Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đã sửa sau thẩm định_để xuất bản) GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC (Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn) Hà Nội, 12/2013 1 MỤC LỤC Chươn Nội dung Trang g 1 Khái luận Triết học 2 Bản thể luận 3 Phép biện chứng 4 Nhận thức luận 5 Học thuyết Hình thái kinh tế­xã hội 6 Triết học chính trị 7 Ý thức xã hội 8 Triết học về con người 2 Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học a) Triết học và đối tượng của triết học ­ Quan niệm về triết học Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI (tr. CN) và đã đạt được thành tựu rực rỡ trong các nền triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Theo gốc Hán tự, thuật ngữ “triết” được có nghĩa là “trí”, chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh. Trong văn hóa Ấn Độ, thuật ngữ “triết” là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng” nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, thuật ngữ “triết học” lần đầu xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì thuật ngữ triết học “philosophia” gồm hai từ ghép: “philos” là “yêu thích” và “sophia” là sự thông thái; ý nghĩa của thuật ngữ triết học là “ yêu mến sự thông thái”. Vì vậy, triết học được xem là hình thức cao nhất của tri thức, vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người; còn “nhà triết học” (triết gia) được gọi là nhà thông thái, nhà tư tưởng ­ người có khả năng nhận thức được chân lý và làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng... 3 Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, ở thời kỳ đầu hay sau này, người ta đều quan niệm triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc thế về giới, nắm bắt được chân lý, hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng. Thời gian xuất hiện và cách thức sử dụng thuật ngữ triết học ở phương Đông và phương Tây tuy có khác nhau, song ý nghĩa, mục đích và cách thức thể hiện cơ bản là giống nhau, thống nhất, đều chỉ hoạt động tinh thần, thể hiện khả năng nhận thức, cách thức, phương pháp đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có trình độ khái quát hoá và tư duy trừu tượng cao. Theo quan điểm mácxít, triết học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, là học thuyết chung nhất về tồn tại và nhận thức; là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, có thể quan niệm, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. ­ Nguồn gốc ra đời của triết học Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Về nguồn gốc nhận thức: Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, lịch sử loài người bắt đầu từ đâu thì lịch sử triết học bắt đầu từ đấy. Song, với tư cách là tri thức lý luận chung nhất, triết học đồng loạt xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII ­ VI TCN, khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, trong xã hội đã hình thành chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; đã có giai cấp và nhà nước. Hệ quả tất yếu của các yếu tố nêu trên là lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay, tầng lớp trí thức ra 4 đời. Họ có điều kiện nghiên cứu, hệ thống hoá các quan điểm, quan niệm thành học thuyết, lý luận. Vào thời kỳ này, triết gia đã xuất hiện và triết học được hình thành. Chủ thể sáng tạo các học thuyết, lý luận triết học được lịch sử ghi nhận là Khổng Tử ở Trung Quốc, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, Talet ở Hy Lạp, v.v.. Nói cách khác, triết học chỉ ra đời khi con người đã đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận. Sự ra đời của triết học gắn liền với nguồn gốc xã hội, tức là sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ ­ xã hội có giai cấp đầu tiên của nhân loại. Vào thời ấy, lao động đã phát triển đến mức phải phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay, chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giai cấp và nhà nước lần lượt ra đời, làm cho triết học, tự nó mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc lý luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phân chia thành hai nguồn gốc như trên chỉ có tính chất tương đối. ­ Vấn đề đối tượng triết học Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Khi mới ra đời, triết học thời cổ đại được gọi là “triết học tự nhiên”, bao hàm trong nó toàn bộ tri thức của nhân loại. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này cho rằng, triết học là “khoa học của mọi khoa học”. Thời kỳ này, triết học đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hệ thống các quan điểm triết học đã ra đời và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học các thời đại sau nó, thậm chí ảnh hưởng đến cả sự phát triển của toán học, vật lý 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn