Xem mẫu

  1. Hai "quy tắc" cho nữ biên tập viên trẻ VTV Mỗi một tác phẩm truyền hình (TH) ra đời đều trải qua hai khâu: tiền kỳ và hậu kỳ. Mỗi khâu lại có các bước tác nghiệp nối tiếp nhau. Nét đặc thù trong tác nghiệp TH là bắt buộc phải làm việc tập thể. Vì vậy, tiến hành công việc ở khâu nào biên tập viên (BTV) cũng phải phối hợp với những bộ phận khác. Và nhiều chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra xung quanh việc phối hợp đó, đặc biệt là đối với các biên tập viên trẻ. Chắc chắn là ở mỗi đài TH, người ta đã hình thành một văn hóa làm việc, phối hợp cùng
  2. nhau. Cái văn hóa ứng xử giữa BTV với các bộ phận khác trong câu chuyện của tôi chỉ là chuyện ở nơi tôi đã từng làm việc. Đã là BTV TH, ai chẳng mơ mình được làm việc tại VTV - đài truyền hình lớn nhất cả nước. Ai có người quen đang làm biên tập viên ở VTV thể nào cũng rất tự hào giới thiệu với người khác: “Anh, chị ấy làm ở VTV đấy!”. Chỉ thể thôi cũng đủ để người kia thốt lên những thán từ thể hiện sự ngưỡng mộ: Thế à! Thích nhỉ! Sướng thế! Nhưng hỡi ôi - nếu mà họ biết, chỉ riêng việc họ phải tuân theo hai quy tắc “bất thành văn” mà tôi sắp kể ra đây… Quy tắc một: Tiền kỳ - phải nhũn nhặn với quay phim! Mỗi chuyến đi tác nghiệp của dân làm TH tối thiểu sẽ có 3 người:
  3. BTV, phóng viên quay phim và lái xe. Quãng đường đi từ Đài đến nơi ghi hình là khoảng thời gian lý tưởng để đoàn làm chương trình làm quen nhau, trao đổi với nhau về công việc sắp phải làm. BTV là người chịu trách nhiệm về tác phẩm. Ở khâu tiền kỳ, công việc giữa BTV và quay phim được phân chia khá rõ ràng. Biên tập chịu trách nhiệm liên hệ, cầm mic phỏng vấn, lấy thông tin; quay phim thu thập hình ảnh. Hình ảnh là nguyên liệu của tác phẩm truyền hình mà, nếu nguyên liệu không ra gì thì sẽ khó mà có món ăn ngon được, thậm chí, có khi còn chẳng thể nấu nướng gì. Vậy là quay phim quan trọng lắm! Họ mà không thích, họ bấm máy với tâm lý làm cho xong thì lúc làm hậu kỳ biên tập chỉ có mà… khóc. Cho nên khi đi quay, các nữ BTV trẻ thường phải nịnh các "camera-man".
  4. Phổ biến nhất là... kiếm chuyện làm thân khi đi trên đường. Ăn nói phải hết sức nhẹ nhàng, không được đề nghị mà phải nhờ vả: Anh quay giúp em cảnh này, cảnh kia ạ…. Trên đường đi, chuyện các nữ biên tập... xin xuống xe để... mua hoa quả cho các anh quay phim là chuyện... mới phải phép! BTV kiêm luôn chi phí ăn uống trong các chuyến đi, không có quy định, cứ người sau hỏi người trước mà thực hiện. Hai người chưa đủ, có chuyến công tác xuống tỉnh, bữa trưa anh quay phim hào phóng gọi mấy ông bạn làm ở đó ra hàn huyên tâm sự. Ăn nhậu no say xong, mấy anh bạn kia chào tạm biệt, anh quay phim bình thản bước lên xe, bỏ lại cô BTV trẻ với cái
  5. hóa đơn thanh toán khủng khiếp. Cô bấm bụng “Coi như chương trình này không có định mức”, không nói ra, kẻo "làm tổn hại đến cảm hứng nghệ thuật của anh ấy, chiều anh ấy không sáng tác được những hình ảnh đẹp thì có khi còn “đi” luôn tác phẩm của mình". Nhiều chị "can tội" không nhũn nhặn với quay phim bị đổ bài. Cũng có những BTV ức quá phải lớn tiếng vì quay phim không quay đủ hình ảnh để dựng tác phẩm. Nhưng sự đã rồi, không có chuyện đi quay lại, không có tác phẩm để phát sóng thì BTV là người chịu thiệt hại lớn nhất. Quy tắc hai: Hậu kỳ - Phải chuẩn bị tiền lẻ
  6. Gọi là tiền lẻ nhưng đơn vị là hàng chục. Trong tập tiền lẻ cần chuẩn bị cho khâu hậu kỳ, phải có ít nhất một tờ 50 nghìn và vài tờ 20 nghìn. Tiền lẻ này để cho ai? Suỵt! Cho những người làm kỹ thuật! Tại sao? Máy móc thiết bị là của Đài, họ chỉ vận hành thôi, làm việc trong giờ theo quy định và được trả lương cơ mà, chuyện họ phối hợp cùng BTV để hoàn thành tác phẩm là đương nhiên chứ? Đấy là theo lý. Đã thành thông lệ, sau khi phối hợp theo sự phân công (có lịch hẳn hoi) của đài, BTV sẽ cảm ơn kỹ thuật dựng hình và dúi vào tay họ 50 nghìn (đây là giá phố biến cho một ngày phối hợp). BTV gọi tiền lẻ là tiền "bôi trơn" - nếu không "bôi trơn" thì làm sao hệ
  7. thống chạy nhanh được! Hậu kỳ được gọi là việc nấu nướng, từ nguyên liệu tiền kỳ đã có. Tiền kỳ cho hình ảnh mới quay và lời bình, đôi khi tác phẩm TH còn cần âm nhạc, cần hình ảnh tư liệu. Để đáp ứng những yếu tố đó cho tác phẩm của mình BTV phải phối hợp với kỹ thuật viên của trung tâm tư liệu, kỹ thuật viên lồng tiếng, kỹ thuật viên lồng nhạc... May mà những công việc này không mất nhiều thời gian và công sức như BTV dựng hình, nên giá chung rẻ được 20 đến 30 nghìn. Nghe vô lý nhưng chẳng biết "tập quán" này hình thành từ bao giờ. Chỉ biết, được thừa hưởng từ thế hệ trước, những BTV trẻ cứ thế mà thực hiện.
  8. Nếu không đưa tiền cho các kỹ thuật viên, chuyện lại tương tự như khi "sơ xuất" với quay phim ở tiền kỳ. Lần đầu thì không sao, vì việc "cảm ơn - đưa tiền" diễn ra sau khi công việc đã hoàn tất. Nhưng giữa hàng trăm BTV của hàng mấy chục chương trinh, khuôn mặt và cái tên của họ sẽ không lẫn đi đâu được. Và lần phối hợp sau chắc chắn họ sẽ bị gây khó dễ: Hoặc kỹ thuật viên đến muộn, thao tác chậm, BTV không hoàn thành tác phẩm đúng thời hạn; Hoặc họ sẽ dựng ẩu, để sót hình, lọt tiếng, không làm đúng những yêu cầu về kỹ xảo hình ảnh… Những lỗi kỹ thuật này khi duyệt băng, trưởng ban biên tập phát hiện ra, yêu cầu sửa thì BTV đã không còn giờ dựng. Chẳng ai muốn bài của mình phải sửa vì làm lại còn phức tạp và ức chế hơn cả làm đi, thế nên cứ theo lệ mà thực hiện, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn!".
  9. Những chuyện này nghe vẻ khó tin, hàng ngàn BTV VTV không bao giờ nói ra. Nhưng nó đã ăn sâu bám rễ thành luật, chẳng ai hơi đâu mà bàn cãi. Cũng xin được nói thêm rằng, hai quy luật này chỉ làm khổ được những BTV trẻ vì họ là "ma mới", "thấp cổ bé họng". Ai khi mới vào đài cũng đều bức xúc vì bị bắt nạt. Nhưng những bức xúc ấy cũng lắng dần, lắng dần cùng quá trình họ trưởng thành và hòa nhập vào môi trường làm việc. Khi đã hòa nhập được vào môi trường ấy, đến lượt mình họ lại làm sâu sắc thêm 2 quy luật trên, củng cố cho chúng vững chắc bằng cách bảo với các em BTV mới vào rằng: “Ôi! Trong đài này là thế mà em”. (Tôi cũng đã nhận được nhiều lời sẻ chia như thế.) Còn những ai không chấp nhận được những điều vô lý ấy, xin
  10. mời đi chỗ khác, VTV không thiếu người đang ao ước được lao vào.
nguon tai.lieu . vn