân nuôi tôm. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tiếng Anh [1] Asche, F., Bennear, L. S., Oglend, A., & Smith, M. D. (2012). US shrimp market integration. Marine Resource Economics, 27(2), 181-192. [2] Askari, H., & Cummings, J. T. (1977). Estimating agricultural supply response with the Nerlove model: a survey. International economic review, 257-292. [3] Braulke, M. (1982). A note on the Nerlove model of agricultural supply response. International economic review, 241-244. [4] Baum, C. F., & Christopher, F. (2006). An introduction to modern econometrics using Stata. Stata press. [5] Chavas, J. P., & Johnson, S. R. (1982). Supply dynamics: the case of US broilers and turkeys. American Journal of Agricultural Economics, 64(3), 558-564. [6] Danh V.T. 2004. Supply response of rice in Vietnam. Unpublished PhD Thesis, College, Laguna, Philippines: University of the Philippines Los Baños [7] Im, K. S., Pesaran, M. H., & Shin, Y. (2003). Testing for unit roots in heterogeneous panels. Journal of econometrics, 115(1), 53-74. [8] Ferrando, A., & Mulier, K. (2013). Do firms use the trade credit channel to manage growth?. Journal of Banking & Finance, 37(8), 3035-3046. [9] Gujarati, D. N. (2004). Basic econometrics. 4th Edition, McGraw-Hill, New York, USA. [10] Holt, Matthew T. and Johnson, Stanley R., "Supply Dynamics in the U.S. Hog Industry" (1986). CARD Working Papers. Paper 42. [11] Learn, 2.W. and Cochrane, W.W. Regression analysis of supply functions undergoing structural change. In Heady, E.O., Baker, C.B., Diesslin, H.G., Kehrberg, E., and Staniforth, S., eds. Agricultural supply functions. Ames, Iowa, Iowa State University Press. 1961. [12] Mauldon, R. G. (1962). An econometric analysis of the supply of livestock products and demand for feed grains. [13] Nerlove, M. (1956). Estimates of the elasticities of supply of selected agricultural commodities. Journal of Farm Economics, 38(2), 496-509. [14] Nerlove, M. (1958). The dynamics of supply; estimation of farmer's response to price (No. 04; HD1447, N4.). [15] Nerlove, M. (1958, November). Statistical Estimation of Long-Run Elasticities of Supply and Demand. Journal of Farm Economics, 40, 861-880. [16] Nerlove, M. Time-series analysis of the supply of agricultural products. In Heady, E.O., Baker, C.B., 216
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Diesslin, H.G., Kehrberg, E., and Staniforth, S., eds. Agricultural supply functions. Ames, Iowa, Iowa State University Press. 1961. [17] Nerlove, M. (1979). The dynamics of supply: retrospect and prospect.American journal of agricultural economics, 61(5), 874-888. [18] Nguyen, G.V. (2010). Supply Response, Price Transmission, and Risk in the U.S. Catfish Industry. PhD Dissertation. Auburn University [19] Tomek, W. G., & Robinson, K. L. (1981). Agricultural product prices.Edn 2nd, Cornell University Press, Ithaca and London. [20] Van Wyk, D. N., & Treurnicht, N. F. (2012). A quantitative analysis of supply response in the Namibian mutton industry. South African Journal of Industrial Engineering, 23(1), 202-215  Tiếng Việt [21] Agromonitor [Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam] (2017), Báo thường niên ngành thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018. [22] Bộ Nông nghiêp & PTNT, (2015). Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [23] Lê Khương Ninh, Huỳnh Thị Đan Xuân và Cao Văn Hơn (2018). Giải pháp bình ổn giá bán lúa cho nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. [24] VASEP [Hiệp hội chế biến thủy sản] (2014), Báo cáo xuất khẩu thủy sản thủy sản Việt Nam quí I/2014, quí II/2014, quí III/2014. [25] VASEP [Hiệp hội chế biến thủy sản] (2015), Báo cáo xuất khẩu thủy sản thủy sản Việt Nam quí II/2015, quí III/2015. [26] VASEP [Hiệp hội chế biến thủy sản] (2017), Sản xuất và xuất khẩu tôm 2016-Dự báo năm 2017. [27] VASEP [Hiệp hội chế biến thủy sản] (2018), Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017. [28] Võ Thành Danh, 2011, “Hàm cung mía đường ở ĐBSCL.” Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ. Số tạp chí 17b (2011) p. 43-52.  Website [29] Bộ Nông nghiệp & PTNT. 2016. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2016 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nguyễn Thị Thúy, xem 12.08.2017,http://www.mard.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/99/Baocao_T12_2016.pdf [30] Bộ Nông nghiệp & PTNT. 2017. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2016 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nguyễn Thị Thúy, xem 12.05.2018,https://www.mard.gov.vn/ThongKe/Lists/BaoCaoThongKe/Attachments/132/Baocao_T12_ 2017.pdf [31] Tổng cục thống kê, (2015). Niên Giám thống kê, xem 10.10.2016. [32] [33] VASEP, (2016).Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, xem 10.10.2016, [34] VASEP, (2016). Thống kê giá, xem 10.10.2016 [35] 217
nguon tai.lieu . vn