Xem mẫu

  1. BÀI 5. TIỆN TRỤ TRƠN NGẮN Mã bài MĐ 22-05 GIỚI THIỆU: Đây là bài tập thực hành gia công lần đầu tiên sau khi học sinh đƣợc học các thao tác, vận hành và cách điều chỉnh máy tiện vạn năng. Để đạt đƣợc độ chính xác của trục khi gia công học sinh phải rèn luyện các thao tác rất cơ bản: Gá phôi, gá dao, điều chỉnh máy... kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Đồng thời xác định đƣợc các dạng sai hỏng thƣờng xẩy ra, nguyên nhân và cách phòng ngừa. A. MỤC TIÊU: + Trình bày đƣợc các yêu cầu kỹ thuật khi gia công mặt trụ. + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG 1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài: Một số chi tiết máy nhƣ các loại trục, bánh răng, trục tâm, chốt, pít tông...có mặt ngoài là hình trụ. Mặt trụ đƣợc tạo bởi một đƣờng thẳng quay quanh một đƣờng tâm song song với nó. Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài: - Có độ thẳng đƣờng sinh - Độ hình trụ: ở mọi mặt cắt vuông góc với đƣờng tâm, các đƣờng tròn có đƣờng kính đều bằng nhau tức là đảm bảo không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa nhƣ hình 5.1 Hình 5.1. Sai lệch về hình dạng a/Độ côn; b/ Độ tang trống; c/ Hình yên ngựa; d/ Hình nhiều cạnh 56
  2. - Độ tròn: Các mặt cắt bất kỳ vuông góc với đƣờng tâm có độ tròn xoay nhƣ không ô van, không có hình nhiều cạnh. - Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vuông góc với đƣờng tâm đều nằm trên một đƣờng thẳng. - Trong thực tế không thể có những chi tiết mặt ngoài là hình trụ tuyệt đối, vì trong quá trình gia công sẽ có những sai lệch xẩy ra. Sai lệch cho phép về hình dáng, vị trí tƣơng đối của bề mặt chi tiết đƣợc ghi trên bản vẽ bằng ký hiệu hoặc thuyết minh theo hệ thống tài liệu thiết kế. 2. Phƣơng pháp tiện trụ trơn ngoài khi phôi đƣợc gá trên mâm cặp 2.1. Các loại dao dùng để tiện mặt trụ ngoài: nhƣ hình 5.2 2.1.1. Dao tiện phá: - Có thể là dao đầu thẳng nhƣ hình 5.2a hoặc dao đầu cong nhƣ hình 5.2b. Dao đầu cong không những dùng để tiện mặt trụ ngoài mà còn dùng để tiện khoả mặt đầu chi tiết. - Dao tiện phá có góc nghiêng chính ϕ =300-600, góc nhỏ dùng để gia công phôi l  5 , góc nghiêng phụ ϕ1 =10 - 30 . 0 0 cứng vững khi d - Trong thực tế thƣờng dùng dao vai có góc ϕ =900 nhƣ hình 5.2c để gia công l mặt trụ ngoài và xén bậc những chi tiết kém cứng vững  12 vì có lực uốn phôi d nhỏ, dùng dao có góc ϕ = 900 có tuổi thọ kém hơn so với dao có góc ϕ =300-600, vì lƣỡi cắt tham gia ít, nhiệt tập trung ở mũi dao lớn. 2.1.2. Dao tiện tinh: Thƣờng mài mũi dao có bán kính lớn hơn. Bán kính mũi dao càng lớn thì độ trơn láng càng cao. - Tiện bán tinh r = 1.5 - 2mm - Tiện tinh r = 3 - 5mm 57
  3. Hình 5.2. Các loại dao tiện phá a/Dao phá thẳng; b/Dao phá đầu cong; c/Dao vai 2.2. Phƣơng pháp gá dao - Dao gá trên ổ dao phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang với tâm trục chính hoặc cao hơn tâm một khoảng 1/50 đến 1/100 đƣờng kính vật gia công. - Kiểm tra chiều cao của mũi dao theo tâm của mũi nhọn ụ trƣớc hoặc ụ sau bằng ke có khắc vạch hoặc so bằng mũi nhọn ụ sau nhƣ hình 5.3a, c. - Để điều chỉnh chiều cao của mũi dao khi gá dùng những miếng căn lót có chiều dày khác nhau bằng thép mềm, số lƣợng miếng căn lót càng ít càng tốt nhƣ hình 5.3b. - Miếng căn lót phải phẳng, đƣợc đặt ngay ngắn để mặt dƣới cán dao tiếp xúc toàn bộ trên bề mặt của miếng căn. - Phần nhô ra ngoài của đầu dao ra khỏi ổ dao không vƣợt quá 1.5 chiều dày thân dao nhƣ hình 5.4. - Dao phải đƣợc kẹp chặt vào ổ dao bằng 2 vít trở lên, vít ổ dao phải đảm bảo tốt. 58
  4. Hình 5.3. Cách gá dao trên giá dao a/Kiểm tra chiều cao của mũi dao sau khi gá so với mũi tâm trước, sau bằng ke; b/Cách đệm căn khi gá dao; c/Kiểm tra chiều cao mũi dao theo mũi tâm ụ sau Hình 5.4. Chiều dài cho phép dao nhô ra khỏi gia dao Chú ý: - Dao gá không đƣợc gá cao quá hoặc thấp quá so với tâm vật gia công, nếu gá dao cao hơn tâm vật làm mặt phẳng cắt gọt sẽ thay đổi vị trí tức là sẽ quay 1 góc µ h so với khi gá dao đúng tâm nhƣ hình 5.5a,c. sin   , góc thực tế  tt sẽ giảm đi D/2 1 góc µ , còn góc trƣớc thực tế tt sẽ tăng lên 1 góc µ nhƣ hình 5.5a so với góc  và  khi mài, dao sẽ cọ trên mặt sau của dao không cắt gọt đƣợc. Hình 5.5. Góc  và  thay đổi khi gá dao cao và thấp hơn tâm vật làm a,b: Khi tiện ngoài; c,d: Khi tiện lỗ - Nếu gá dao thấp hơn tâm vật làm thì góc sau tăng lên và góc trƣớc giảm đi nhƣ hình 5.5b,d, sẽ khó thoát phoi, dao ăn bầm vào vật gia công làm gãy và hỏng dao. 3. Lựa chọn chế độ cắt khi tiện ngoài 59
  5. - Chiều sâu cắt t: Nếu vật gia công kém cứng vững hoặc yêu cầu độ chính xác cao và lƣợng dƣ nhiều thì cần phải tiện nhiều lát cắt. Khi tiện thô chiều sâu 1 lát cắt t= 4 -6mm Khi tiện bán tinh t = 2 -4mm Khi tiện tinh t = 0.5 -2mm - Bước tiến s: mm/vòng đƣợc lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công. Khi tiện thô chọn s = 0.5 - 1.2mm/vòng. Khi tiện tinh s = 0.2 - 0.4mm/vòng. Khi tiện rất tinh s = 0.02 - 0.12mm/vòng. - Tốc độ cắt v: Khi tiện trụ trơn ngoài đƣợc chọn theo bảng 3 căn cứ vào vật liệu làm dao, vật liệu gia công và các dạng gia công thô hay là tinh. 4. Phƣơng pháp tiện trụ trơn - Trƣớc khi gia công cần phải xác định đƣợc chiều sâu cắt và số lát cắt. - Điều chỉnh dao thực hiện chiều sâu cắt bằng mặt số du xích bàn trƣợt ngang số 2 trên hình 5.6a, b. Trên mặt số có khắc các vạch, mỗi vạch ứng với độ dịch chuyển của dao sau khi quay tay quay số 3 đi 1 vạch, căn cứ vào số vạch đó với vạch chuẩn trên mặt bích số 1 ta xác định đƣợc chiều sâu cắt chính xác. Hình 5.6. Mặt số bàn trượt ngang a/ Sơ đồ mặt số; b/ Cách điều chỉnh mặt số khi thực hiện chiều sâu cắt c/ Quay tay quay bàn trượt ngang để khử độ rơ - Để tiện đƣờng kính ngoài chính xác phải dùng phƣơng pháp cắt thử bằng cách: cho phôi quay đƣa dao tiếp xúc với bề gia công bằng bàn trƣợt ngang để cho dao vạch lên mặt gia công một đƣờng tròn mờ, đƣa dao ra khỏi mặt đầu phôi bằng bàn dao dọc về phía ụ sau, điều chỉnh mặt số về vị trí ban đầu, quay tay quay bàn trƣợt ngang tiến vào một khoảng gần đến kích thƣớc đúng, cho dao tiện vào 1 khoảng dài 3 - 5mm, lùi dao ra bằng bàn trƣợt dọc, đo kích thƣớc đoạn vừa tiện. - Sau khi đo, kiểm tra lại rồi điều chỉnh chiều sâu cắt để đạt kích thƣớc đúng tiếp tục cắt thử và quyết định tiện đến khi đạt yêu cầu. 60
  6. - Giữa trục vít v đai ốc bàn trƣợt ngang luôn có độ rơ, nếu không chú ý sẽ làm sai lệch trị số dịch chuyển bằng mặt số, cho nên khi thực hiện chiều sâu cắt chỉ điều chỉnh mặt số theo 1 chiều cùng chiều kim đồng hồ sau khi đã quay trƣớc 1 vòng ngƣợc chiều kim đồng hồ nhƣ hình 5.6c. Trên máy tiện T18A mỗi vạch trên mặt số bàn trƣợt ngang và dọc có giá trị bằng 0,05mm, Máy Prince mỗi vạch có giá trị bằng 0,02mm. 5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục 6. Các bƣớc tiến hành tiện trụ trơn gá trên mâm cặp 3 vấu Theo phiếu hƣớng dẫn sau: 61
  7. Yêu cầu kỹ thuật: - Đúng kích thuớc  46  0.1 - Độ không trụ,không tròn cho phép
  8. 63
  9. C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 5 1. Nội dung: -Về kiến thức: + Trình bày đƣợc các yêu cầu kỹ thuật khi gia công mặt trụ. + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Về kỹ năng: + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập 2. Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về kỹ năng: Đánh giá qua bài tập thực hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 5 64
  10. BÀI 6. TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN LỖ TÂM Mã bài MĐ 22-06 A. MỤC TIÊU: + Trình bày đƣợc các yêu cầu kỹ thuật khi tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm. + Nhận dạng đƣơc các loại lỗ tâm và giải thích đƣợc công dụng của chúng. + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Tiện mặt đầu 1.1.Yêu cầu kỹ thuật của mặt đầu: - Mặt đầu trên chi tiết gia công phảI đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo độ phẳng ( không bị lồi, lõm) - Vuông góc với đƣờng tâm của chi tiết - Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ 1.2. Các loại dao dùng để tiện mặt đầu và cách gá dao - Tuỳ theo tính chất công việc và điều kiện gá lắp ta dùng các loại dao nhƣ hình 6.1. Gồm có: Dao phá thẳng nhƣ hình 6.1a, dao đầu cong nhƣ hình 6.1b, dao vai nhƣ hình 6.1c, dao tiện mặt đầu chuyên dùng nhƣ hình 6.1d. Hình 6.1. Các loại dao dùng để tiện mặt đầu - Phƣơng pháp gá dao tiện mặt đầu: Dao phải đƣợc gá cao ngang tâm máy, nếu gá cao hoặc thấp hơn tâm máy thì trên mặt đầu của chi tiết sau khi cắt sẽ còn lại 1 phần lõi hình trụ ở tâm nhƣ hình 6.2. - Chiều dài đầu dao nhô ra khỏi giá dao không vƣợt quá 1,5 lần chiều cao của thân dao. 65
  11. Hình 6.2. a/ Gá dao cao hơn tâm máy; b/ Gá dao thấp hơn tâm máy 1.3. Phƣơng pháp tiện mặt đầu mặt bậc - Khi tiện mặt đầu phôi đƣợc gá trên mâm cặp hoặc trên mâm cặp và mũi tâm. - Khi gá trên mâm cặp vật gia công chỉ đƣợc nhô ra khỏi mâm cặp ít nhất nhƣ hình 6.3 Hình 6.3. Chiều dài phôi nhô ra khỏi Hình 6.4. Kiểm tra dao mâm cặp khi tiện mặt đầu: a. Đúng, b. Sai vai sau khi gá bằng êke - Nếu tiện những bậc thấp dùng dao vai cho tiến dọc nhƣ trƣờng hợp tiện ngoài trên hình 6.1c. Lƣỡi cắt chính của dao phải vuông góc với đƣờng tâm của phôi, đảm bảo góc ϕ = 900. - Kiểm tra độ vuông góc của lƣỡi căt bằng dƣỡng ke nhƣ hình 6.4. - Khi xén mặt đầu dao vai đƣợc gá xiên 1 góc (góc giữa lƣỡi cắt chính của dao với mặt đầu của chi tiết gia công) bằng 5 - 100 nhƣ hình 6.5. - Nếu dùng dao vai khi cắt gọt với chiều sâu cắt lớn, dao tiến theo hƣớng kính v o tâm vật gia công nên lực cắt gọt có xu hƣớng kéo dao cắt sâu vào mặt đầu của chi tiết nên bị lõm nhƣ hình 6.5a. - Để khắc phục tình trạng này khi cắt thô phần lớn lƣợng dƣ cắt gọt bằng bƣớc tiến dọc với nhiều lát cắt, khi tiện tinh mới cho dao cắt từ tâm ra nhƣ hình 6.5b. 66
  12. - Khi tiện mặt đầu với chi tiết gá trên 2 mũi tâm, lỗ tâm cần phải khoan nhƣ hình 6.6a có độ vát phụ hoặc dùng mũi tâm có vát 1 phần nhƣ hình 6.6b. Khi tiện nếu vật gia công nhỏ cho dao ăn từ ngoài vào tâm, nếu vật gia công lớn cho dao ăn từ tâm ra ngoài. 2. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện mặt đầu: 3. Khoan lỗ tâm 3.1. Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm Lỗ tâm l một loại chuẩn dùng để định vị lâu dài nên yêu cầu: - Lỗ tâm phải l mặt tựa vững chắc nên tiết diện phải đủ lớn - Góc côn phải chính xác - Các kích thƣớc D, d, L, l, phải đúng theo yêu cầu trong bảng. - Phải nhẵn bóng để chống mòn - Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng 1 đƣờng thẳng để tránh mũi tâm tiếp xúc không đều gây ra mòn và làm chi tiết không chính xác. - Luôn cho dầu mỡ vào mũi tâm và lỗ tâm, lực ép giữa 2 mũi tâm không đƣợc chặt quá hoặc lỏng quá. - Tâm của 2 mũi tâm phải trùng với tâm máy. 67
  13. 3.2. Hình dáng và kích thƣớc lỗ tâm - Lỗ tâm dùng để định vị những chi tiết hình trụ tròn trong cả quá trình công nghệ, lỗ tâm có thể khoan trên 1 đầu hoặc cả trên 2 đầu chi tiết gia công. - Lỗ tâm tựa và quay tròn trên mũi tâm, nó ảnh hƣởng rất lớn đến độ chính xác về hình dáng, kích thƣớc và độ nhẵn bề mặt của chi tiết gia công. - Ƣu điểm: Dùng lỗ tâm gá đặt nhanh chóng, đảm bảo kích thƣớc hƣớng kính trong nhiều lần gá lắp khác nhau. - Kích thƣớc lỗ tâm: Lỗ tâm đƣợc khoan theo kích thƣớc tiêu chuẩn, trên hình 6.7 là dạng lỗ tâm chủ yếu thƣờng dùng. Bảng quy định kích thƣớc lỗ tâm: Đƣờng Kích thƣớc lỗ tâm(mm) S kính Đk TT khởi D d L l a D0 phẩm 1 5-8 2.5 1.0 3.5 1.2 0.4 4.0 2 8 - 12 4.0 1.5 4.0 1.8 0.6 6.5 3 12 - 20 5.0 2.0 5.0 2.4 0.8 8.0 4 20-30 6.0 2.5 6.0 3.0 0.8 0.0 5 30-50 7.5 3.0 7.5 3.6 1.0 12.0 6 50-80 10.0 4.0 10.0 4.8 1.2 15.0 7 80-120 12.5 5.0 12.5 6.0 1.5 20.0 Hình 6.7. Các dạng lỗ tâm A. Lỗ tâm sau khi gia công phải bỏ đi B. Lỗ tâm sau khi gia công còn tiếp tục sử dụng R. Lỗ tâm gia công các chi tiết chính xác cao 3.3. Các loại mũi khoan tâm 3.3. Các loại khoan mũi tâm - Mũi khoan tâm chuyên dùng có cấu tạo nhƣ hình 6.8, khi khoan sẽ nhận đƣợc đồng thời cả phần trụ và phần côn của lỗ tâm kiểu A, B, R. 68
  14. Hình 6.8. Mũi khoan tâm Hình 6.9. Khoan tâm bằng mũi khoan và mũi khoét côn - Có thể khoan tâm bằng mũi khoan thông thƣờng, sau đó dùng mũi khoét côn để xoáy phần lỗ côn nhƣ hình 6.9 3.4. Phƣơng pháp khoan lỗ tâm Trƣớc khi khoan lỗ tâm cần: - Tra bảng trong sổ tay công nghệ chế tạo máy để xác định đầy đủ các kích thƣớc của lỗ tâm, trên cơ sở đó chọn mũi khoan tâm cho phù hợp. - Tiện phẳng mặt đầu trƣớc khi khoan hoặc định tâm trƣớc bằng cách lấy dấu. - Khoan tâm có thể thực hiện trên máy khoan, trên máy tiện hoặc trên máy khoan tâm chuyên dùng trong sản xuất hàng loạt. - Khoan tâm trên máy tiện là phƣơng pháp gia công đƣợc dùng phổ biến: Khi khoan phôi đƣợc gá trên mâm cặp, còn mũi khoan tâm đƣợc gá trong bầu cặp và lắp vào nòng ụ sau nhƣ hình 6.10a. - Trƣờng hợp khoan lỗ tâm trên phôi có đƣờng kính lớn, không cặp đƣợc trên mâm cặp thì mũi khoan tâm đƣợc cặp vào mâm cặp, còn phôi đã đƣợc chấm dấu lỗ tâm đƣợc giữ bằng tay và dùng mũi tâm ụ sau để tịnh tiến vật gia công nhƣ hình 6.10b. 3.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi khoan lỗ tâm 69
  15. 4. Các bƣớc tiến hành tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm Bản vẽ gia công: Yêu cầu kỹ thuật: - Độ không song song, không vuông góc giữa hai mặt đầu < 0,05 - Độ không đồng tâm giữa tâm lỗ tâm với đƣờng tâm chi tiết < 0,05 - Độ nhám cấp 5 70
  16. 71
  17. C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 6 1. Nội dung: -Về kiến thức: + Trình bày đƣợc các yêu cầu kỹ thuật khi tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm. + Nhận dạng đƣơc các loại lỗ tâm và giải thích đƣợc công dụng của chúng. + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 72
  18. - Về kỹ năng: + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập 2. Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về kỹ năng: Đánh giá qua bài tập thực hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 6 Câu 1: Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm cần có: A. Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc nên tiết diện phải đủ lớn B. Góc côn phải chính xác C. Các kích thƣớc D, d, L, l, phải đúng theo yêu cầu trong bảng D. Phải nhẵn bóng để chống mòn E. Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng 1 đƣờng thẳng F. Lực ép giữa 2 mũi tâm không đƣợc chặt quá hoặc lỏng quá G. Tâm của 2 mũi tâm phải trùng với tâm máy H. Cả A,b, c, d, e, f v G Câu 2: Xác định chế độ cắt khi tiện mặt đầu bằng dao tiện có góc ϕ = 900, vật liệu chế tạo dao là thép gió? Câu 3: Tra bảng tìm các kích thƣớc của lỗ tâm để gia công chi tiết có đƣờng kính 25mm? Câu 4: Các dạng sai hỏng xảy ra khi tiện mặt đầu gồm có: A. Mặt đầu không phẳng, không vuông góc với đƣờng tâm chi tiết B. Vị trí mặt đầu không đúng C. Độ bóng không đạt yêu cầu D. Mặt đầu có chỗ dao chƣa cắt tới E. Cả a, b, c, d Câu 5: Hãy điền các dạng sai hỏng khi khoan lỗ tâm tƣơng ứng với các hình vẽ sau đây: 73
  19. 74
  20. BÀI 7. TIỆN TRỤ BẬC NGẮN Mã bài MĐ 22-07 A. MỤC TIÊU: + Trình bày đƣợc các yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ bậc. + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ bậc gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc - Đúng kích thƣớc đƣờng kính và chiều dài các bậc theo bản vẽ. - Các mặt bậc vuông góc với đƣờng tâm của chi tiết. - Các thành bậc phải song song với nhau. - Độ không tròn, không trụ nằm trong phạm vi cho phép. - Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ. 2. Phƣơng pháp tiện trụ bậc - Trục gia công có các đoạn với đƣờng kính và chiều dài khác nhau, gọi là trục bậc. Nếu gia công hàng loạt trục bậc giống nhau cần sử dụng mặt số vòng du xích bàn trƣợt ngang, dọc để tiện thử từng bậc một. - Từ kết quả số vạch tƣơng ứng với từng bậc khi cắt thử ta điều chỉnh dao để cắt các chi tiết khác trong loạt. 2.1. Tiện trục bậc trong sản xuất đơn chiếc - Trên các máy tiện có mặt số bƣớc tiến dọc, nếu quay mặt số đi 1 vạch thì xe dao dịch chuyển đi 1 đoạn bằng 1mm. Ta có thể dùng mặt số bƣớc tiến dọc để kiểm tra đoạn di chuyển dọc của dao và lùi dao đúng lúc sẽ đạt đƣợc chiều dài của bậc. - Muốn nâng cao năng suất trong gia công trục bậc ở dạng sản xuất lẻ cần phải lựa chọn hợp lý sơ đồ gia công. Sơ đồ có năng suất cao nhất là sơ đồ cắt gọt lƣợng dƣ gia công đƣợc cắt bằng 1 lát cắt nhƣ hình 7.1a với lƣợng dƣ ít, độ cứng vững của phôi tốt. - Khoảng chạy dao L bằng tổng chiều dài của các bậc L = l3+l2+l1 (mm) - Nếu độ cứng vững của phôi không cho phép với độ sâu lớn thì cho dao cắt theo sơ đồ 3 lát cắt nhƣ hình 7.1b. Hành trình chạy dao tổng cộng là : L = (l3 + l2 + l1) + (l2 + l2) + l3 L = 3l3 + 2l2 + l1 (mm) - Gia công theo sơ đồ n y có năng suất cao hơn sơ đồ thứ nhất 75
nguon tai.lieu . vn