Xem mẫu

  1. Giật tít cho báo điện tử Không có từ tiếng Việt nào tương thích để diễn ta chính xác bởi thông thường nó là các tít (headline) của tin nhưng cũng có thể là phần Subject khi chúng ta viết email. Nếu tít của tin hay phần subject của một email không rõ ràng thì người sử dụng sẽ không bao giờ mở ra xem.Đòi hỏi đối với các tít trên báo điện tử rất khác so với báo viết vì chúng được sử dụng theo cách thức khác hoàn toàn. Dưới đây là hai khác biệt chủ yếu: Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ  cảnh: không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng một danh sách các bài
  2. báo, một danh mục các email gửi đến, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm (search engine), hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó. Trường hợp tương tự với các email. Chẳng có gì ngạc nhiên khi sáng ra mở email thấy cả đống thư từ, trong đó có những subject lạ hoắc. Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc  chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức
  3. ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay – nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái tí nào. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt. Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập và dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên, người sử dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này thì quá mất thời giờ. Có thể chắc chắn đến 99% rằng người sử dụng sẽ “delete” ngay những email có phần subject mù mờ, trừ một số trường hợp rách việc hoặc không mấy khi có người gửi thư cho.
  4. Một số chỉ dẫn để viết microcontent Giải thích rõ ràng nội dung của bài báo (hoặc email) bằng  những ngôn từ gần gũi với người sử dụng. Microcontent phải là phần tóm lược cực ngắn của macrocontent liên quan. Hãy dùng những từ đơn giản, đừng có tham chơi chữ hay  thể hiện trình độ ngôn ngữ với các tít “thông minh”. Đừng phóng đại sự hấp dẫn để lôi kéo mọi người nhấn  chuột nhằm tìm hiểu nội dung bài viết. Người sử dụng quá ngấy với cái trò đánh lừa này và rất khó chịu khi mất thời gian chờ download một trang web để rồi nhận ra đó không phải cái mà họ muốn. Trên báo in, sự tò mò có thể khiến người ta lật trang hoặc bắt đầu đọc một bài bái. Trên báo điện tử, nó sẽ làm người ta… phát điên.
  5. Trong khi cố gắng diễn tả đầy đủ nội dung, đừng quên là tít  càng ngắn thì càng dễ đọc. Cố dùng những động từ, tính từ có thể giảm bớt giới từ kèm theo. Nên lưu ý một chi tiết “nhỏ mà không nhỏ” là khi người sử  dụng các công cụ tìm kiếm thì tin tức sẽ xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Tít tiếng Anh thì có thể bị mắc sai lầm vớ vẩn và bị tụt xuống cuối bảng vì cứ tống mạo từ “the” lên đầu câu. Tiếng Việt thì không có những từ kiểu này để quên nhưng vẫn nên lưu ý thủ thuật nhỏ là đổi từ nếu có thể để tin “lên hàng” một chút. Từ đầu tiên nên là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông  tin nhất. Nó có lợi khi xếp “chỗ tốt” vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi người sử dụng nhìn sẽ thấy dễ hơn. Chẳng hạn
  6. bắt đầu bằng tên công ty, tên người hay vấn đề được đề cập trong bài viết. Chớ đặt mấy tít liền bằng cùng một chữ, vì như thế khó  nhận rõ sự khác biết khi lướt qua một danh mục.
nguon tai.lieu . vn