Xem mẫu

  1. Gốm Quảng Đức - Di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên Nhà báo Trần Thanh Hưng Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên I. Dẫn nhập Có lẽ chưa bao giờ, cụm từ “phát triển bền vững” được nhắc đến nhiều như những năm gần đây, nhất là tại các địa phương thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, Phú Yên là một ví dụ. Một câu hỏi đặt ra: vì sao những tháp Chăm cổ kính, những ngôi nhà lá mái ở miền Trung,… vẫn so gan cùng tuế nguyệt hàng ngàn, hàng trăm năm qua? Chúng ta sẽ ứng xử ra sao với những di sản kiến trúc này trong phát triển du lịch hiện nay? Câu trả lời có lẽ sẽ giải thích phần nào sau cuộc hội thảo này với kiến giải của các nhà khoa học, các kiến trúc sư. Với niềm đam mê của một người sưu tầm, nghiên cứu gốm, một người làm công tác truyền thông, tôi vui mừng khi được BTC hội thảo cho phép trình bày tham luận “Gốm Quảng Đức, di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên”. Chủ đề tham luận nghe qua tưởng chừng không liên quan gì với hội thảo, nhưng tôi hy vọng câu chuyện sau đây về gốm Quảng Đức, sẽ giúp quí vị phần nào hiểu thêm về vùng đất Phú Yên, mà gốm Quảng Đức là một di sản văn hóa tiêu biểu, từng hiện diện trong mỗi ngôi nhà Việt, trong từng tháp Chàm cổ kính với sứ mệnh là những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, hay là đồ tế tự trong các nghi lễ tôn giáo. Qua khỏi đèo Cù Mông là địa phận tỉnh Phú Yên, biên giới phía Nam khi ông Lương Văn Chánh phụng mệnh chúa Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi Đại Việt. Chính trên vùng đất mới này, một dòng gốm thuần Việt nhưng có sự kế tục, tiếp nối truyền thống của gốm Chăm, tiếp lưu trong dòng chảy văn hoá thông qua gốm từ đất thang mộc Bình Định đến vùng biên viễn Phú Yên. Sau buổi hoàng hôn của vương triều Viyaja Chămpa, các nghệ nhân gốm cổ Gò Sành cũng thực hiện cuộc di dời về phương Nam để tiếp tục đánh dấu về những lò gốm cổ trên bản đồ gốm Việt Nam. Và trung tâm sản xuất gốm cổ Quảng Đức Phú Yên là một dấu chấm tiếp theo đó trên bản đồ gốm Việt. Nếu như các trung tâm gốm cổ ở tỉnh Bình Định thường được bố trí quanh các cảng thị hoặc ven bờ sông Kôn, thì các nghệ nhân làng gốm Quảng Đức đã chọn vị trí địa l{ tương tự là dòng sông mang tên Lò Gốm, nằm ở hạ lưu Sông Cái, thuận lợi trong việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu làm gốm và đưa sản phẩm đi tiêu thụ khắp nơi bằng đường thuỷ. 31
  2. Làng gốm cổ Quảng Đức dưới chân núi A Man, trước mặt là cầu Lò Gốm (Ảnh Dương Thanh Xuân) Phú Yên còn có những làng nghề truyền thống như lụa Ngân Sơn, chiếu Phú Tân...Trong đó, lụa Ngân Sơn là sản vật tiến vua của Phú Yên dưới triều Nguyễn… Tượng ông Địa bằng đất nung Phù điêu Phật bằng đất nung (Sưu tập Trần Thanh Hưng) (Ảnh Đoàn Phước Thuận) Qua những phát hiện trên cho dù ít ỏi, nhưng cũng cho thấy Phú Yên là một trong những trung tâm Phật giáo Chămpa trong quá trình lịch sử và minh xác vùng đất này hội nhập văn hóa Chămpa khá sớm. Nếu bia chợ Dinh thuộc thế kỷ V nói về ảnh hưởng của Ấn Độ giáo với lễ hiến tế của Siva giáo, thì những đồ gốm đất nung trang trí kiến trúc cũng nằm trong khung niên đại thế kỷ V-VII. Ảnh hưởng của Phật giáo thể hiện khá rõ nét đến với những tác phẩm gốm đất nung có niên đại khá sớm và phổ biến tại vùng đất Phú Yên có trên 410 năm (1611-2022) lịch sử hình thành và phát triển. 32
  3. II. GỐM QUẢNG ĐỨC 1. C C T NGH : Chóe gốm Quảng Đức (sưu tập Trần Thanh Hưng, ảnh Dương Thanh Xuân) Làng Quảng Đức nằm ở một vị thế rất thuận tiện về mặt giao thông. Xưa kia, đường Thiên L{ sau khi vượt sông Cái ở bến đò Cây Dừa đi qua làng Quảng Đức rồi mới xuôi về Nam. Còn đường thủy, từ Quảng Đức theo sông Cái về phía hạ lưu ra cửa biển Tiên Châu và tiếp tục ra hướng bắc với vịnh Xuân Đài, đều là những thương cảng cổ ở Nam Trung bộ. Cũng từ Quảng Đức theo sông Cái về thượng nguồn sẽ đi vào vùng đất rộng lớn phía tây Phú Yên, vùng Tây Sơn thượng đạo và một số tỉnh Tây Nguyên. Sự thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy đã góp phần đưa sản phẩm gốm Quảng Đức đến nhiều vùng miền khác nhau để tiêu thụ, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy nghề làm gốm ở Quảng Đức xưa có điều kiện để phát triển rực rỡ một thời. Làng Quảng Đức nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là một ngôi làng tiếp giáp với làng Ngân Sơn, gần tỉnh lỵ Phú Yên xưa nên có nhiều làng nghề phát triển, nổi tiếng nhất vẫn là gốm Quảng Đức và lụa, lãnh Ngân Sơn. Trong làng Quảng Đức bây giờ vẫn còn ngôi miếu thờ có đắp nổi 4 chữ Hán Quang Điếm Lưu Phước, tưởng niệm tiền nhân đã có công lao lập làng, hình thành nên nghề làm gốm với hai câu đối: “Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh, Phước ấm nhi tồn bách thế vinh.” Quang Điếm Lưu Phước ở làng Quảng Đức NNC Nguyễn Đình Chúc và NST Trần Thanh Hưng cùng nghệ nhân Nguyễn Thịnh Vợ và ông Nguyễn Thịnh (Ảnh TH và Trần Chí Kông, TFS) 33
  4. Các nghệ nhân cao tuổi ở đây lúc sinh thời cho biết: dưới thời Pháp thuộc, Ty Hàng lụa Ngân Sơn và Ty Gốm Quảng Đức cuối năm hay vào dịp đầu Xuân đều tổ chức cúng heo ở ngôi miếu này. Theo vợ chồng cố nghệ nhân Nguyễn Thịnh thì gốm Quảng Đức chấm dứt việc chế tác theo lối truyền thống khoảng từ sau năm 1965 do nhiều gia đình trong làng phải tản cư do chiến tranh ác liệt (với gốm đất nung, còn gốm tráng men đã ngừng chế tác từ năm 1960). Tuy nhiên, nhiều sản phẩm gốm men sò của dòng gốm Quảng Đức còn tồn tại đến hôm nay ở trong và ngoài nước cũng đủ minh chứng cho một thời vang bóng của dòng gốm này. Theo các cụ thì làng gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Khai sinh ra dòng gốm này chính là dòng họ Nguyễn của họ ở Bình Định mang nghề vào Phú Yên lập nghiệp. Một GS đến từ Đại học Bắc Kinh tìm hiểu gốm Quảng Đức (ảnh Ngô Đa Thọ) Chậu đất nung Quảng Đức với dòng chữ "1934 villa de Quang Duc" Gốm Quảng Đức từ miền Tây Nam bộ trên con tàu đắm ở Bình Thuận (Sưu tập Trần Thanh Hưng, ảnh TH) Từ các dữ liệu trên có thể minh định: gốm Quảng Đức là sự tiếp nối của dòng gốm Gò Sành Bình Định nổi tiếng từ khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XV dưới vương triều Vijaya Chămpa và nghệ dân Đại Việt tiếp nối sau này. Khi dòng họ Nguyễn từ Bình Định vào đến vùng đất Phú Yên, họ dừng chân ở làng Quảng Đức vì nơi đây có những điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nối nghề gốm truyền thống, nhất là về nguyên liệu đất sét ở An Định, nhiên liệu đốt lò là củi mằng lăng, chành rành có quanh núi A Mang và đặc biệt là giao thông thuỷ rất thuận lợi để vận chuyển nguyên liệu, chuyên chở gốm đi tiêu thụ. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc giữ lửa cho nghề, chính trên vùng đất mới này, các nghệ nhân xưa đã cho ra đời một dòng gốm mới với nhiều nét độc đáo không thể lẫn vào đâu được. Tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, trong số 36 địa chỉ lò gốm cổ Việt Nam thì các lò gốm cổ ở Phú Yên nằm ở vị thứ 21 tính từ bắc vào nam với hai địa danh Quảng Đức và Mỹ Thạnh Tây (một lò gốm Chăm đã thất truyền, địa danh này nay thuộc xã Hoà Phong huyện Tây Hoà tỉnh Phú Yên). 34
  5. 2 lò gốm cổ Phú Yên trên bản đồ gốm Việt Nam (Ảnh TH) Gốm Quảng Đức được giới thiệu ở nước ngoài (Ảnh: www.asia.si.edu) . PHƯƠNG PH P CH T C a. Nguyên liệu Theo cố nghệ nhân Nguyễn Thịnh, gốm Quảng Đức được làm bằng đất sét ở An Định, sử dụng sò huyết đầm Ô Loan trong quá trình nung như một “phụ gia”, đốt chủ yếu bằng củi mằng lăng trong vùng và chở từ Kz Lộ thuộc huyện Đồng Xuân xuống bằng đường sông Cái. Xã An Định nằm về phía tây làng gốm Quảng Đức chừng mười cây số, bên trên đèo Thị. Tuy nhiên, loại đất sét được khai thác từ những thửa ruộng ở đây, tập trung nhiều nhất là khu vực gần cầu Cây Cam là khá phù hợp cho việc chế tác gốm cổ Quảng Đức. Sau 1975, đây vẫn là vùng khai thác đất sét chủ yếu cho các lò gạch ngói ở An Định, đến khi việc sản xuất lúa không cho phép đào ruộng sâu hơn thì hoạt động khai thác đất sét ở An Định mới dừng lại. 35
  6. Xưa, đất sét xanh khai thác từ đây được các nghệ nhân làng gốm cổ Quảng Đức dùng chế tác đồ thông dụng, còn đất sét vàng được dùng để làm các đồ cao cấp hơn. Nếu trộn đất sét xanh với đất sét vàng thì có thể làm được các món đồ có kích cỡ lớn như chóe, chậu, hũ… Cố nghệ nhân Nguyễn Thịnh cho biết thêm: triều Nguyễn đã từng giao cho quan Tuần Vũ ở Sông Cầu (Sông Cầu từng là tỉnh lỵ của Phú Yên) cho người đặt hàng các nghệ nhân làng gốm cổ Quảng Đức chế tác những chậu kiểng lớn bằng đất nung với đề tài trang trí đắp nổi như: tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, Bát Tiên, Ngư Tiều Canh Mục, họa tiết chữ Công… để đưa về Huế đô trang trí. Mấy năm gần đây, một số nghệ nhân cây cảnh ở Bình Định, Phú Yên...đã phục hồi lại thú chơi trồng cây cảnh vào vò, hũ gốm cổ Quảng Đức (chủ yếu là gốm đất nung) rồi trang trí trong các non bộ, hồ cá. Kiểu phối đồ gốm với non bộ (Ảnh: TH) b. Nhiên liệu Các nghệ nhân làm gốm cổ Quảng Đức cho biết: củi nung gốm được mua ở Xuân Quang, Xuân Phước huyện miền núi Đồng Xuân Phú Yên, chuyển về bằng cách làm bè cho xuôi dòng sông Cái. Quanh núi A Mang ven làng gốm cổ Quảng Đức xưa cũng có khá nhiều củi mằng lăng, nhà thờ mang tên Mằng Lăng cách không xa làng gốm cổ Quảng Đức cũng đặt tên theo đặc trưng cây cối của vùng này. Từ những đặc tính của loài cây này có thể thấy: nguyên liệu đốt lò nung gốm cổ Quảng Đức xưa chính là loại cây mằng lăng lùm ở núi A Mang (đây là một ngọn núi đá, cây lùm là chủ yếu) và loại mằng măng thân cao lấy ở miền núi Đồng Xuân, Phú Yên. c. Chất màu Chóe tráng men, bình gốm và hỏa lò Quảng Đức (Sưu tập Trần Thanh Hưng, ảnh Dương Thanh Xuân) 36
  7. Men truyền thống gốm Quảng Đức nói riêng cũng như gốm Việt Nam nói chung phần lớn được làm từ những khoáng chất tự nhiên. Màu sắc của men phát ra ngay từ bản thân các nguyên tố bị oxit hóa có sẵn trong đất đá và những màu sắc này được kiểm soát, điều khiển bằng nhiệt độ lò nung. Men của gốm Quảng Đức tráng men được chia ra hai xu hướng khác nhau về nhiệt độ chảy và hệ màu sắc. Đó là dòng men cao độ cho ra những màu sắc trầm và qu{, dòng men trung độ chuyên sử dụng những sắc màu tươi sáng hơn, rực rỡ hơn với các màu nóng như màu vàng, hồng, cam, đỏ… Các nghệ nhân gốm cổ Quảng Đức cho biết, họ thường sử dụng nguyên liệu như đất sét An Định, đá trắng khu vực chùa Đá Trắng, vôi nung từ sò huyết Ô Loan, tro rơm, tro củi, tro trấu...để tạo men. Các nguyên liệu tại chỗ này sẽ cho ra loại men rất thích hợp với chất đất và phong cách tạo hình của gốm Quảng Đức. Một số sản phẩm cao cấp còn dùng cả kim loại mạ đồng, đá tổ ong (có nhiều ở Bình Định, miền núi Đồng Xuân, Phú Yên) và bột màu cobalt để tạo nên màu sắc của men. Một trong những màu men nổi tiếng và khá phổ biến trên nhiều sản phẩm của gốm Quảng Đức là men xanh đồng. Ngoài ra, gốm Quảng Đức tráng men còn có các màu men đẹp khác do quá trình hỏa biến và hoàn nguyên trong quá trình nung tạo nên là men màu xanh dương, màu đá đỏ, màu tro… Một số màu men chủ đạo trên gốm Quảng Đức (ảnh Nguyễn Đình) Men màu xanh đồng là sự kết hợp của men tro và chất tạo màu bằng hợp kim đồng. Có một hệ thống men xanh đồng được sử dụng trong thực tế là xanh ve chai, xanh lá và xanh ngọc các nghệ nhân gốm cổ Quảng Đức đã dùng, sau này phát triển rực rỡ trên dòng gốm Biên Hòa. Khi làm nguội trong lúc nung lò, người thợ gốm Quảng Đức đã có cách xử lý tốt, điều này dẫn đến hiện tượng khử oxy và tạo tinh thể đồng trên men. Khuynh hướng tạo tinh thể đồng thường xảy ra không đều trên bề mặt men, vì vậy mặt men màu xanh đồng sẽ có những đốm mà người trong nghề thường gọi là xanh đồng trổ bông. Bông có thể đen hay vàng. Trong nhiều trường hợp, ở trên cùng một sản phẩm có thể mặt này trổ bông đen, mặt kia lại có bông vàng. Nguyên liệu làm men dễ trổ bông là tro trấu có độ nhớt cao, đồng sẽ ít bị phân tán nên dễ ra bông. Mặt khác, kỹ thuật chấm men cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của màu men. 37
  8. Đối với hệ thống men tro là nguyên liệu có tính lắng đọng cao, nếu người thợ không thường xuyên khuấy đều trong lúc sử dụng sẽ gây ra hiện tượng men nhiều nước, điều này sẽ làm nhạt màu và không có bông. Màu men đá tổ ong cũng khá nổi tiếng trên gốm cổ Quảng Đức có tráng men, dù số lượng không nhiều. Khi vùi dưới lớp đất dày chừng một mét trở lên thì đá ong mềm, có thể dùng xẻng xắn được dễ dàng. Đá ong chứa oxit sắt và oxit nhôm, khi đã lấy lên mặt đất, đá ong mới cứng dần. Hàm lượng oxit sắt trong đá ong chứa tới 25%, vì vậy đá ong luôn luôn có màu đỏ hơi đậm. Đá đỏ trộn với men trắng sẽ cho ra màu nâu, màu đỏ đậm, màu vàng đất tùy theo tỷ lệ trộn giữa đá và men. Gốm cổ Quảng Đức còn có các màu khác là xanh coban, nâu vàng, trắng đục, xanh crôm… Bên cạnh men cao độ, dòng men lửa trung với những màu sáng được sử dụng nhiều trên gốm Quảng Đức. Đây là dòng men khá phong phú về màu sắc với cả hai tông màu là nóng và lạnh. Hệ màu nóng gồm có các màu vàng, cam, hồng, đỏ, nâu. Hệ màu lạnh có các màu xanh lá, xanh dương, xanh lam, tím… Các màu trung gian có màu trắng, đen. Tất cả các màu men đều có thể có được sắc độ đậm và nhạt tùy theo { đồ của người chế tác, yêu cầu của khách hàng. Nếu trên các dòng gốm khác, các màu men được phối hợp với nhau rất hài hòa trong một tổng thể đã được đính sẵn, không có sự lem qua lại giữa các màu, điều này đã có sự kế thừa và phát triển tính trang trí trên gốm hoa nâu thời nhà Trần, thì trên gốm Quảng Đức, điều này là ngược lại. Giá trị nghệ thuật của gốm cổ Quảng Đức loại có men thể hiện chủ yếu qua hai phương diện là tạo hình và phủ men. Bằng những đặc trưng và kỹ thuật chế tác riêng, nghệ nhân Quảng Đức xưa đã sản sinh ra được một dòng sản phẩm gốm dân dụng nhưng có giá trị thẩm mỹ cao, được đón nhận và tôn vinh trong nước cũng như quốc tế từ rất sớm. Một yếu tố đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của gốm cổ Quảng Đức chính là đặc điểm nhận diện của dòng gốm men sò và những sắc men màu mà không một sản phẩm nào giống sản phẩm nào. 1. Chóe Quảng Đức dấu vết vỏ sò huyết Ô Loan(sưu tập Thanh Hưng, ảnh Dương Thanh Xuân) 2. NST Trần Quang với chóe gốm vỏ sò vừa sưu tập (Ảnh: TH) 38
  9. Theo các nghệ nhân ở làng gốm Quảng Đức thì sò huyết được mua chủ yếu ở thôn 8 xã An Ninh Đông, một xã ven đầm Ô Loan của huyện Tuy An nối với làng Quảng Đức qua hai hệ thống giao thông thuỷ là Hà Yến và Tam Giang. Các nghệ nhân chế tác gốm cổ Quảng Đức kể rằng, ban đầu, họ đưa sò huyết Ô Loan vào trong lò nung gốm để được "một công đôi việc", ra lò vừa có gốm, vừa có vôi. Nhưng sò huyết Ô Loan thời bấy giờ quá nhiều, không ai chờ ăn con sò rồi mới lấy vỏ nung vôi, mà người ta cho nguyên con sò sống vào nung. Chính sự "ngẫu hứng" này của các nghệ nhân đã làm cho gốm cổ Quảng Đức có những dấu hiệu nhận diện và men màu vô cùng độc đáo không lẫn vào đâu được. Hỏa biến và hoàn nguyên trong nung gốm cũng góp phần cho cuộc chơi "ngẫu hứng" của các nghệ nhân gốm cổ Quảng Đức chế tác được những sản phẩm có một không hai. Một số sản phẩm gốm cổ Quảng Đức với các màu men khác nhau.(sưu tập Thanh Hưng, ảnh Dương Thanh Xuân) d. Làm đất, tạo hình Làm đất và tạo hình giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình chế tác gốm sứ. Quá trình này bao gồm các bước: - Tuyển chọn nguyên liệu. - Gia công thô và gia công trung bình các loại nguyên liệu. - Gia công tinh, nghiền mịn nguyên phối liệu. - Chuẩn bị phối liệu theo yêu cầu từng loại sản phẩm phù hợp với các phương pháp tạo hình khác nhau. Nghiền tốt sẽ tạo độ mịn cho nguyên liệu, tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt độ cao khi nung vì diện tích tiếp xúc giữa các hạt lớn. Người ta chia làm ba loại: nghiền thô, nghiền trung bình và nghiền mịn. Nghiền thô và nghiền trung bình là đập và nghiền nguyên liệu dạng cục lớn đến yêu cầu cho phép nạp vào máy nghiền mịn. Ngày nay người làm gốm có thể dùng máy móc nhưng xưa hoàn toàn làm thủ công. Nghiền mịn với yêu cầu là kích thước hạt vật liệu sau khi nghiền phải ≤ 63 µm, trong đó cỡ hạt từ 1- 20 µm phải chiếm đa số. Tạo hình cho gốm là tính toán các chỉ tiêu về kích thước, hình dạng, độ đồng nhất của bán thành phẩm và của sản phẩm. Phương pháp tạo hình bao gồm nhiều yếu tố nhưng tựu trung là 39
  10. phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Hình dạng và các tính chất đặc trưng của các loại sản phẩm; Tính chất kỹ thuật của phối liệu; Năng suất và giá thành. Gốm Quảng Đức với kích cỡ khác nhau (sưu tập Thanh Hưng, ảnh Ngọc Lễ - Dương Thanh Xuân) Về mặt kỹ thuật, gốm Quảng Đức cũng dùng bàn xoay như các loại gốm Việt khác. Qua khảo sát 7 chiếc lò nung gốm cổ Quảng Đức còn sót lại năm 2003 và mô tả của các nghệ nhân, chúng tôi nhận thấy: kích thước lò nung có chiều cao và chiều rộng khoảng 3 mét, dài chừng 4 mét với 2 cửa lớn để đốt lò và 2 ống khói bên trên. Gốm cổ Quảng Đức thường đặt thai gốm (sản phẩm gốm chưa nung) vào một bao nung, sau đó, sò huyết được chèn vào trước khi cho vào lò nung. Nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Nguyễn Vĩnh Hảo ở Bình Định cho biết: gốm Gò Sành và gốm Quảng Đức thường được dùng thêm củi chành rành hoặc sò huyết trong quá trình nung để tăng nhiệt độ lò và tạo nên hoả biến mà cho ra nhiều màu men riêng biệt. Nung là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật chế tác gốm sứ. Nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Khi nung, thai gốm sẽ diễn ra phản ứng nhiệt độ cao của các cấu tử trong nguyên liệu. Nghĩa là khi nung sẽ xảy ra các quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất, các qúa trình này lại do những biến đổi hoá học và biến đổi pha diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là kết quả của quá trình nung sẽ tạo ra sản phẩm mới có cấu trúc hoàn toàn mới. 3. Gốm ảng Đ c tr ng m n và Gốm đất n ng Sản phẩm gốm cổ Quảng Đức khá đa dạng về chủng loại từ những vật nhỏ như các loại hũ, bình vôi, nậm rượu, hoả lò, bát hương, cỗ bồng … cho đến các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn như chậu, tỉn, chóe, chát…với hai dòng gốm tiêu biểu là gốm tráng men và gốm đất nung. Trong số các hiện vật chúng tôi sưu tầm được, có một số gốm cổ Quảng Đức độc bản, như: chiếc hỏa lò để bàn, khuôn in hình chữ công, tượng Phật, đôn hóa vàng, chậu hoa có dòng chữ “1934 villa de Quang Đuc”, chiếc vò có dòng chữ Hán “Liên Thành công ty” do Công ty Liên Thành đặt làm ( sẽ nói kỹ hơn ở phần sau). Hàng trăm hiện vật gốm cổ Quảng Đức có tráng men mà chúng tôi sưu tầm được cho thấy sự phong phú của dòng gốm này với các loại vật dụng, đồ tế tự, với các kích cỡ khác nhau, với màu sắc đa dạng… đã tạo nên những sắc thái rất riêng của dòng gốm Quảng Đức. 40
  11. Đa số hiện vật gốm cổ Quảng Đức có tráng men được sưu tầm từ các tỉnh miền Trung - Tây nguyên và cả vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ khi nạo vét các kênh rạch ở những khu vực này. Trong đó, một số bình vôi tráng men có đắp nổi hoặc khắc chìm chữ Thọ, đồ án Bát Bửu, hoặc thơ văn bằng chữ Nôm. Lại có một số hiện vật cùng hiện diện với gốm Gò Sành được tìm thấy trong con tàu đắm ở Bình Thuận. Hai bình vôi gốm Quảng Đức (sưu tập Trần Thanh Hưng, ảnh TH), Bình vôi đắp nổi chữ Vạn (sưu tập Uyên Viễn, TP.HCM, ảnh TH) Một số bình vôi tráng men có hoa văn Bát Bửu, chữ Thọ, nậm rượu cỡ đại… nước men rất đẹp cũng được phát hiện khắp miền Nam và Tây Nguyên. Về gốm đất nung, đa dạng, phong phú nhất là đôn, chậu cây kiểng, chát đại có đắp nổi những đồ án tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, Bát Tiên, Ngư Tiều Canh Mục, chữ Công… Đáng chú {, trên một chậu kiểng bằng đất nung trong bộ sưu tập của Trần Thanh Hưng, có khắc chìm dòng chữ: 1934 de villa Quảng Đức. Có lẽ đây là những sản phẩm cuối cùng khi người Pháp đã có mặt ở vùng đất này muốn ghi dấu một làng nghề sắp đi vào quá vãng… Sản phẩm gốm Quảng Đức (Sưu tập TTH) 4. Thị trường ti th Qua tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy thời thịnh hành, gốm Quảng Đức được bán đi nhiều nơi trong nước, cả người Kinh người Thượng lẫn các quan Tây ở Cheo Leo, Phú Bổn, Phú Túc, Đắk Lắk, Gia Lai đều tìm đến mua. 41
  12. Cố nghệ nhân Phan Thị Ba cho biết, có một phụ nữ miền xuôi lấy chồng là một quan Pháp ở Tây Nguyên, hàng tháng đều đưa xe ô tô xuống tận làng gốm Quảng Đức để mua sản phẩm. Tại nhà truyền thống của Tòa Giám mục Kon Tum, trong số những hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây có rất nhiều nậm rượu, chóe, chum… gốm Quảng Đức. Điều này cho thấy, rất có thể con đường truyền giáo của các thừa sai cũng là con đường gốm cổ Quảng Đức đến với Tây Nguyên. Chóe Quảng Đức tại Phòng truyền thống Tòa Giám mục Kon Tum (ảnh TH) Trong những năm gần đây, tại các di chỉ lò gốm ở miền Trung như Gò Sành Bình Định, Quảng Đức Phú Yên và một vài lò gốm khác quanh cố đô Vijaya xưa thuộc Bình Định ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ gốm xuất khẩu như đĩa men, bát men celadon và bình vôi, hũ rượu có men được sản xuất từ thế kỷ XIV-XVII mà không hề có sự phát triển trước đó của kỹ thuật bản địa. Trên trang web www.asia.si.edu, mục Nghệ thuật Đông Nam Á đã giới thiệu khá nhiều hiện vật gốm cổ Quảng Đức như bình vôi, hũ rượu, các loại choé… Rất tiếc là các nhà nghiên cứu ngoài nước chưa biết chính xác xuất xứ của dòng gốm này mà chỉ ghi địa danh sản xuất là Tuy Hoà, miền Trung Việt Nam. Chiếc tỉn có 4 chữ Hán Liên Thành Công Ty, gốm Quảng Đức(Ảnh: TH) 42
  13. Từ gốm đất nung đến gốm tráng men là một bước tiến vượt bậc của gốm Quảng Đức nói riêng và gốm Việt nói chung. Bởi gốm tráng men có lợi thế là không thẩm thấu, rò rỉ khi chứa đựng rượu, nước mắm...Có lẽ cũng vì thế mà theo con đường các Thừa sai lên truyền giáo ở Tây Nguyên men theo sông Ba, gốm Quảng Đức cũng được tiêu thụ rất mạnh tại Tây Nguyên để đựng rượu cần trong thời vàng son của nó. 5. i sản văn hóa ti biể gắn với d ịch Việc khôi phục kỹ thuật chế tác gốm Quảng Ðức, không để dòng gốm này vĩnh viễn thất truyền là việc làm không khó.Bảo tồn gốm Quảng Ðức không phải là khôi phục một làng nghề. Ðưa sản phẩm gốm Quảng Ðức ra cạnh tranh trên thị trường, điều này là không tưởng. Nhưng, nếu chế tác thành công gốm cổ Quảng Ðức thì chúng ta làm được một điều vô cùng { nghĩa là chứng minh cho không chỉ riêng các nhà nghiên cứu Việt Nam mà cả thế giới về một kỹ thuật chế tác gốm độc đáo riêng có ở Quảng Ðức. Từ đó, bảo tồn theo cách xây dựng Quảng Ðức thành một địa chỉ du lịch, nằm trong quần thể du lịch của địa phương gồm những di tích và thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia rất gần nhau như thành cổ An Thổ (nơi sinh đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú), đầm Ô Loan, gành Ðá Dĩa, chùa Ðá Trắng, mộ và đền thờ chí sĩ Lê Thành Phương, địa đạo gò Thì Thùng… Gốm Quảng Đức mới (Ảnh: FB Làng gốm Quảng Đức An Thạch, Tuy An, Phú Yên) 43
nguon tai.lieu . vn