Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam GIỚI THIỆU IFRS VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM #TS. Nguyễn Cửu Đỉnh; Ths. Doanh Thị Ngân Hà, Ths. Nguyễn Thị Bích Tuyền Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Văn Lang International Financial Report Standards (IFRS) là một bộ các chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế, được phát triển bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB). Mục tiêu của IFRS là cung cấp bộ khuôn mẫu lý thuyết có tính toàn cầu cho các công ty đại chúng để lập và trình bày BCTC (BCTC). Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập về kinh tế quốc tế, định hướng của Chính phủ là sẽ áp dụng IFRS trong thời gian tới. Bài viết này nghiên cứu cách thức đưa IFRS vào Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu cách thức đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hong Kong. Đồng thời, bài viết mô tả thực trạng công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải phát để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam. Các đề xuất cụ thể là: thay đổi quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy-học; hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học; mục tiêu của mỗi môn học cần được xác định rõ ràng, cụ thể; lồng ghép các học phần IFRS vào CTĐT và bắt đầu giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2; tuyên truyền cho sinh viên thấy được lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp. Từ khoá: IFRS, IASB, VAS, trường đại học Việt nam (Vietnam University), chương trình đào tạo ngành kế toán (Accounting curriculum) Giới thiệu Tại Hội thảo: “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển” tổ chức ngày 8/3/2016 tại Hà Nội, Ông Hans Hoogervorst - Chủ tịch Ủy ban CMKT Quốc tế (IASB- International Accounting Standards Board) - cho biết: “Trong 10 năm gần đây, các IFRS đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 140 quốc gia, trong đó có 116 quốc gia và hầu hết các doanh nghiệp nội địa của họ yêu cầu áp dụng toàn bộ IFRS. Những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.” Cũng trong Hội thảo này, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính, phát biểu:“Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS, đồng thời Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cũng đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đó chính là sự chuẩn bị chủ động, cần thiết để áp dụng IFRS của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS là các vấn đề rất quan trọng, cần có 247
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.” Như vậy, trong xu thế đổi mới và hội nhập của Việt Nam, việc áp dụng hoàn toàn hoặc cho phép áp dụng IFRS chỉ còn là thời gian, và chắc chắn rằng sau khi Luật Kế toán bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì IFRS có thể chính thức được phép áp dụng tại Việt Nam. Vậy, khi áp dụng IFRS, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được lợi gì? Theo phát biểu của Ông Hans Hoogervorst tại hội thảo trên: “IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. IFRS còn giúp các doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một bộ chuẩn mực đáng tin cậy ở phạm vi toàn cầu, được áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IFRS làm chi phí sử dụng vốn thấp hơn và giúp giảm thiểu chi phí báo cáo”. Cũng tại hội thảo này, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, chia sẻ: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán,...” Như vậy, khi IFRS được áp dụng, Việt Nam phải chủ động chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện mới có hiệu quả, nhưng trong nhiều yếu tố tác động đến việc thực thi, chúng tôi cho rằng yếu tố con người là vô cùng quan trọng, từ sự nhận thức cho đến kiến thức và năng lực chuyên môn về IFRS đều phải thông qua quá trình phổ biến và đào tạo của Chính phủ, của các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, và đặc biệt là các trường đại học có đào tạo ngành kế toán. Việc chuẩn bị một lực lượng lao động trẻ có kiến thức và kỹ năng vận dụng IFRS là nhiệm vụ của các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành kế toán đang hoạt động tại Việt Nam. Từ trước đến nay, các môn học kế toán tài chính trong CTĐT ngành kế toán của các trường đại học phần lớn chỉ giảng dạy CMKT Việt Nam. Mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng của CMKT quốc tế, nhưng khả năng hoà hợp quốc tế của VAS còn nhiều hạn chế. Vậy khi IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam, các đơn vị đào tạo sẽ tiếp cận như thế nào? Cách thức triển khai để giới thiệu các khái niệm, nội dung IFRS trong CTĐT của ngành kế toán như thế nào? Đây cũng chính là mục tiêu của bài viết này nhằm đề xuất cách thức để đưa các IFRS vào CTĐT của các trường đại học thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới. Kinh nghiệm đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia trên thế giới Vai trò của IFRS được công nhận trên toàn cầu và có rất nhiều quốc gia đã khởi đầu việc ứng dụng IFRS vào công việc kế toán bằng cách từng bước đưa IFRS vào đào tạo tại các trường đại học. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc giới thiệu IFRS vào CTĐT đại học ở một số quốc gia. Tại Ấn Độ Theo nghiên cứu của Archana Patro (2012), kết quả khảo sát gần 1.000 sinh viên các trường đại học đã khẳng định tính cấp thiết của việc giới thiệu IFRS vào CTĐT ngành kế 248
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam toán. Các trường đại học ở Ấn Độ cho rằng chìa khóa thành công của việc phổ biến IFRS chính là thu hút sự quan tâm của sinh viên vào các quyền lợi mà IFRS mang lại, như cơ hội nghề nghiệp, và nhấn mạnh vào các kỳ thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận. Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy hơn 90% sinh viên được khảo sát đã đề nghị nên đưa IFRS vào CTĐT chính khóa, nhưng chỉ đưa vào dưới dạng các môn học tự chọn, không nên bắt buộc và không xem đó là các môn học cốt lõi. Những cơ sở đào tạo về quản lý, đào tạo về luật và các trường đại học đã đưa những môn IFRS vào CTĐT ở học phần kế toán cấp độ trung cấp. Như vậy, cùng với các CMKT chung của Ấn Độ (GAAP Ấn độ), sinh viên cần phải học những kiến thức nhất định về IFRS. Trong những học phần kế toán cấp độ cao cấp (advanced accounting), sinh viên tiếp tục được yêu cầu cao hơn về kiến thức IFRS như so sánh, phân tích sự khác nhau và sự hài hòa giữa IFRS và GAAP Ấn Độ. Cùng với việc đưa IFRS vào CTĐT, các trường đại học ở Ấn Độ cũng luôn xem xét phương pháp sư phạm liên quan đến việc chuyển đổi các môn mang tính thực tiễn nghề nghiệp thành các môn được giảng dạy hàn lâm. Họ linh hoạt áp dụng các phương pháp sư phạm như xen kẽ các lớp chuyên đề, phân tích tình huống thực tế bên cạnh các buổi giảng lý thuyết. Theo Archane Patro thì Ấn Độ vẫn là một quốc gia “còn trong trứng nước” trong việc đưa IFRS vào CTĐT của các trường đại học. Tại Hồng Kông Các trường đại học và cao đẳng ở Hồng Kông áp dụng IFRS vào CTĐT ở các học phần Kế toán tài chính. Những tài liệu tham khảo về IFRS được đưa vào sử dụng. Hiệp hội Kiểm toán công chứng Hồng Kông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và kết hợp giữa IFRS và Chuẩn mực BCTC Hồng Kông (HKFRS). Theo Uỷ ban chuẩn mực giáo dục kế toán quốc tế (IAESB-International Accounting Education Standards Board) (2010), để trở thành chuyên gia, mỗi cá nhân phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng như: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng vận dụng, kỹ năng giao tiếp và truyền đạt, kỹ năng tổ chức và quản lý. Để giúp người học có được những kỹ năng theo yêu cầu của IAESB, nền giáo dục Hồng Kông đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như phân tích tính huống thực tế, viết báo cáo, mô phỏng thực tiễn… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tiến sĩ Wong (2013), đa phần sinh viên thích phương pháp thuyết giảng hơn là các phương pháp sư phạm khác trong việc học IFRS. Giống như Ấn Độ, ở Hồng Kông, việc phổ biến cho sinh viên biết được lợi ích của việc đưa IFRS vào CTĐT như việc sẵn sàng cho các kỳ thi nghề nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng cũng góp phần cho sự thành công của việc áp dụng IFRS. Hồng Kông đã làm rất tốt việc này, bằng chứng là có hơn 97% sinh viên hoàn toàn đồng ý việc các trường đại học và cao đẳng đưa IFRS vào CTĐT. Theo nghiên cứu của Wong (2013), đối với sinh viên, việc áp dụng IFRS vào CTĐT cho các ngành được thực hiện như nhau, không có sự khác biệt giữa ngành kế toán, tài chính với các ngành kinh tế khác, ngay cả chương trình chính quy hay các hệ đào tạo khác. Do vậy, IFRS được đưa vào CTĐT của các ngành kinh tế của hầu hết các trường đại học và cao đẳng. 249
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Tại Mỹ Hiệp hội kế toán công chứng Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng IFRS vào các doanh nghiệp theo lộ trình từ 3 đến 5 năm. Các doanh nghiệp kế toán kiểm toán lớn phải sẵn sàng cho việc hòa hợp giữa GAAP Mỹ và IFRS. Một trong những giải pháp đó là các doanh nghiệp hỗ trợ các viện đào tạo để đưa IFRS vào CTĐT. Vài ví dụ điển hình như viện đào tạo IFRS thuộc tập đoàn Deloitte; các bản tin nội bộ về IFRS được Ernst & Young phát hành 2 tháng một lần; các hướng dẫn giải thích cho các chuẩn mực bất kỳ, hay nguồn tài liệu trực tuyến bao gồm những cập nhật mới nhất do KPMG cung cấp hàng kỳ; hay nguồn tài liệu do Pricewaterhouse&Coopers cung cấp bao gồm những hướng dẫn các chuẩn mực IFRS qua các chủ đề hàng kỳ, so sánh với GAAP Mỹ và các minh họa bằng BCTC trong các ngành công nghiệp khác nhau… Năm 2010, Katherine tìm hiểu và đưa ra kinh nghiệm về việc đưa IFRS vào đào tạo tại trường đại học Morgan State (Katherin, 2010). (1) Thứ nhất, trường Morgan tập trung phát triển và tối ưu hóa các kỹ năng cho sinh viên. Họ sẽ cung cấp cho sinh viên cơ hội nắm kiến thức cơ bản và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách vận dụng những hiểu biết của cá nhân kết hợp tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn và làm việc nhóm. Sinh viên có thể phát triển sự hiểu biết của mình qua việc giải quyết các tình huống của môn học đưa ra bằng cách tương tác và trao đổi với các thành viên khác, đồng thời tương tác với giảng viên, giúp kiến thức của sinh viên phát triển hơn mức mong đợi. (2) Thứ hai, trường Morgan chú trọng đến phương pháp giảng dạy hướng đến sự hợp tác giữa các cá nhân trong lớp học, cụ thể là phương pháp giảng dạy và học tập thông qua các tình huống cụ thể, sử dụng các mô hình thực tế. (3) Thứ ba, trường Morgan đặt ra câu hỏi IFRS sẽ được đưa vào CTĐT ở các cấp độ nào là hợp lý? Họ cho rằng IFRS nên được đưa vào CTĐT ngay tại cấp độ kế toán trung cấp ở năm đầu tiên,vớilý do là khi sinh viên cần phải có kiến thức cơ bản về IFRS khi tiếp tục học cấp độ cao hơn. Ở cấp độ cao cấp, sinh viên có thể giải quyết những chủ đề phức tạp hơn như phân tích BCTC, các hình thức phức tạp của BCTC,… Còn những ngành đào tạo kinh tế khác không chuyên về kế toán, việc giới thiệu IFRS ở năm đầu tiên sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về kế toán quốc tế, và có thể đây là lần duy nhất sinh viên không chuyên kế toán tiếp cận môn kế toán, nên họ cần kiến thức chung nhất để đọc hiểu BCTC của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Do vậy, IFRS nên được đưa vào học kỳ đầu tiên của CTĐT cho các ngành dù là chuyên hay không chuyên về kế toán. Bên cạnh nghiên cứu trên, còn có rất nhiều nghiên cứu khác về việc kết hợp IFRS vào CTĐT của các khóa học kế toán cấp độ trung cấp. Theo nghiên cứu của Fay (2008), về việc đưa IFRS vào CTĐT tại trường đại học công nghệ Virginia, việc kết hợp giảng dạy IFRS ở các khóa học kế toán ở cấp độ trung cấp là hoàn toàn hợp lý. Trong rất nhiều khía cạnh, họ nhấn mạnh tính chuyên nghiệp trong ngành nghề cần được đào tạo cho sinh viên một cách cơ bản cho dù trong tương lai IFRS có được áp dụng hay không. Nghiên cứu này cũng cho rằng, tại thời điểm hiện tại, IFRS vẫn chưa thay thế GAAP Mỹ trong khi cả thế giới đang sử dụng IFRS, cho nên họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán.Đồng thời, Fay cũngđề xuất phải đưa IFRS vào CTĐT của năm học đầu tiên theo 3 cách:(1) kết hợp trực tiếp các IFRS vào từng bài giảng kế toán;(2) thiết kế IFRS thành một bài giảng riêng biệt vào cuối năm học; và (3) trình bày các nghiên cứu và mở các buổi hội thảo 250
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam thường xuyên để giới thiệu và thảo luận các chủ đề IFRS.Theo cách (1), việc kết hợp trực tiếp IFRS vào bài giảng các môn kế toán và giảng dạy trong học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất sẽ có những khó khăn nhất định vì sinh viên chưa thật sự làm quen với các hình thức lẫn chức năng của BCTC, sinh viên chưa hình dung được ý nghĩa và tác dụng mà thông tin kế toán mang lại. Theo cách (2), việc thiết kế IFRS thành một bài giảng riêng biệt và giảng dạy vào cuối học kỳ của năm nhất, lúc đó sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về GAAP,nên họ có thể thảo luận sự khác nhau giữa GAAP Mỹ và IFRS ở mức độ cơ bản theo sự hướng dẫn của giảng viên. Hơn nữa, sinh viên cần có ý thức tự trang bị thêm cho mình những kiến thức khác để có thể đăng ký thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp theo IFRS. Như vậy, việc giới thiệu IFRS thành một môn học riêng vào cuối học kỳ đầu của năm nhất là hợp lý để sinh viên có thể ôn luyện lại các kiến thức đã học theo GAAP Mỹ và so sánhvới IFRS. Phương pháp đưa IFRS thành một môn học ở cuối năm học thứ nhất được đánh giá là đem lại lợi ích tối ưu để sinh viên hoàn thiện kiến thức và phân tích được các khái niệm theo khung GAAP Mỹ, sẵn sàng cho việc phân tích theo IFRS. Còn cách (3) cũng được triển khai để hỗ trợ cho cách (2) thêm hiệu quả và được thực hiện ở những thời điểm thích hợp. Lớp học có thể được linh hoạt tổ chức thành các lớp nhỏ hơn để tiến hành các buổi thảo luận nhóm, các buổi thuyết trình nhỏ, các dự án nhóm, hoặc các hội thảo, nghiên cứu nhỏ. Với cách tổ chức lớp học như vậy, sinh viên có thời gian để hoàn thiện kiến thức về khái niệm cũng như phát triển tư duy của mình bằng việc luyện tập các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn và nhận được các nhận xét từ người hướng dẫn lẫn bạn học. Trong tương lai, kế toán sẽ có rất nhiều luật lệ, quy định mới nênviệc truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cùng cách tiếp cận vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau như trên sẽ giúp sinh viên có kỹ năng tự nghiên cứu cái mới, tạo nhiều cơ hội thành công trong lĩnh vực kế toán chuyên nghiệp. Thực trạng đào tạo kế toán tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay Hiện nay, cả nước có hơn 200 trường đang đào tạo ngành kế toán và kiểm toán ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ với đủ các hệ chính quy và không chính quy. CTĐT bậc đại học của một số trường trong những năm gần đây có nhiều cải tiến căn bản về cả nội dung lẫnhình thức, kể cả quốc tế hoá CTĐT bằng cách lồng ghép các môn học kế toán quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc liên kết với CTĐT của các trường đại học trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn nội dung các môn học kế toán trong CTĐT của các trường vẫn hoàn toàn dựa trên VAS và các Chế độ kế toán Việt Nam. Mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng tham khảo IAS, nhưng VAS vẫn còn khoảng cách khá lớn để có thể hòa hợp với quốc tế. Bên cạnh đó, cách triển khai giảng dạy các môn học kế toán tại các trường đại học hiện nay nặng về mặt kỹ thuật, chủ yếu là kỹ thuật tính toán, ghi chép tỉ mỉ các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán và cuối cùng lập các BCTC. Vì vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì việc đưa IFRS vào CTĐT của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đầu tiên, chúng tôi bàn luận về phương pháp giảng dạy và học tập các môn kế toán ở đa số các trường đại học hiện nay. Vấn đề này liên quan đến nội dung các môn học về kế toán mà chủ yếu dựa vào VAS và các Chế độ kế toán cụ thể. Cách giảng dạy các môn kế toán hiện nay của các trường là thiên về dạy văn bản pháp luật về kế toán, như các thông tư, nghị 251
  6. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam định,… do Nhà nước ban hành. Sinh viên được dạy các quy định cụ thể trong văn bản và vận dụng các phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ từng nghiệp vụ cụ thể sao cho đúng với các quy định hiện hành, nhất là làm sao tuân thủ đúng với những hướng dẫn chi tiết trongChế độ kế toán hiện tại. Áp lực đó dẫn tới tâm lý là người dạy chỉ dạy cho sinh viên biết được các quy định hiện hành, còn sinh viên chỉ học với mục tiêu là phải nhớ và biết vận dụng văn bản, từ đó dễ dàng dẫn đến tình trạng sinh viên học một cách thụ động, học thuộc lòng và vận dụng một cách máy móc chứ không có thói quen nghiên cứu để hiểu sâu bản chất vấn đề. Vì thế, sinh viên sẽ thiếu tính linh hoạt, không biết xử lý tình huống khi gặp phải những vấn đề mới phát sinh mà chưa có quy định hướng dẫn chi tiết, hoặc có nhưng chưa rõ ràng. Trong khi đó, nếu áp dụng IFRS là áp dụng chuẩn mực dựa trên nguyên tắc, nghĩa là, các quy định cụ thể sẽ không còn được chú trọng mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cho những người làm kế toán vận dụng xử lý tình huống. IFRS đưa ra các mục tiêu quan trọng để lập BCTC cùng với các ví dụ cụ thể để hướng dẫn và giải thích cho các mục tiêu đó. Việc vận dụng chuẩn mực dựa trên nguyên tắc như vậy đòi hỏi người làm kế toán phải có hiểu biết sâu và có kỹ năng xét đoán nghề nghiệp cao. Điều này dẫn tới việc dạy kế toán theo IFRS phải tập trung vào các nguyên tắc, các khái niệm và các kỹ năng về phán xét nghề nghiệp khi lập BCTC, sao cho sinh viên có thể áp dụng các khái niệm này để giải quyết các vấn đề thực tế một cách linh hoạt. Như vậy, việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc thay đổi cách dạy – học kế toán từ mục tiêu vận dụng một cách máy móc thụ động sang mục tiêu phải hiểu biết chuyên sâu để vận dụng một cách chủ động linh hoạt. Vấn đề thứ hai, chúng tôi nhận thấy nội dung các môn học liên quan trực tiếp đến kiến thức kế toán trong CTĐT của các trường còn nhiều điểm chưa hợp lý, tồn tại sự trùng lắp về nội dung và chưa thực hiện đúng vai trò của từng môn học. Xem xét các CTĐT thì thấy tất cả được thiết kế theo kiểu hình tháp với các môn học chia theo từng cấp độ nội dung từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên ngành. Bậc kiến thức cơ bản là tiền đề, nền tảng trang bị cho sinh viên các kiến thức chung để tiếp tục học các kiến thức chuyên ngành. Xin đề cập đến 2 môn học Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính, là các môn học bắt buộc, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất cho nghề kế toán, kiểm toán. Môn Nguyên lý kế toán là môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành có vai trò quan trọng giúp sinh viên biết được các khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc và phương pháp cơ bản nhất về kế toán. Đó là nền móng để sinh viên tiếp tục nghiên cứu sâu về kế toán. Môn Kế toán tài chính là môn học trong khối kiến thức chuyên ngành, chủ yếu đề cập đến cách thức xử lý thông tin kế toán theo từng loại nghiệp vụ cụ thể để có thể trình bày các thông tin đó trên BCTC. Khi nghiên cứu kỹ nội dung giảng dạy hai môn học này, chúng tôi thấy rõ có sự trùng lắp một phần về nội dung và chưa rõ về vai trò khác nhau của hai môn học này, trong đó cách tiếp cận của môn Nguyên lý kế toán là chưa phù hợp với thực tiễn. - Nội dung của môn Nguyên lý kế toán hiện nay được giảng dạy ở đa số các trường đại học theo cấu trúc là giới thiệu kiến thức tổng quan về kế toán và phương pháp xử lý thông tin kế toán liên quan đến các đối tượng cơ bản trong một quy trình sản xuất kinh doanh. Cách tiếp cận này chú trọng đến việc giảng dạy các phương pháp kế toán cơ bản một cách rời rạc để phục vụ cho mục tiêu xử lý các nghiệp vụ cụ thể. Do mục tiêu đặt nặng trọng tâm vào việc 252
  7. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam tuân thủ đúng quy định hiện hành, nên nội dung môn học cũng chú trọng đến cách ghi sổ, tức định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thế nào là đúng, chứ ít quan tâm đến bản chất, nguyên tắc và khái niệm cơ bản của kế toán một cách sâu sắc, kể cả chu trình (các bước) để thực hiện công việc kế toán cũng không rõ ràng, bài bản. Vì vậy, sinh viên học xong chỉ giỏi kỹ năng định khoản kế toán là chủ yếu. - Đối với môn Kế toán tài chính, nội dung được chia thành nhiều học phần theo cách tiếp cận các khoản mục trên BCTC, với yêu cầu sinh viên phải nắm và vận dụng các quy định trong VAS và các thông tư hướng dẫn các Chế độ kế toán cụ thể để xử lý nghiệp vụ. Học phần 1 chủ yếu tập trung kế toán các khoản mục cơ bản trên BCTC như: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Học phần 2 liên quan đến các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù ở các doanh nghiệp, như: doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, xây lắp, đầu tư xây dựng cơ bản, giao dịch ngoại tệ, bất động sản đầu tư, thuê tài sản, công ty cổ phần… Học phần thứ 3 liên quan đến các nội dung về kế toán thuế, lập BCTC, các hoạt động điều chỉnh, sửa sai kế toán… Như vậy, cả hai môn học Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính giống nhau về mục tiêu là chú trọng kỹ năng xử lý nghiệp vụ cụ thể, ví dụ kỹ năng định khoản kế toán sao cho đúng quy định hiện hành, trong khi kiến thức nền tảng về lý luận, nguyên tắc cơ bản lại ít chú trọng. Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp sinh viên có kỹ năng tốt trong việc thực hiện đúng quy định khi làm kế toán, còn nhược điểm là khiến cho sinh viên làm kế toán một cách máy móc, thiếu linh hoạt, không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vớitình trạng này, khả năng hoà hợp của kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế sẽ rất hạn chế và càng khó khăn hơn nếu muốn áp dụng IFRS. Vấn đề thứ 3 cần đề cập là việc giới thiệu IAS trong CTĐT của các trường đại học hiện nay. Với xu hướng hội nhập quốc tế, vấn đề này đã và đang được các trường đại học quan tâm nhiều, thể hiện qua những hành động cụ thể như các trường đã lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT của ngành kế toán; hoặc có trường có những chương trình liên kết hoàn toàn với nước ngoài để giảng dạy. Tuy vậy, các trường đều phải dạy kế toán Việt Nam để sinh viên ra trường có thể làm việc tại môi trường doanh nghiệp Việt Nam. Việc lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT nhằm giúp sinh viên tiếp cận được thông lệ kế toán theo IAS, hoặc CMKT của một số quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản… đều tùy vào lựa chọn của các trường. Cách triển khai là phần lớn các trường sử dụng tài liệu, giáo trình bằng tiếng Anh, nhờ vậy mà sinh viên có cơ hội làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, việc làm này cũng chưa có hiệu quả cao vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả khách quan và chủ quan. Ngoài các môn học kế toán quốc tế được đưa vào CTĐT chính khóa, các trường còn thực hiện giới thiệu IAS đến sinh viên bằng các chương trình ngoại khoá có liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, LCCI, CPA Úc, CPA Mỹ, ICAEW… có cấp chứng chỉ và thu học phí cao. Thậm chí, một số trường xem việc giảng dạy kế toán quốc tế là một tiêu chí để cạnh tranh trong tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên. Tuy nhiên, số lượng các trường thực hiện chưa nhiều bởi sự quan tâm, khả năng để tham gia vào các chương trình như vậy của sinh viên còn rất hạn chế. Nguyên nhân ở đây có thể là sinh viên chưa nhận thức được vai 253
  8. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam trò của việc hội nhập với CMKT quốc tế một cách sâu sắc, đồng thời CTĐT của các trường vẫn thiên về kế toán Việt Nam nên sinh buộc phải học và không đủ thời gian, năng lực tài chính để tiếp cận các chương trình kế toán quốc tế này. Tóm lại, CTĐT ngành kế toán của các trường đại học hiện nay vẫn nặng về kế toán Việt Nam và các môn học kế toán có nội dung và cách tiếp cận chưa phù hợp với hội nhập quốc tế. Một số trường có lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT, hoặc có các chương trình kế toán quốc tế liên kết với các trường và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán quốc tế. Như vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì các trường đại học cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khi mong muốn sinh viên mình phải đạt được các chuẩn về kế toán quốc tế như chuẩn đầu ra đã công bố. Đề xuất một số giải pháp để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán đối với các trường đại học Việt Nam Nhìn vào thực trạng công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt Nam hiện nay và dựa trên kinh nghiệm của các nước đã đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để có thể từng bước đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán như sau: Một là, cần thay đổi ngay quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy - học hiện nay. Giảng viên nên giúp sinh viên nhận thức việc hiểu biết kiến thức căn bản về khái niệm, chu tŕnh, phương pháp, nguyên tắc trong kế toán, cũng như khả năng giải thích bản chất các vấn đề quan trọng hơn là chỉ biết thực hiện theo các quy định cứng nhắc như cách dạy – học hiện nay. Muốn như vậy, giảng viên các trường phải áp dụng nhiều hình thức giảng dạy, trong đó quan trọng nhất là tổ chức hoạt động dạy học làm sao để đẩy thế chủ động về phía sinh viên, kết hợp đưa nhiều tình huống thực tế về kế toán vào công tác giảng dạy. Đồng thời, sinh viêncũng cần nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu thì khả năng tiếp cận IFRS sau này mới hiệu quả. Hai là, rà soát lại nội dung của từng môn học, học phần và hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học,mục tiêu của mỗi môn học, học phần cần được xác định rõ ràng, cụ thể. Nếu thực hiện đúng vai trò thì môn Nguyên lý kế toán là môn nền tảng về khoa học kế toán, nó trang bị những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, nguyên tắc, phương pháp và chu trình kế toán; giúp người học hiểu được căn nguyên, bản chất và ý nghĩa kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của môn Nguyên lý kế toán không cần phải đưa quá nhiều những quy định của văn bản pháp luật vào và không nên quá coi trọng kế toán phải tuân thủ đúng các quy định đó.Tiếp theođó, khi sinh viên học môn Kế toán tài chính, họ mới bắt đầu xử lý tình huống dựa vào những quy định trên cơ sở hiểu rõ những nguyên tắc và bản chất của kế toán đã được học ở môn Nguyên lý kế toán. Điều này dẫn tới việc cần thiết phải thay đổi cách thức và phương pháp triển khai môn Kế toán tài chính theo hướng là để sinh viên tự nghiên cứu và giải thích ý nghĩa và nguyên nhân của những quy định cụ thể, thay vì chỉ biết tuân thủ đúng quy định như hiện nay.. Ba là, khi xây dựng CTĐT của ngành kế toán, các trường cần xem xét lồng ghép các học phần kế toán quốc tế có liên quan đến IFRS vào CTĐT. Học hỏi kinh nghiệm từ Mỹ, các môn IFRS nên được thiết kế riêng từng chuyên đề, hay từng học phần tách biệt với VAS và áp 254
  9. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam dụng ngay cho sinh viên năm thứ hai sau khi học xong môn Nguyên lý kế toán. Đồng thời, các môn IFRS nên đượchọc song song với các học phần kế toán Việt Nam (VAS). Các chuyên đề của IFRS phải được nghiên cứu kỹ để phân loại theo cấp độ, từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với tiến trình học tập của sinh viên theo khóa học. Đối với các trường đã ký kết hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Úc … sẽ có nhiều thuận lợi khi lồng ghép các môn học của các tổ chức này vào CTĐT vì sinh viên được học theo giáo trình quốc tế do các tổ chức trên cung cấp và các giáo trình này luôn được cập nhật theo IFRS. Tuy nhiên, các trường cần có những phương pháp dạy-học phù hợp để đảm bảo kết hợp tính hàn lâm trong khoa học và tính thực tiễn khi thực hành nghề nghiệp trong quá trình áp dụng các môn học của các tổ chức nghề nghiệp này. Nếu các trường làm được như vậy, sinh viên sẽ có kiến thức song song của VAS và IFRS sau khi tốt nghiệp. Bốn là, các trường đại học, các doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho sinh viên ý thức được tính cấp thiết và lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp của mình sau này, thông qua các hình thức như tổ chức hội thảo chuyên môn, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm để tuyên truyền cho sinh viên hiểu và ý thức được thái độ học tập của mình. Song song đó, các trường cũng cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW…., để tổ chức các chương trình hoặc khóa học về IFRS cho sinh viên và hỗ trợ họ để có thể tham gia các khóa học này. Năm là, Chính phủ Việt Nam phải có những chính sách về kinh tế - xã hội phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần, các đối tượng trong xã hội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và áp dụng IFRS. Cụ thể, đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng CTĐT để họ tự lựa chọn phương án tối ưu trong việc thiết kế nội dung môn học, học phần, thiết kế CTĐT phù hợp với xu thế hoà nhập và hoà hợp với quốc tế. Kết luận Việc áp dụng hoặc cho phép áp dụng IFRS vào Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nhất là sau khi Luật Kế toán có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế xã hội của Việt Nam như hiện nay, việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cũng như các vấn đề vĩ mô khác. Tuy nhiên, nhiều khó khăn và thách thức cũng sẽ gia tăng đối với Việt Nam. Qua kinh nghiệm của các quốc gia, chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học. - Phần lớn các trường đại học trên thế giới cho rằng chìa khóa thành công của việc phổ biến IFRS chính là thu hút sự quan tâm của sinh viên vào các quyền lợi mà IFRS mang lại, như cơ hội nghề nghiệp, và nhấn mạnh vào các kỳ thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận. Việc áp dụng IFRS vào CTĐT ngành kế toán là gia tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Ở Mỹ, mặc dù GAAP của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán, tài chính của hầu hết các doanh nghiệp, nhưng nhiều trường đại học ở Mỹ vẫn đưa IFRS vào CTĐT 255
  10. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ngành kế toán bằng nhiều hình thức rất đa dạng. Trường đại học công nghệ Virginia đã kết hợp giảng dạy IFRS ở các khóa học kế toán cấp độ trung cấp cho dù tương lai IFRS có được áp dụng hay không. Trường đại học Morgan State đưa IFRS vào học kỳ đầu tiên của năm nhất ngành kế toán cho dù đó là ngành học chuyên hay không chuyên về kế toán. Thực tế công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt nam cho thấy các trường chỉ chú trọng đào tạo theo VAS và các Chế độ kế toán cụ thể của Việt Nam. Như vậy, nếu không có những thay đổi và cách tiếp cận mới thì khi Việt Nam áp dụng IFRS, sinh viên của các trường sẽ rất khó khăn để tiếp cận IFRS, từ đó sẽ chịu thiệt thòi trong môi trường cạnh tranh về nguồn lực lao động trong khu vực và thế giới. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cho các trường đại học Việt Nam để đưa IFRS vào CTĐT, trong đó việc thay đổi tư duy và cách tiếp cận theo thông lệ quốc tế là biện pháp cốt lõi mà các trường nên chú trọng. Những vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết ổn thỏa, nhưng vấn đề con người thực sự rất phức tạp và cần nhiều thời gian cũng như tâm sức để hoàn thiện. Các trường đại học Việt Nam cũng phải cần nhiều sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới trong quá trình đưa IFRS vào các trường đại học.   ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐  Tài liệu tham khảo 1. Archana, P., Gupta, V.K., (2012), Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Accounting Curriculum in India - An Empirical Study, Procedia Economics and Finance, 227-236. 2. IASB Publication,Who WeAre andWhatWeDo(2009). 3. Fay. RG, Brozovsky. JA, Edmonds. JH, and Lobingier. PG., (2008),DeloitteIncorporatingInternationalFinancialReportingStandards(IFRS)intoIntermediateAccountingIASB Standards. Review of VirginiaTech. 4. Hans Hoogervorst - Chairman, International Accounting Standards Board, 8 March 2016, IFRS Standards and Vietnam, Hanoi, Vietnam 5. Katherine K., Peter H., John M., (2010), Introducing IFRS into introductory financial accounting courses, 1, (2), 39-47. 6. Wong, H. and Wong, KH., (2013), An Empirical Study - Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Hong Kong Education, 5, (4), Journal of Management Research, 98-107. 7. Nguyễn Thu Hà, Trần Đình Tuân (2016), Rút ngắn khoảng cách giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế, Tạp chí Tài Chính Kỳ 2 số tháng 4/2016, 49 – 50. 8. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29. 9. TS. Trần Mạnh Dũng & ThS. Nguyễn Thúy Hồng (2016), Giảng IFRS trong đào tạo kế toán.http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet/newsid/3951/GIANG-IFRS-TRONG-DAO-TAO-KE-TOAN 10. www.deloitte.com/dtt/section_node/0,1042,sid%253D49563,00.html 11. www.deloitte.com/dtt/article/0,1002,cid%253D184083,00.html 12. www.ey.com/global/content.nsf/International/Assurance__IAS_-_Tools_and_Resources 13. www.kpmgifrg.com/pubs/index.cfm 14. www.kpmgifrsinstitute.com/Events.aspx?CallFrom=ONDEMAND 15. www.pwc.com/extweb/pwcpublications.nsf/docid/D7ECA7B0D78F3C7E8025699E0071ACBE 256
nguon tai.lieu . vn