Xem mẫu

  1. 1
  2. 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Quá trình lao động đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các yếu tố của quá trình sản xuất: Người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Trong đó con người có vai trò quan trọng nhất, vừa là người tham gia, vừa là người quản lý, điều khiển quá trình lao động. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động lao động phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, sự phối hợp, kết hợp giữa các yếu tố của quá trình lao động với nhau và giữa người lao động với các bộ phận người lao động trong tổ chức, nói cách khác là phải thực hiện tổ chức lao động khoa học. Để thực hiện tổ chức lao động khoa học cần thiết phải có các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động cho mọi khâu, công đoạn, chi tiết cũng như toàn bộ quá trình lao động. Định mức lao động do đó vừa là cơ sở để tổ chức lao động khoa học vừa là yếu tố đảm bảo tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, phù hợp với khả năng và khai thác triệt để tiềm năng lao động. Định mức lao động là cơ sở khoa học trong quản lý lao động và phải xác định bằng các phương pháp khoa học, gắn với thực tiễn các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, môi trường hoạt động. Nói tóm lại: Tổ chức và định mức lao động là một trong những cơ sở, nền tảng của quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. Giáo trình “Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp” là giáo trình của học phần trong chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp thuộc chương trình đào tạo theo Quyết định số 81/QĐ-ĐHTM ngày 10 tháng 02 năm 2017 được Hiệu trưởng phê duyệt và sử dụng trong giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại cho chuyên ngành quản trị nhân lực doanh nghiệp, là tài liệu tham khảo cho các chuyên ngành khác có liên quan. Nội dung cốt lõi của giáo trình tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cơ bản có tính nguyên lý, căn bản về tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp, được cụ thể hóa cho lao động sản xuất và lao động thương mại, là những loại lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Giáo trình là tài liệu tham khảo để tổ chức và định mức trong các tổ chức kinh tế, xã hội. Giáo trình được biên soạn bởi một số thành viên trong bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực và do PGS. TS Phạm Công Đoàn - giảng viên cao cấp làm chủ biên. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và nội dung đã được phê duyệt, giáo trình được cấu trúc thành 6 chương: 3
  4. Chương 1: Tổng quan về tổ chức và định mức lao động; Chương 2: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp; Chương 3: Định mức lao động trong doanh nghiệp; Chương 4: Tổ chức và định mức lao động quản lý trong doanh nghiệp; Chương 5: Tổ chức và định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp; Chương 6: Tổ chức và định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp. Trong mỗi chương của giáo trình, bên cạnh nội dung chính, phần cuối từng chương là câu hỏi ôn tập, nội dung thảo luận, bài tập thực hành và tài liệu tham khảo. Các tác giả được phân công biên soạn, cụ thể như sau: PGS. TS Phạm Công Đoàn biên soạn chương 1, 2, 5 và 6; TS Chu Thị Thủy và ThS Phạm Hà Phương biên soạn chương 3; PGS. TS Phạm Công Đoàn và TS Chu Thị Thủy biên soạn chương 4. Ngoài ra còn có sự tham gia biên soạn bài tập và tình huống thảo luận của ThS Nguyễn Đắc Thành. Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả đã nhận được sự tham gia góp ý nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của các thành viên Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, Hội đồng Khoa Quản trị nhân lực và cá nhân các nhà khoa học. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý của Khoa, Bộ môn và các nhà khoa học trong và ngoài Trường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực - Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại. Xin trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ 4
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BẢNG 9 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 10 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 11 1. Đối tượng nghiên cứu 11 2. Phương pháp nghiên cứu 13 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 15 1.1. Tổ chức lao động 15 1.1.1. Khái niệm về tổ chức lao động 15 1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động 16 1.1.3. Các nguyên tắc của tổ chức lao động 18 1.1.4. Các loại hình tổ chức lao động 20 1.1.5. Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động 26 1.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động 31 1.2. Định mức lao động 33 1.2.1. Khái niệm định mức lao động 33 1.2.2. Vai trò của định mức lao động 35 1.2.3. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động 37 1.2.4. Nội dung cơ bản của định mức lao động 37 Câu hỏi ôn tập 43 Nội dung thảo luận 43 Bài tập thực hành 44 Tài liệu tham khảo chương 1 45 Chương 2. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 47 2.1. Phân công lao động và hợp tác lao động trong doanh nghiệp 47 2.1.1. Phân công lao động trong doanh nghiệp 47 2.1.2. Hợp tác lao động trong doanh nghiệp 49 2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp 50 2.2.1. Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp 50 2.2.2. Phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp 59 5
  6. 2.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi 64 2.3.1. Các yếu tố cơ bản thuộc về điều kiện lao động 64 2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong doanh nghiệp 65 2.3.3. Hoạt động chủ yếu nhằm tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động. 66 Câu hỏi ôn tập 68 Nội dung thảo luận 69 Bài tập thực hành 69 Tài liệu tham khảo chương 2 71 Chương 3. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 73 3.1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 74 3.1.1. Khái niệm định mức lao động trong doanh nghiệp 74 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 75 3.2. Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp 76 3.2.1. Các phương pháp định mức lao động chi tiết trong doanh nghiệp 76 3.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp 95 3.3. Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 110 3.3.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định mức lao động 111 3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp 111 3.3.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động 114 3.3.4. Quyết định định mức lao động 117 3.4. Định mức lao động đối với lao động nhân viên trong doanh nghiệp 117 3.4.1. Những nội dung chủ yếu của định mức lao động đối với lao động nhân viên 117 3.4.2. Một số phương pháp định mức lao động đối với lao động nhân viên 121 3.5. Định mức lao động với vấn đề định biên trong tổ chức lao động của doanh nghiệp 127 3.5.1. Định mức lao động là cơ sở cho định biên lao động 127 3.5.2. Điều kiện để tính định biên lao động 129 3.5.3. Các nguyên tắc để tính định biên lao động 130 3.5.4. Các phương pháp định biên lao động 133 6
  7. Câu hỏi ôn tập 137 Nội dung thảo luận 137 Bài tập thực hành 138 Tài liệu tham khảo chương 3 143 Chương 4. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP 145 4.1. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 145 4.1.1. Đặc điểm và vai trò của lao động quản lý trong doanh nghiệp 145 4.1.2. Khái niệm và mục đích của tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 149 4.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 151 4.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý đối với hoạt động quản lý trong doanh nghiệp 151 4.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 152 4.2.1. Phân công, hợp tác lao động quản lý trong doanh nghiệp 152 4.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý trong doanh nghiệp 156 4.3. Định mức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 159 4.3.1. Khái niệm định mức lao động đối với lao động quản lý và mức quản lý trong doanh nghiệp 159 4.3.2. Các phương pháp định mức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 160 4.3.3. Xác định định mức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 162 Câu hỏi ôn tập 166 Nội dung thảo luận 167 Bài tập thực hành 167 Tài liệu tham khảo chương 4 169 Chương 5. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 171 5.1. Tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 171 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động sản xuất, tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp. 171 7
  8. 5.1.2. Nhiệm vụ và nguyên tắc của tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp. 173 5.1.3. Nội dung tổ chức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 174 5.2. Định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 185 5.2.1. Khái niệm và phân loại định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 185 5.2.2. Yêu cầu của định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 186 5.2.3. Nội dung định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp 187 5.2.4. Một số phương pháp định mức lao động sản xuất thông dụng 189 Câu hỏi ôn tập 193 Nội dung thảo luận 193 Bài tập thực hành 194 Tài liệu tham khảo chương 5 195 Chương 6. TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG DOANH NGHIỆP 197 6.1. Đặc điểm và phân loại lao động thương mại trong doanh nghiệp 197 6.1.1. Đặc điểm lao động thương mại 197 6.1.2. Phân loại lao động thương mại 198 6.2. Tổ chức lao động thương mại trong doanh nghiệp 200 6.2.1. Phân công hợp tác lao động thương mại trong doanh nghiệp 200 6.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại trong doanh nghiệp. 206 6.3. Định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp. 212 6.3.1. Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm 215 6.3.2. Xây dựng định mức lao động theo định biên 216 Câu hỏi ôn tập 218 Nội dung thảo luận 218 Bài tập thực hành 219 Tài liệu tham khảo chương 6 220 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 221 8
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Biên chế người làm công tác tổ chức lao động chuyên trách ở một số nước 32 Bảng 3.1: Mô hình mức thời gian đối với lao động nhân viên 124 Bảng 3.2: Ví dụ số lượng nhân viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp B năm 2007 - 2019 135 Bảng 5.1: Bảng số liệu ghi chép thời gian hao phí của công nhân 189 Bảng 5.2: Tổng hợp thời gian hao phí trong ca 190 Bảng 5.3: Bảng cân đối thời gian công tác trong ca 191 Bảng 6.1: Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh trong doanh nghiệp thương mại 214 9
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động 33 Sơ đồ 3.1: Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp 110 Sơ đồ 6.1: Sơ đồ tổ chức phục vụ nơi làm việc của lao động thương mại 210 Hình 6.1: Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động 203 10
  11. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Cũng giống như các môn khoa học khác, tổ chức và định mức lao động là khoa học được đúc rút từ thực tiễn hoạt động lao động của con người, phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội loài người và được khái quát thành lý thuyết khoa học gắn liền với sự ra đời của khoa học quản trị; tổ chức và định mức lao động là một nội dung quan trọng của chức năng tổ chức của quản trị một tổ chức. Các công trình đầu tiên về khoa học quản trị nói chung và tổ chức lao động nói riêng thuộc về trường phái quản trị khoa học mà cha đẻ là F.W.Taylor - Tổ chức lao động theo kiểu dây chuyền được phát triển thêm bởi những người kế tục F.W.Taylor trong tổ chức lao động và định mức lao động (là cơ sở cho tổ chức lao động) cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự phát triển của khoa học, công nghệ xuất hiện các hình thức mới của tổ chức lao động (luân chuyển, mở rộng, làm phong phú nhiệm vụ, tổ chức lao động theo nhóm tự quản, bán tự quản...), với nội dung và phương pháp định mức khoa học đem lại hiệu quả của lao động cao hơn, hoàn thiện, tiến bộ hơn. Tổ chức lao động ngày nay là tổ chức lao động khoa học, là tổ chức lao động được ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến, đảm bảo quá trình lao động hợp lý, đạt hiệu quả cao hơn. 1. Đối tượng nghiên cứu Là một khoa học, tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp có đối tượng nghiên cứu riêng. Tổ chức lao động về bản chất là tổ chức quá trình lao động của con người trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố của quá trình lao động, theo đó con người sử dụng công cụ lao động tác động lên quá trình lao động. Trong nền sản xuất tập thể hóa, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao đòi hỏi quá trình lao động của con người trong tập 11
  12. thể phải có sự phân công, hợp tác khoa học, hợp lý hướng đến thực hiện mục tiêu của quá trình lao động, do đó đối tượng nghiên cứu của tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình lao động, qua đó đảm bảo sự phân công, hợp tác một cách hợp lý, khoa học trong tổ chức lao động. Đồng thời để đảm bảo phối hợp một cách khoa học, nhịp nhàng, đồng bộ phải tiến hành định mức lao động đối với mỗi cá nhân, tập thể người lao động, là cơ sở cho việc phân công, hợp tác một cách khoa học, qua đó đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao của quá trình lao động. Như vậy, định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học. Từ sự phân tích nội hàm của tổ chức lao động khoa học cho thấy nội dung nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp là: Phân công và hợp tác lao động; Xây dựng định mức lao động khoa học làm cơ sở cho tổ chức lao động trong doanh nghiệp; Tổ chức nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho lao động của cá nhân, tập thể, khai thác tối đa các nguồn lực của quá trình lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó tổ chức lao động phải tạo môi trường thuận lợi về thể chế (pháp luật của lao động), môi trường tự nhiên, xã hội và tâm lý, bầu không khí làm việc và văn hóa trong lao động đảm bảo kích thích động cơ lao động tích cực, đem lại hiệu quả cao của quá trình lao động trong doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu học phần và chuyên ngành đào tạo, giáo trình được cấu trúc thành 6 chương, trong đó với ý tưởng là phần đầu trình bày các nguyên lý khoa học của tổ chức và định mức lao động làm cơ sở cho việc vận dụng vào nghiên cứu tổ chức và định mức đối với các loại lao động cụ thể, chủ yếu trong doanh nghiệp là lao động sản xuất và lao động thương mại. Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, gắn liền với khoa học tổ chức và quản trị nhân lực và có các mối quan hệ với các môn khoa học khác như luật lao động, quản trị học, quản trị nguồn nhân lực, thống kê lao động, quản trị sản xuất, phân tích kinh tế...Đối tượng nghiên cứu 12
  13. của học phần Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp là các quy luật, các lý thuyết khoa học về tổ chức, quản trị nhân lực, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, các phương pháp khoa học trong định mức lao động; các quy luật xã hội tâm sinh lý trong lao động và các môn khoa học liên quan khác. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp luận nghiên cứu Là một môn khoa học thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn, Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về lao động của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn cụ thể. 2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Học phần Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; đi từ mục đích của tổ chức và định mức lao động, mục tiêu và yêu cầu của học phần đối với chuyên ngành đào tạo “Quản trị nhân lực doanh nghiệp” từ đó xác định các nội dung cấu trúc và phương pháp theo trật tự logic để thực hiện mục đích. Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa được sử dụng để phân tích, luận giải các vấn đề lý luận từ đó khái quát hóa lý luận của từng chương, mục cũng như toàn bộ giáo trình. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh sử dụng trong xác định các mức lao động, định mức lao động và định biên trong doanh nghiệp. 13
  14. 14
  15. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Mục tiêu chương Sau khi học xong chương này, người học nắm được khái quát những nội dung cơ bản của Tổ chức và định mức lao động, cụ thể là: - Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc của tổ chức lao động; - Các hình thức và nội dung cơ bản của tổ chức lao động; - Vai trò của định mức lao động và các nguyên tắc xây dựng định mức lao động; - Các loại mức lao động. 1.1. Tổ chức lao động 1.1.1. Khái niệm về tổ chức lao động Lao động trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng là hoạt động có mục đích của con người và đều diễn ra dưới sự kết hợp của 3 yếu tố: Công cụ lao động, đối tượng lao động và người lao động. Sự phát triển của xã hội loài người dẫn đến sản xuất không còn là một quá trình riêng lẻ mà mang tính tổng thể, xã hội, quá trình sản xuất chỉ có hiệu quả cao nếu con người biết kết hợp tối ưu 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tức là biết tổ chức tốt quá trình lao động của con người. Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp 3 yếu tố của quá trình lao động và mối quan hệ giữa những người lao động/tập thể người lao động với nhau trong quá trình lao động nhằm đạt được mục tiêu. 15
  16. Tổ chức lao động là công cụ không tách rời của quá trình sản xuất, phải căn cứ vào mục đích của quá trình sản xuất và hướng đến thực hiện mục đích của quá trình sản xuất nói chung và quá trình lao động nói riêng. Với các yếu tố của quá trình sản xuất gồm có: Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động đã có thì yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất là tổ chức lao động. Song ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là của khoa học tổ chức và của quản trị nhân lực thì việc ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào tổ chức lao động đem lại kết quả cao hơn nhiều so với tổ chức lao động nói chung. Trong nền sản xuất tập thể hóa, chuyên môn hóa lao động trong tập thể đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp, hợp tác để đảm bảo thực hiện mục tiêu của quá trình lao động với một hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa những người lao động và tập thể người lao động được thực hiện thông qua sự phân công, phối hợp, hợp tác trong quá trình lao động. Tổ chức lao động khoa học giống tổ chức lao động ở chỗ đều là tổ chức quá trình lao động của con người tác động lên đối tượng lao động trong điều kiện môi trường nhất định, song tổ chức lao động khoa học khác so với tổ chức lao động ở phương pháp, cách thức giải quyết các vấn đề thực tiễn của tổ chức lao động được ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến để nâng cao hiệu quả của quá trình lao động. 1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động 1.1.2.1. Mục đích tổ chức lao động Mục đích tổ chức lao động là nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng thời đảm bảo tính khoa học, sự an toàn, phát triển toàn diện người lao động góp phần củng cố mối quan hệ lao động của con người trong lao động. Mục đích trên xuất phát và dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ mục đích của nền sản xuất và vai trò của con người trong quá trình sản xuất vì xét đến cùng mục đích của nền sản xuất là phục vụ con người, 16
  17. thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người, sau nữa con người là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất do đó mọi biện pháp cải tiến, hoàn thiện tổ chức lao động quá trình sản xuất đều phải hướng đến tạo điều kiện cho người lao động hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn và phát triển của bản thân người lao động. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức lao động Với mục đích trên trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tổ chức lao động phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt kinh tế, tâm sinh lý và xã hội. a.Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động phải đảm bảo kết hợp yếu tố kỹ thuật công nghệ với con người trong quá trình sản xuất để khai thác, phát huy các tiềm năng của lao động và các yếu tố nguồn lực khác nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất, tạo tiền đề để người lao động sản xuất mở rộng sức lao động, phát triển toàn diện. b.Về mặttâm sinh lý: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là phải tạo cho người lao động được làm việc trong môi trường và điều kiện tốt bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, nhân khẩu học tạo sự hấp dẫn trong công việc tạo động lực phấn đấu trong lao động với những điều kiện về sức khỏe, sự an toàn và vệ sinh lao động và những điều kiện vật chất thuận lợi cho lao động, sự bình đẳng dân chủ được tôn trọng và quan tâm. c.Về mặt xã hội: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là tạo điều kiện được phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động không chỉ là phương tiện để con người sống và phát triển mà còn trở thành nhu cầu sống thông qua giáo dục, động viên con người trong lao động, tạo nhận thức đúng đắn của con người và sự hấp dẫn của công việc. Các nhiệm vụ trên đây đều nhằm hướng đến thực hiện mục đích của tổ chức lao động và có mối quan hệ khăng khít tạo tiền đề, bổ sung cho nhau trong đó nhiệm vụ kinh tế tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu 17
  18. tâm sinh lý và xã hội, đồng thời việc thực hiện tốt các nhiệm vụ về tâm sinh lý và xã hội sẽ thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế. 1.1.3. Các nguyên tắc của tổ chức lao động Xuất phát từ bản chất, mục đích và vai trò của tổ chức lao động, khi thực hiện tổ chức lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1.1.3.1. Nguyên tắc khoa học: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, nguyên lý khoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, các nguyên lý của quản trị nói chung, quản trị nhân lực nói riêng và các môn khoa học có liên quan khác cũng như quan điểm, đường lối và các quy định pháp luật đối với người lao động của Đảng và Nhà nước, qua đó khai thác tối đa các nguồn tiềm năng của người lao động, nguồn lực lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu phát triển tự do, toàn diện của người lao động. 1.1.3.2. Nguyên tắc tác động tương hỗ: Khi nghiên cứu và thiết kế tổ chức lao động, các vấn đề phải được xem xét trong mối quan hệ tác động tương hỗ, hữu cơ qua lại lẫn nhau, quan hệ giữa các khâu công việc, nhiệm vụ trong một bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với tổng thể toàn tổ chức/doanh nghiệp; phải nghiên cứu nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội, cái chung với cái riêng của cá nhân, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợpcủa mọi bộ phận và toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp. 1.1.3.3. Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao động phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ các vấn đề liên quan bao gồm các công việc, các nhiệm vụ, các bộ phận, các cấp quản trị có liên quan vì lao động ở mỗi khâu, mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết đến các công việc/nhiệm vụ, các khâu của quá trình sản xuất, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về tổ chức, vận hành, phải phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận và các cấp quản lý mới đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, không bị ách tắc. 18
  19. 1.1.3.4. Nguyên tắc kế hoạch: Nguyên tắc này thể hiện trên haimặt: Một là: Các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa chặt chẽ, trên cơ sở những phương pháp khoa học, từ việc xác định mục tiêu của tổ chức lao động khoa học đến việc tổ chức điều hành, giám sát việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động. Tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa nghiêm túc theo các yêu cầu của công tác kế hoạch. Hai là: Tổ chức lao động khoa học phải gắn với mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp, tổ chức lao động là một nội dung, một bộ phận trong kế hoạch hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp nên nó phải đảm bảo thực hiện được kế hoạch hoạt động đã đặt ra với việc khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực hiện có, và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các kế hoạch khác. 1.1.3.5. Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao độngtrong xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động Nguyên tắc này dựa trên cơ sở người lao động là người hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và họ cũng là người trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ, do đó việc khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động vừa đảm bảo phát huy được sự sáng tạo của người lao động vừa đảm bảo tính khả thi cao và tạo tâm lý tích cực cho họ trong thực thi công việc, nhiệm vụ qua đó thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc. 1.1.3.6.Nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật đối với người lao động Nguyên tắc này dựa trên và đòi hỏi phải thực hiện trên thực tế đó là nguồn nhân lực là nguồn lực quý hiếm, phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời đây là nguồn lực đặc biệt cho nên tổ chức lao động phải đảm bảo các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo công ăn việc làm, thực hiện trách nhiệm xã hội đầy đủ với người lao động, đảm bảo cho người lao động được phát triển tự do, toàn diện. 19
  20. 1.1.4. Các loại hình tổ chức lao động Với sự phát triển của công nghiệp, tổ chức lao động ra đời từ thế kỷ XIX (1880), đối lập với phương pháp của thợ thủ công, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, quy mô lớn của công nghiệp với chi phí thấp. Các công trình nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học được quan tâmnhư F.W Taylor (1911) và tiếp sau cùng cả F và C Gilbeth; C Bedaux, H.B Maynard và H.L Gant. 1.1.4.1. Tổ chức lao động theo Taylor F.W Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc quản trị khoa học: a.Chuyên môn hóa, tức là mỗi người luôn chỉ thực hiện một công việc (theo quan điểm của CN Mác - Lê Nin chuyên môn hóa giúp nâng cao năng suất lao động, do người lao động chuyên môn hóa công việc. b.Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, những động tác/thao tác đơn giản, dễ thực hiện. c.Cá nhân hóa: Mỗi vị trí công tác được tổ chức sao cho tương đối độc lập, ít quan hệ với những chỗ làm việc khác để tăng nhịp độ sản xuất, vì khi bị lệ thuộc trong quá trình sản xuất thì người lao động khó tự mình độc lập hành động để nâng cao năng suất. d.Định mức thời gian bắt buộcđể hoàn thành một nhiệm vụ công việc: Điều không bắt buộc người lao động phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu chủ doanh nghiệp mới tồn tại trong điều kiện chủ yếu sản xuất. e.Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra: Tức là người thực hiện nhiệm vụ, công việc trong quá trình sản xuất/lao động và người kiểm tra giám sát họ là những người khác nhau. Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá hoàn thành công việc, tránh tình trạng mẹ hát, con khen hay...,điều này là đòi hỏi người lao động phải phấn đấu tốt để hoàn thành nhiệm vụ. 20
nguon tai.lieu . vn