Xem mẫu

  1. PHẦN II: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Giới thiệu: Chương 4 giới thiệu kiến thức cơ bản về nguồn bệnh, các yếu tố truyền lây, phương pháp phòng và chống dịch bệnh, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp theo. Mục tiêu: - Mô tả được nguồn bệnh và phương thức truyền lây trong bệnh truyền nhiễm.. - Xác định được những điều kiện để phát sinh dịch bệnh - Trình bày được các giai đoạn tiến triển của dịch bệnh - Xác định được biện pháp phòng, chống dịch - Thực hiện được việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm. Nội dung chính: 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây 4.2.2. Phương thức truyền lây 4.3. Quá trình sinh dịch 4.3.1. Khái niệm 4.3.2. Điều kiện sinh dịch 4.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch 4.4. Các giai đoạn tiến triển của dịch 4.5. Biện pháp phòng dịch 4.5.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.5.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.5.3. Biện pháp đối với gia súc cảm thụ 4.6. Biện pháp chống dịch 4.6.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.6.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.6.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Nguồn bệnh là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. 34
  2. Từ khái niệm trên thấy rằng: không phải bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng có thể được coi là nguồn bệnh. Bởi vì, ở đó có thể chứa mầm bệnh, thậm chí mầm bệnh tồn tại khá lâu nhưng không có điều kiện để chúng sinh sôi này nở, tồn tại thuận lợi và lâu dài được. VD: Nha bào nhiệt thán tồn tại trong đất đến 35 năm nhưng chúng không thể sinh sản được. Vì thế đất không được coi là nguồn bệnh đối với bệnh nhiệt thán. Như vậy, nguồn bệnh phải là những sinh vật hoặc đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh. Chỉ có cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh sinh sống, phát triển thuận lợi và lâu dài. 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh - Động vật đang mắc bệnh: đó là động vật và người đang mắc bệnh ở các thể khác nhau, đặc biệt con ốm ở thời kỳ nung bệnh là nguy hiểm nhất vì chúng đã mang và bài xuất mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng. Những động vật mắc bệnh nhẹ cũng rất nguy hiểm vì chúng thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua, chúng có cơ hội tiếp xúc với động vật khỏe và dễ làm lây lan bệnh. Trong tự nhiên, dã thú và loài gặm nhấm chính là nguồn bệnh nguy hiểm với người và gia súc vì chúng là những ổ chứa mầm bệnh của rất nhiều bệnh truyền nhiễm. - Động vật mang trùng: bao gồm động vật nuôi, người, côn trùng và dã thú Hiện tượng mang trùng có thể bao gồm các loại vật nuôi sau khi mắc bệnh khỏi (có thể có miễn dịch hoặc không) nhưng có mang trùng gọi là động vật lành bệnh mang trùng. + Các động vật mới lành bệnh nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh trong một thời gian hoặc những động vật chưa hề mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh gọi là động vật khỏe mang trùng. + Các côn trùng được coi là nguồn bệnh khi chúng có khả năng truyền bệnh từ đời này sang đời khác. Động vật mang trùng là nguồn bệnh cức kỳ nguy hiểm, chúng thường làm lây lan bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây Mầm bệnh lây từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe do những quy luật nhất định chi phối, đó là cơ chế truyền bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi loại mầm bệnh có một nơi khu trú đầu tiên- đó là nơi mà mầm bệnh đầu tiên gặp những điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản rồi từ đó lan tới các cơ quan tổ chức khác. Nơi cư trú đầu tiên cũng là nơi đảm bảo cho mầm bệnh được bài xuất ra khỏi cơ thể và quyết định phương thức bài xuất. VD: Nếu nơi khu trú là phổi thì mầm bệnh bài xuất ra ngoài theo nước mũi, đờm và hơi thở; nếu là ruột thì theo phân; nếu là máu thì nhờ côn trùng hút máu... 35
  3. Phương thức bài xuất mầm bệnh lại quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh. Bài xuất theo đờm, nước bọt thì mầm bệnh tồn tại trong không khí; nhưng nếu bài xuất theo phân thì mầm bệnh tồn tại ở đất, nước... Nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh và nơi khu trú đầu tiên quyết định phương thức xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể động vật cảm thụ. VD: nếu mầm bệnh có trong không khí sẽ xâm nhập qua đường hô hấp để vào phổi. Mỗi loại mầm bệnh chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định cho nên cũng chỉ có một cơ chế truyển bệnh nhất định. 4.2.2. Phương thức truyền lây Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền theo 2 phương thức sau: - Phương thức truyền bệnh trực tiếp: mầm bệnh được truyền thẳng từ con ốm sang con khỏe không qua các nhân tố trung gian. VD: bệnh dại lây trực tiếp qua vết cắn. Mầm bệnh của những bệnh lây trực tiếp thường là những vi sinh vật ký sinh bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo và khó tồn tại ở ngoại cảnh. - Phương thức truyền bệnh gián tiếp: mầm bệnh phải thông qua các nhân tố trung gian để truyền bệnh. Có nhiều bệnh buộc phải lây gián tiếp như ký sinh trùng đường máu. Các mầm bệnh truyền lây gián tiếp thường có sức đề kháng cao và có thể tồn tại một thời gian dài ở ngoại cảnh trên nhân tố trung gian truyền bệnh. Có 4 phương thức lây bệnh gián tiếp + Truyền theo đường tiêu hóa: đường truyền bệnh là đường truyền từ phân tới miệng. Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh là ruột. Mầm bệnh theo phân ra ngoài, tồn tại tạm thời ở đất, nước, côn trùng...rồi xâm nhập vào ống tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. + Truyền qua đường hô hấp: đường truyền bệnh là hô hấp- không khí- hô hấp. + Truyền bệnh qua đường máu: Đường truyền bệnh là máu- côn trùng hút máu- máu. + Truyền bệnh qua da và niêm mạc: đường truyền bệnh sẽ là da, niêm mạc- nhân tố trung gian- da, niêm mạc. Trên cơ sở nghiên cứu các phương thức truyền bệnh, người ta xác định phương hướng và các biện pháp phòng trừ thích hợp đối với từng loại bệnh. 4.3. Quá trình sinh dịch 4.3.1. Khái niệm Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ động vật ốm sang động vật khỏe. Động vật ốm được coi là nguồn bệnh, luôn bài thải mầm bệnh ra bên ngoài. Ở ngoại cảnh mầm bệnh tạm thời tồn tại trên nhiều nhân tố có tác dụng có tác dụng trung gian để truyền b ệnh gọi là nhân tố trung gian. Từ nhân tố trung gian, 36
  4. mầm bệnh xâm nhập vào động vật khỏe nhưng cảm thụ với bệnh sẽ làm cho quá trình sinh dịch xảy ra. 4.3.2. Điều kiện sinh dịch Dịch bệnh muốn phát sinh cần phải có đủ 3 yếu tố: nguồn bệnh- nhân tố trung gian truyền bệnh- động vật cảm thụ.đây là 3 khâu của quá trình sinh dịch. Chỉ cần thiếu 1 trong 3 khâu này là dịch bệnh không thể phát sinh. Muốn tiêu diệt một mầm bệnh truyền nhiễm cần phải nắm được quy luật của quá trình sinh dịch, từ đó mới có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, khống chế tiến tới thanh toán bệnh 4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch - Các yếu tố thiên nhiên: bao gồm điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết...chúng ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của các sinh vật, do đó có những ảnh hưởng có lợi hoặc không có lợi tới các khâu của quá trình sinh dịch. + Ảnh hưởng đến nguồn bệnh: Nếu nguồn bệnh là động vật nuôi thì điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, phương thức chăn nuôi, do đó ảnh hưởng đến sức đề kháng của con vật đến làm tăng hoặc giảm nguồn bệnh. Nếu nguồn bệnh là dã thú, côn trùng thì các yếu tố thiên nhiên có ảnh hưởng càng rõ rệt vì điều kiện thiên nhiên quyết định cùng cư trú, sự phát triển về loài, số lượng và sự hoạt động của các loài động vật này. Ngoài ra, điều kiện thiên nhiên còn thông qua nguồn bệnh mà ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh, điều này càng rõ khi mầm bệnh được thải ra môi trưởng bên ngoài. + Ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền bệnh: Nếu nhân tố trung gian truyền bệnh là sinh vật thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vùng cư trú, sự sinh sản và phát triển của loài, số lượng và sự hoạt động của chúng và do đó làm tăng hoặc giảm vai trò truyền bệnh. Nếu nhân tố trung gian truyền bệnh không phải là sinh vật (đất, nước, không khí, đồ vật...) thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của mầm bệnh, ảnh hưởng đến mức độ phân tán rộng hay hẹp của mầm bệnh. + Ảnh hưởng đến động vật thụ cảm: các yếu tố thiên nhiên (khí hậu, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...) góp phần làm tăng hoặc giảm sức đề kháng của động vật thụ cảm do đó có thể làm hạn chế hoặc phát sinh dịch bệnh. -Các yếu tố xã hội: Bệnh truyền nhiễm là một hiện tượng sinh vật nhưng dịch bệnh lại xảy ra trong một xã hội nhất định nên các yếu tố xã hội có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh dịch. 37
  5. Các yếu tố xã hội: chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt của xã hội (đời sống vật chất, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán xã hội, các hoạt động kinh tế, các biến cố xã hội- chiến tranh, dịch bệnh của con người...) đều ảnh hưởng đến dịch bệnh của gia súc, gia cầm. Trong một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật cao, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, quy mô chăn nuôi hiện đại và điều kiện vệ sinh tốt thì dịch bệnh chắc chắn khó xảy ra. 4.4. Các giai đoạn tiến triển của dịch (các thời kỳ) 4.4.1. Thời kỳ nung bệnh (ủ bệnh) Là thời gian tính từ lúc vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Đây là thời kỳ vi sinh vật gây bệnh thích nghi, sinh sản, tích lũy độc tố trong cơ thể ký chủ. Thời kỳ này con vật không có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng nhưng lại rất có ý nghĩa về dịch tễ vì: + Vi sinh vật gây bệnh có thể được bài tiết ra ngoài cơ thể vào cuối thời kỳ nung bệnh và làm bệnh lây lan mà người ta không biết để đề phòng. + Biết được thời gian nung bệnh tối đa sẽ là cơ sở khoa học cho việc cách ly gia súc mới mua về, cách lý vật ốm, công bố hết dịch hoặc theo dõi được tình hình tiếp xúc và nhiễm bệnh của một cá thể hoặc một đàn. + Thời kỳ nung bệnh có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố: Các bệnh truyền nhiễm khác nhau có thời gian nung bệnh khác nhau: có bệnh chỉ 3-6 ngày (bệnh nhiệt thán), có bệnh kéo dài 1-2 tuần (lao) hoặc 1-2 tháng (dại). Loại vi sinh vật gây bệnh, số lượng, độc lực và đường xâm nhập của mầm bệnh; Số lượng mầm bệnh xâm nhập ban đầu ngày càng nhiều, độc lực càng cao thì thời gian nung bệnh càng ngắn. Nếu đường xâm nhập phù hợp thì thời gian nung bệnh ngắn. VD: bệnh dịch hạch ở thể phổi lây qua đường hô hấp có thời gian nung bệnh ngắn hơn dịch hạch thể hạch lây qua đường da, niêm mạc. Trạng thái cơ thể: Nếu cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng cao thì thời gian nung bệnh càng kéo dài. 4.4.2. Thời kỳ khởi phát Là thời kỳ cơ thể động vật có các triệu chứng khởi đầu của một bệnh. Đặc biệt là triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. Các triệu chứng này thường giống nhau giữa các bệnh truyền nhiễm nên thường ít khi có thể dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán phân biệt được các loại bệnh khác nhau. Nó chỉ là dấu hiệu để phát hiện sớm một bệnh. Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài giờ đến 1-2 ngày tùy loại bệnh và mỗi một bệnh truyền nhiễm có thể có cách khởi phát bệnh khác nhau: Có thể đột ngột (bệnh nhiệt thán ở thể cấp tính) hoặc từ từ (bệnh thương hàn). 4.4.3. Thời kỳ toàn phát Là thời kỳ động vật mắc bệnh biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một bệnh nên có thể giúp cho việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh dễ dàng, các biến 38
  6. chứng cũng như tử vong, nếu có cũng xảy ra trong gia đoạn này. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của thời kỳ toàn phát gồm những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc ngày càng tăng do mầm bệnh đã đột nhập đến các cơ quan nội tạng nhất định. Do tính hướng tổ chức của mầm bệnh nên vật bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình và các tổn thương đặc trưng của từng loại mầm bệnh. VD: sưng hạch họng, hầu trong bệnh tụ huyết trùng trâu bò; vàng da, niêm mạc do xoắn khuẩn ở lợn. 4.4.4. Thời kỳ lui bệnh Tùy theo sức đề kháng của cơ thể bệnh, một bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc theo nhiều khả năng: Con vật ốm có thể chết nếu mầm bệnh chiến thắng cơ thể. Bệnh chuyển sang thể mãn tính nếu mầm bệnh và cơ thể ở trạng thái cân bằng. Khỏi bệnh nếu cơ thể chiến thắng mầm bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách từ từ, vật bệnh có cảm giác dễ chịu, sốt giảm dần, đi tiểu nhiều hơn. Quá trình hồi phục lâm sàng tương ứng với sự hồi phục các tổn thương và rối loạn cơ năng của các cơ quan, các tổ chức thoái hóa, hoại tử bắt đầu tái sinh, mầm bệnh bị tiêu diệt hoặc bị thải trừ ra khỏi cơ thể. Biến chứng thường thấy trong giai đoạn này là bội nhiễm các loại vi khuẩn khác nhau hoặc bộc phát một bệnh tiềm ẩn trên cơ thể bệnh đã suy kiệt và giảm sút sức đề kháng. 4.4.5. Thời kỳ hồi phục Thời kỳ này thường kéo dài, chậm chạp, những động vật bệnh bị suy nhược, suy dinh dưỡng rất dễ nhiễm thêm một loại bệnh nhiễm trùng khác. Có 3 mức khỏi bệnh: -Khỏi hoàn toàn về lâm sàng và xét nghiệm: không còn rối loạn về chức năng, tổn thương thực thể, không còn mang và bài xuất mầm bệnh. -Khỏi về lâm sàng đơn thuần: cơ thể không còn mang mầm bệnh nhưng còn rối loạn chức năng và tổn thương thực thể. VD: trong bệnh đóng dấu lợn, khi khỏi bệnh, lợn hết sốt, hết các triệu chứng, hết vi khuẩn đọng trong cơ thể nhưng vẫn còn các nốt viêm da (dấu) chưa hồi phục hết. - Khỏi về lâm sàng, xét nghiệm, hết các rối loạn chức năng và tổn thương thực thể nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh, có thể lây lan sang các động vật cảm thụ khác. 4.5. Biện pháp phòng dịch 4.5.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh Phải tiêu diệt hoặc hạn chế không cho nguồn bệnh phát tán mầm bệnh ra môi trường. Khi dịch chưa xảy ra, nguồn bệnh là những động vật mang trùng. Với gia súc và gia cầm mang trùng cần phải: + Phát hiện sớm, chủ động và tích cực để phát hiện ra những gia súc, gia cầm mang trùng cần thực hiện định kỳ các xét nghiệm vi sinh vật học và huyết thanh học. 39
  7. + Cách ly triệt để, khi đã phát hiện ra những động vật mang trùng cần phải cách ly triệt để. Nếu với số lượng ít có thể giết mổ. + Điều trị dự phòng: đối với những gia súc quý, đắt tiền, mang trùng hoặc ở những tổng đàn lớn (gia cầm, lợn) khó có thể dùng biện pháp xét nghiệm để phát hiện động vật mang trùng, cần định kỳ tiến hành các biện pháp điều trị dự phòng nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong đàn. Với động vật mang trùng là dã thú, côn trùng Phải áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm. 4.5.2. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh Các biện pháp với nhân tố trung gian nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên. Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi gồm: chuồng trại, sân chơi, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, súc sản phẩm (da, lông, sừng, móng, xương...) các khu chế biến, lưu trữ nguyên liệu của gia súc, gia cầm, thức ăn, nước uống, thân thể gia súc và con người. Biện pháp tiêu độc: + Trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh: đó là các biện pháp tiêu độc vật lý (dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ) biện pháp tiêu độc hóa học (sử dụng chất sát trùng) . + Tạo điều kiện sống không thích hợp để chúng bị tiêu diệt, đó là biện pháp tiêu độc cơ giới, bao gồm việc thu dọn phân rác, chất độn chuồng, chôn, đốt thức ăn thừa, rửa, cọ quét, nạo dụng cụ, tường, nền nhà, sân chơi, cống rãnh... Các phương pháp tiêu độc cụ thể: + Tiêu độc chuồng trại: Cần tiêu độc cơ giới trước, tiêu độc hóa học sau. Có thể dùng chất hóa học: sữa vôi 10-20%, focmol 2-5%, dung dịch Longlife, Virkon, Antisep, Iodine...các chất tiêu độc trên cơ thể dùng phun hoặc quét. + Phương tiện vận chuyển: Với các phương tiện vận chuyển là xe cơ giới, xe thô sơ để vận chuyển súc vật hoặc thức ăn, nguyên vật liệu dùng trong chăn nuôi cần được thường xuyên lau, dọn, rửa sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khi ra vào cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn... + Tiêu độc nguồn nước: Với nguồn nước uống hoặc tắm, rửa, sử dụng trong chăn nuôi cần sử dụng nguồn nước sạch: nước giếng khoan, sau khi lắng lọc, sử dụng khí clo để sát khuẩn rồi mới được dùng. Với nguồn nước thải từ trại chăn nuôi, các xí nghiệp chế biến thú sản, xí nghiệp chế biến thuốc sinh vật, các nguồn nước bị ô nhiễm cần có thiết bị hoặc hệ thống lắng, lọc rồi sử dụng khí clo, nước clo hoặc clorua vôi để tiêu độc. + Tiêu độc đất: Đất có quá trình tự tiêu độc do chứa nhiều vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh. Vì vật, người ta có thể lợi dụng bằng cách bỏ trống một thời gian 40
  8. không chăn thả. Trong trường hợp đất bị ô nhiễm, cần sử dụng các hóa chất sau để phun, rắc, tưới: vôi bột, sữa vôi 20%, axit sunfuric 5%... + Tiêu độc lò ấp trứng: Lau, dọn, vệ sinh hàng ngày; trước và sau khi ấp cần tiêu độc bằng cách xông hơi focmol. + Tiêu độc dụng cụ: Các dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được tiêu độc thường xuyên. Những dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng (chổi, máng ăn gỗ, rổ, sảo...) có thể đốt. Những dụng cụ bằng kim loại (vải, dồ dùng chứa thức ăn,...) có thể sử dụng các biện pháp tiêu độc vật lý, hóa học sao cho phù hợp. + Xử lý phân: phân, rác độn chuồng có thể sử dụng phương pháp ủ nhiệt sinh học để tiêu độc, đánh phân thành đống rồi chát kín bên ngoài bằng bùn. Ở các trang trại lớn cần xây dựng bể biogas. Ảnh 2: Xây dựng bể Biogas Đối với nhân tố trung gian là sinh vật như côn trùng và chuột: cần phải có biện pháp tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Nguyên tắc chung để tiêu diệt côn trùng và chuột là: + Dựa vào đặc tính sinh học của chúng để hạn chế sự sinh sản và tiêu diệt chúng ở các giai đoạn sinh trưởng. Đó là việc thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, đậy kín thức ăn, phát quang bụi rậm, tháo thoát các vũng nước đọng. + Sử dụng các biện pháp tiêu diệt thích hợp với từng loại côn trùng và chuột. 4.5.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm Các biện pháp phòng bệnh đối với động vật thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu và đặc hiệu của chúng đối với mầm bệnh, bao gồm: + Vệ sinh phòng bệnh: Nhằm tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu cho động vật thụ cảm bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh chuồng trại, chăn thả, vệ sinh sinh sản, sử dụng và khai thác hợp lý. Các biện pháp vệ sinh trên phải được xây dựng thành quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. 41
  9. Thực hiện tốt khâu vệ sinh, phòng bệnh có tác dụng một mặt tấn công mầm bệnh ở ngoại cảnh, mặt khác làm tăng sức chống đỡ của động vật thụ cảm do đó ngăn chặn được mầm bệnh không cho chúng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. + Tiêm phòng: tiêm phòng là một biện pháp chủ động tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định. Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: Vaccine và kháng huyết thanh Tiêm phòng bằng vaccine: Khái niệm: vaccine là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ADN, ARN...) đã được làm giảm độc lực hoặc vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vaccine thế hệ mới hay vacine công nghệ gen). Lúc đó chúng không có khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng nhưng khi đưa vào cơ thể động vật sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Vacine là chế phẩm sinh học được con người tạo ra và đưa vào cơ thể động vật để gây miễn dịch, tập cho cơ thể thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Xuất phát từ phát hiện của Janer năm 1876 khi ông dùng virus đậu bò từ các nốt đậu của bò sữa đêm chủng cho người để phòng bệnh đậu màu có hiệu quả. Để ghi nhận sự kiện này, người ta đề nghị gọi các chế phẩm sinh học có nguyên lý phòng bệnh như vậy gọi là vaccine (xuất phát từ từ vacca có nghĩa là con bò cái). Danh pháp gồm 2 từ kép: từ đầu là vaccine, từ sau là bệnh. VD: vacxin dịch tả lợn Hiện nay người ta chia vacxin ra làm 3 loại: + Vacxin vô hoạt (vacxin chết): là vacxin chế bằng mầm bệnh đã bị giết chết bằng tác nhân vật lý, hóa học nhưng trên bề mặt của chúng vẫn giữ các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Trong vaccine vô hoạt, người ta thường cho thêm hóa chất để giữ cho kháng nguyên được ổn định và giúp cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài thời gian miễn dịch. Hóa chất này gọi là chất bổ trợ. Vacxin vô hoạt thưởng rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém. + Vacxin nhược độc: vacxin chế bằng mầm bệnh đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vào cơ thể, mầm bệnh còn khả năng kích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vacxin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài nhưng khi dùng, có loại còn gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong quá trình bào quản và sử dụng. Bảng 4.1: So sánh một số đặc điểm của vaccine vô hoạt và vaccine nhược độc 42
  10. Vaccine vô hoạt Vaccine nhược độc Đặc điểm so sánh (vaccine chết) (vaccine sống) Làm giảm độc lực bằng các Cách xử lí Làm chết mầm bệnh bằng yếu tố vật lý, hóa học, sinh mầm bệnh tác nhân lý, hóa học học Tạo miễn dịch sau Chậm, có miễn dịch sau Nhanh, có miễn dịch sau khi tiêm phòng khoảng 7 - 21 ngày khoảng 5 - 7ngày Vaccine chết không có bổ trợ Các dạng vaccine Dạng tươi Dạng khô Vaccine chết có bổ trợ là keo phèn hoặc dầu Phải bảo quản trong điều Dễ bảo quản, bảo quản ở Điều kiện kiện nhiệt độ thường 20 - 25˚C, bảo quản lạnh, thường từ 2 - 8˚C, tùy tốt nhất là 10 - 12˚C loại vaccine Phản ứng sau Có thể gây ra một số Có thể gây ra một số khi tiêm phản ứng phụ phản ứng phụ Tạo miễn dịch yếu, thời gian Tạo miễn dịch mạnh hơn Mức độ và thời gian miễn dịch ngắn. Thường phải vaccine vô hoạt. Thời gian miễn dịch tiêm chất bổ trợ và thường miễn dịch khác nhau tùy loại phải tiêm nhiều lần trong năm vaccine nhưng thường dài hơn Thường cao hơn so với liều Ít hơn so với liều tiêm vaccine Liều lượng tiêm tiêm vaccine nhược độc vô hoạt + Vacxin thế hệ mới (hay vacxin công nghệ gen): là các chế phẩm được dùng làm vacxin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vacxin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại vacxin chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng miễn dịch...đã, đang được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật sử dụng vacxin: + Đường đưa vacxin: tùy từng loại vacxin mà đường đưa vào cơ thể khác nhau: Tiêm dưới da: đây là đường đưa vacxin phổ biến nhất, áp dụng cho đa số các loại vacxin vô hoạt và nhược độc. Trâu, bò, ngựa: thường tiêm dưới da cổ Lợn: tiêm dưới da gốc tai Gia cầm: tiên dưới da cánh hoặc đùi Tiêm bắp: áp dụng cho một số loại vacxin virus nhược độc (Newcastle) hoặc vacxin nhũ hóa (vacxin tụ huyết trùng nhũ hóa) 43
  11. Cho uống, nhỏ mắt, mũi, khí dung: một số loại vacxin có khả năng xâm nhập qua niêm mạc (vacxin Lasota) Đối tượng sử dụng: vacxin được sử dụng phòng bệnh cho động vật trưởng thành, khỏe mạnh. Không nên dùng cho gia súc quá non, thận trọng với gia súc mang thai, trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vacxin dễ gây ra phản ứng mạnh có thể làm sảy thai. Đặc biệt không nên dùng vacxin sống cho súc vật trong thai kỳ, nhất là các vacxin virus nhược độc. + Liều dùng vacxin: cần sử dụng vacxin đúng theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn lọ. Nếu tiêm thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch, nếu tiêm quá liều sẽ gây tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng. Bảo quản vacxin: vacxin phải được bảo quản trong liều quy định. Đây là điểm quan trọng đặc biệt quyết định chất lượng và hiệu lực của vacxin. Các điều kiện bảo quản chủ yếu gồm: + Để tủ lạnh hoặc phòng lạnh có nhiệt độ 40C, dùng bảo quản với các vacxin vô hoạt và các vacxin vi khuẩn nhược độc. + Để tủ lạnh âm: có thể bảo quản vacxin virus nhược độc ở dạng tươi hoặc đông khô. + Không được để vacxin ở chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời vì như vậy vacxin sẽ mất hiệu lực. Ảnh 3 : Đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vacxin Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin: + Không được dùng vacxin đã quá hạn. + Phải kiểm tra lọ vacxin trước khi sử dụng như: các chi tiết trên nhãn, trạng thái vật lý của lọ thuốc. + Khi pha vacxin phải có đầy đủ các dụng cụ: bơm tiêm, kim, lọ thủy tinh và nước cất vô trùng, dụng cụ sau khi tiệt trùng phải để nguội mới được dùng. + Sau khi tiêm vacxin, động vật có phản ứng do chất bổ trợ có trong vacxin đó là hiện tượng viêm nhẹ cục bộ tại nơi tiêm. Sau một thời gian phản ứng sẽ giảm. Khi cần can thiệp có thể chườm nóng và tiêm cafein để phản ứng giảm nhanh hơn. 44
  12. Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh: Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu, tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miễn dịch bị động. Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây tối miễn dịch cho các loài gia súc như: bò, lợn, ngựa rồi lấy máu, chắt huyết thanh, xử lý và bảo quản. Kháng huyết thanh có thể chỉ là đơn giá khi dùng một loại mầm bệnh gây tối miễn dịch và chỉ dùng để phòng hoặc chữa được một bệnh, cũng có thể là đa giá, phòng và chữa được nhiều bệnh khi sử dụng nhiều loại mầm bệnh cùng một lúc gây tối miễn dịch. Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch vì vậy chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch hoặc vùng có nguy cơ dịch uy hiếp, gia súc cần xuất cảng ngay hoặc đưa đi triển lãm. Thời gian miễn dịch sau khi tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài từ 1-3 tuần vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vacxin để gây miễn dịch chủ động lâu dài. Liều lượng kháng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều điều trị. Cần chú ý rằng việc sử dụng kháng huyết thanh cho động vật được tiến hành càng sớm càng tốt. - So sánh giữa Miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo (Tiêm vacxin) và Miễn dịch tiếp thu bị động nhân tạo (tiên kháng thể). Bảng 4.2: So sánh khi tiêm vacxin và kháng thể Các tiêu chí Miễn dịch tiếp thu Miễn dịch tiếp thu so sánh chủ động nhân tạo bị động nhân tạo Loại kháng Vaccine Kháng huyết thanh nguyên đưa vào Đặc điểm chính Cơ thể huy động tích cực Cơ thể không tham gia tạo các cơ quan có thẩm miễn dịch mà miễn dịch quyền miễn dịch hoạt đó được đưa từ bên ngoài động để sinh ra miễn vào dịch. Thời gian miễn Xuất hiện miễn dịch Xuất hiện ngay sau khi dịch xuất hiện muộn sau khi tiêm tiêm kháng huyết thanh vaccine 1 tuần Thời gian miễn Duy trì từ vài tháng đến Duy trì ngắn không quá dịch kéo dài vài năm có khi suốt đời 1 tuần Liều lượng sử Liều lượng thấp: 0,5 - 5 Liều lượng lớn: 25 - 300 dụng ml ml 45
  13. Hiệu quả tác Tác dụng: Để phòng bệnh Điều trị và ngăn ngừa dụng Hậu quả Phản ứng vaccine tỷ lệ Choáng hoặc quá mẫn cảm thấp và nhẹ Chi phí Rẻ tiền, dễ thực hiện Đắt tiền, khó thực hiện 4.6. Biện pháp chống dịch Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại ổ dịch thường nhằm mục đích tiêu diệt bệnh, đồng thời không cho ổ dịch lan rộng thành nhiều ổ dịch khác. Các biện pháp chống dịch bao gồm: Phát hiện bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh, làm suy yếu hoặc tiêu diệt nhân tố trung gian truyền bệnh và làm tăng sức đề kháng của cơ thể gia súc. Các biện pháp đó cần được thực hiện khẩn trương, cùng một lúc thì mới đạt được mục đích dập dịch. 4.6.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh -Đối với con ốm: phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để + Phát hiện sớm: phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh đúng và sớm. Nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, chưa có điều kiện xác định bệnh chắc chắn thì cũng phải có kết luận sơ bộ chẩn đoán và có biện pháp đề phòng lây lan. Nguyêt tắc là: một con vật ốm chưa rõ nguyên nhân phải nghi là bệnh truyền nhiễm và phải cách ly ngay. Thà chẩn đoán nhầm một bệnh không phải là truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm còn hơn là nhầm một bệnh truyền nhiễm với bệnh không truyền nhiễm. Tuy nhiên, phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán đúng bệnh thì mới đề ra biện pháp chống dịch hiệu quả. Phải sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán: lâm sàng, dịch tễ học, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào triệu chứng để xác định bệnh. Phương pháp chẩn đoán này dễ nhầm lẫn vì nhiều bệnh khác nhau có thể có triệu chứng lâm sàng giống nhau hay khi ở đầu vụ dịch triệu chứng bệnh thường không điển hình. Chẩn đoán dịch tễ học: tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng xuất hiện dịch. Cần phải điều tra kỹ để tìm nguồn bệnh, đường lây lan, gia súc mắc bệnh trong hoàn cảnh nào, trước đó đã tiếp xúc với những loại gia súc nào, chăn dắt ở đâu, đã đi qua những địa phương nào có dịch, điều kiện vệ sinh gia súc ra sao, đã tiêm phòng chưa, tiêm vacxin gì...Ngoài ra, phải tỉm hiểu những con vật tiếp xúc với con ốm. Điểu tra dịch tễ học kết hợp với triệu chứng lâm sàng có thể giúp chẩn đoán bệnh nhưng có khi chưa chắc chắn nên phải dùng phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: tiến hành theo hướng của 2 phương pháp chẩn đoán nói trên nhưng bằng nhiều phương pháp kết hợp khác (vi khuẩn học, virus học, huyết thanh học). 46
  14. Bệnh phẩm lấy từ gia súc ốm, nghi ốm hoặc gia súc chết phải phù hợp với yêu cầu xác định bệnh. Cách lấy bệnh phẩm, cách bao gói và cách gửi bệnh phẩm phải đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu không gieo rắt mầm bệnh ra ngoài, đảm bảo an toàn cho người và đảm bảo chẩn đoán chính xác. Bệnh phẩm phải được gửi đến phòng xét nghiệm càng nhanh càng tốt. + Cách lý kịp thời: sau khi phát hiện có con ốm hoặc con nghi ốm phải cách ly ngay. Những con nghi mắc bệnh phải nhốt riêng từng con để tránh lây lan, vì có thể có con không mắc bệnh hoặc mắc những bệnh khác. Gia súc được cách ly ở nơi chữa bệnh hoặc nhà cách ly riêng. Cơ sở chăn nuôi tập trung phải có nhà cách ly. Nhà cách ly phải có cống rãnh tiêu độc, xa chuồng gia súc và nhà ở ít nhất 50m. Phải cử người chăm sóc gia súc cách ly. Họ phải có quần áo và phương tiện bảo hộ cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức vệ sinh phòng bệnh cao. Khi cho ăn uống hoặc quét dọn chuồng phải giữ gìn cẩn thận tránh bệnh có thể lây sang gia súc khác và người. Phải cấm người ra vào chuồng cách ly trừ những người chăm sóc và chữa bệnh. Trước cửa ra vào phải có hố vôi tiêu độc + Khai báo khẩn cấp: mọi người đều có nhiệm vụ và trách nhiệm khai báo dịch bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất với cấp chính quyền. + Điều trị triệt để: phải điều trị triệt để những con ốm cho đến khi lành bệnh và không trở thành con vật mang trùng. Nếu thấy khả năng điều trị bệnh không khỏi thì phải xử lý ngay. Cách xử lý tùy theo từng loại bệnh: có thể giết chết đem chôn hoặc chế biến thành thực phẩm. Khi xử lý phải chú ý tránh làm lây lan bệnh. Những loại súc vật trên phải được cách ly trong thời gian nung bệnh dài nhất.. phải khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm, tiêm thuốc khẩn cấp hoặc điều trị dự phòng, tiến hành tiêu độc chuồng trại nuôi nhốt chúng. 4.6.2. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh Các biện pháp quan trọng đối với nhân tố trung gian truyền bệnh tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, chuột và các biện pháp ngăn cản các nhân tố đó lan rộng. Gia súc, gia cầm dễ nhiễm với bệnh đã công bố dịch thì nhất thiết không được thu mua, không đem ra bán, không đưa vào đưa ra ổ dịch boặc đi qua ổ dịch. Xe cộ, người, gia súc khi cần thiết phải đi xuyên qua ổ dịch thì phải tiêu độc. Các loại gia súc không nhiễm bệnh khi đưa ra ngoài phải được tiêu độc. Chuồng trại phải niêm yết, chỉ được mở cửa khi cho ăn hoặc điều trị, cấm mổ thịt bữa bãi. Súc vật ốm và súc vật chết phải có biện pháp xử lý phù hợp. Các trại chăn nuôi tập trung cần có khu chế biến xác chết (trừ bệnh nhiệt thán). Nếu không có điều kiện chế biến thì chôn sâu dưới 2 lớp vôi bột, chôn xa nguồn nước, bãi chăn, mạch nước ngầm, chuồng gia súc và nhà ở. Trường hợp bị bệnh nhiệt thán nhất định phải đốt xác, nếu không có nguyên liệu đốt thì phải chôn sâu 2m, trên và dưới xác đổ vôi cục chưa tôi, mả súc vật phải được rào chặt, cắm biển ghi tên bệnh. Khi chuyển xác chết đến nơi chôn tránh làm rơi phân, các chất tiết 47
  15. của con vật. Dụng cụ vận chuyên, người vận chuyển phải được tiêu độc, sát trùng sau khi chôn xác. Chuồng trại phải được quét vôi, nền chuồng chèm lửa, phân rác phải thu dọn tập trung và tiêu độc. Thức ăn thừa phải đốt hoặc chôn, cống rãnh phải khơi thông và tiêu độc. Nguồn nước rửa, giếng nước nhiễm bẩn phải tiêu độc. 4.6.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm - Quản lý đàn gia súc, gia cầm: trong ổ dịch cần kiểm kê để nắm được số đầu gia súc, gia cầm. Qua kiểm kê tiến hành phân loại sức khỏe, nhất là gia súc có thể mắc bệnh, nhờ đó mà có thể phát hiện được con ốm, con nghi lây. Đàn gia súc phải được quản lý chắc chắn để tránh tình trạng lạm sát hoặc bán chạy. Trong khi kiểm kê tránh tập trung đàn gia súc để tránh lây bệnh. - Tiêm vacxin: phải tiêm chống dịch trong ổ dịch và các vùng xung quanh. Xung quanh ổ dịch là khu vực bị uy hiếp. Ngoài khu vực uy hiếp là khu vực an toàn, mầm bệnh khó có điều kiện lan tới trong thời gian trước mắt. Ở cả ba khu vực đó đều tiêm vacxin cho con khỏe để tạo ngay một vành đai miễn dịch ngăn chặn dịch lây lan. Phương pháp tiêm như vậy nhất là đối với các vacxin nhược độc- vừa giúp phát hiện nhanh con nung bệnh vừa dập tắt dịch trong thời gian ngắn. Đối với những con nghi lây trong ổ dịch có thể tiêm huyết thanh cũng một lúc với vacxin để tạo miễn dịch nhanh chóng nhưng phải tiêm ở 2 nơi khác nhau và chỉ áp dụng đối với vacxin chết. Đối với gia súc khác loài nhưng có cảm thụ với bệnh cũng cần tiêm vacxin. Bảng 4.3: Lịch dùng vacxin cho gia súc, gia cầm Thời Tuổi dùng Tuổi dùng Tên loại Phòng gian Cách Bảo vaccine vaccine lần vaccine bệnh nhắc dùng quản lần 1 2 lại Gà - Vịt Newcastle 5 - 7 24 Nhỏ 0 - 4oC < 2 tháng ngày tuổi ngày tuổi mắt, Lasota tuổi mũi, mồm Newcastle 3 Không 6 Tiêm 0 - 4oC Newcastl > 2 tháng tháng tuổi tháng dưới da e H1 tuổi sau Đậu 5 - 7 Không Chỉ 1 Chủng 0 - 4oC Đậu gà ngày tuổi lần qua da Tụ huyết 3 Không 6 Tiêm 8 - Tụ huyết o trùng tháng tuổi tháng dưới da 10 C trùng sau 48
  16. Dịch tả vịt 7 Không 6 Tiêm 0 - 4oC Dịch tả ngày tuổi tháng dưới da vịt sau Gumboro 10 24 6 Nhỏ 0 - 4oC ngày tuổi ngày tuổi tháng mắt, Gumboro sau mũi, mồm Lợn Phó Phó thương 30 50 6 Tiêm 8 - o thương hàn ngày tuổi ngày tuổi tháng dưới da 10 C hàn sau Dịch tả 45 Không 6 Tiêm 0 - 4oC Dịch tả ngày tuổi tháng dưới da lợn sau Tụ huyết 3 Không 6 Tiêm 8 - o Tụ - Dấu trùng - tháng tuổi tháng dưới da 10 C Đóng dấu sau Xoắn Lepto 3 10 Tiêm trùng (Lợn nghệ) tháng tuổi ngày sau dưới da Trâu bò Lở mồm Lở mồm 10 tháng Không 6 Tiêm 8 - long long móng tháng dưới da 10oC móng sau Nhiệt thán 10 tháng Không 6 Tiêm 8 - Nhiệt o tháng dưới da 10 C thán sau Tụ huyết 10 tháng Không 6 Tiêm 8 - Tụ huyết o trùng tháng dưới da 10 C trùng sau Chó 3 1 Tiêm Dại Dại Không 0 - 4oC tháng tuổi năm sau dưới da 2 1 Tiêm Ca rê Sài sốt chó Không 0 - 4oC tháng tuổi năm sau dưới da Ngựa 6 Tụ huyết Tụ huyết Tiêm 8- 10 tháng Không tháng trùng trùng dưới da 10oC sau 49
  17. 6 Nhiệt Tiêm 8- Nhiệt thán 10 tháng Không tháng thán dưới da 10oC sau - Chữa bệnh truyền nhiễm: Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật ốm được coi là một nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn không trở thành con vật mang trùng nên hạn chế được dịch lây lan. Chữa bệnh vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phòng. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tế. Nguyên tắc chữa bệnh: + Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như: hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc. + Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với việc tăng cưởng sức đề kháng của cơ thể: làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt được mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại đến cơ thể nên ta phải chú ý đến ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. + Phải có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh. Chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm súc cày kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị của gia súc thì không nên chữa. + Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa đặc hiệu thì không nên chữa. Các phương pháp chữa bệnh: + Hộ lý: là một nhiệm vụ chữa bệnh rất quan trọng, vì tạo điều kiện cho chóng khỏi bệnh, hạn chế biến chứng, hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm: Cho gia súc nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho ăn uống tốt và thích hợp với tính chất bệnh. Khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mỉnh + Dùng kháng huyết thanh: kháng huyết thanh chủ yếu chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). Ngoài ra, trong huyết thanh còn chứa phức hợp muối khoáng-protid là thành phần không đặc hiệu có tác dụng kích thích và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. + Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng để chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. 50
  18. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loại vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuốc được truyền cho thế hệ sau. Khi cần có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì loại thuốc khác có tác dụng tốt hơn. Hóa dược có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều đường: dưới da, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt; có thể cho uống hoặc đưa thẳng vào ruột. Trong thú y, thường tiêm thuốc dưới da hoặc tĩnh mạch. Tiêm dưới da khi thuốc không kích thích tế bào dưới da, không gây phù, apxe, hoại tử, không gây phản ứng dưới da. Chỉ tiêm tĩnh mạch khi không còn đường nào tiêm tốt hơn hoặc khi cần thuốc lan nhanh trong cơ thể và khi mầm bệnh nằm trong máu. + Dùng kháng sinh: kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nguyên tắc dùng kháng sinh: dùng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn nội độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng nguyên phòng bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có ích cho cơ thể). Việc dùng kháng sinh bữa bãi còn gây hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: Phải chẩn đoán đúng bệnh mới dùng thuốc. Dùng sai thuốc sẽ không chữa bệnh mà còn làm cho việc chẩn đoán bệnh (tìm mầm bệnh) về sau gặp khó khăn. Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. Không nên vội vàng thay kháng sinh mà phải chờ đợi một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế vi khuẩn kháng thuốc. Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý.. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày khái niệm và phân loại nguồn bệnh? 2. Trình bày điều kiện và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch? 3. Quá trình sinh dịch của bệnh truyền nhiễm? 5. Các biện pháp phòng và chống dịch bệnh truyền nhiễm? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh. 51
  19. Ghi nhớ Nội dung phòng và trị bệnh truyền nhiễm Chương 5: BỆNH CHUNG GIỮA NHIỀU LOÀI GIA SÚC VÀ NGƯỜI Giới thiệu: Chương 5 giới thiệu kiến thức cơ bản về các bệnh hay gặp giữa động vật và người, hiểu về bệnh hay gặp trên động vật và biết cách phòng tránh lây sang người. Mục tiêu: - Xác định được những bệnh truỳền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người. - Thực hiện được việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người. Nội dung chính: 5.1. Bệnh nhiệt thán 5.1.1. Đặc điểm 5.1.2. Căn bệnh 5.1.3. Triệu chứng 5.1.4. Bệnh tích 5.1.5. Chẩn đoán 5.1.6. Phòng, trị 5.2. Bệnh dại 5.2.1. Đặc điểm 5.2.2. Căn bệnh 5.2.3. Triệu chứng 5.2.4. Bệnh tích 5.2.5. Chẩn đoán 5.2.6. Phòng, trị 5.3. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm 5.3.1. Đặc điểm 5.3.2. Căn bệnh 5.3.3. Triệu chứng 5.3.4. Bệnh tích 5.3.5. Chẩn đoán 5.3.6. Phòng, trị 5.1. Bệnh nhiệt thán 5.1.1. Đặc điểm Bệnh Nhiệt thán còn gọi “ bệnh than” là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài động vật và người. 52
  20. Đặc điểm của bệnh: gây bại huyết, xuất huyết, thấm dịch keo nhầy nhất là ở mô liên kết dưới da và niêm mạc đường tiêu hóa. Máu đen đặc, khó đông, lách sưng to mềm nhũn như bùn 5.1.2. Căn bệnh Do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Gồm có 89 chủng gây bệnh nhiệt thán. Trong đó chủng độc Ames đã từng được sử dụng trong cuộc khủng bố năm 2001 tại Hoa Kỳ Vi khuẩn Gram (+), thường đứng thành chuỗi - Đặc điểm của vi khuẩn: Trực khuẩn to, hai đầu bằng, kích thước 1 - 1,2 x 3 – 5µm.VK không có lông, sinh nha bào và có giáp mô Ảnh 4 : Nha bào nhiệt thán Ảnh 5: Vi khuẩn nhiệt thán Giáp mô được hình thành ở gia súc ốm. Khi cơ thể vật bệnh chết VK nhiệt thán không hình thành được giáp mô mà theo thời gian thối rữa của xác chết có thể hình thành nha bào Điều kiện hình thành nha bào:Từ cơ thể gia súc chết (thối rữa) nha bào được giải phóng. Gặp điều kiện thích hợp: - Dinh dưỡng thiếu - Có oxy tự do - Nhiệt độ thích hợp (12 – 420C), tốt nhất 370C - pH trung tính hoặc hơi kiềm (5-9) - Độ ẩm nhất định (> 90%) Sức đề kháng: vi khuẩn có sức đề kháng không cao nhưng nha bào có sức đề kháng rất cao. Vi khuẩn : • 750C, chết sau 1 – 2 phút • Trong phủ tạng cơ thể chết, tồn tại 1 – 2 tuần Nha bào : • Hấp ướt 1210C/15 phút • Sấy khô 1500C/60 phút 53
nguon tai.lieu . vn