Xem mẫu

  1. GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809 – 1863) VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG ĐỐI VỚI TRIỀU NGUYỄN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG – NGUYỄN THỊ HIỀN Khoa Lịch sử Tóm tắt: Lê Quang Tiến (1809-1863) là một vị quan dưới triều Nguyễn. Ông làm quan võ tải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Sự nghiệp cầm quân của Ngài Lê Quang Tiến được thể hiện rõ qua hai sự kiện, trận đánh Biên Hòa (1861-1862) và trận đánh giặc biển đảo Cát Bà (1863). Năm 1863, giữa trận đánh với giặc biển Tạ Văn Phụng ở vùng biển Cát Bà, quân của ông mắc mưu giặc, nghĩa quân bị vây tứ phía. Trong lúc thế cùng lực kiệt, quyết không đầu hàng giặc, ông đã gieo mình xuống biển tuất tiết để tỏ lòng trung nghĩa với nước. Cảm phục lòng yêu nước của Lê Quang Tiến, vua Tự Đức đã truy phong ca ngợi ban cho ông chức Đô thống phủ Đô thống, mang hàm nhất phẩm võ ban. Từ khóa: Lê Quang Tiến, đóng góp, quân sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, điều quan trọng hơn nữa là có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình một cách nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật tạo nên lịch sử đó. Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn, sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết được công lao to lớn của ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi cho đất nước, từ đó hình thành nên lòng biết ơn, lòng yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập để noi gương các vị anh hùng. 2. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CẦM QUÂN CỦA LÊ QUANG TIẾN Lê Quang Tiến (黎光薦) (1809 – 1863), hiệu Miếu Tiến vốn tên là Lê Quang Hiến (黎光憲), sau vì kỵ húy miếu hiệu của vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng đế (憲祖章皇帝) mà cải tên. Ông quê ở xã La Chữ, tổng An Ninh, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay là làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một gia đình nhà Nho. Ông có thân phụ là Lê Quang Tĩnh và thân mẫu Hà Thị Tần. Sách Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, phần truyện trung nghĩa có ghi Lê Quang Tiến “là người có sức khỏe, mưu lược” và “võ nghệ thông thạo” [2, tr. 339]. Bởi vậy, ông đã làm rạng danh dòng tộc với sự nghiệp võ quan trải qua các triều vua Nguyễn từ Minh Mạng đến Tự Đức. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 78-86
  2. GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 79 Sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến được thăng tiến dần theo sự nổ lực của ông. Từ một chàng thanh niên khỏe mạnh, võ nghệ thông thạo lại còn mưu lược hơn người, ông làm Lý trưởng ở làng La Chữ, đượ bổ dụng vào binh lính để phục vụ trong triều đình. Gia nhập quân ngũ dưới triều Minh Mạng, đến năm 1834 ông được đề bạt chức Phó đội trưởng Đội 8 thuộc Trung Vệ của Kinh binh. Năm 1836, ông được phân công làm Chánh đội trưởng Đội 4 của vệ Phấn vũ thuộc doanh Tiền phong của Tỉnh Nghệ An. Năm 1847, ông được thăng hàm Thự thành thủ úy rồi thăng hàm Thành thú úy (1850), vẫn giữ chức Hiệp quản của Hữu cơ và suất lãnh toàn bộ biền binh trong cơ thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1853, ông được thăng Quản cơ sung Hiệp quân của Nhất vệ của Tiền bảo thuộc Tiền quân. Năm 1855, ông được vua phong là Phấn Dũng tướng quân, mang hàm tòng tam phẩm võ ban, làm phó vệ úy của Nhất vệ trong tiền bảo thuộc tiền quân. Cũng trong năm này ông được giao nhiệm vụ làm phân khảo của khoa thi cử nhân võ tại trường kinh đô. Do làm tốt nhiệm vụ được giao, ông được thăng chức phó lãnh binh của tỉnh Sơn Tây. Năm 1858, ông được vua Tự Đức phong cho là Anh Dũng tướng quân, mang hàm chánh tam phẩm võ ban, làm quan Lãnh binh các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa. Trong sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến, phải kể đến hai sự kiện tiêu biểu thể hiện tài thao lược của một dũng tướng vì nước vì dân, đó là trận đánh Biên Hòa (1861 – 1862) và trận đánh giặc biển đảo ở đảo Cát Bà (1863). 3. TƯ TƯỞNG CHỦ CHIẾN CỦA LÊ QUANG TIẾN TRONG TRẬN BIÊN HÒA (1861 – 1862) Năm 1861 thực dân Pháp đưa Bôna sang thay Sácne, rút kinh kinh nghiệm thất bại của Sácne, tướng Bôna chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm tỉnh thành. Kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu. Ngày 9-12-1861, Bôna cho quân chiếm đảo Côn Lôn rồi sau đó tập trung binh lực ở Sài Gòn, chuẩn bị một cuộc tấn công mới, mục tiêu trước mắt là Biên Hòa. Ngày 16-12-1861, quân Pháp dưới sự chỉ huy của Bôna mở cuộc tiến công Biên Hòa bằng cả hai đường thủy bộ. Tuần phủ Nguyễn Hoan và Án sát Lê Khai Cẩn bỏ ngỏ Biên Hòa với 48 đại bác và 15 tàu chiến, còn Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi mang quân theo đường Bà Rịa chạy ra Bình Thuận. Quân Pháp chiếm thành rồi xuôi dòng Đồng Nai chiếm luôn Bà Rịa (7-2-1862). Nghe tin Pháp sắp tấn công Biên Hòa, triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem 2 vệ quân kinh thành cùng phối hợp với 200 quân đóng ở Khánh Hòa vào ứng cứu. Nhưng Nguyễn Tri Phương chưa đến nơi thì Nguyễn Bá Nghi đã chạy về Bình Thuận. Sau hội
  3. 80 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH và cs. quân ở Bình Thuận Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Bá Nghi vẫn yên vị đóng quân án binh bất động tại đó, mặc cho nhân dân đang chống giặc ở Biên Hòa. Trước tình thế liên minh quân Pháp và Tây Ban Nha vạch ra kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa, Lê Quang Tiến xin triều đình vào phối hợp với Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi để đánh giặc Pháp. Sử triều Nguyễn có chép: “Cho: Vệ úy Trung nhị đình Vũ Lâm là Lê Quang Tiến thăng thự Chưởng Vệ, sung Phó đề đốc thứ Biên Hòa, Bố chính Quảng Nam là Thân Văn Nhiếp đổi làm Tả thị lang bộ Binh sung chức Hiệp tân (cấp cho mỗi người 50 lạng bạc, áo trận bằng gấm mỗi người một chiếc, áo sa và quần mỗi người 2 cái)” [2, tr. 713]. Trong khi triều đình Huế, vua Tự Đức đã tán đồng chủ trương nghị hòa của Nguyễn Bá Nghi: “Hiện nay người Tây không chịu trả thì thiệt chỉ có thế thôi… tôi không đắp đồn lũy nữa, không thu trưng binh lương nữa là vì thế… Kẻ địch xét thấy ý ta không thực lại càng thêm chém cắt hơn nữa”. Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi bộc bạch: “Trừ một chước hòa, tôi chỉ còn chịu tội” [1, tr. 41]. Ngay từ đầu triều đình Huế đã có tư tưởng chủ hòa, chính tư tưởng đó đã tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm lược. Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi lại mượn cớ súng yếu, người ít, đã cử người gặp Đô đốc Sácne nghị hòa. Ngược với tư tưởng chủ hòa của Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi, Phó đề đốc Lê Quang Tiến lại chủ trương đánh, ông chỉ huy quân lính và nghĩa quân địa phương tại hai làng An Thạnh và Bình Chuẩn tập kích, ngăn cản cuộc dò đường và làm cho quân Pháp phải tháo lui. Ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông trong trận đánh này, nhà vua khen là dũng tướng, phong là Hùng Uy tướng quân Chưởng vệ, mang hàm tòng nhị phẩm võ ban. Ngày 14-2-1862, Biên Hòa rơi vào tay quân Pháp. Lúc này, phần lớn các đạo binh của nhà Nguyễn đã đầu hàng quân viễn chinh Pháp nhưng Phó đề đốc Lê Quang Tiến vẫn tập hợp nghĩa quân trên địa bàn, giáng trả quân Pháp những đòn chí tử tại tại thành Bà Rịa, Phước Thọ, Long Phước, Cù Mi… Có thể nói, khởi nghĩa Lê Quang Tiến là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dưới sự chỉ huy của tầng lớp văn thân sĩ phu có tư tưởng chủ chiến kháng Pháp ở Nam kỳ. Cùng với khởi Nghĩa của Nguyễn Duy Dương, Trương Định… khởi nghĩa của Lê Quang Tiến đã giáng một đòn chí tử cho sự xâm lược ngang ngược của quân Pháp và thái độ yếu hèn của quan quân triều đình nhà Nguyễn. Trái ngược với thái độ yếu hèn của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Nam kì đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Phong trào chống Pháp của quân dân Nam Kì đã chứng minh hùng hồn tinh thần chiến đấu oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Phong trào chống Pháp của quân dân Nam kì bắt nguồn từ lòng căm thù giặc vô hạn, nguyện hy sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước. Biết được nguyện vọng của nhân dân, cùng với lòng yêu nước vô tận Lê Quang Tiến đã tập hợp những người “dân ấp, dân lân” đứng dậy khởi nghĩa, cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, với tinh thần dũng cảm đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, dù cho cuối cùng các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại nhưng đã chứng tỏ tinh thần yêu nước chống xâm lược của quân và dân ta, viết tiếp trang sử hào hùng cho dân tộc.
  4. GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 81 4. KHÍ PHÁCH ANH DŨNG CỦA NGÀI LÊ QUANG TIẾN TRONG TRẬN ĐÁNH GIẶC BIỂN ĐẢO CÁT BÀ (1863) Dưới thời vua Tự Đức giặc biển hoành hành trên nhiều vùng biển thuộc hải phận nước ta và trở thành vấn đề nan giải của triều Nguyễn. Đặc biệt, nhóm cướp biển Tạ Văn Phụng đã hoạt động một cách công khai, ngang nhiên tấn công cướp phá trên vùng Biển Đông. Trước tình hình này, năm Tự Đức thứ 16, triều đình nhà Nguyễn đã phái Lê Quang Tiến làm Hải Yên Thủ đạo Đề đốc dẫn đạo quân đánh dẹp cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên. Trong thời gian này, ông được nhà vua phong là Nghiêm Uy tướng quân thống chế, mang hàm chánh nhị phẩm võ ban. Phải là người rất được tin cẩn và có tài năng nên Lê Quang Tiến mới được giao phó chức vụ quan trọng và gian khó như vậy. Sách Đại Nam liệt truyện của triều Nguyễn có đoạn khen ngợi Lê Quang Tiến như sau: “Vua ban rằng Lê Quang Tiến làm được việc nên thăng sung Hải Dương quân thứ thủy đạo thống chế” [2, tr. 339]. Năm Tự Đức thứ 16 (1863), nhóm thổ phỉ Tạ Văn Phụng dùng 2 tàu Tây Dương, 10 tàu nước Thanh, 200 tàu của cướp biển người Việt vào sông Bạch Đằng phá đê Hà Nam, chiếm lũy Nhất Tự ở Hà Nam để đồn trú cướp phá Hà Nam và trấn lỵ Quảng Yên. Thủy đạo thống chế Hải Yên Lê Quang Tiến chỉ huy quân thứ Hải Yên và nhân dân xã Phong Lưu tiến công đánh cho tan tác, chúng phải rút chạy ra vùng biển đảo Cát Bà và núi Đồ Sơn. Về việc này sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi: “Thủy đạo thống chế Hải – Yên là Lê Quang Tiến, hộ lý Tuần phủ Bùi Huy Phan đánh được giặc ở Hà Nam 9 thuộc Quảng Yên). Khi ấy bọn giặc Minh, giặc Nho (đạo trưởng người nước Y Pha Nho tên là Hắc Nho, ngụy xưng là Nguyên súy) dùng tàu Tây dương (2 chiếc), thuyền nước Thanh (10 chiếc), thuyền của giặc (hơn 200 chiếc) vào sông Bạch Đằng, liền tuần chống đánh, bắn chết phó lãnh binh là Phạm Xuân Quang, bèn chiếm lấy lũy Nhất Tự (Hà Nam) đào đê chở thuyền vào, muốn chiếm giữ Hà Nam để đóng quân. Quang Tiến, Huy Phan bèn đêm gọi các người thân biền (Tri huyện về hưu dưỡng là Nguyễn Huy Bích, Huấn đạo Yên Hưng là Nguyễn Trọng,Tú tài là Vũ Đức Mậu, Quyển suất là Nguyễn Sĩ, Nguyễn Huy Lương, Bá hộ là Bùi Huy Lộc), mật trạo hiệu lệnh. Đến canh tư đêm, Huy Phan đốc quân bộ ở mặt đê 200 người (quan binh) binh thuyền ở trong đê 10 chiếc (thân hào đi thuyền nhỏ có đặt súng) tiến gần đến lũy của giặc bắn súng một loạt, giặc vội vàng ra, chợ nghe thấy binh dõng ở mạn dưới (binh dõng của thân hào) đánh trống reo hò tiến lên, giặc bèn kinh hãi tan vỡ, tranh nhau thuyền chở ra, chết đuối không biết bao nhiêu mà kể. Quân của Lãnh binh Dương Thành (nguyên thuộc vào quân thứ) lại vừa đến, thuyền giặc bèn phớt đi” [2, tr. 811-812]. Giặc ở sông nước thuộc Hải- Yên, từ khi thua Ở Hà Nam, đem hơn 500 chiếc thuyền chia đậu ở vùng Cát Bà và Đồ Sơn (bọn ngụy Minh, ngụy Trung của nước, Tiền quân Đạc, ngụy Tả quân Đức, ngụy Phó tả quân Lộc, ngụy Đề đốc Bành, ngụy Hữu quân Cầm, ngụy Hậu quân Kỳ và bọn Tô Phụng, Tô Tâm), 2 lần gặp gió bão (vào tháng 5, tháng 8 năm ấy bị gió bão) nhiều thuyền bị đắm vỡ, tên giặc Đạc rồi sau bị chết. Đề đốc Lê Quang Tiến và Tuần phủ Bùi Huy Phan nắm được tình hình đã đem quân ra đảo Cát Bà tiêu diệt giặc, không ngờ quân giặc Tạ Văn Phụng dùng bộ binh, lính thủy vây kín
  5. 82 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH và cs. bốn mặt. Cục diện trận đánh ngày càng bất lợi, lực lượng quân mỏng, không thể địch nổi. Thân thế yếu dần, quân lính phần bị thương, phần bị thất lạc nên suy giảm rất nhiều. Song ông quyết không lùi bước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Về sau thế trận bị vỡ, ông cùng Bùi Huy phan lao xuống biển tuẫn tiết để tỏ lòng trung thành với triều đình. Sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi: “Đề đốc là Lê Quang Tiến, hộ lý Tuần phủ là Bùi Huy Phan cho rằng thẳng đánh vào sào huyệt của giặc có thể thành công. Bèn chia đường mạo hiểm tiến quân. Không ngờ viên biền đạo Hậu quân là bọn Khổng Trung, Phạm Do gặp quân giặc tiến đánh, chạy trước; Trung, Tiền 2 đạo bị giặc đánh úp lại, Quang Tiến và Phan Huy tự gieo mình xuống biển (Phận biển Cát Bà) chết. Vua cho Quang Tiến, Huy Phan là người được việc, rất tiếc, đặc biệt gia ơn hậu cấp cho tiền tuất, mà trị tội nặng những kẻ bỏ chạy trước, (Khổng Trung, Phạm Do bị tội chém)” [3, tr. 819-820]. Sau khi Đề đốc Lê Quang Tiến chết, để tỏ lòng biết ơn đến công lao dẹp giặc biển của ông vua Tự Đức đã ban tặng sắc phong. Dưới đây là nội dung sắc phong của vua Tự Đức. Nguyên văn: 承天興運皇帝制曰朕惟以身許國臣子切心錫爵酬勲邦家常典緬懷烈節載霈殊霑咨 爾原充管督水道故黎光薦從事戎軒談兵虎帳翼熊桓于西塞氣銳稱干駕鷁鲸于東藩 心 雄擊揖此囬東海吼波未帖艦鯢一陣葛婆破浪順乘艫舳前旄鼓勇期直擣于賊巢後道 失 禨忽見罹于坎窞慷慨而身安馬革從容而死薄鴻毛如此孤忠宜加顯號玆特追贈爾爲 壯 武將軍都統府都統謚武恪錫之誥命於戱徽章载錫式楊潜德于水濱毅魄如存尚妖氛 于 海宇昭哉靈爽式克欽承 嗣德拾柒年正月貳拾捌日 Phiên âm: “Thừa Thiên Hưng Vận Hoàng Đế chế viết: Trẫm duy Dĩ thân hửu quốc thần tứ sơ tâm tích nước thù huân Bang gia thưởng điền, miếu hoài liệt tiết, tài bái thù triêm. Tư nhĩ Nguyên sung Quản đốc Thủy đạo cố Lê Quang Tiến:
  6. GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 83 Tòng sự nhung hiên – Đàm binh hổ trướng Dực hùng hoàn vu tây tái khí nhuệ xung can, Giá nghịch hạm vu đông phiên tâm hùng kích tiếp. Thử hồi đông hải hống ba – Vị thiếp kình nghê nhất trận. Cát Bà phá lãng thuận thừa lô trục tiền mao, Cố dũng kỳ trực đảo vu tặc sào hậu đạo. Thất cơ hốt kiến li vu khảm đạm – khảng khái nhi thân an mã cách. Thung dung nhi tử bạc hồng mao – Như thử cô trung nghi gia hiển hiệu. Tư đặc truy tặng nhĩ vi Tráng Vũ Tướng Quân chư quân Đô thống phủ Đô thống thụy Võ Kháp. Tích chi cao mệnh. Ô hô! Huy chương tải tích thức dương tiềm đức vu thủy tân. Nghị phách như tồn thương tĩnh yêu phan vu hài vũ. Chiêu tai! Linh sáng, thức khắc! Khâm thừa! Tự Đức thập thất niên chính nguyệt nhị thập bát nhật Dịch nghĩa: “Vâng mệnh Trời, Hoàng đế chế ban rằng: Trẫm nghĩ, đem thân vì nước là tâm nguyện thiết tha của bề tôi, ban tước đề công vốn phép tắc bình thường của nhà nước. nhờ ơn sâu xa khí tiết trung liệt ơn đức thắm khắp. Nay ngươi, nguyên sung làm chỉ huy thủy đạo cố Lê Quang Tiến theo nghiệp chốn đao binh bàn quân nơi hổ trướng, đã ra sức mạnh mẽ ở ải Tây hùng hổ, nhuệ khí hiên ngang, gióng tàu thủy ra Đông, tâm hùng Phấn chấn. Thuở ấy, biển Đông chưa yên, còn quẩy kình ngư. Một trận Cát Bà sóng dậy, thuận theo thuyền chiến đánh trống giương cờ đi trước, hẹn giờ đánh thẳng quân giặc, nào ngờ hậu đạo thất cơ nên người lâm nạn chìm đáy biển. Khẳng khái da ngựa bọc thân, thong dong chết nhẹ tựa hồng mao. Với tấm lòng trung, cần ban thêm danh hiệu vẻ vang. Nay đặc biệt truy tặng ngươi làm Tráng Vũ tướng quân, Đô thống phủ Đô thống, thụy là Vũ Khác, ban cho cáo mệnh. Hỡi ôi! Ghi thành tích rực rỡ, nêu cao ân đức thầm lặng nơi biển Đông, để hồn phách tĩnh yên, còn phảng phất nơi bể cả. Sáng thay hồn thiêng, hãy kính lấy vâng mệnh Ngày 28 tháng Giêng, năm Tự Đức thứ 17 (1864)”. Điều này trong sách Đại Nam liệt truyện của triều Nguyễn viết: “Năm Tự Đức thứ 17 (1864), Thự Hữu tham tri bộ Hộ là Đỗ Quang tâu nói: Tháng 9 năm ngoái, trận đánh ở Cát Bà, Lê Quang Tiến, Bùi Huy Phan cấp cầu công trạng, liều xong vào nơi hiểm trở, không lo tính đến nỗi bị thua, cùng với Lê Nghị tự gieo mình xuống biển chết. Đã được cấp tiền tuất, còn xác chết tìm khắp nơi không thấy, tình cũng
  7. 84 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH và cs. khá thương, xin truy tặng cho hả linh hồn trung nghĩa. Chuẩn cho đều truy tặng một trật. (Lê Quang Tiến nguyên chức Thống chế, tặng chức Đô thống; Bùi Huy Phan nguyên là Bố chính Tuần phủ, tặng hàm Tuần phủ; Lê Nghị nguyên là cấm binh vệ úy tặng hàm chữ Vệ)” [2, tr. 833]. Sau khi hy sinh anh dũng tại biển đảo Cát Bà (nay thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), nhân dân địa phương đã lập miếu thờ phụng, ghi nhớ công ơn “sinh vi tướng, tử vi thần” của Lê Quang Tiến. Tương truyền sau khi Lê Quang Tiến tử trận, xác của ông cùng với bốn vị tướng khác là Bùi Huy Phan, Nguyễn Đình Thông, Nguyễn Khắc Hòe, Trần Văn Nhiếp trôi vào bãi cát đã được nhân dân Cát Bà chôn cất và lập miếu thờ với tên là miếu Quan Đội từ đó [5, tr. 104]. Ngôi miếu tọa lạc tại một eo biển thuộc thôn Bến, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Để ghi nhớ công lao của các dũng tướng đối với đất nước nói chung và nhân dân đảo Cát Bà nói riêng, vào năm 2011 ngôi miếu này đã được tôn tạo thành ngôi đền bề thế theo kiến trúc tín ngưỡng truyền thống, có mặt chính hướng ra biển. Đặc biệt, trong khuôn viên của đền vẫn còn ngôi mộ của Lê Quang Tiến và bốn vị tướng khác. Hàng năm, cứ vào các ngày 3-9 âm lịch, nhân dân xã Trân Châu lại tổ chức lễ giỗ ông hết sức trang nghiêm và long trọng theo nghi thức lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện nay, đền Quan Đội trở thành một địa chỉ linh thiêng được đông đảo nân dân và du khách đến thăm viếng. Bên cạnh đó, theo lời truyền ngôn của dòng họ Lê Quang tại làng La Chữ thì trước năm 1975, hàng năm tại đình làng La Chữ cũng có lễ tế trọng thể thưởng niệm vị dũng tướng Lê Quang Tiến – người con ưu tú của quê hương đã hy sinh anh dũng vì nước. Mới đây con cháu dòng họ Nguyễn của Đô Thống Nguyễn Đình Thông tại Ý Yên – Nam Đinh và Hậu Lộc – Thanh Hóa đã đến xây dựng lại ngôi mộ khang trang và ngày 16-10-2012 tức ngày 3- 9 âm lịch dòng họ Nguyễn đã tổ chức khánh thành ngôi mộ vào đúng ngày 5 vị tử tiết. 5. KẾT LUẬN Như vậy, có thể thấy rằng công lao của ngài Lê Quang Tiến đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước dưới triều Nguyễn rất lớn. Từ một chàng thanh niên khỏe mạnh, được xung vào làm binh lính trong triều đình, ông đã tỏ rõ khí phách của một người làm nên nghiệp lớn, khi hầu hết các nhiệm vụ được giao ông đều hoàn thành xuất sắc. Chính nhờ điều đó sự nghiệp của ông được thăng tiến dần qua thời gian. Sự cống hiến lớn lao của Ngài Lê Quang Tiến trong sự nghiệp bảo vệ đất nước có thể khẳng định qua hai sự kiện nổi bật đó là trận đánh Biên Hòa (1861-1862) và trận đánh giặc biển đảo Cát Bà (1863). Trong khi các đại thần trong triều đều có tư tưởng chủ hòa nhưng Lê Quang Tiến vẫn giữ vững lập trường của mình cùng quần chúng nhân dân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước. Ông xứng đáng được tôn vinh là một công thần tiết nghĩa, một danh tướng cương cường khí khái, nặng lòng vì nước vì dân. Tấm gương hy sinh vì nước của ông thật đáng cho hậu thế học tập và trân trọng. Để tưởng nhớ công ơn to lớn, xả thân vì nước vì dân của ông đối với triều Nguyễn, ông được vua Tự Đức truy tặng hàm Tráng Vũ tướng quân Đô thống phủ Đô thống, mang
  8. GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 85 hàm tòng nhất phẩm võ ban và ban cho tên thụy là Vũ Khác. Đến năm Tự Đức thứ 33 (1880), triều đình đã đem linh vị của ông vào phái tự tại đền Trung Nghĩa thuộc kinh đố Huế, bên cạnh các danh thần nhà Nguyễn như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng… Tất cả chi tiết này được khắc vào thần chủ ngài Lê Quang Tiến, đặt tại bản hương án ở nhà thờ họ Lê Quang ở Làng La Chữ. Hằng năm cứ đến ngày 3-9 âm lịch, tại nhà thờ họ Lê Quang tổ chức ngày giỗ, để tỏ lòng biết ơn, cầu mong ông phù hộ độ trì cho con cháu, dân làng làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào. Vừa rồi, tại nhà thờ họ Lê Quang, hậu duệ đời thứ 5 ông Lê Quang Trai đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 154 ngày mất của ngài Lê Quang Tiến (ngày 3 tháng 9 năm Bính Thân), để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, cũng như báo cho dân làng, con cháu khắp nơi về dự. Tại làng La Chữ, nơi ngài Lê Quang Tiến sinh ra, đã có ngôi trường mang tên ông – trường THCS Lê Quang Tiến. Trường THCS Lê Quang Tiến trước kia là trường THCS Hương Chữ, như do thực hiện theo quyết định của UBND TX Hương Trà về việc thay đổi tên các trường học trên địa bàn quản lý, nhằm mục tiêu giới thiệu cho các en học sinh và tầng lớp nhân dân biết về tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp và công lao đóng góp cho quê hương đất nước của các danh nhân lịch sử - văn hóa ở địa phương mình, nên đã đổi tên thành Trường THCS Lê Quang Tiến. Ngoài ra cũng để tỏ lòng biết ơn, khâm phục và ghi nhớ công ơn giữ gìn bờ cỏi của ông, tại làng La Chữ nhân dân, ở đây cũng được vinh dự khi có con đường được mang tên ông – đường Lê Quang Tiến. Hiện nay tại nhà thờ chi họ Lê Quang do ông Lê Quang Trai là hậu duệ đời thứ 5 lĩnh nhiệm vụ thờ tự ở làng La Chữ thuộc phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế còn lưu giữ 22 sắc phong và sắc chỉ của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức gia phong cho Lê Quang Tiến chức tước và phẩm hàm về công lao diệt giặc biển, thành tích trong quân đội cũng như vai trò ổn định tình hình xã hội những nơi ông được phân công trấn nhậm. Thân phụ ông là Lê Quang Tĩnh và thân mẫu Hà Thị Tần cũng được nhà vua ban tặng hai đạo sắc phong. Ngoài ra, con ông là Lê Quang Hậu và cháu đích tôn là Lê Quang Phong cũng được vua ban tặng sắc phong. Đây là một tài liệu vô cùng giá trị và cũng niềm tự hào cho gia đình, dòng họ và quê hương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Khánh Toàn (CB) (1985). Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội. [2] Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam thực lục, tập 7, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Quốc sử quán triều Nguyễn (1993). Đại Nam liệt truyện, tập 4, NXB Thuận Hóa, Huế [4] Trần Trọng Kim (2011). Việt Nam lược sử, NXB Văn học, Hà Nội [5] Trần Văn Giàu (2002). Tổng tập, NXB Quân đội nhân dân. [6] Trần Văn Dũng (2013). Lê Quang Tiến – Vị Đô thống uy phong của làng La Chữ, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 117.
  9. 86 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH và cs. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH SV lớp Sử 4A, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0163 559 9484, Email: ngocanhnguyen250195@gmail.com NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG SV lớp Sử 4A, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0116 832 0711 NGUYỄN THỊ HIỀN SV lớp Sử 4A, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0120 615 2018
nguon tai.lieu . vn