Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VĂN HÓA VIỆT NAM NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. TP. HCM, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình và được lưu hành nội bộ tại khoa Du lịch Khách sạn - trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh.doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Văn hóa Việt Nam được biên soạn để sử dụng trong hoạt động học tập, giảng dạy và tham khảo nghiên cứu cho ngành Hướng dẫn du lịch của khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay văn hóa Việt Nam được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường có đào tạo về Du lịch và trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, tham khảo các giáo trình, giáo trình được biên soạn từ 2 cuốn giáo trình chính: 1. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục, 2003. 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục, 1999 Giáo trình Văn hóa Việt Nam là một môn học chính trong chương trình đào tạo ngành Hướng dẫn du lịch của khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ở cả 2 bậc Cao đẳng và Trung cấp. Giáo trình Văn hóa Việt Nam được biên soạn gồm 4 bài: Bài 1: Cơ sở lý luận về văn hóa Bài 2: Diễn trình lịch sử và phát triển của văn hóa Việt Nam Bài 3: Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam Bài 4: Phân vùng văn hóa Việt Nam Trong quá trình biên soạn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các phòng, ban trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện viết giáo trình này. Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa, đồng nghiệp trong trường đã đóng góp ý kiến xây dựng, giúp tôi hoàn thiện giáo trình. Tuy nhiên thực tiễn các hoạt động về văn hóa lại diễn ra rất phong phú và đa dạng. Do đó, chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất ii
  4. mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và toàn thể người đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Trân trọng! Tp.HCM, ngày 1 thánh 7 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Hồng Nhâm iii
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ....................................................................................... vii BÀI 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA .................................................................1 1.Khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan .............................................1 1.1.Khái niệm văn hóa .................................................................................................1 1.2. Khái niệm văn minh .............................................................................................2 1.3. Khái niệm văn hiến ..............................................................................................3 1.4. Khái niệm văn vật ...............................................................................................3 2. Cơ cấu của văn hóa .................................................................................................6 2.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................................6 2.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................................6 3. Chức năng xã hội của văn hóa ................................................................................7 3.1. Chức năng giáo dục ..............................................................................................7 3.2. Chức năng bảo tồn, bảo quản ...............................................................................9 4. Những tính chất và qui luật của văn hóa .................................................................9 4.1. Những tính chất nhân loại phổ biến .....................................................................9 4.2. Tính dân tộc và tính quốc tế ...............................................................................10 4.3. Tính giai cấp trong xã hội có phân hóa giai cấp ................................................11 4.4. Qui luật kế thừa trong sự phát triển ...................................................................12 BÀI 2:TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 15 1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử..............................................................................15 1.1.Văn hoá Việt Nam thời tiền sử............................................................................15 1.2.Văn hoá Việt Nam thời sơ sử ..............................................................................19 2. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc ...................................................................31 2.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................31 iv
  6. 2.2.Thành tựu văn hoá ...............................................................................................32 3. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Đại Việt......................................................................39 3.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................39 3.2. Thế kỷ 10 và thành tựu văn hóa triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê ......................41 3.3.Thế kỷ 11 – 15 và thành tựu văn hoá triều đại Lý- Trần; Hồ: ............................44 3.4.Thế kỷ 15 – 19 và thành tựu văn hoá triều đại Lê- Tây Sơn- Nguyễn: ..............48 4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945....................................................................57 4.1.Tình hình xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: ........................57 4.2.Sự phát triển văn hoá:..........................................................................................59 5. Văn hoá Việt Nam từ 1945 đến nay ......................................................................69 5.1.Bối cảnh lịch sử: ..................................................................................................69 5.2.Sự phát triển văn hoá:..........................................................................................73 5.3.Tổng kết ..............................................................................................................78 Câu hỏi: ...................................................................................................................102 BÀI 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM ..........104 1.Tín ngưỡng ...........................................................................................................104 1.1. Khái niệm .........................................................................................................104 1.2. Một số hình thái tín ngưỡng Việt Nam ............................................................105 2.Tôn giáo................................................................................................................111 2.1. Khái niệm và những tác động của tôn giáo đến Việt Nam ..............................111 2.2.Tôn giáo và tiếp thu tôn giáo trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam .........112 3.Phong tục ..............................................................................................................139 3.1. Khái niệm .........................................................................................................139 3.2. Một số phong tục ở Việt Nam ..........................................................................140 4.Lễ hội....................................................................................................................147 4.1. Khái niệm .........................................................................................................147 v
  7. 4.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam ..................................................................149 Câu hỏi: ...................................................................................................................156 BÀI 4: PHÂN VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM .....................................................157 1.Điều kiện tự nhiên Việt Nam ...............................................................................157 2. Vùng văn hóa Bắc bộ ..........................................................................................160 2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................160 2.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................163 3.Vùng văn hóa Tây Bắc .........................................................................................167 3.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................167 3.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................169 4. Vùng văn hóa Việt Bắc .......................................................................................175 4.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................175 4.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................178 5.Vùng văn hóa Trung Bộ .......................................................................................182 5.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................182 5.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................184 6. Vùng văn hóa Tây Nguyên .................................................................................187 6.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................187 6.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................189 7.Vùng văn hóa Nam Bộ .........................................................................................194 7.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................194 7.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................................198 Câu hỏi: ...................................................................................................................204 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................205 vi
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: VĂN HÓA VIỆT NAM Mã môn học: MH11 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ ( Lý thuyết 28 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ, kiểm tra: 2 giờ). I. Vị trí tính chất của môn học: - Vị trí: Văn hóa Việt Nam là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề “ Hướng dẫn du lịch”. - Tính chất : Văn hóa Việt Nam là môn học lý thuyết, đánh giá kết quả bằng kiểm tra hết môn. II. Mục tiêu môn học: 1.Về kiến thức: Người học nắm vững những kiến thức về văn hóa trên cơ sở phương pháp luận về văn hóa, những giá trị tiêu biểu của Việt Nam, của các vùng miền trong điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội. 2. Về kỹ năng: Sau khi kết thúc môn học người học nắm vững các khái niệm, chức năng, cơ cấu và tính chất của văn hóa. Phân biệt văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật. Nhận thức rõ những giá trị làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam và vận dụng vào công việc hướng dẫn viên du lịch. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực nhận thức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. III. Nội dung môn học: vii
  9. BÀI 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA Giới thiệu Bài học này giới thiệu các kiến thức về văn hóa như: các khái niệm có liên quan tới văn hóa, cơ cấu văn hóa, chức năng xã hội của văn hóa và những tính chất, qui luật của văn hóa Mục tiêu: - Hiểu được các khái niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa. - Trình bày và phân biệt được các nội dung về văn hóa – văn minh – văn hiến – văn vật. - Mô tả được các chức năng xã hội của văn hóa - Nêu được những tính chất và quy luật của văn hóa ứng dụng trong văn hóa hiện nay ở Việt Nam. Nội dung chính: 1.Khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan 1.1.Khái niệm văn hóa Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Trong xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Năm 2001, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri Page 1
  10. thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niểm tin. Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2. Khái niệm văn minh Văn minh là danh từ Hán - Việt (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh; Pháp; từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh; có căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị; thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị dân; công dân. Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá; nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội; tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá. Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Theo F. Ăngghen; văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố Page 2
  11. cơ bản: Đô thị; Nhà nước; chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện; xếp đặt hợp lí; tiện lợi cho cuộc sống của con người. Tuy vậy; người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn hoá. Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá (culture); văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng cho mọi tập đoàn người. Thực ra; văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất; đặc trưng cho một khu vực rộng lớn; một thời đại; hoặc cả nhân loại. Như vậy; văn minh khác với văn hoá ở ba điểm: Thứ nhất; trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Thứ hai; trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất; kĩ thuật. Thứ ba; trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc- quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hoá Việt Nam; văn hoá Nhật Bản; văn hoá Trung Quốc… Mặc dù giữa văn hoá và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó là do con người sáng tạo ra.[Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 19,20]. 1.3. Khái niệm văn hiến Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã phổ biến khái niêm văn hiến. Có thể hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ thời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một “ văn hiến chi bang”. Đến thời Lê (thế kỉ XV) Nguyễn Trãi viết “ Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang”- ( Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. Văn hiến (hiến = hiền tài) – truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Nói một cách khác văn là văn hóa, hiến là hiền tài, như vậy, văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. .[Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 20]. 1.4. Khái niệm văn vật Page 3
  12. Truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử. “Hà Nội nghìn năm văn vật”. Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử; khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến; văn vật thường gắn với phương Đông nông nghiệp trong khi khái niệm văn minh thường gắn với phương Tây đô thị. Như vậy; cho đến nay; chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả về định nghĩa của văn hoá. Từ 1952; hai nhà dân tộc học Mĩ A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) đã trích lục được trên dưới 300 định nghĩa; mà các tác giả khác nhau của nhiều nước từng phát ra từ trước nữa cho đến lúc bấy giờ. Từ đó cho đến nay; chắc chắn số lượng định nghĩa tiếp tục tăng lên và đương nhiên; không phải lúc nào các định nghĩa đưa ra cũng có thể thống nhất; hay hoà hợp; bổ sung cho nhau. Xin trích dẫn một số định nghĩa đã được công bố trong các giáo trình và công trình nghiên cứu về văn hoá học hay cơ sở văn hoá Việt nam. Theo một số học giả Mĩ “văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”. Ở trung tâm của văn hoá quyển là hệ tư tưởng cũng được xem là một hệ văn hoá. Ở Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống; loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ; chữ viết; đạo đức; pháp luật; khoa học; tôn giáo; văn học; nghệ thuật; những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn; ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá.” Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn; bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại; phát triển; quá trình con người làm nên lịch sử…cốt lõi của sự sống dân tộc là văn hoá với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó; bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm; đạo đức và phẩm chất; trí tuệ và tài năng; sự nhạy cảm và tiếp thu cái mới từ bên ngoài; ý Page 4
  13. thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc; sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.” PGS. Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hoá mang tính chất thao tác luận; khác với những định nghĩa trước đó; theo ông đều mang tính tinh thần luận. “Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người; một cá nhân so với một tộc người khác; một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau; tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ.” Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hoá; PGS; TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống; tính giá trị; tính lịch sử; tính nhân sinh. Trong vô vàn cách hiểu; cách định nghĩa về văn hoá; ta có thể tạm quy về hai loại. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng như lối sống; lối suy nghĩ; lối ứng xử…Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp như văn học; văn nghệ; học vấn… và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hoá là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hoá”. Gần đây nhất; trong một bài viết của mình; PGS. Nguyễn Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về văn hoá vào hai góc độ:  Góc rộng; hay góc nhìn “dân tộc học”: đây là góc chung của nhiều ngành khoa học xã hội.  Góc hẹp; góc thông dụng trong cuộc sống hàng ngày; còn gọi là góc báo chí. Page 5
  14. Theo cách hiểu góc rộng – văn hoá là toàn bộ cuộc sống (nếp sống; lối sống) cả vật chất xã hội và tinh thần của từng cộng đồng. Ví dụ: nghiên cứu văn hoá Việt Nam là nghiên cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam. Văn hoá từ góc nhìn “báo chí” tuy cũng có những cách hiểu rộng hơn hay hẹp hơn; nhưng trước đây thường gắn với kiến thức của con người; của xã hội. Ngày nay; văn hoá dưới góc “báo chí” đã hướng về lối sống hơn là về kiến thức mà theo tác giả là lối sống gấp; đằng sau những biến động nhanh của xã hội. [Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 20 - 23]. 2. Cơ cấu của văn hóa 2.1. Văn hóa vật chất Văn hóa vật chất thường được xem là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng, sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại ... 2.2. Văn hóa tinh thần Văn hóa tinh thần được xem là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra tư tưởng, tín ngưỡng – tôn giáo, nghệ thuật, phong tục, lễ hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương... Vậy văn hóa vật chất (vật thể) là những sản phẩm, những hiện vật, những công trình, nói chung là những sáng tạo của con người mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan, với những kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh nhất định. Ngược lại, văn hóa tinh thần (phi vật thể) là những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết, tình cảm, suy tư ... của con người. Nói cách khác, văn hóa tinh thần thuộc lĩnh vực tư duy trừu tượng mà chúng ta không thể dùng các giác quan để cầm nắm, quan sát nó, chỉ có thể nhận biết thông qua suy nghĩ, cảm nhận và liên tưởng. Song giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần vẫn không thể có ranh giới rõ ràng. Trên thực tế văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau. Tùy theo những mục đích khác nhau mà Page 6
  15. việc phân biệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần sẽ phải dựa vào những tiêu chí khác nhau. Cấu trúc văn hóa vật thể và phi vật thể Văn hóa vật thể và phi vật thể do UNESCO đã có sáng kiến thay cặp “vật chất – tinh thần”, nhằm khắc phục những rắc rối khi dựa vào chất liệu để phân loại các đối tượng thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đặc biệt trong công tác kiểm kê và lưu giữ giá trị văn hóa. Văn hóa vật thể, hay hữu hình (tangible), là tiểu hệ các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy bằng hoạt động biến đối tự nhiên, tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, có thể nhận biết bằng các giác quan. Văn hóa vật thể bao gồm những loại giá trị như: đồ vật, nhà cửa, đình chùa, đền miếu, lăng mộ... Văn hóa phi vật thể, hay vô hình (intangible), là tiểu hệ các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy không có biểu hiện vật chất, không thể nhận biết bằng các giác quan. Văn hóa phi vật thể bao gồm những loại giá trị như ngôn ngữ, huyền thoại văn chương truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, nghi thức, phong tục, kinh nghiệm y dược cổ truyền, bí quyết nấu ăn, bí quyết nghề thủ công truyền thống v.v... Để lưu giữ chúng phải được vật chất hóa bằng kỹ thuật đặc biệt như thu âm, thu hình. [Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, Lý luận văn hóa học năm 2007, tr.46 - 49]. 3. Chức năng xã hội của văn hóa 3.1. Chức năng giáo dục Chức năng bao trùm nhất của văn hoá là chức năng giáo dục. Nói cách khác; chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người; hướng lí tưởng; đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải; điều khôn; lẽ thiệt”; theo những khuôn mẫu; chuẩn mực mà xã hội quy định. Chức năng giáo dục của văn hóa là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát Page 7
  16. triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ; mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày; một chiều sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hoá; tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ; phong tục; tập quán; nghi lễ; luật pháp; dư luận…Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó; văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người; trồng người; dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hoá trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng; đứa trẻ ấy sẽ mang hành vi; tính nết của loài thú. Không phải ngẫu nhiên mà trong trong các ngôn ngữ phương Tây khác nhau; thuật ngữ “văn hoá” (cultura; culture) đều có chứa một nghĩa chung là chăm sóc; giáo dục; vun trồng… Chức năng giáo dục của văn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “ghen” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau. Văn hóa thực hiện được chức năng giáo dục trước hết là do nó có năng lực thông tin hoàn hảo. Ở động vật, thông tin được mã hóa trong cấu trúc tế bào và thần kinh, truyền đạt bằng con đường di truyền; ngoài ra, ở động vật cao cấp, thông tin còn được truyền đạt bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ, công việc này mỗi thế hệ mới lại bắt đầu lại từ đầu. Trong cả hai trường hợp, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lượng thông tin không tăng lên. Con người thì không thế. Nhờ văn hóa, thông tin được mã hóa bằng những hệ thống ký hiệu tạo thành những sản phẩm nằm ngoài cá nhân con người. Do vậy mà nó được khách quan hóa, được tích luỹ, được nhân bản và tăng lên nhanh chóng từ thế hệ này sang thế hệ khác Page 8
  17. Do là một hiện tượng xã hội; là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người; văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc; lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau. Bằng chức năng giáo dục; văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chức năng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội; định hướng các chuẩn mực; các cách ứng xử của con người. Gần đây; UNESCO cũng như Đảng; Nhà nước ta cho rằng văn hoá là động lực của phát triển; chính là đề cập đến chức năng này. [Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 102 – 103] 3.2. Chức năng bảo tồn, bảo quản Thông qua chức năng giáo dục, văn hóa cũng thực hiện chức năng bảo tồn, bảo quản. Cụ thể, nếu với chức năng giáo dục thì văn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử, đồng thời với nó là sẽ bảo tồn, bảo quản được những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. 4. Những tính chất và qui luật của văn hóa 4.1. Những tính chất nhân loại phổ biến Tính nhân loại (tiếng Pháp: humanité) là khái niệm chỉ những thuộc tính chủng loại người mang bản chất xã hội, thể hiện trong nhân cách, năng lực, quan hệ, phẩm chất con người như tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí, hoạt động, nhân ái, dũng cảm, vị tha, xả thân,… Tính nhân loại phản ánh nhu cầu và sự tất yếu cùng tồn tại của con người, xã hội người, thể hiện tính cộng đồng trong văn nghệ của các dân tộc. Tính nhân loại là một trong những thuộc tính bản chất của văn học, là bản chất nhân văn của văn học. Page 9
  18. Về cơ bản thì tính nhân loại là tính xã hội, mà cơ sở của nó là hoạt động sản xuất xã hội. Các tác phẩm của nhân loại đều gắn liền với hoạt động sản xuất xã hội ấy là làm cho con người có quan hệ tích cực với thế giới và với chính bản thân mình. Khả năng đối xử có tính người đối với thế giới và đối với người khác, khả năng lao động, giao tiếp với những người xung quanh, khả năng tư duy, có những tình cảm đạo đức và những cảm xúc thẩm mỹ – tất cả đều được hình thành trong thực tiễn lịch sử – xã hội, trong sự tham gia của con người vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào hoạt động lao động sản xuất, vào quá trình sáng tạo văn hóa xã hội. Chính trong quá trình này, con người tự sáng tạo ra bản thân mình như là một xã hội và không ngừng thể hiện bản thân và tự hoàn thiện bản thân như những con người. Trong văn hóa, tính nhân loại thể hiện ở các chủ đề “vĩnh cửu” như sự sống, cái chết, tình bạn, tình yêu, thiên nhiên, tình cha mẹ, lòng hiếu thảo, sự trung thành, lòng vị tha, sự cô đơn,… ở các phạm trù thẩm mỹ như cái bi, cái hài, cái hùng, cái cao cả, cái đẹp; ở các hình thái nhân sinh như tình yêu và tội lỗi, tình và nghĩa, tội ác và trừng phạt, lầm lỡ và hối hận, đam mê và vỡ mộng, tự phụ và tự ti, tự do và nô lệ, sáng suốt và ngu muội, các phạm trù đạo đức như thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, sự hổ thẹn, … Tính nhân loại đánh dấu sự ý thức và thức tỉnh của con người, tạo thành sức cộng hưởng lâu bền trong lòng người của các thời đại khác nhau và giữa các dân tộc. 4.2. Tính dân tộc và tính quốc tế Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất ở việc phản ánh khát vọng của dân tộc Việt Nam, đó là khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khát vọng hòa bình. Đời sống tâm hồn, tình cảm, mọi mối quan hệ riêng chung của người dân Việt Nam mấy chục năm qua đều xoay quanh khát vọng ấy. Và từ khát vọng trở thành lý tưởng, hành động của cả một thế hệ. Tiếng Việt trong sáng, đa thanh, đa ngữ cảnh được làm giàu có và phong phú bởi thể thơ lục bát, ca dao, văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại “Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” (Lưu Quang Vũ). Các loại hình văn hóa dân gian được gìn giữ và lưu truyền như Page 10
  19. chèo, tuồng, cải lương, ca trù, ví, giặm, hát then, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên… cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội trong đời sống của người Việt hàng ngàn năm được lưu truyền, phục dựng… đã chứng tỏ sức sống lâu bền và bản sắc của văn hóa Việt Nam. Tính quốc tế (tiếng Pháp: caractère international) là khái niệm chỉ mối liên hệ qua lại giữa các nền văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế, thể hiện ở chỗ phẩm chất các sáng tác mà văn hóa dân tộc này được các dân tộc khác thừa nhận, tham gia vào đời sống văn hóa của các dân tộc ấy. Tính quốc tế của văn hóa không phải chỉ là một phẩm chất của chính nó, mà còn là một khuynh hướng phát triển tất yếu của văn hóa dân tộc. Không phải tính quốc tế càng cao thì tính dân tộc càng nhạt, mà cũng không phải tính dân tộc càng đậm thì tính quốc tế càng bị lu mờ. Tính quốc tế là một phẩm chất của tính dân tộc được phát triển cao, đạt được sự sâu sắc đến mức có thể soi sáng những vấn đề có tầm cỡ thế giới. Tính quốc tế lấy tính nhân loại làm cơ sở nhưng không đồng nhất với tính nhân loại. Trong quá khứ, nếu văn hóa dân tộc có được tính quốc tế do tính nhân loại mà nó đạt được một cách độc đáo, thì trong thời kì cận đại và hiện đại, tính quốc tế của văn hóa còn phản ánh quá trình quốc tế hóa của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc. 4.3. Tính giai cấp trong xã hội có phân hóa giai cấp Tính giai cấp (tiếng Pháp: esprit de classe) là thuộc tính tất yếu của văn hóa trong xã hội có giai cấp, thể hiện qua tổng hòa các đặc điểm về đề tài, chủ đề, tư tưởng cùng các biện pháp nghệ thuật phản ánh lợi ích, ý thức, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, cách sống của một tầng lớp xã hội, một giai cấp nhất định. Tính giai cấp nói lên sự quy định tất yếu của hệ tư tưởng giai cấp đối với sáng tác văn học. Dù có hoặc chưa có ý thức rõ rệt về quyền lợi, địa vị của giai cấp mình, nhà văn bao giờ cũng phản ánh đời sống xã hội theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Khi nhà văn giác ngộ sâu sắc về quyền lợi và địa vị của giai cấp Page 11
  20. mình, sử dụng văn học như là vũ khí đấu tranh cho thắng lợi của một khuynh hướng tư tưởng nào đó thì tính giai cấp phát triển thành tính đảng. Khái niệm tính giai cấp có ý nghĩa xác định bản chất xã hội của văn học, theo quan điểm xã hội học. Để xác định tính giai cấp phải xuất phát từ nội dung khách quan của tính văn học chứ không phải từ thành phần giai cấp của nhà văn. Tính giai cấp biểu hiện trước hết ở chỗ khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm phù hợp với nhu cầu và tâm lý của một giai cấp nhất định. Do thực tế đấu tranh và sinh tồn phức tạp, các giai cấp không ngừng tác động vào nhau tạo nên tính giai cấp trong ý thức con người, và do đó, tính giai cấp trong văn học thường là không thuần nhất. Nó là một hiện tượng xã hội và lịch sử phức tạp. 4.4. Qui luật kế thừa trong sự phát triển Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, với thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hoá nghệ thuật...Văn hoá là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử. Kế thừa là một trong những quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra trong tự nhiên, xã hội như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển. Đối với văn hóa, kế thừa là quy luật in đậm tính đặc thù của nó. Tính đặc thù trong sự phát triển của văn hóa thể hiện các khía cạnh: Con người là trái tim đích thực của văn hóa. Mọi sự vận động và phát triển trong xã hội đều thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó kế thừa trong sự phát triển của xã hội đã mang trong lòng mình yếu tố văn hóa. Hoạt động của văn hóa là hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Không có hiểu biết, khám phá và sáng tạo thì không có sự phát triển nào cả. Vì vậy, kế thừa trong sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng là sự kế thừa một cách sáng tạo. Tính sáng tạo chính là nét đặc thù của văn hóa. Nhu cầu của văn hóa là vô cùng vô tận và mang tính độc đáo. Page 12
nguon tai.lieu . vn