Xem mẫu

  1. 58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI H7I HƯỚC, HƯỚC, TR7O TIẾU, SÂN KHẤU HOÁ - MỘT KHUYNH HƯỚNG TIỂU THUYẾT GẦN ĐÂY Nguyễn Văn Tùng1 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt tắt: ắt Thể loại tiểu thuyết Việt Nam trong những năm gần ñây có khuynh hướng tìm tòi và ñổi mới theo hướng hài hước, trào tiếu và sân khấu hóa. Hài hước, trào tiếu là những ñặc ñiểm của tiểu thuyết, ñã ñược các nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng ñề cập ñến, chẳng hạn như M. Bakhtin và M. Kundera. Sân khấu hoá tiểu thuyết là một cách thể hiện gây ấn tượng với người ñọc về một thế giới vừa có thực vừa không có thực. Hài hước, trào tiếu trong “SBC là săn bắt chuột” ñược thể hiện thông qua một số yếu tố: tựa ñề hư cấu, thế giới các nhân vật hư cấu hài hước, sự tương phản về nhân phẩm giữa con người và loài chuột... Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa trong “3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]” ñược thể hiện bằng một cốt truyện nhiều tuyến, sự ñạo diễn sắp ñặt cho các nhân vật xuất hiện; ngôn ngữ xã hội, thị dân tràn vào tác phẩm... Từ khoá: khoá hài hước, trào tiếu, giễu nhại, sân khấu hoá, trò diễn, tiểu thuyết, hiện thực, phi thực, huyền ảo, ñạo diễn, ña tuyến. 1. MỞ ĐẦU Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 ñến nay ñã qua một số mùa vụ bội thu như cuối những năm 80 và ñầu những năm 90. Bẵng ñi một thời gian khá dài, vài năm gần ñây, lại thấy lác ñác xuất hiện một số cuốn ñáng chú ý, thuộc nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, có thể ñi theo hướng tìm về lịch sử hoặc ñời tư, thế sự; ñược thể hiện theo nhiều lối viết khác nhau... Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng tôi chỉ ñề cập ñến những tiểu thuyết ñược viết theo lối hài hước, trào tiếu và bị sân khấu hoá. Điển hình cho phong cách này là hai cuốn “SBC là săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái và “3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]” của Đặng Thân. 2. NỘI DUNG Về cơ sở lý luận, vấn ñề giễu nhại, trào tiếu ñã ñược các nhà nghiên cứu nổi tiếng về thể loại tiểu thuyết ñề cập. Hài hước, trào tiếu, giễu nhại ñược xem là một ñặc trưng nổi bật 1 Nhận bài ngày 13.6.2017, gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt ñăng ngày 25.7.2017 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Tùng; Email: tungnxbgdvn@gmail.com
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 59 của tiểu thuyết. Một cuốn tiểu thuyết ñược viết bằng giọng văn ñó bao giờ cũng khiến người ñọc cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng khi tiếp nhận những vấn ñề nghiêm trọng của thời ñại. Nhà tiểu thuyết ñã khéo léo phản ánh hiện thực xã hội với sự lấp lửng: vừa giống vừa không giống thật, vừa nghiêm túc vừa không nghiêm túc. Tiểu thuyết theo cách này không mô tả cuộc sống ñúng như thật. Chuyện ñùa như thật, chuyện thật như ñùa có lẽ là một cách nói khái quát về ñiều ñó. Tuy nhiên, cách viết ấy từ lâu rồi ñã bị bỏ quên, mãi ñến gần ñây nó mới lại ñược phục sinh trong ñời sống văn học. Milan Kundera cho rằng: “Nhà tiểu thuyết ngày nay là kẻ thừa kế của thế kỉ XIX, thèm muốn nuối tiếc cái thế giới hỗn tạp của các nhà tiểu thuyết ñầu tiên và niềm tự do vui vẻ mà họ chất ñầy trong thế giới ấy”. Kundera khẳng ñịnh về vai trò của cái hài hước trong tiểu thuyết, ông cho rằng hài hước gắn liền với sự ra ñời của tiểu thuyết: “hài hước không phải là một thói quen từ thượng cổ của con người; ñó là một phát minh gắn liền với sự ra ñời của tiểu thuyết (...) nó khiến bất cứ cái gì nó chạm ñến ñều trở thành nhập nhằng nước ñôi” [1, tr.178]. Nếu như Kundera quan tâm nhiều ñến tính hài hước thì Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết [2], lại rất nhấn mạnh ñến tính giễu nhại, trào tiếu. Trong khi giải quyết mối quan hệ giữa nhà tiểu thuyết với hiện thực ñược miêu tả, Bakhtin cho rằng, nhà tiểu thuyết không lấy quá khứ tuyệt ñối làm ñối tượng miêu tả, bởi ñiều ñó sẽ tạo nên giọng ñiệu ngưỡng vọng, thành kính. Anh ta sẽ chọn ñối tượng miêu tả là hiện thực ñang tiếp diễn với những người cùng thời. Điều ñó sẽ là yếu tố quyết ñịnh thái ñộ trào tiếu của tiểu thuyết. Với vị trí của những người cùng thời, với giọng ñiệu trào tiếu, nhà tiểu thuyết có thể tiếp cận ñối tượng miêu tả ở cự li gần, có thể vỗ vai, bóc mẽ... nhân vật. Còn lối viết sân khấu hoá tiểu thuyết là gì? Đó là một lối viết vừa hiện thực vừa phi thực, vừa như ñùa vừa như thật. Viết về hiện thực nhưng lại có vẻ không thực và như một kiểu trò diễn sân khấu. Cũng có thể gọi ñó là một kiểu sân khấu hoá tiểu thuyết. Đây là một cách diễn ñạt của chúng tôi về cách thức miêu tả của nhà tiểu thuyết. Đó là một sự miêu tả mang nhiều tính trò diễn, nghĩa là những sự vật, con người ñược miêu tả trong tác phẩm giống như diễn viên diễn trò trên sân khấu. Cách thể hiện của người diễn viên luôn luôn nhắc nhở người xem rằng họ ñang diễn trò chứ không phải sự thực ngoài ñời, khác hẳn cách thể hiện của diễn viên ñiện ảnh. Người diễn viên sân khấu phải luôn có ý thức nhắc nhở khán giả của mình hiểu rằng họ ñang xem diễn trò trên sân khấu. Vậy nên, hành ñộng kịch, ñối thoại của người diễn viên thường mang tính chất tượng trưng ước lệ. Chẳng hạn, người diễn viên cầm một mái chèo, làm vài ñộng tác chèo ñò, có nghĩa là biểu thị hành ñộng vừa ñi qua một con sông. Hoặc hai người nam nữ muốn trao nhau một nụ hôn, nụ hôn ấy cũng chỉ thực hiện giả vờ, mang tính kĩ xảo...
  3. 60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Tiểu thuyết ñầu tiên chúng tôi muốn nói ñến là cuốn SBC là săn bắt chuột (2011) của nhà văn Hồ Anh Thái. Quan sát tác phẩm của Hồ Anh Thái theo dòng thời gian, như Chàng trai ở bến ñợi xe (1985), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Mảnh vỡ của ñàn ông (1990), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Bốn lối vào nhà cười (2005)... có thể ñi ñến một cảm nhận chung: dường như càng về sau này, Hồ Anh Thái càng xa dần với lối văn nghiêm ngắn, ñạo mạo ñể tiến ñến gần hơn với lối văn hài hước, trào tiếu, giễu nhại. Tính chất hài hước, giễu nhại ñược thể hiện ngay từ ñầu ñề của tác phẩm. SBC thông thường người ta sẽ nghĩ ñến chuyện “săn bắt cướp”, nhưng không, tác giả lật tẩy vấn ñề, ñó là “săn bắt chuột”. Nhan ñề cuốn tiểu thuyết vừa có vẻ hài hước vừa có hàm ý nói về một cuộc chiến ñược bài binh bố trận ñối với loài chuột. Tưởng như ñối tượng giễu nhại của cuốn tiểu thuyết là loài chuột vốn ñã mang tiếng bẩn thỉu, xấu xa, nhưng càng ñọc càng thấy không phải thế. Đối tượng trào tiếu, giễu nhại của Hồ Anh Thái lại là rất nhiều loại người trong xã hội: từ nhà thơ, nhà báo ñến ñại gia, chân dài, cốp, luật sư, giáo sư... Cả một thế giới nhân vật hiện lên với sự lố lăng kệch cỡm. Nhiều nhà nghiên cứu từng nói, sau Vũ Trọng Phụng, chưa có nhà văn nào kế tục ñược kiểu tiểu thuyết hoạt kê như Số ñỏ. Với SBC là săn bắt chuột, chúng tôi cho rằng Hồ Anh Thái xứng ñáng ñược xếp vào vị trí ấy. Không chỉ ñặc biệt ở tên tác phẩm, mà tên các nhân vật cũng rất ñộc ñáo. Hồ Anh Thái không ñặt tên nhân vật là Hạ, là Đông... mà ñặt tên theo giai tầng xã hội của nhân vật. Hầu như tên các nhân vật của cuốn tiểu thuyết vừa mang tính chất cụ thể, vừa mang tính chất phiếm chỉ: Chàng, Nàng, cô Báo (nhà báo), chú Thơ (nhà thơ), Đại Gia, ông Cốp, Luật Sư, Thư kí, Giáo sư... Hầu như mỗi giới, mỗi tầng lớp trong xã hội ñều có một nhân vật ñại diện. Cách ñặt tên, sắp ñặt các nhân vật như thế là một dụng ý của tác giả nhằm tăng cường tính chất khái quát, ñiển hình của gương mặt hiện thực xã hội. Điều ñáng chú ý, hầu như các nhân vật của cuốn tiểu thuyết này ñều ñược hiện lên với những nét biếm hoạ: Đại Gia thì trở nên giàu có từ buôn lậu, ñầu cơ ñất ñai bất ñộng sản; Ông Cốp thì tiến thân từ một kiểm lâm lợi dụng vị trí phá rừng lấy tiền làm giàu và chạy chọt; cô Báo thì từ thời sinh viên ñã biết chạy mánh, ñến khi ñi làm thì không lo làm báo mà chỉ chăm chú kinh doanh những hàng hoá phục vụ vệ sinh cho ñồng nghiệp; chú Thơ thì làm thơ lăng nhăng lãng xẹt nhưng quảng cáo là thơ bất hủ với thời gian; Giáo sư thì lạm dụng học trò cả tình lẫn tiền... Hầu như chẳng mấy người tử tế. Xem ra sống cho thật tử tế và tình nghĩa với nhau, lại chỉ có loài chuột. Loài chuột có nhược ñiểm là ăn bẩn, chui rúc... nhưng ở ñây lại thể hiện văn hoá cộng ñồng còn hơn cả thế giới con người. Loài chuột sống ñoàn kết, gắn bó. Thủ lĩnh sẵn sàng xả thân vì các thần dân trong vương quốc của mình. Các thần dân cũng một lòng một dạ ñi theo thủ lĩnh. Chuột Trùm trong lúc nguy
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 61 khốn bị truy ñuổi ñã lấy thân mình bảo vệ cho ñồng loại. Khi Chuột Trùm bị chết, cả ñàn chuột hàng vạn hàng triệu con nhảy xuống sông Hồng chết theo... Riêng Chuột Trùm lại có công năng kì lạ khi chiến ñấu với con người, nhất là người xấu, ñó là khả năng làm mất trọng lượng của những ai dám nhìn vào mắt nó. Chuột Trùm xem ra không phải ñại diện cho thế lực xấu, mà có người cho rằng, ñó là ñại diện của Sự Thật. Sự thật mất lòng, sự thật từng ñược ví với thuốc ñắng - dã tật. Vì thế, những ai nhìn thẳng sự thật có thể sẽ mất trọng lượng, những kẻ xấu có thể sẽ phải bỏ mạng như Đại Gia. Đặc sắc của SBC là săn bắt chuột còn ñược thể hiện qua cách kể chuyện ñậm chất huyền ảo. Những câu chuyện của cuốn tiểu thuyết này ñược lắp ghép với nhau bằng những phép màu của sự tưởng tượng kì ảo. Mở ñầu bằng một trận lụt, kết thúc bằng một trận hạn hán..., cuốn tiểu thuyết như có vẻ nhắc người ñọc nhớ về cuốn tiểu thuyết hiện thực huyền ảo kinh ñiển Trăm năm cô ñơn của G. Macket. Tuy nhiên, kiểu hư cấu tưởng tượng của Hồ Anh Thái tỏ ra thoải mái, phóng khoáng hơn, bởi hai cuốn tiểu thuyết này khác nhau về giọng ñiệu, tình thái. Cuốn Trăm năm cô ñơn bị nỗi buồn ngự trị, còn cuốn của Hồ Anh Thái bao trùm bởi một không khí vui vẻ, hài hước. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo của SBC là săn bắt chuột có vai trò quan trọng trong việc tạo nên thế giới nghệ thuật ñộc ñáo của cuốn tiểu thuyết. Nếu như không có yếu tố tưởng tượng kì ảo, chắc chắn Hồ Anh Thái sẽ không thực hiện ñược các ý ñồ nghệ thuật của mình. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo của Hồ Anh Thái trong cuốn tiểu thuyết này biến ảo khôn lường. Con chuột máy tính không ngờ lại chính là bè ñảng của họ hàng nhà chuột, rồi trở thành gián ñiệp cho con người. Chi tiết Nàng - một doanh nhân lỡ thì - trong lúc bị choáng, cơ thể rã rời, mất khả năng ñiều hành, bỗng trở lại trạng thái vô cùng nhanh nhẹn, khoẻ mạnh chỉ với những viên “thuốc” ăn ngon như ñồ nhậu. Về sau hoá ra ñó là bài thuốc bí truyền chế từ thịt chuột của quê hương Nàng - một vùng quê ven ñô có truyền thống bắt và ăn thịt chuột! Và vì thế, sau này “lịch sử” ñã trao cho Nàng sứ mệnh tổng chỉ huy chiến dịch “săn bắt chuột” ñể cứu Chàng và những người bị Chuột Trùm làm mất trọng lượng! Về phương diện ngôn ngữ, SBC là săn bắt chuột có nhiều ñiểm ñáng chú ý. Ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật ñều sử dụng kiểu ngôn ngữ giao tiếp kiểu “thị dân”. Có thể thấy rất rõ màu sắc giễu nhại ngôn ngữ thị dân ñược thể hiện ñậm nét ở ñây. Có người cho rằng, Hồ Anh Thái trong cuốn tiểu thuyết này ñã hơi lạm dụng kiểu ngôn ngữ thị dân ñó. Nhưng theo chúng tôi, ñiều ñó thể hiện chủ ý của nhà văn. Dùng ngôn ngữ ñó ñể kể chuyện cũng như ñể miêu tả lời thoại nhân vật hoàn toàn không phải là anh ta bị nó mê hoặc, mà thực ra là anh ta muốn thể hiện thái ñộ giễu nhại. Mặt khác, ñiều ñó nó cũng phần nào phản ánh gương mặt sinh ñộng của ngôn ngữ bình dân ñương ñại...
  5. 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Nhìn chung, SBC là săn bắt chuột là cuốn tiểu thuyết dễ ñọc, hấp dẫn, nhà văn ñã khá thành công khi ñi theo hướng tìm tòi thể nghiệm này. Tuy nhiên, cũng dễ nhận ra, càng về cuối, mức ñộ hấp dẫn càng giảm, nhà văn có vẻ như không giữ ñược phong ñộ như ở ñoạn ñầu. Cuốn thứ hai ñáng chú ý, ñó là cuốn 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] của Đặng Thân. Một cuốn sách lạ ngay từ nhan ñề. Cuốn tiểu thuyết này sau khi ra mắt bạn ñọc ñã tạo nên hai luồng ý kiến trái ngược. Một phía cho rằng, cuốn tiểu thuyết này xứng ñáng ñược coi là tác phẩm viết theo lối hậu hiện ñại. Có thể coi Đặng Thân là người mở ra một chặng mới cho văn học, giống như Nguyễn Huy Thiệp trước kia ñã từng làm. Có tờ báo cho rằng Đặng Thân nổi bật với phong cách nổi loạn trong văn chương... Một phía khác lại cho rằng, những cái mới trong cuốn tiểu thuyết này cũng chỉ là sự thay ñổi theo kiểu làm lạ mắt, lạ tai, thực chất cũng vẫn chưa thoát khỏi hệ hình văn học ñương ñại. Lại có ý kiến cho rằng, cuốn tiểu thuyết này cũng giống như kiểu tiểu thuyết tư liệu trước ñây... Theo chúng tôi, 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] là một tác phẩm khá thành công của Đặng Thân. Trước hết, lối thể hiện của Đặng Thân trong cuốn tiểu thuyết này chưa có ai làm. Một cuốn tiểu thuyết ñược kể bằng giọng ñiệu của tất cả các nhân vật chính. Tác giả - người kể chuyện là một ngôi kể bình ñẳng với những ngôi kể khác. Sau mỗi chương tiểu thuyết, lại là phần lời bàn, nhận xét của ñộc giả... Cốt truyện của cuốn tiểu thuyết này thuộc kiểu cốt truyện ña tuyến, truyện trong truyện. Có chuyện ñời của các nhân vật chính, lại có chuyện của những nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, chính trị gia... Nội dung cuốn tiểu thuyết ñề cập ñến mọi lĩnh vực trong ñời sống, từ chuyện tôn giáo ñến chuyện chính trị, từ chuyện văn học ñến chuyện nghệ thuật nói chung, từ chuyện yêu ñương ñến chuyện ña thê, từ chuyện kinh doanh ñến chuyện phong tục, từ chuyện du lịch ñến chuyện thời sự trong nước và thế giới, từ chuyện những nhân vật trong lịch sử Việt Nam ñến những nhân vật trong lịch sử thế giới... Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố lạ trong cuốn tiểu thuyết này, tuy nhiên, ñiều chúng tôi muốn nhấn mạnh ñó là tính giễu nhại, trào tiếu và sân khấu khoá. Tính chất sân khấu hoá ñược thể hiện rất rõ trong việc tác giả ñạo diễn, sắp ñặt cho các nhân vật xuất hiện. Cuốn tiểu thuyết như một sân khấu lớn cho năm nhân vật chính thay nhau xuất hiện: Ông Bà/A Bồng - một nhân vật mang tính siêu nhiên thần bí; Schditt von deBalle-Kant - chàng doanh nhân người Đức làm việc tại Việt Nam, xuất thân trong một gia ñình mà ông nội là một lính phát xít và bà nội là một người Do thái, tác giả Đặng Thân - người trực tiếp xưng danh trong tác phẩm, ñảm nhiệm vai trò kết nối các nhân vật của tác phẩm; Mộng Hường - cô gái quê có nét hấp dẫn trời cho, bản tính hơi thiên nhiên, cuộc sống thăng trầm chìm nổi; Lời bàn [phím...] của các Netizen - phần bàn luận của các ñộc giả về từng chương của tiểu thuyết khi ñược tác giả giới thiệu dần trên mạng.
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 63 Nếu như tiểu thuyết truyền thống thường có cách tổ chức các nhân vật gặp gỡ, trò chuyện, hành ñộng... làm sao tạo ra cảm giác giống như cuộc sống thật ñang diễn ra như ta ñang xem một tác phẩm ñiện ảnh thì trong cuốn tiểu thuyết này, dường như tác giả chủ ñộng, không hề giấu giếm ý ñồ tạo một chiếu chèo cho các nhân vật xuất hiện. Nhân vật xuất hiện cũng tự giới thiệu về mình, chẳng khác gì nhân vật chiếu chèo hát “tôi ra ñây có phải xưng danh không nhỉ?”... Trước hết là tính giễu nhại, trào tiếu về phương diện ngôn ngữ. Dường như Đặng Thân có chủ trương ñưa cái ngôn ngữ tươi rói của ñời sống vào tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ tuổi teen, ngôn ngữ chát chít của nhân vật Mộng Hường, ngôn ngữ phóng khoáng, thoải mái của các nhân vật khác. Nhìn chung, kiểu ngôn ngữ của Đặng Thân là một kiểu ngôn ngữ vô cùng sống ñộng của ñời sống thường nhật. Tuy nhiên, ñiều chúng tôi băn khoăn, giả ñịnh tác phẩm này ñược dịch ra tiếng nước ngoài, thì dịch giả sẽ chuyển tải những ngôn ngữ teen, ngôn ngữ chát trong tác phẩm này như thế nào? Cuốn tiểu thuyết cũng dàn cảnh ñể cho những kiểu ngôn ngữ khác nhau xuất hiện, mỗi nhân vật ñại diện cho một kiểu. Ngôn ngữ của A Bồng / Ông Bà ñại diện cho kiểu ngôn ngữ truyền thống; của Đặng Thân (nhân vật) ñại diện cho kiểu ngôn ngữ ña thanh, hấp thu giọng ñiệu của ngôn ngữ ñương ñại, thị thành; của Mộng Hường ñại diện cho kiểu ngôn ngữ chát của giới trẻ 8x, 9x; của Schditt von deBalle-Kant ñại diện cho kiểu ngôn ngữ Việt trong con mắt người nước ngoài... Tính giễu nhại, trào tiếu còn thể hiện ñậm nét trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống. Những kiểu người trong xã hội ñại gia, chân dài, lưu manh..., những vấn ñề nóng của ñời sống, sex, tiền, ñạo lí, nhân cách..., ñều ñược nhà văn khai thác ở nhiều khía cạnh, góc ñộ. Nhà văn thể hiện một vốn sống rất phong phú, sâu rộng. Cái nhìn nhiều chiều với tính giễu nhại, trào tiếu khiến cho hiện thực ñược phản ánh trong cuốn tiểu thuyết trở nên vô cùng hấp dẫn, lấp lánh. 3. KẾT LUẬN Có thể nói, hài hước, trào tiếu, sân khấu hoá không chỉ thể hiện quá trình tìm kiếm ñổi mới của các nhà văn mà còn phản ánh hơi thở của cuộc sống ñương ñại. Có lẽ chính cuộc sống hiện tại bề bộn, ngổn ngang và có nhiều khía cạnh hài hước, trào tiếu, giả dối, trò diễn... ñã dẫn các nhà tiểu thuyết ñến với những cách tân ñó. Theo chúng tôi, cách viết này ñang trở thành một hướng thể nghiệm của một số cây bút và trở thành một dòng sáng tác trong ñời sống tiểu thuyết ñương ñại Việt Nam.
  7. 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M. Kundera (2001), Tiểu luận, - Nxb Văn hoá Thông tin. 2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du. PARODY, SATIRE AND DRAMATIZATION – A TREND OF RECENT NOVELS Abstract Abstract: ct Vietnamese fiction in recent years has been approaching to the tendency of searching and innovating, which leads to parody, satire and dramatization. The parody and satire are characteristics of fiction which were mentioned by famous literary study scholars, such as M. Bakhtin and M. Kundera. Dramatization is a way of expressing in novel writing, which deeply characterizes the acts of play, making an impression to the reader of a world both real and unreal. The parody, satire, dramatization in “San Bat Chuot” (mice hunting) are expressed through a number of factors: the title of the fiction, the world of ridiculously cartoonish characters, the contrast in dignity between human and mouse, the way of narration deeply stamped with the visionary of language. The parody, satire, dramatization in “3.3.3.9 [The pieces of bare soul]” is shown by a multi- line plot, the arrangement for the characters to appear; language and social reality are reflected... Keywords: Keywords Parody, satire, ridicule, dramatization, perform, novel, real, unreal, fanciful, director, multi-linear.
nguon tai.lieu . vn