Xem mẫu

  1. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT NHÀ P --------------------------------------- Tổ chức và kỹ thuật là môn học giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ phận chế biến món ăn, cách bố trí sắp xếp các khu vực làm việc trong nhà bếp, giới thiệu về trang thiết bị dụng cụ, cách sử dụng, cách làm vệ sinh các loại trang thiết bị dụng cụ. Các biện pháp đảm bảo an tòan lao động trong nhà bếp, phòng chống các tai nạn nghề nghiệp, phòng chống hỏa hoạn và phương pháp sơ cấp cứu tại chỗ. Chương 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÁCH SẠN VÀ TỔ CHỨC Ộ PHẬN CH I N MÓN ĂN Mục tiêu: Sau khi học xong chương này ngư i học phải: Mô tả được cơ cấu tổ chức của khách sạn và bộ phận chế biến món ăn Hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận chế biến món ăn, các chức danh và chức năng nhiệm vụ mỗi chức danh trong nhà bếp Nắm được phương pháp xác định nhu cầu lao động trong nhà bếp Hiểu biết các nguyên tắc bố trí sắp xếp các khu vực làm việc trong nhà bếp. I. Sơ lược về hệ thống cơ cấu tổ chức khách sạn. Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác với chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ cao. Khách hàng của khách sạn được xem là những thượng đế. Họ sẵn sàng trả chi phí cao cho các sản phẩm và dịch vụ nhưng cũng đòi hỏi khách sạn phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Để đạt được điều đó, đòi hỏi khách sạn và mỗi bộ phận trong khách sạn phải có bộ máy quản lí tốt, năng động sáng tạo phù hợp với mỗi loại hình khách sạn, đối tượng khách hàng và phương thức quản lí. Các phòng ban, các bộ phận chức năng của khách sạn được thiết lập dựa vào nhu cầu quản lí, khối lượng công việc. Như vậy việc sắp xếp, bố trí nhân sự, sự phân công công việc, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân, việc thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân, nhằm làm cho khách sạn hoạt động hiệu quả như một khối thống nhất đó là cơ cấu tổ chức. Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 1
  2. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Một số m h nh tổ chức khách sạn Giám đốc Quản lý phục vụ ăn uống Quản lý lễ tân Quản lý Nhà buồng Bếp trưởng Trưởng nhóm Bộ phận / Quầy lễ Nhân viên đặt phục vụ bàn tân đặt buồng buồng Đầu bếp Nhân viên phục vụ Sơ đồ cơ cấu tổ chức một khách sạn loại nhỏ Giám đốc khách sạn Quản lý Phục Trưởng phòng Quản lý Lễ Quản lý Nhà vụ ăn uống Thị trư ng tân buồng Trưởng phòng Trưởng phòng Quản lý Kỹ Trưởng phòng nhân sự nhân sự thuật An ninh Sơ đồ cơ cấu tổ chức một khách sạn loại vừa Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 2
  3. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu an quản lý khách sạn Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Trợ lý Tổng Giám đốc Cấp giám đốc Giám Giám đốc Giám Giám Giám đốc Giám Giám đốc Phục Tiếp thị và đốc đốc Tài Kỹ thuật và đốc đốc An vụ ăn Kinh Nguồn chính Bảo dưỡng Lưu trú ninh uống doanh nhân lực Trưởng bộ phận Kế toán Bếp Quản Quản Quản Quản lý Quản lý trưởng trưởng lý lý lý lễ tân Nhà nhà nhân đào hàng sự tạo Sơ đồ cơ cấu tổ chức một khách sạn lớn buồng Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 3
  4. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu II. Các m h nh cơ cấu tổ chức 1. Cơ cấu trực tuyến. Là cơ cấu mà ngư i lãnh đạo trực tiếp điều hành và quản lí nhân viên không thông qua một khâu trung gian nào. Mỗi bộ phận chỉ có một ngư i quản lí trực tiếp. Cơ cấu này phù hợp với những khách sạn loại nhỏ. Cơ cấu này có ưu điểm: - Quy định rõ ràng quan hệ mỗi cấp - Giới hạn rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn mỗi cấp - Có thông tin trực tiếp và có thể kiểm tra trực tiếp, nắm chắc tình hình từ dưới lên trên một cách nhanh chóng. Nhược điểm: - Đòi hỏi ngư i lãnh đạo phải vừa tinh thông nghiệp vụ chuyên môn , vừa có năng lực lãnh đạo. - Khó chuyên môn hoá ở cấp quyết định - Công việc tập trung nhiều ở cấp cao - Không linh động, nhậy cảm trong giải quyết công việc. 2. Cơ cấu trực tuyến tham mưu Là cơ cấu tổ chức thông qua các đầu mối tham mưu để kiểm tra các hoạt động của cấp dưới. các đầu mối này không đủ trách nhiệm và quyền hạn để quyết định công việc mà ngư i lãnh đạo cấp cao vẫn đưa ra các mệnh lệnh trực tiếp đối với các nhân viên của các bộ phận trong quá trình điều hành công việc. Cơ cấu này có ưu điểm: - Cấp quyết định được giảm nhẹ khối lượng công việc trong công tác quản lí. - Có điều kiện chuyên môn hoá cấp dưới. Nhược điểm: - Công việc tập trung nhiều ở cấp tham mưu - Đòi hỏi tham mưu phải có chuyên môn cao 3. Cơ cấu chức năng Cơ cấu tổ chức của khách sạn phải hình thành nhiều các bộ phận chức năng riêng biệt theo từng nghiệp vụ để dễ quản lí và điều hành. Ở cơ cấu này, mỗi bộ phận hay ngư i thừa hành có nhiều cấp chỉ huy. Trong một bộ phận có nhiều ngư i chịu trách nhiệm từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Mỗi lĩnh vực có một quản lí đầu nghành. Cơ cấu này có ưu điểm: - Tạo điều kiện cho ngư i quản lí đi sâu vào chuyên môn của từng chuyên môn - Chuyên môn hoá cao ở cấp quyết định - Công việc được giám sát , kiểm tra thư ng xuyên chặt chẽ hơn. Nhược điểm: Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 4
  5. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Những ngư i thừa hành nhận được quá nhiều chỉ thị, mệnh lệnh của nhiều lãnh đạo. Có khi mệnh lệnh, chỉ thị của giám đốc và ngư i đứng đầu khối nghiệp vụ mâu thuẫn lẫn nhau. 4. Cơ cấu trực tuyến chức năng Cơ cấu này là cơ cấu kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Nó thể hiện nguyên tắc một thủ trưỏng trong lãnh đạo và quản lí, nhưng đồng th i có các đơn vị chức năng giúp thủ trưởng điều hành công việc thuộc chức năng của mình. Tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc khách sạn. Đây là mô hình cơ cấu được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những khách sạn lớn. Tóm lại: Bộ máy tổ chức của khách sạn như như một thể thống nhất . Để bộ máy hoạt động tốt, hiệu quả, nhịp nhàng, chúng ta phải xác định mối quan hệ ngang dọc trong cơ cấu một cách rõ ràng. Nghĩa là quyền hạn, trách nhiệm được chuyển giao một cách hợp lí, đúng chức năng cho từng bộ phận và cá nhânđồng th i tạo mối quan hệ năng động ggiữa các bộ phận đó. III. Tổ chức nhân sự bộ phận chế biến món ăn 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận chế biến món ăn Xem sơ đồ trang sau) Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 5
  6. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu ếp trưởng Bếp phó Bếp phó TỔ TRƯỞNG chef de partie) Nước xốt, thịt Rau, súp Đầu bếp sơ chế Đầu bếp bánh Phụ bếp Phụ bếp Phụ bếp Phụ bếp Giúp việc Thợ học nghề Thợ học nghề Giúp việc chung Học viên) chung Học viên) 2. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận chế biến món ăn. Bộ phận chế biến món ăn là một bộ phận có chức năng sản xuất, kinh doanh trong hoạt động cuả khách sạn, sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của khách vì vậy chất lưởng của sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công, tồn tại và phát triển. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chế biến món ăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà hàng khách sạn: - Nghiên cứu thị trư ng ăn uống về nhu cầu, khẩu vị, xu hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ ăn uống. Lập kế hoạch về nhu cầu tiêu thụ, dự đoán mức tiêu thụ. cả về số lượng, chủng loại. - Quản lí tốt hệ thống thực đơn, trên cơ sở đó có kế hoạch chuẩn bị nguồn nguyên liệu thực phẩm, với những tiêu chuẩn tốt nhất, để đáp ứng đầy đủ, kịp th i các nhu cầu của khách hàng. - Quản lí, sử dụng, bảo trì, các thiết bị dụng cụ đúng quy trình, đúng mục đích để đạt hiệu quả cao, giảm chi phí khấu hao tài sản. - Thực hiện quy trình chế biến món ăn theo đúng tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 6
  7. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Thực hiện tốt các quy tắc về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trư ng và an toàn lao động - Quản lí tốt về nhân sự, đảm bảo có năng suất lao động cao, luôn chăm lo đ i sống vật chất, tinh thần cho ngư i lao động, thư ng xuyên tổ chức bồi dưỡng, học tập để không ngừng nâng cao khả năng nghề nghiệp. - Thực hiện tốt việc quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về định lượng tiêu chuẩn khẩu phần, quản lí nguyên liệu thực phẩm, quản lí tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh. 3. Chức danh và nhiệm vụ theo m h nh tổ chức của nhà bếp 3.1 ếp trưởng (head chef) chef cook Bếp trưởng là ngư i quản lí nhà bếp, quản lí công việc hàng ngày, bảo đảm các hoạt động một cách nhịp nhàng. Bếp trưởng là ngư i điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà bếp. Chức năng nhiệm vụ của bếp trưởng - Tổ chức các hoạt động của nhà bếp một cách có hiệu quả nhất - Lập kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, quý. - Xây dựng hệ thống thực đơn, cải tiến, sáng chế, tính toán giá thành, xây dựng giá bán sản phẩm thích hợp để đạt mức lợi nhuận theo yêu cầu. - Đặt mua hàng hoá thực phẩm, luôn nắm vững giá cả thị trư ng, tìm những nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả phù hợp để giảm giá thành sản xuất. - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dụng cụ, kế hoạch tu bổ, sửa chữa, bổ xung để đảm bảo tiến độ sản xuất. - Phân công lao động trong nhà bếp, quản lí nhân lực, lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nhân viên. Định kì đánh giá kết quả làm việc của cấp dưới, đưa ra những quyết định thưởng phạt. - Giám sát mọi hoạt động của nhà bếp, kiểm tra việc thực hiện quy chế, điều lệ hoạt động của nhân viên dưới quyền, chăm lo công tác tư tưởng và quyền lợi cho nhân viên. Để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ trên, bếp trưởng phải biết cách phối hợp và quản lí trên các lĩnh vực sau: 1. Đội ngũ nhân viên (yếu tố con người) 2. Nguyên liệu hàng hoá thực phẩm (nguyên liệu phục vụ sản xuất) 3. Trang thiết bị dụng cụ (công cụ lao động) 3.2 ếp phó (sous chef) Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 7
  8. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Là ngư i giúp việc cho bếp trưởng, thay mặt bếp trưởng khi bếp trưởng vắng mặt. Bếp phó có thể phụ trách 1 ca làm việc hoặc phụ trách một phần công tác chuyên môn theo sự phân công của bếp trưởng. Chức năng nhiệm vụ của bếp phó - Giám sát, kiểm tra và thực hiện mọi công việc trong phạm vi được giao - Hoàn thành mọi công tác chuyên môn, thay mặt bếp trưởng khi cần thiết. 3.3 ếp chính - Bếp chính là kĩ thuật viên chính trong nhà bếp họ được ví như xương sống của nhà bếp. Chức năng nhiệm vụ - Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật chế biến món ăn được phân công, căn cứ vào thực đơn và các yêu cầu đặt món hàng ngày để chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm, gia vị…chế biến ra những sản phẩm đảm bảo số, chất lượng. - Chấp hành nghiêm các quy định về tiêu hao vật chất, vệ sinh an toàn. - Tích cực học hỏi, tìm tòi sáng tạo để đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu khẩu vị đa dạng của khách hàng. - Quan hệ tốt với đồng nghiệp, tuân thủ nội quy, qui chế hoạt động của khách sạn 3.4 Phụ bếp (commis chef) - Là ngư i giúp việc trong nhà bếp, có chức năng nhiệm vụ phụ giúp cho bếp chính những công việc đơn giản. Chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn, và các quy định trong điều lệ hoạt động của khách sạn. 3.5 Nhân viên tiếp phẩm - Nhân viên tiếp phẩm là ngư i chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ các loại thực phẩm theo yêu cầu của bếp trưởng. Nhân viên tiếp phẩm phải nắm vững kiến thức về thương phẩm hàng thực phẩm, nắm chắc giá cả thị trư ng, để đảm bảo cung cấp những loại thực phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, thanh quyết toán theo đúng quy định. 2.3.6 Nhân viên thủ kho - Có nhiệm vụ nhập, xuất các loại hàng hoá, thực phẩm theo yêu cấu của bếp trưởng. Thực hiện tốt công tác tồn trữ, bảo quản thực phẩm theo đúng các nguyên tắc bảo quản thực phẩm. - Thực hiện đầy đủ chế độ nhập, xuất, tồn theo qui định. 3.7 Kế toán tiêu chuẩn Nhân viên kế toán tiêu chuẩn làm việc theo sự quản lí của phòng kế toán tài chính và của bếp trưởng. - Nhiệm vụ của kế toán tiêu chuẩn là xây dựng định lượng tiêu chuẩn xuất ăn, lập sổ sách, hạch toán kinh doanh. Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 8
  9. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Báo cáo thư ng xuyên và định kì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà bếp cho lãnh đạo, cùng với bếp trưởng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. 3.8 Tạp vụ vệ sinh Là nhân viên đảm nhận các công việc vệ sinh trong nàh bếp, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc. 3.9 Thực tập viên Là các sinh viên, học sinh thực tập trong nhà bếp, họ có nhiệm vụ quan sát, tìm hiểu, học hỏi các công việc trong nhà bếp. Tham gia làm các công việc đơn giản, làm các món ăn mà bếp trưởng giao. thực tập viên sẽ phải luôn chuyển đến làm việc trong tất cả các bộ phận trong nhà bếp như bếp Âu, bếp Á, bếp đặc sản, bếp nguội, bô phận sơ chế … dể có thể tìm hiểu, học hỏi tất cả các chuyên môn nghiệp vụ trong nhà bếp. Phụ lục tham khảo: TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT – Cấp I Công nhân kỹ thuật bán lành nghề gồm 5 bậc thợ Là cấp khởi đầu trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật chế biến món ăn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo theo chương trình ngắn hạn, thông thư ng là chứng chỉ đào tạo dưới 1 năm  Bậc 1:  Kiến thức hiểu biết: - Thuộc tên, biết phân loại sắp xếp các loại dụng cụ, đồ dùng thiết bị - Nắm được qui trình vận hành, sử dụng các loại thiết bị - Hiểu biết về các loại gia vị - Hiểu biết về phương pháp sơ chế, phân loại, bảo quản, sử dụng các nguyên liệu thực phẩm  Kỹ năng thực hành - Biết sử dụng các thiết bị dụng cụ trong nhà bếp - Biết cách làm vệ sinh, sắp xếp nhà bếp - Biết phân loại, lựa chọn, sơ chế, chuẩn bị thực phẩm, gia vị - Thực hiện các thao tác kỹ thuật cơ bản  Bậc 2:  Kiến thức hiểu biết: - Nắm được quy trình vận hành thiết bị - Biết ph. pháp chuẩn bị sắp xếp nơi làm việc - Nhận biết c. lượng, tác dụng của các loại gia vị - Hiểu biết về các món ăn thông dụng - Đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 9
  10. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu  Kỹ năng thực hành - Biết sắp xếp bố trí dụng cụ, thực phẩm, nơi làm việc - Biết phân loại, bảo quản thực phẩm, phát hiện thực phẩm hư hỏng - Vận hành được các loại bếp, lò … - Sử dụng các loại dao đúng cách, an toàn - Biết sơ chế, cắt thái, các loại thực phẩm - Chế biến được một số món ăn đơn giản, thông dụng  Bậc 3:  Kiến thức hiểu biết: - Biết cách kiểm tra an toàn và sự dụng thiết bị dụng cụ hiệu quả nhất - Biết nội dung nhiệm vụ công tác giao nhận ca - Biết phân loại gia vị, phát hiện các hiện tượng hư hỏng của thực phẩm (nấm mốc, nhiễm độc, nhiễm khuẩn…) - Hiểu biết về dinh dưỡng, biện pháp hạn chế sự hao hụt trong sơ chế, chế biến. - Hiểu biết về cơ cấu tổ chức nhà bếp  Kỹ năng thực hành - Thực hiện giao nhận ca, hàng hoá - Biết vận hành, sử dụng các loại thiết bị dụng cụ đúng qui trình, mục đích, an toàn - Sơ chế, chế biến, cắt thái, tỉa thành thạo - Chế biến các món ăn đơn giản - Đọc và hiểu thực đơn tiếng Việt và 1 loại ngôn ngữ khác  Bậc 4  Kiến thức hiểu biết - Hiểu biết chức năng nhiệm vụ các chức danh trong nhà bếp - Hiểu biết về thực đơn, các món tráng miệng, bánh ngọt - Hiểu biết về các bữa ăn theo truyền thống ẩm thực Á – Âu - Hiểu biết về nguyên tắc phối hợp nguyên liệu, gia vị  Kỹ năng thực hành - sơ chế, cắt thái, tẩm ướp các loại thực phẩm thông dụng - Cắt thái tỉa thành thạo các hình dạng thông thư ng - Chế biến được các món ăn có sự phối hợp nhiều nguyên liệu và gia vị, phương pháp làm chín ở mức độ đơn giản  Bậc 5:  Kiến thức hiểu biết - Hiểu biết cơ cấu món ăn thông qua thực đơn - Hiểu biết về quá trình tiêu hoá, tác dụng của các chất dinh dưỡng với cơ th ể - Hiểu biết về cách tổ chức, bố trí ca làm việc Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 10
  11. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Biết phương pháp sử dụng hoá chất, các chất phụ gia thực phẩm - Hiểu biết về môi trư ng và cách bảo vệ môi trư ng an toàn - Đọc, hiểu biết thực đơn bằng 1 ngoại ngữ  Kỹ năng thực hành - Thực hiện các thao tác kỹ thuật cao (rút xương, cắt thái cầu kỳ …) - Tổ chức, chỉ đạo 1 ca sản xuất - Có khả năng xây dựng thực đơn - Chế biến thành thạo các món ăn, phục vụ tiệc CÔNG NHÂN KỸ THUẬT LÀNH NGHỀ (4 bậc thợ) Có kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc của cấp I Đã qua đào tạo từ 1 – 2 năm hoặc đào tạo bồi dưỡng thi chuyển từ cấp I lên  Bậc 1  Kiến thức hiểu biết - Hiểu biết về phong tục tập quán ăn uống - Có kiến thức, hiểu biết về công tác tổ chức ca sản xuất - Hiểu biết về dinh dưỡng trong ăn uống với cơ thể con ngư i - Hiểu biết về thực đơn, truyền thống ăn uống - Nắm chắc các nguyên tắc phối hợp nguyên liệu gia vị, thực phẩm, kiến thức sâu về món ăn, áp dụng ngoại ngữ vào công việc  Kỹ năng thực hành - Có thể tổ chức, điều hành một ca sản xuất (giao nhận, chế biến, báo cáo cuối ca …) - Xây dựng thực đơn, hạch toán giá thành… - Chế biến hoàn chỉnh các món ăn theo thực đơn  Bậc 2  Kiến thức hiểu biết - Nắm chắc các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm - Hiểu rõ công tác an toàn, các biện pháp phòng ngừa, sử lí tai nạn lao động - Nắm chắc các nguyên tắc xây dựng thực đơn - Có kiến thức sâu rộng về các loại hình tiệc - Sử dụng ngoại ngữ vào công tác chuyên môn  Kỹ năng thực hành - Có khả năng tổ chức điều hành, quản lý thành thạo một ca làm việc - Xây dựng thực đơn, dự trù thực phẩm, hạch toán … Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 11
  12. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Cắt tỉa, chế biến thành thạo các món ăn từ đơn giản đến phức tạp, chủ động sáng tạo, trang trí nhiều món ăn - Sử dụng, phối hợp gia vị, nguyên liệu thành thạo, biết cách thay thế các loại nguyên liệu, gia vị - Tổ chức phục vụ các bữa tiệc  Bậc 3  Kiến thức hiểu biết - Hiểu biết các kiến thức của bậc 2 - Hiểu biết về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy bộ phận kinh doanh ăn uống - Có kiến thức sâu về thức ăn, đồ uống các vùng, miền - Hiểu biết sâu trên cơ sở khoa học về các loại gia vị - Đọc hiểu một ngoại ngữ trong phạm vi nghề  Kỹ năng thực hành - Chế biến được nhiều món ăn cao cấp, các món ăn nước ngoài - Có khả năng sáng tạo chế biến các món ăn mới - Có khả năng tổ chức tiệc từ 200 xuất ăn trở lên  Bậc 4  Kiến thức hiểu biết - Có kiến thức về công tác tổ chức kinh doanh - Kiến thức về công tác quản lí, hạch toán, biết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn - Đọc hiểu 1 ngoại ngữ về lĩnh vực kinh doanh chế biến món ăn  Kỹ năng thực hành - Chế biến thành thạo các món ăn trong và ngoài nước - Nghiên cứu, cải tiến, chế biến được các món ăn đặc biệt - Làm được một số món bánh - Tổ chức phục vụ tiệc CÔNG NHÂN TRÌNH ĐỘ CAO (3 bậc) Có kiến thức, kỹ năng thực hành của công nhân kỹ thuật cấp I & II Đã qua đào tạo 3 năm hoặc trình độ tương đương hệ Cao đẳng kỹ thuật và thi chuyển cấp  Bậc 1  Kiến thức hiểu biết - Nắm chắc các cơ sở khoa học, có kiến thức sâu về tồn trữ, chế biến, vệ sinh an toàn - Có kiến thức và khả năng tổ chức quản lí, điều hành nhà bếp có quy mô lớn Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 12
  13. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu - Nắm chắc các nguyên tắc cấu tạo, xây dựng thực đơn bảo đảm tính khoa học, thực tiễn - Hiểu biết sâu về tập quán ăn uống của các dân tộc, có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp công việc  Kỹ năng thực hành - Quản lí, tổ chức, phân công, điều hành hoạt động một nhà bếp - Xây dựng được các loại thực đơn và tổ chức thực hiện - Có khả năng hướng dẫn, sửa sai các sản phẩm - Chế biến được các món ăn cao cấp đòi hỏi có sự phối kết hợp nhiều nguyên liệu - Có khả năng tham gia giảng dạy tại các trư ng nghề, huấn luyện cho nhân viên  Bậc 2  Kiến thức hiểu biết - Có khả năng khảo sát, phân tích thị trư ng để tổ chức kinh doanh có hiểu quả - Có kiến thức và kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành nhà bếp có quy mô lớn, khả năng chế biến, phục vụ đa dạng - Hiểu biết sâu về cơ sở khoa học của kỹ thuật chế biến bảo quan món ăn - Có nhiều kinh nghiệm xử lý, giải quyết các vấn đề trong xây dựng thực đơn - Có khả năng lập kế hoạch sản xuất ngắn, trung hạn cho nhà bếp, sử dụng tốt ngoại ngữ cho chuyên môn  Kỹ năng thực hành - Thành thạo và có nhiều kỹ xảo trong chế biến món ăn Âu – Á - Phân tích, đánh giá được chất lượng, thành phần món ăn bằng phương pháp cảm quan - Có khả năng cải tiến, sáng tạo nhiều món ăn, nhiều mẫu, kiểu cách trình bày, trang trí.  Bậc 3  Kiến thức hiểu biết - Có khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm cho bộ phận chế biến món ăn - Có khả năng nắm bắt thị trư ng để đưa ra món ăn mới hoặc thay đổi thực đơn - Sử dụng thành thạo ngoại ngữ Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 13
  14. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu  Kỹ năng thực hành - Tổ chức được và quản lí kinh doanh một nhà hàng từ 500 khách - Quản lí, tổ chức, phân công, điều hành và phối hợp phục vụ các loại tiệc với đủ cấp độ - Kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng, thành phần món ăn - Chế biến được các món ăn tráng miệng  Du lịch Dịch vụ (thang lương 7 bậc (A.1)  Nhóm 1: - Chế biến kem, nước giải khát, bánh ngọt - Sơ chế đóng gói nguyên liệu - Phục vụ bàn, phụ bếp (trù phụ bếp trong khách sạn nhà hàng)  Nhóm 2: - Nấu ăn trong các đơn vị, công ty có bộ phận phục vụ và hạch toán - Phụ bếp, chế biến thực phẩm, phụ khác tại khách sạn  Nhóm 3: Chế biến món ăn tại các khách sạn, nhà hàng Thang lương 7 bậc nghề bếp (Theo NĐ 205/2004/NĐCP ngày 14/12/2004)  Nhóm 1: (Áp dụng từ 1/10/2004)  Bậc 1: Hệ số: 1,35  Bậc 2: Hệ số: 1,59  Bậc 3: Hệ số: 1,87  Bậc 4: Hệ số: 2,20  Bậc 5: Hệ số: 2,59  Bậc 6: Hệ số: 3,05  Bậc 7: Hệ số: 3,60  Nhóm 2: (Áp dụng từ 1/10/2004)  Bậc 1: Hệ số: 1,45  Bậc 2: Hệ số: 1,71  Bậc 3: Hệ số: 2,03  Bậc 4: Hệ số: 2,39  Bậc 5: Hệ số: 2,83  Bậc 6: Hệ số: 3,34  Bậc 7: Hệ số: 3,95 Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 14
  15. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu  Nhóm 3: (Áp dụng từ 1/10/2004)  Bậc 1: Hệ số: 1,67  Bậc 2: Hệ số: 1,96  Bậc 3: Hệ số: 2,31  Bậc 4: Hệ số: 2,71  Bậc 5: Hệ số: 3,19  Bậc 6: Hệ số: 3,74  Bậc 7: Hệ số: 4,40  Chuyên gia nấu ăn  Chuyên gia I: Hệ số: 5,00  Chuyên gia II: Hệ số: 5,45  Chuyên gia III: Hệ số: 5,95 4. Xác định nhu cầu lao động trong bộ phận chế biến món ăn 4.1 Phương pháp tiên liệu Là p.pháp dựa vào kinh nghiệm thực tế , để đưa ra dự đoán về số lượng nhân viên nhà bếp cần có nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là p.pháp có thể có những sai số nhất định. Qua th i gian sử dụng lao động ngư i ta nhận ra rằng số lao động trong nhà bếp là đủ, thiếu hay thừa để từ đó có những điều chỉnh cho thích hợp. 4.2 Phương pháp thống kê tăng giảm Phương pháp này ngư i quản lí phải theo dõi chặt chẽ sự tăng giảm nhân viên trong từng tháng. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình lao động trong nhà bếp. Số nhân viên bếp làm việc thực tế (đủ đáp ứng yêu cầu) - Số nhân viên giảm đi nghỉ ốm, đi học, đi nghĩa vụ …) + Số nhân viên tăng lên (đi học về, mới tuyển …) = Số nhân viên thực tế tốn tại + Nhân viên dự phòng = Nhân viên kế hoạch. 4.3 Phương pháp số học Phương pháp này chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoàn thành công việc như khối lượng công việc, th i gian hoàn thành công việc, th i gian làm việc trong một ca, th i gian nghỉ giữa ca … Nhu cầu nhân viên trong nhà bếp có thể tính: Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 15
  16. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu QxtxK NCLĐtt = T Trong đó: - Q: Là khối lượng xuất ăn hay món ăn. - t : là th i gian chế biến ra một xuất ăn hay món ăn - K : là hệ số. T  K= T – Tn - T : là th i gian làm việc trong 1 ca. - Tn : là th i gian nghỉ giải lao giữa ca. Trong thực tế số nhân viên không bao gi luôn làm việc đầy đủ mà có 1 tỷ lệ % nghỉ việc theo chế độ, đi học … do đó phải tính được số nhân viên dự phòng theo kế hoạch. tính theo công thức: QxtxK NCLĐ.kh = + % nghỉ việc T Ví dụ: Bếp ăn của Khách sạn Sao mai hàng ngày phải phục vụ 120 xuất ăn mỗi ca. Thời gian bình quân chế biến xong một xuất ăn là 30 phút. Thời gian nghỉ ăn trưa giữa ca cho cho nhân viên là 30 phút. Tính số đầu bếp thực tế cấn phải có để hoàn thành nhiệm vụ và số đầu bếp dự phòng theo kế hoạch biết rằng số nhân viên nghỉ chế độ, nghỉ đi học … hàng năm có tỷ lệ là 20%. Theo công thức: QxtxK NCLĐtt = T Ta tính: T 8 K= = = 1,06 T – Tn 8 – 0,5 120 x 0,5 x 1,06 NCLĐtt = = 7,95 (8 người) 8 Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 16
  17. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Nhu cầu số nhân viên bếp thực tế để hoàn thành nhiệm vụ là 9 ngư i. Để bù đắp vào 15% số nhân viên nghỉ việc ta tính số nhân viên theo kế hoạch dự phòng là: QxtxK NCLĐ.kh = + % nghỉ việc T NCLĐ. kh = 7,95 + 7,95 x 15%) = 9,14 = 9 (người) Số nhân viên theo kế hoạch dự phòng là: 9 người 4.4 Phương pháp dựa trên năng xuất lao động Xác định số nhân viên nhà bếp có thể dựa trên năng xuất lao động, hiệu quả công việc họ mang lại. Năng xuất lao động là tỉ số giữa khối lượng công việc và số nhân viên sử dụng hoặc th i gian để hoàn thành công việc đó. Số lượng xuất ăn / món ăn NXLĐ = Số đầu bếp Ví dụ: Năng xuất lao động bình quân của nhân viên bếp trong khách sạn Sông hậu là phục vụ 18 xuất ăn mỗi ca làm việc. Nếu muốn phục vụ bình quân 300 xuất ăn mỗi ca cần có bao nhiêu đầu bếp? 300 NCLĐ = = 16,66 17 đầu bếp) 18 4.5 Phương pháp dựa vào doanh thu Ở phương pháp này, ta xác định tổng doanh thu mặt hàng chế biến của nhà bếp trong một năm và doanh thu mà một nhân viên mang lại. Tổng d.thu của nhà bếp NCLĐ = Doanh thu n/v Ví dụ: Doanh thu của bộ phận chế biến món ăn Nhà hàng Sông hậu đạt mức 1.200.000.000, đồng / tháng. Biết rằng trung bình mỗi nhân viên nhà bếp làm ra doanh thu 1.200.000, đồng / ngày. Chế độ nghỉ việc của nhân Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 17
  18. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu viên: Nghỉ cuối tuần, nghỉ ca, nghỉ bù là 6 ngày/tháng. Tính số nhân viên đầu bếp cần có để đảm bảo hoạt động của nhà bếp duy trì được mức doanh thu trên. - Số ngày nghỉ trong tháng của nhân viên là : 6 ngày. - Số ngày thực làm việc trong tháng là: 30 – 6 = 24 ngày. - Doanh thu tháng của 1 nhân viên là: 1.800.000, đồng x 24 ngày = 43.200.000,đồng 1.200.000.000, đồng NCLĐ = = 27,7 = 28 đầu bếp) 43.200.000, đồng Như vậy muốn duy trì mức doanh thu tháng là 1,2 tỷ đồng bộ phận bếp cần có 28 đầu bếp 4.6 Phương pháp dựa trên quỹ lương Đây là phương pháp căn cứ vào mức thu nhập bình quân cần đạt được cho mỗi nhân viên để xác định số nhân viên theo kế hoạch. Tổng quĩ lương NCLĐ = Lương 1 n/viên Ví dụ: Doanh thu của bộ phận bếp khách sạn Sao mai là 1.200.000.000, đồng / tháng, quỹ lương dành cho nhân viên nhà bếp là 15% doanh thu mức lương bình quân 5.000.000, đồng / tháng / nhân viên. Tính số nhân viên nhà bếp dựa theo quỹ lương phân bổ Tổng quỹ lương theo doanh thu là: 1.200.000.000,đồng x 15% = 180.000.000,đồng 180.000.000, đồng NCLĐ = = 36 đầu bếp) 5.000.000, đồng 5. Trang phục bảo hộ lao động Sử dụng trang phục bảo hộ lao động trong nhà bếp là điều bắt buộc với tất cả nhân viên làm việc trong nhà bếp Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 18
  19. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Mục đích của việc sử dụng trang phục: o Tôn trọng nghề nghiệp o Đảm bảo vệ sinh o Đảm bảo an tòan trong lao động IV. Các khu vực chức năng trong nhà bếp Tuỳ theo quy mô, số chỗ ngồi trong phòng ăn, thứ cấp hạng của nhà hàng mà việc sắp xếp các khu chức năng trong nhà bếp được bố trí xắp xếp hợp lí. Theo qui định chung diện tích nơi làm việc dành cho nhân viên bếp phải đạt mức 8- 12m2 cho một công nhân làm việc. Theo tiêu chuẩn chung một nhà bếp tiêu chuẩn phải có các khu vực sau: Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 19
  20. Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 1. Khu tiếp nhận thực phẩm: Đây là nơi tiếp nhận các loại thực phẩm do nhà cung cấp chuyển tới. Tại đây làm các thủ tục giao, nhận theo ngyên tắc. Các dụng cụ cần thiết trong khu vực tiếp nhận thực phẩm: Cân các loại, xe đẩy, xe nâng, các loại bao bì 2. Khu sơ chế: Sau khi tiếp nhận thực phẩm, những thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ được đưa vào sơ chế, nhằm loại bỏ những phần không ăn được, đóng gói, bao bì để bảo quản hoặc đưa ra chế biến. Các loại dụng cụ cần thiết: - Máy gọt khoai - Máy cưa xương - Máy cắt lát - Thớt các loại - Dao các loại - Các bề mặt làm việc, bồn chậu rửa - Máy hút chân không (dùng đóng bao bảo quản thực phẩm) … - Một số dụng cụ nhỏ cầm tay 3. Kho bảo quản, tồn trữ thực phẩm: Là khu vực bảo quản, tồn trữ thực phẩm Bao gồm cả kho bảo quản lạnh và bảo quản đồ khô, đây là nơi dự trữ các loại thực phẩm nhằm đảm bảo cung ứng kịp th i các loại thực phẩm phục vụ việc chế biến món ăn. Khu vực này gồm các thiết bị bảo quản lạnh: kho lạnh, tủ lạnh, hầm lạnh, tủ mát, kho mát… 4. Khu vực cắt thái: Đây là nơi thực hiện các thao tác cắt thái, chuẩn bị các loại thực phẩm phục vụ cho việc chế biến món ăn. Khu vực này bao gồm các máy cắt lát, thớt, dao … MÁY CẮT LÁT THỰC PHẨM Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp Trang 20
nguon tai.lieu . vn