Xem mẫu

NHÂN HỌC NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT I. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG TIỆN TỰ NHIÊN Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy mà còn có chức năng củng cố và duy trì sự tồn tại xã hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Bên cạnh nhân tố tuổi tác và nghề nghiệp, giới tính cũng được coi là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành cách sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính – một biểu hiện của sự phân chia hai nửa nam giới và nữ giới trong xã hội. “Âm thanh tiếng nói con người, về bản chất là vô tận bởi tuỳ theo các đặc điểm cá nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát âm khác nhau, mục đích phát âm khác nhau mà tiếng nói phát ra có những phần khác nhau. Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người. Chính vì thế, các dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con người. Ngược lại, bởi vì con người sống theo xã hội, theo cộng đòng nên muốn giao tiếp được với nhau thì người ta phải có mã do cộng đồng quy định sử dụng. Dẫu người ta có thể khác nhau về các đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ học vấn, địa phương cư trú nhưng muốn để giao tiếp được, truyền được thông điệp, yêu cầu của mình tới người khác thì mã âm thanh sử dụng phải có tính xã hội hoá. Chính vì vậy, sự khác nhau về dạng thể giữa các âm thanh của có những hình thức, những biến thể của những đơn vị âm thanh mang chức năng trong xã hội loài người. Những đơn vị âm thanh mang chức năng đó được ngôn ngữ học là các âm vị”. Về mặt tự nhiên, sự khác nhau giữa hai giới do ngôn ngữ tạo nên cũng rất đặc sắc và phong phú. Sự khác nhau về sinh lý, tâm lí đã tạo ra sự khác nhau trong ngôn ngữ giới. 1. Trong cấu tạo âm thanh (cơ sở sinh lý học của ngữ âm): Âm thanh của ngôn ngữ là kết quả một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm của con người. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể con người được dùng với chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm ba phần: cái khởi phát luồng hơi, cái tạo ra âm thanh và khoang cộng hưởng. Mặt khác, chúng ta thường tự hỏi tại sao có sự khác nhau về âm sắc giữa nam và nữ. Âm sắc là sắc thái của âm thanh được tạo nên bởi mối tương quan giữa âm cơ bản và các họa âm về cao độ và cường độ. Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh của tự nhiên đều là sự phức hợp của một âm cơ bản (là âm trầm nhất, có tần số thấp nhất) và một số các họa âm (là những âm cao hơn). Do vậy mà âm thanh là sự tạo nên của dây thanh rung động. Nguồn gốc sự khác nhau về âm sắc là sự khác nhau của các hộp cộng hưởng. Trong khi đó, các thanh đới của con người có khả năng sản sinh ra những âm có chất lượng khác nhau. Khi đặt trong sự khác nhau về mặt sinh học của con người, chúng ta nhận thấy ở nam giới còn có thanh hầu- được tạo nên bởi một sụn hình giáp, phía trước nhô ra mà người phương Tây quen gọi là quả táo của ông Adam. Sự khác nhau cơ bản về mặt tự nhiên trên cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ giới. Hoặc chúng ta cũng có thể giả định rằng vì đặc điểm sinh lí của nam cứng rắn hơn phụ nữ nên bộ máy phát âm hay giọng nói của nam lớn hơn của nữ. Ví dụ: chúng ta thường thấy trong số các ca sĩ tham gia biểu diễn, nam ca sĩ có giọng hát tốt hơn nên thường chọn những bài hát có âm vực cao để phô giọng hát của mình, trong khi đó nữ chủ yếu chọn những bản tình ca, nhạc nhẹ mang âm hưởng trữ tình và sâu lắng. 2. Về mặt sinh lí: Các nghiên cứu cũng chứng minh đã có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Những sự khác biệt này cũng tạo nên sự không giống nhau trong ngôn ngữ giữa hai giới. Thứ nhất về cấu tạo của não: Ở nữ giới, não trái phát triển hơn ở nam giới. Và não phải ở nam giới hoạt động phải chịu ảnh hưởng của các hooc môn giới tính (ví dụ như testosteron). Như vậy, phụ nữ thiên về trao đổi ngôn ngữ và giao tiếp, trong khi đàn ông tập trung vào hành động và cạnh tranh. Ví dụ: Ngay từ ở trường mẫu giáo, trong vòng 50 phút, các bé gái nói 14 phút trong khi đó các bé trai chỉ nói bốn phút. Tuy nhiên, các bé trai lai hiếu động gấp 10 lần so với các bé gái (5 phút so với 30 giây). Năm 9 tuổi, các em gái trung bình phát triển ngôn ngữ trước 18 tháng. Ở tuổi trưởng thành, một cú điện thoại của phái nữ trung bình dài 20 phút, còn nam nhân chỉ khoảng 6 phút. Phụ nữ có nhu cầu chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình. Trong khi đó, các đấng mày râu lại kiểm soát và giữ chúng lại. Họ trao đổi thông tin chỉ để tìm ra cách giải quyết vấn. Có lẽ vì vậy, đôi khi, phụ nữ thường cảm thấy mình không được lắng nghe. Thứ hai về các giác quan: phụ nữ thường nhạy cảm hơn phái nam rất nhiều.  Thính giác nữ giới phát triển hơn.  Xúc giác phụ nữ sở hữu số lượng cơ quan thụ cảm nhiều gấp 10 lần so với nam giới.  Khứu giác của phụ nữ tinh tế hơn: gấp 100 lần, trong một số thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt.  Giác quan thứ 6 có thể nới là tồn tại ở phái nữ: có khả năng tri giác các chất sinh học tiết ra từ phái nam. Các chất sinh học này biểu đạt các dạng cảm xúc khác nhau như: ham muốn tình dục, giận dữ, lo sợ, buồn bã...Người ta còn gọi khả năng này là linh cảm.  Thị giác nữ giới phát triển hơn và mang tính chất khiêu gợi hơn ở phái nam. Đồng thời, phái nữ còn sở hữu một bộ nhớ thị giác tốt hơn (nhận biết các khuôn mặt khác nhau, hay cách sắp xếp đồ vật). 3. Về tâm sinh lí “Nhà tâm thần học Alain Braconier đã nhận xét rằng: “Các bé gái có sự phát triển tốt hơn về ngôn ngữ và cách diễn tả những cảm xúc của mình”. Đến tuổi trưởng thành, những nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự: phụ nữ vừa bộc lộ dễ dàng hơn những cảm xúc của họ vừa có sự thông cảm hơn với người khác. Phụ nữ không phải yếu đuối hơn nhưng nói lên những xúc cảm của họ rõ ràng hơn nam giới”. Mặt khác, sự khác nhau còn biểu hiện ở cách ứng xử, giao tiếp của nam giới và nữ giới. Nữ giới thường cư xư một cách mềm dẻo và chiến lược linh hoạt trong khi đó nam giới có phần cứng rắn, thẳng thắn và ngắn gọn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về sự cạnh tranh hay hợp tác của nữ giới của trường đại học Emory cho thấy rằng hầu hết phụ nữ thực hiện chiến lược hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích. Còn nam giới lại thích hoạt động độc lập, chứng tỏ cái tôi của bản thân càng nhiều càng lấy đó làm niểm tự hào. Giữa nam giới luôn tồn tại sự cạnh tranh ngầm trong ý thức. Họ luôn muốn đạt được mọi điều mong muốn và những mục tiêu đề ra. II. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 1. Vấn đề giới của ngôn ngữ trong các từ chỉ nghề nghiệp Trong ngôn ngữ tiếng việt có sự phân biệt giới tính rất sâu sắc ,điển hình trong nghề nghiệp .Đa số mọi người có thiên kiến cho rằng các nghề nghiệp chủ yếu là công việc chỉ có đàn ông làm được, phụ nữ ít có tham gia vào các cong việc, nghề nghiệp đó ,tuy nhiên phụ nữ vẫn làm được . Chính vì moi ngượi có thiên hướng nghiêng về nam giới trong xã hội về nghề nghiệp nên có nhiều trường hợp bị nhằm lẫn. Nó được phản ánh qua các nghề nghiệp và cách dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt mọi ngưới có thiên hướng nghiêng về nam giới. Ví dụ :khi làm bài tiểu luận khi các sinh viên tham khảo một tác giả hay một nhà khoa học nào đó khi chưa biết rõ về người đó ,tất cả mọi người cho rằng người đó là nam và sự thật trái ngược lại người đó lại là nữ. Trong tiếng Việt,ta thấy các hiện tượng như : khi dùng các từ như “Bác sỹ”, “Kỹ sư”, “Công an” phần lớn người việt đều có cảm giác tức khắc trong đầu họ là : đó là nam hơn là nữ .Tuy các nghề nghiệp đó vẫn có rất nhiều phụ nữ tham gia. Trong thực tế ngôn ngữ để khái niệm về một nghề nghiệp của người phụ nữ thì phải thêm vào một từ chỉ phụ nữ. Vd: Trong tiếng Anh, muốn chỉ một người phụ nừ làm nghề bác sĩ. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn