Xem mẫu

  1. Giới thiệu di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên Nguyễn Danh Hạnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên Tóm tắt: Tháp Nhạn là di tích kiến trúc vùng đất Phú Yên nói riêng cũng như của nghệ thuật tiêu biểu của nền văn hoá miền Trung nói chung. Di tích này cũng là Chăm pa ở Phú Yên. Di tích này phản ánh một trong những địa điểm tham quan về đời sống vật chất, tinh thần, các mối hấp dẫn góp phần thúc đẩy hoạt động giao thoa giữa các nền văn hoá góp du lịch ở Phú Yên hiện nay. phần tạo nên bản sắc của nền văn hoá của người Chăm trong tiến trình lịch sử. Từ khóa: Di tích Tháp Nhạn, kiến trúc và Di tích Tháp Nhạn có { nghĩa quan trọng điều khắc Chăm pa. trong việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá 1. Đặc điểm của di tích Tháp Nhạn 1.1. Đặc điểm về kiến trúc và điêu khắc Tháp Nhạn là một công trình kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm pa, tháp tọa lạc trên đỉnh Núi Nhạn, một ngọn núi có độ cao khoảng 60m, thuộc địa bàn phường 1 thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn nằm quay mặt về hướng Đông, kiến trúc có 3 phần gồm: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Đế tháp có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh có độ dài 12m, cao 2,4m. Kiến trúc phần đế bao gồm nhiều gờ giật và hơi choãi ra tạo cho ngôi tháp một thế vững chắc. Thân tháp hình trụ vuông mỗi cạnh dài 9m, cao 10m. Trên mỗi mặt của thân tháp có trang trí 5 trụ ốp tường (kể cả 2 trụ góc), giữa các trụ ốp có đường gờ tạo thành đường rãnh ăn sâu vào thân tháp. Phía dưới và phía trên các trụ ốp tạo hình loe rộng tạo cho các trụ ốp tường có thế rất vững chắc. Các trụ ốp tường để trơn, không chạm trổ hoa văn. Phía trên thân tháp nơi tiếp giáp với phần mái được xây thành gờ loe rộng tạo nên các đường băng chạy bốn phía để giảm bớt đi sự đơn điệu của phần tiếp giáp giữa các khối vuông. Cửa tháp nằm ở mặt phía Đông, cửa tháp là một bộ phận kiến trúc kéo về phía trước tạo nên một hành lang hẹp và dài để dẫn vào lòng tháp và thường có kiến trúc rất đẹp. Phần kiến trúc này của Tháp Nhạn đã bị sụp đổ, vết tích nền móng còn lại cho thấy phần kiến trúc này kéo dài ra phía trước 3m. Cửa tháp hiện nay cao 2,4m; phía trên xây giật cấp tạo thành vòm cuốn. Ở mặt tường ở các phía còn lại có các cửa giả, những cửa này đã bị hư hại nhưng cửa giả là những vị trí được chạm trổ công phu, có giá trị nghệ thuật cao. Mái tháp có 3 tầng, mỗi tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên mỗi tầng của mái tháp đều có trang trí cửa giả ở cả bốn mặt. Các cửa giả trên mỗi tầng mái cũng được trang 8
  2. trí rất cầu kz, nhưng đến nay phần lớn đã mất. Tầng mái cuối cùng của Tháp Nhạn thu nhỏ dần và kết thúc trên đỉnh tháp là một trụ đá hình chóp nhọn 4 mặt, cao 1,4m, phía dưới chân của chóp đá này có trang trí 8 cánh sen. Trên 4 góc của các tầng mái đều có hình chóp nhiều tầng, đó là hình thu nhỏ của ngôi tháp. Toàn cảnh Tháp Nhạn Trong các năm từ 1997 đến 1999, di tích Tháp Nhạn đã được trùng tu, tôn tạo, hiện nay mặt tường phía ngoài tháp phần mới tôn bổ, tôn tạo được xây thụt vào so với mặt tường cũ 5cm. Lòng Tháp Nhạn có bình đồ hình vuông, diện tích 4,6m x 4,6m, tường phía trong xây theo kỹ thuật xây giật cấp, càng lên cao càng thu hẹp dần và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng. Gạch xây tháp là loại gạch có kích thước lớn với chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng 20cm và chiều dày 8cm. Kỷ thuật xây dựng chồng khít các viên gạch lên nhau tạo thành các lớp tường dày từ 2 – 2,5m. Trong lòng Tháp Nhạn hiện có một đài thờ cao 2,5m gồm có một bệ thờ hình khối vuông thắt vào ở giữa có chạm núm vú hình tròn ở cả 4 mặt và cánh sen 3 lớp; một yony có chiều dài cạnh 1,1m, dày 0,28m và một hình lá nhĩ cao 1,2m có chạm hình Mukhalinga. Phía trên đài thờ 9
  3. đặt tượng thờ Thiên Y A Na, tượng cao 60 cm, vai rộng 20cm, thể hiện ở tư thế ngồi xếp bằng. Mặt tượng nghiêm nghị, mắt nhìn thắng về phía trước. Chi tiết kiến trúc trên thân tháp Tháp Nhạn được các nhà nghiên cứu xếp vào phong cách kiến trúc chuyển tiếp giữa phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1 và phong cách kiến trúc Bình Định với niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII. Đặc trưng cơ bản của phong cách kiến trúc này là các bộ phận kiến trúc thiên về hình khối, trên thân tháp có các trụ ốp tường không trang trí hoa văn, các cửa giả thường có hình chóp nhọn. Với những đặc điểm kiến trúc đó, cộng thêm vị trí xây tháp thường nằm trên những ngọn núi cao, do vậy các ngôi tháp thuộc phong cách này thường có dáng vẻ uy nghi như đang vươn tới trời xanh. 10
  4. Trong khi đó các tác phẩm điêu khắc gắn liền với di tích Tháp Nhạn, nhất là đài thờ đặt trong lòng tháp thuộc phong cách nghệ thuật Tháp Mắm có niên đại vào khoảng thế kỷ XII. Phong cách nghệ thuật thuật điêu khắc Tháp Mắm có đặc trưng cơ bản với tượng động vật có kích thước lớn. Hoa văn trang trí sinh động, kết thúc hoa văn có những đường xoáy ốc nổi cao. Hoạ tiết hoa văn cánh sen thường xuất hiện trên các tác phẩm điêu khắc. Đặc biệt hình tượng những bầu vú căng tròn trang trí trên các đài thờ nhằm thể hiện ước muốn sinh sôi nảy nở là một trong những đặc trưng quan trọng của nghệ thuật điêu khắc thuộc phong cách này. Mái tháp 1.2. Đối tượng thờ tự tại Tháp Nhạn Thông thường các ngôi tháp Chăm thờ bộ ngẫu tượng gồm linga – yony, trong đó linga là biểu tượng của thần Siva, nhưng Tháp Nhạn lại thờ thần Poh Inư Naga (còn gọi là Poh Naga), tiếng Chăm cổ Poh là vị thần, Inư là mẹ, Naga là xứ sở. Vì thế Poh Inư Naga có nghĩa là Mẹ Xứ Sở. Đây là tín ngưỡng của cư dân bản địa cổ. Poh Inư Naga là một vị thiên thần cai quản toàn bộ đất đai, rừng núi, sông biển. Bà đã nhiều lần giáng trần để giúp đỡ, đem lại ấm no, hạnh phúc 11
  5. cho muôn dân. Khi người Chăm tiếp thu văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của Ấn Độ thần Poh Inư Naga được người Chăm đồng nghĩa với nữ thần Parvarti, một hóa kiếp của thần Siva. Do đó, việc thờ Poh Inư Naga cũng đồng nghĩ với việc thờ thần Siva. Đài thờ trong di tích Tháp Nhạn 12
  6. Đến khi người Việt vào sinh sống ở khu vực Nam Trung bộ, tín ngưỡng thờ thần Poh Inư Naga có sự tương đồng với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vì thế Poh Inư Naga được người Việt tiếp tục thờ phụng với tên gọi là Thiên Y A Na hay Thiên Y Thánh Mẫu. Sự tích về Thiên Y A Na cũng được Việt hóa bằng một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Một trong những truyền thuyết đó đã được ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí và được khắc tạc vào bia đá dựng ở Tháp Bà (Nha Trang – Khánh Hòa). Truyền thuyết của người Chăm cũng cho biết vùng đồng bằng Tuy Hòa là một trong những nơi bà Thiên Y A Na giáng trần đầu tiên. Khi những lưu dân người Việt đầu tiên theo danh nhân Lương Văn Chánh đến khai phá, định cư ở vùng đất Phú Yên vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII chắc chắn tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na tại Tháp Nhạn của người Chăm đã được người Việt hết sức coi trọng, bằng chứng là ngọn núi nơi ngôi tháp toạ lạc đã được đặt tên là núi Bảo Tháp, khu vực dân cư quanh Núi Nhạn cũng được đặt tên là xã Bảo Tháp. Điều đó cũng cho thấy rằng tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na tại Tháp Nhạn đã được người Việt tiếp nhận ngay từ buổi đầu đến sinh sống ở vùng đất Phú Yên. 2. Vai trò của Tháp Nhạn với vùng đồng bằng Tuy Hoà trong tiến trình lịch sử Khu vực đồng bằng Tuy Hoà, bên cạnh Tháp Nhạn còn là địa bàn phân bố của nhiều di tích Chăm quan trọng khác, trong đó có các di tích bia Chợ Dinh, di tích Thành Hồ và di tích Núi Bà. 2.1. Bia Chợ Dinh Bia Chợ Dinh được khắc trực tiếp vào một mỏm đá ở phía Nam chân Núi Nhạn. Bia Chợ Dinh được khắc trên một phiến đá tự nhiên có chiều cao 5m, chiều rộng 4m, bia viết bằng chữ Sankrit, dạng tự vuông, bao gồm 3 dòng; 2 dòng trên dài 1,9m, dòng dưới cùng dài bằng một nửa hai dòng trên. Cỡ chữ khắc trên bia cao 6,5cm, khoảng cách giữa các dòng là 9cm. Nội dung của bia Chợ Dinh liên quan đến việc thờ thần Bhadresvaravamin - một dạng thể hiện của thần Siva. Căn cứ vào nội dung và kiểu chữ khắc trên văn bia các nhà nghiên cứu đã xác định bia Chợ Dinh có niên đại vào khoảng thế kỷ IV. Bia này được khắc dựng dưới triều đại vua Bhadravarman. Theo các nguồn sử liệu và theo phổ hệ các đời vua Chăm thì đây là thời kz vương triều thứ II với 5 đời vua. Bhadravarman còn được biết đến dưới một tên khác là Phạm Hồ Đạt. Ông lên ngôi vào khoảng năm 380, thời kz ông trị vì được xem là thời kz thịnh vượng. Ngoài việc cho khắc bia Chợ Dinh, Bhadravarman còn cho khắc dựng hai bia khác ở Quảng Nam là bia Hòn Cục và bia Mỹ Sơn I. Trong đó bia Mỹ Sơn I nói về việc dâng cúng một vùng đất thành tài sản vĩnh viễn cho thần Bhadresvara ở tại thung lũng Mỹ Sơn. Từ đó về sau, các triều đại vua Chăm đã tiến hành xây dựng rất nhiều đền tháp và biến Mỹ Sơn thành một thánh địa thiêng liêng. Sau này Mỹ Sơn đã trở thành di sản văn hoá thế giới. Bia Chợ Dinh có { nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu về lịch sử văn hoá Chămpa, đây là một trong những tấm bia có niên đại sớm nhất của người Chăm chỉ sau bia Võ Cạnh (niên đại vào khoảng thế kỷ II). Bia Chợ Dinh cũng là một trong những tấm bia đầu tiên đề cập đến tín ngưỡng thờ Siva. Điều đó cho thấy ít nhất là vào thế kỷ thứ IV, người Chăm đã có sự tiếp xúc, 13
  7. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và vùng đồng bằng Tuy Hoà là một trong những khu vực sớm nhất có sự ảnh hưởng đó. 2.2. Thành Hồ Di tích Thành Hồ cách Tháp Nhạn khoảng 12km về hướng Tây. Di tích này nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hoà, huyện Phú Hoà, cách cửa sông Đà Rằng khoảng 14km. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng Tuy Hoà và vùng núi phía tây Phú Yên. Nếu xem đồng bằng Tuy Hoà như một tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh của tam giác mà cạnh đáy là đường bờ biển. Thành Hồ là một toà thành có bình đồ gần với hình chữ nhật, các bờ thành nằm đúng với các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Mặt phía Nam giáp sông Đà Rằng, phía Tây giáp núi, mặt phía Bắc và phía Đông giáp với đồng ruộng bằng phẳng. Các bờ thành có độ dài xấp xỉ 800m. Kết quả thu được qua các lần khảo sát, nghiên cứu đã khẳng định thành Hồ được xây dựng từ rất sớm; có thể vào thế kỷ IV và tồn tại trong khoảng 12 thế kỷ cho đến khi người Việt bắt đầu vào đây sinh sống. Những kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định giá trị nhiều mặt của di tích Thành Hồ. Thành Hồ nằm ngay trên bờ sông Đà Rằng, con sông lớn ở miền Trung và là con sông duy nhất thông lên đến Tây Nguyên. Ở phía tây Thành Hồ là một vùng đất rộng lớn và tương đối bằng phẳng bao gồm vùng đất phía tây Phú Yên và một số tỉnh Tây Nguyên. Trên vùng đất rộng lớn này đã tìm thấy nhiều di tích Chăm như các đầu tượng bằng đất nung ở Củng Sơn, các tác phẩm điêu khắc ở Đắc Bằng hay tháp Yang Mum ở Gia Lai, vùng đất này được xem là châu Thượng Nguyên của Chăm Pa hay về sau này được biết đến với tên gọi là Thủy xá, Hỏa xá. Về mặt vị trí, Thành Hồ nằm án ngữ ngay tại điểm chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, do đó nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng Thành Hồ chính là cửa ngõ để thông lên châu Thượng Nguyên (Tây Nguyên) của Vương quốc Chămpa. 2.3. Núi Bà Núi Bà là một ngọn núi nhỏ có độ cao khoảng 60m nằm sát bên bờ nam sông Đà Rằng. Đứng trên núi Bà có thể nhìn bao quát được toàn bộ đồng bằng Tuy Hoà rộng lớn. Di tích Núi Bà là tên gọi dân gian hiện nay, nhưng vào đầu thế kỷ XX, di tích Núi Bà được gọi là Phước Tịnh và đã được kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp là H.Pacmentier khảo sát nghiên cứu. Những ghi chép của H. Pacmentier về di tích Phước Tịnh cho thấy kiến trúc Chăm ở đây đã bị đổ sụp từ trước, chỉ còn lại dấu tích của một ngôi tháp và ngay trên nền tháp đã được người Việt dựng lên một ngôi chùa lấy tên là Chùa Bà. H. Pacmentier cũng cho biết tại Núi Bà còn có rất nhiều hiện vật điêu khắc bằng đá. Vào các năm 1990 và 1993, một số hiện vật được đưa về Bảo tàng Phú Yên từ di tích này có đặc điểm và kích thước giống như những hiện vật mà H.Pacmentier đã mô tả. Dựa vào dấu tích kiến trúc và các hiện vật thu được, phần lớn các nhà nghiên cứu đều có nhận định rằng tại Núi Bà đã từng tồn tại một công trình kiến trúc Chăm có quy mô khá lớn. Các hiện vật Ganesa, Naga,… phát hiện tại di tích này lại được các nhà nghiên cứu xếp vào nhóm các tác phẩm điêu khắc cổ nhất của Chămpa. Điều đó cho thấy quá 14
  8. trinh tồn tại lâu dài của di tích này. Di tích Núi Bà có thể là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn của người Chăm ở vùng đồng bằng Tuy Hoà. Khi so sánh mối tương quan giữa di tích Tháp Nhạn với các di tích văn hóa Chăm ở đồng bằng Tuy Hoà, có thể thấy các di tích quan trọng đều được phân bố dọc theo hai bên bờ sông Đà Rằng. Đây là những di tích được xây dựng trong nhiều thời kz khác nhau, di tích bia chợ Dinh có niên đại vào khoảng thế kỷ IV; di tích Thành Hồ có niên đại vào khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XVI; di tích Tháp Nhạn có niên đại vào khoảng thế kỷ XI; di tích Núi Bà có niên đại vào thế kỷ XIV đến thế kỷ XV. Điều đó đã chứng tỏ sự phát triển liên tục và lâu dài của nền văn hoá Chăm ở Phú Yên, trong đó di tích Tháp Nhạn đóng vai trò như một trung tâm. Hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu về lịch sử văn hoá Chăm đều cho rằng Vương quốc Champa bao gồm nhiều tiểu quốc hợp thành. Mô hình của mỗi tiểu quốc thường lấy con sông làm trục qui chiếu đi từ hạ lưu đến thượng nguồn có các trung tâm Cảng thị - Kinh thành – Thánh địa. Đối với khu vực sông Đà Rằng và đồng bằng Tuy Hòa, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm của một tiểu quốc trong quá khứ với Cảng thị nằm ở gần cửa sông tại khu vực Tháp Nhạn, Kinh thành chính là Thành Hồ và Thánh địa là khu vực di tích Núi Bà. Với { nghĩa đó Tháp Nhạn được ví như ngọn hải đăng bên cửa sông Đà Rằng. Tháp Nhạn bên bờ sông Đà Rằng ở vùng đồng bằng Tuy Hòa 15
  9. 3. Giá trị của di tích Tháp Nhạn 3.1. Giá trị về kiến trúc - nghệ thuật Tháp Nhạn là toà tháp duy nhất còn tương đối nguyên vẹn trên vùng đất Phú Yên. Cũng như nhiều ngôi tháp Chăm còn lại trên dải đất miền Trung, Tháp Nhạn là công trình kiến trúc thể hiện bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công xưa. Bên cạnh đó, kỹ thuật xây dựng Tháp Nhạn nói riêng cũng như Tháp Chăm nói chung vẫn là một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tại Tháp Nhạn còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng sa thạch gồm các bộ phận trang trí trên phần cửa, phần mái của di tích có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt bệ thờ bằng sa thạch tại di tích Tháp Nhạn là một tác phẩm được chế tác công phu, với nhiều họa tiết hoa văn mềm mại, tinh tế. Đây là một trong rất ít bệ thờ thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Tháp Mắm. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của di tích Tháp Nhạn là nguồn tư liệu khẳng định giá trị to lớn về di sản kiến trúc, điêu khắc Champa. Góp phần quan trọng vào kho tàng di sản kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam. 3.2. Giá trị về lịch sử - văn hóa Di tích Tháp Nhạn là chứng tích về một quá trình phát triển lâu dài của vùng đồng bằng Tuy Hoà trong tiến trình lịch sử. Căn cứ vào phong cách kiến trúc và nghệ thuật thể hiện trên ngôi tháp này cho thấy trong quá khứ vùng đồng bằng Tuy Hoà có nhiều ảnh hưởng với vùng Vijaya (Bình Định hiện nay). Có thể vùng đất này xưa kia là một phần lãnh thổ của Vijaya hoặc ít nhất là có mối liên hệ chặt chẽ với tiểu quốc Vijaya. Sự xuất hiện và tồn tại của Tháp Nhạn qua câu chuyện cổ về Tháp Nhạn và tháp Cổ Cò của người Việt cũng phản ánh về quá trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt trong thế kỷ XVI, về sự giao thoa, về tinh thần hoà hiếu trong mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Chăm trên vùng đất Phú Yên trong quá khứ. Bên cạnh đó, Tháp Nhạn nằm trong số rất ít ngôi tháp Chăm còn có các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tại di tích. Tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na tại di tích Tháp Nhạn không chỉ là nguồn tư liệu để nghiên cứu về tín ngưỡng của cư dân Chăm trong quá khứ mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu quá trình giao thoa về tín ngưỡng, văn hóa Việt – Chăm. Cho đến nay, di tich Tháp Nhạn vẫn là địa chỉ văn hoá tâm linh gắn chặt vào tâm thức của mỗi người dân Phú Yên, là niềm tự hào của người dân Phú Yên để giới thiệu với bè bạn gần xa mỗi dịp đến thăm vùng đất Núi Nhạn – Sông Đà: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Trông về Núi Nhạn mà yêu quê mình”. 16
  10. 3.3. Giá trị về kinh tế - xã hội Di tích Tháp Nhạn là một trong những điểm thu hút khách tham quan du lịch hàng đầu ở Phú Yên. Mỗi năm có hàng vạn người đến tham quan di tích này góp phần thúc đẩy du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của tỉnh Phú Yên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Công Bằng, Tháp Bà Nha Trang, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 2005. [2]. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Văn hoá Chăm, nhà xuất bản Khoa học Xã hội tp Hồ Chí Minh 1991. [3]. Ngô Văn Doanh, Thành Hồ - Cửa ngõ châu Thượng Nguyên (Tây Nguyên) của Vươnng quốc Champa, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 3 – 200, trang 55 – 60. [4]. Ngô Văn Doanh, Tháp cổ Chămpa - Sự thật và huyền thoại, nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1994. [5]. Huznh Thị Được, Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, nhà xuất bản Đà Nẵng 2005. [6]. Phạm Thuý Hợp, Sưu tập điêu khắc Chăm pa tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội 2003. [7]. Nguyễn Hồng Kiên, Các phong cách điêu khắc Chămpa, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ Văn hoá Thông tin) số 130 – 1995, trang 37 – 39. [8]. Ngô Sao Kim, Truyện về Tháp Cổ Rùa và Tháp Nhạn, Chi hội Văn học Nghệ thuật thị xã Tuy Hoà, 1986. [9]. Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy, Du khảo văn hoá Chăm, nhà xuất bản Thế giới 2005. [10]. Kỷ yếu hội thảo lần thứ nhất, Trùng tu các đền tháp Chămpa, Nha Trang 4 - 2000. [11]. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam - tập 1, nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1985. [12]. Parmentier.H, Thống kê Khảo tả các di tích Chàm ở Trung Kz, Paris, 1909 (bản dịch của Viện Khảo cổ học). [13]. Lê Đình Phụng, Bia Mỹ Sơn I và các bia k{ có cùng niên đại, tạp chí Thông tin di sản văn hoá (Trung tâm bảo tồn di sản di tích Quảng Nam), Số 7 – 2004, trang 11-16. [14]. Lê Đình Phụng 2005, Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa, Viện Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 2005. [15]. Trần Kz Phương, Nghệ thuật Chăm pa, nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền – tháp, nhà xuất bản Thế giới, 2021 [16]. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 2006. [17]. Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng, Giữ gìn những kiệt tác kiến trúc trong nền văn hoá Chăm, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2000. [18]. Nguyễn Đình Tư, Non nước Phú Yên, nhà xuất bản Tiền Giang 1965. [19]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Địa chí Phú Yên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003. [20]. Trần Bá Việt (chủ biên), Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Champa phục vụ trùng tu & phát huy giá trị di tích, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2005. 17
nguon tai.lieu . vn