Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIỆN TRỤ NGẮN, TRỤ BẬC, TIỆN TRỤ DÀI L ≈ 10D NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:……, ngày……, tháng……, năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài L≈10D, tiện cắt rãnh, cắt đứt đƣợc xây dựng và biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung đào tạo nghề Cắt gọt kim loại của Trƣờng cao đẳng nghề Đồng Tháp. Giáo trình đƣợc biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hƣớng thị trƣờng lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và khoa học; Hƣớng tới liên thông; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Tài liệu này cung cấp những phần lý thuyết về tiện cơ bản cũng nhƣ các kiến thức cần thiết cho thực hành, khuyến khích ngƣời học tự học tập, thực tập để hình thành các kỹ năng cơ bản trong gia công trụ ngoài trên các máy tiện vạn năng. Cuối mỗi bài học có các câu hỏi kiến thức và bài tập thực hành kỹ năng nhằm đánh giá kết quả học tập rèn luyện của ngƣời học. Giáo trình do tập thể giảng viên trƣờng Cao đẳng nghề Đồng Tháp biên soạn. Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn các trƣờng bạn và doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, mặt khác đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tƣơng lai. Đồng Tháp, ngày …tháng ….. năm 2017 Tham gia biên soạn Chủ biên: 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ....................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 3 MỤC LỤC .................................................................................................................. 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ........................................................................................... 5 Bài 1. NỘI QUY VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH KHI ..................................................... 7 THỰC TẬP TẠI XƢỞNG MÁY CÔNG CỤ ........................................................... 7 BÀI 2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI ..................................... 12 BÀI 3. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƢỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG ...................... 17 BÀI 4. DAO TIỆN NGOÀI – MÀI DAO TIỆN NGOÀI ........................................ 39 BÀI 5. TIỆN TRỤ TRƠN NGẮN ........................................................................... 56 BÀI 6. TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN LỖ TÂM ................................................... 65 BÀI 7. TIỆN TRỤ BẬC NGẮN .............................................................................. 75 BÀI 8. TIỆN TRỤ DÀI L ≈10D .............................................................................. 83 BÀI 9. DAO TIỆN RÃNH, DAO CẮT ĐỨT – MÀI DAO TIỆN RÃNH, DAO CẮT ĐỨT ................................................................................................................ 97 BÀI 10. TIỆN RÃNH ............................................................................................ 100 BÀI 11. TIỆN CẮT ĐỨT ...................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 110 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: TIỆN TRỤ NGẮN, TRỤ BẬC, TRỤ DÀI L ≈ 10D, TIỆN CẮT RÃNH, CẮT ĐỨT I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí: + Trƣớc khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH12; MH15. - Tính chất: + Đây là mô đun đầu tiên sinh viên hình thành kỹ năng nghề. + Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến Thức: - Giải thích đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xƣởng máy công cụ. - Phân tích đƣợc nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạt đƣợc của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi. - Giải thích đƣợc các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ. - Trình bày đƣợc các các thông số hình học của dao tiện. - Phân tích đƣợc yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt. - Nhận dạng đƣợc các bề mặt, lƣỡi cắt, thông số hình học của dao tiện phá thẳng, dao tiện bậc, dao cắt rãnh, cắt đứt. - Kỹ năng: - Mài đƣợc dao tiện ngoài (thép gió) đạt độ nhám Ra1.25, lƣỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngƣời và máy. - Phân tích đƣợc quy trình bảo dƣỡng máy tiện. - Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ ngoài - Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện cắt rãnh cắt đứt - Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ dài l  10d , tiện cắt rãnh, cắt đứt đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. - Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 5
  6. - Năng lƣc tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. - Nâng cao ý thức tác phong công nghiệp - Phƣơng pháp đánh giá: + Đối với giáo viên, giảng viên: - Trƣớc khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lƣợng giảng dạy. - Nên áp dụng phƣơng pháp đàm thoại để sinh viên ghi nhớ kỹ hơn. - Khi hƣớng dẫn các bài thực hành... Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chổ cho sinh viên. + Đối với ngƣời học: - Xem trƣớc nội dung kiến thức để tiếp thu tốt hơn - Thực hiện đàm thoại với giáo viên để tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài - Thƣờng xuyên luyện tập các nội dung ở xƣởng trong giờ thực hành 6
  7. Bài 1. NỘI QUY VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH KHI THỰC TẬP TẠI XƢỞNG MÁY CÔNG CỤ Mã bài MĐ 22-01 A. MỤC TIÊU: + Phân tích đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên khi thực tập tại xƣởng máy công cụ. + Giải thích đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khi thực tập tại xƣởng máy công cụ. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Nguyên nhân gây mất an toàn lao động 7
  8. Trong quá trình tham gia lao động luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn với rất nhiều hậu quả nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động nhƣ thiết bị, máy móc gặp trục trặc; chủ quan của ngƣời lao động; sự vô ý của chủ doanh nghiệp… Việc định hình các nguyên nhân gây tai nạn có thể giúp ngƣời lao động chủ động trong việc phòng tránh các tai nạn lao động. - Nguyên nhân kỹ thuật Nguyên nhân kỹ thuật là những yếu tố liên quan đến sự thiếu sót về mặt kỹ thuật và có thể đƣợc chia ra thành những nhóm nhƣ sau:  Phƣơng tiện, dụng cụ máy móc sử dụng không hoàn chỉnh: thiếu các thiết bị an toàn, phòng ngừa nhƣ thiết bị khống chế quá tải, thiết bị khống chế góc nâng trục , cầu chì rơ le…; xuất hiện các hỏng hóc gây ra sự cố (đứt cáp, tuột phanh, gãy thang, gãy cột chống…).  Vi phạm quy phạm, quy trình an toàn: Sử dụng các thiết bị điện không đúng điện áp, làm việc trong môi trƣờng nguy hiểm về điện, vi phạm trình tự tháo cột chống… có thể gây ra tai nạn cho ngƣời lao động. - Nguyên nhân tổ chức Đây là những nguyên nhân đến từ sự sai sót trong tổ chức thực hiện sản xuất, lao động. Việc bố trí không gian sản xuất không hợp lý; diện tích làm việc chật hẹp; máy móc, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu để sai chỗ sẽ gây ra cản trở cho thao tác của ngƣời lao động, dễ dẫn đến tai nạn. Sự thiếu nghiêm chỉnh trong các chế độ về bảo hộ lao động (chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dƣỡng độc hại…) cũng gây ra nguy cơ tai nạn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động còn đến từ sự lơ là, thiếu kiểm tra giám sát, quản lý lỏng lẻo của tổ chức, doanh nghiệp. - Nguyên nhân vệ sinh môi trường Tai nạn lao động có thể xảy ra do điều kiện thời tiết, môi trƣờng xung quanh quá khắc nghiệt, ô nhiễm hoặc các yếu tố độc hại vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép… - Nguyên nhân con người Khi bản thân ngƣời lao động không đảm bảo đủ sức khỏe, thể trạng, tâm lý thì rất dễ xảy ra tai nạn lao động. Đặc biệt, việc ngƣời lao động chủ quan, tự ý vi phạm kỷ luật lao động, không mang trang bị bảo hộ lao động là một trong những nguyên nhân chính yếu gây ra mất an toàn và để lại nhiều hậu quả nặng nề. 2. Tại sao lại phải tuân thủ nội quy và thực hành an toàn tại xƣởng sản suất? Việc tuân thủ các nội quy an toàn xƣởng sản xuất không chỉ giúp cho ngƣời vận hành máy móc đƣợc an toàn mà còn giúp cho ngƣời chủ sở hữu máy móc thiết bị cơ khí giảm thiểu các thiệt hại về vật chất. Xin nhấn mạnh rằng việc để xảy ra 8
  9. các tai nạn lao động là do ý thức chủ quan của con ngƣời là chủ yếu chứ đừng nên đổ lỗi cho máy móc, vì thế ngoài việc phổ biến các nội quy an toàn chúng ta cần phải tiến hành tham gia khóa học an toàn lao động định kỳ hàng năm từ cán bộ quản lý cho đến công nhân vận hành. 3. Nội quy an toàn tại xƣởng cơ khí: Nội quy an toàn xƣởng cơ khí là điều không thể thiếu trong các phân xƣởng hay công ty cơ khí vì nó làm giảm đáng kể các tai nạn lao động trong quá trình làm việc cho các công nhân vận hành cũng nhƣ các cấp quản lý. Hàng năm việc các tai nạn lao động xảy ra làm tốn thất khá nhiều về con ngƣời cũng vật chất, dù rằng các thiết bị cơ khí ngày nay đƣợc trang bị các thiết bị an toàn khá là hiện đại, nhƣng vấn đề chính vẫn là con ngƣời vận hành nó nhƣ thế nào. Vì thế việc đề ra các nội quy an toàn sát với xƣởng cơ khí của chúng ta sẽ làm giảm thiểu đáng kể các tai nạn lao động xảy ra.  Nội quy an toàn trong xƣởng cơ khí: 1. Ăn mặc quần áo và trang thiết bị an toàn một cách gọn gàng và đầy đủ phù hợp với công việc đƣợc giao. 2. Có tinh thần trách nhiệm về an toàn bản thân và an toàn cho các đồng nghiệp. 3. Suy nghĩ cẩn thận và làm việc an toàn mọi lúc mọi nơi. 4. Luôn luôn mang kính an toàn trong phân xƣởng. 5. Không đƣợc mặc quần áo rộng khi vận hành máy. 6. Tay áo phải đƣợc gài nút gọn gàng. 7. Quần áo phải đƣợc may từ loại vải thích hợp, khớp với khổ ngƣời. 8. Chú ý loại bỏ các sợi chỉ may bị dƣ hoặc bị hòng. 9. Khi mang tạp dề (bằng vải, da, hoặc da giả), phải cột chặt ở sau lƣng để tránh các dây này vƣớng vào máy đang hoạt động. 10. Khi làm việc bạn không nên đeo nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng tay, đồng hồ,. . . 11. Không mang găng tay khi vận hành máy. 12. Tóc dài phải bảo vệ bằng lƣới bọc tóc hoặc nón bảo hộ thích hợp. Một trong các tai nạn thƣờng xảy ra là tóc dài bị quấn vào các bộ phận quay của máy khoan, máy tiện,. . . 13. Không sử dụng giày vải, dép, guốc trong xƣởng máy, do chúng không bảo vệ đƣợc chân đối với các phoi hoặc các mảnh sắc nhọn hoặc các đồ vật rơi từ trên xuống. 14. Luôn luôn dừng máy trƣớc khi làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho máy. 15. Luôn luôn giữ sạch máy và dụng cụ cầm tay. Các bề mặt dính dầu mỡ có thể gây nguy hiểm. Các phoi kim loại dinh trên bề mặt bàn máy có thể gây nguy hiểm cho bạn. 16. Luôn luôn sử dụng bàn chải, không dùng vải để loại bỏ các phoi vụn. Các phoi này có thể dính vào vải (giẻ lau) và gây đứt tay khi bạn sử dụng lại để lau chùi máy. 9
  10. 17. Các bề mặt dính dầu mỡ phải đƣợc lau sạch bằng vải (giẻ lau). 18. Không nên đặt các dụng cụ và vật liệu trên bàn máy, nên đặt trên bàn kê gần máy. 19. Giữ sàn xƣởng sạch, không dính nƣớc, dầu mỡ. 20. Thƣờng xuyên quét sạch sàn xƣởng. Các phoi vụn trên sàn có thể dính vào đế giày và gây trơn trƣợt khi bạn đi trên sàn lát đá hoặc bê tông. Sử dụng thảm chùi chân ở gần cửa ra vào, để loại bỏ các phoi này trƣớc khi rời khỏi xƣởng. 21. Không để các dụng cụ hoặc vật liệu trên sàn xƣởng gần nơi để máy, do các dụng cụ đó có thể cản trở công nhân vận hành máy. 22. Trả vật liệu dƣ trở lại kho sau khi cắt đúng kích thƣớc để gia công. 23. Không dùng khí nén để thổi các phôi vụn khỏi máy, điều này không chỉ gây nguy hiểm do các phoi vụn bay lung tung, các phoi vụn và bụi có thể bám vào các bộ phận máy và có thể làm cho các bộ phận đó mau bị mòn. 24. Không đƣợc vận hành máy khi chƣa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và chƣa biết cách dừng máy nhanh chóng. Biết cách dừng máy một cách nhanh chóng có thể tránh đƣợc các tai nạn nguy hiểm. 25. Trƣớc khi vận hành máy phải dƣợc trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và các thiết bị an toàn. Bạn cần nhớ, các thiết bị an toàn là để bảo vệ ngƣời vận hành máy do đó không đƣợc loại bỏ chúng. 26. Luôn luôn tắt máy và cắt nguồn điện vào máy ở tủ điện khi thực hiện sửa chữa máy. Đặt dấu hiệu cho biết máy ngừng hoạt động và đang đƣợc sửa chữa. 27. Bảo đảm lắp chuẩn xác dụng cụ cắt và chi tiết gia công trƣớc khi khởi động máy. 28. Để tay cách xa các bộ phận chuyển động. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn kiểm tra bể mặt chi tiết đang quay bằng tay. 29. Luôn luôn dừng máy trƣớc khi đo, làm vệ sinh hoặc thực hiện các điểu chỉnh. Sẽ rất nguy hiểm khi thực hiện những việc đó đối với máy đang hoạt động. 30. Không để giẻ hoặc vải vụn ở gần các bộ phận máy chuyển động. Giẻ có thể bị quấn vào máy và gây ra tai nạn. 31. Khi vận hành máy không nên có hơn một ngƣời ở bên máy. Sự không biết có ngƣời khác bên cạnh có thể gây ra tai nạn. 32. Sơ cứu ngay sau khi bị chấn thƣơng dù chỉ là vết thƣơng nhỏ. Báo cáo ngay về chấn thƣơng, vết đứt tay nhỏ cũng phải đƣợc xử lý để tránh bị nhiễm trùng. 33. Trƣớc khi gia công chi tiết, cần loại bỏ các ba vía và các mép sắc bằng giũa nhẹ. 34. Không nên gắng sức một mình nâng các vật nặng hoặc các vật cồng kềnh. 35. Đối với các vật nặng, bạn cần phải nâng chúng một cách an toàn. 36. Chọn vị trí ngồi xổm (không đƣợc cúi xuống) đầu gối hơi cong và giữ thẳng lƣng. 37. Ràng buộc vật nặng một cách chắc chắn. 38. Nâng vật nặng bằng cách đứng dần lên nhƣng vẫn giữ lƣng thẳng, chỉ sử dụng các cơ chân, tránh tổn thƣơng cột sống. 39. Bảo đảm chi tiết gia công đƣợc định vị chắc chắn trên bàn máy. 40. Khi định vị chi tiết gia công, các bu lông siết phải ở gần chi tiết hơn là khối định vị. 10
  11. 41. Không đƣợc khởi động máy khi chƣa bảo đảm dụng cụ cắt ở đúng vị trí. 42. Sử dụng các dụng cụ thích hợp cho công việc, thay các đai ốc bị mòn. 43. Luôn luôn bỏ các giẻ lau có dính dấu mỡ vào hộp kim loại thích hợp. 44. Bảo đảm chắc chẳn đúng quy trình trƣớc khi bật lửa cho lò ga 45. Biết rõ vị trí và cách sử dụng các bình chữa cháy, các trang thiết bị chữa cháy trong phân xƣởng. 46. Biết cửa thoát hiểm gẩn nhất khi hỏa hoạn. 47. Biết vị trí bộ phận báo cháy gần nhất, biết cách sử dụng bộ phận đó một cách thành thạo. 48. Khi sử dụng mỏ hàn hoặc cắt kim loại, phải bảo đảm hƣớng ngọn lửa ra xa nơi có vật liệu dễ cháy. 49. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy và chữa cháy (báo cháy, cắt cầu dao điện, gọi điện thoại cho cơ quan cứu hỏa, sử dụng các phƣơng tiện cứu hỏa sẵn có,..) C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 1 -Về kiến thức: + Trình bày đƣợc các quy định tai phân xƣởng cơ khí và các nội quy an toàn lao động. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập 11
  12. BÀI 2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI Mã bài MĐ 22-02 A. MỤC TIÊU: + Trình bày đƣợc lịch sử phát triển của nghề cắt gọt kim loại + Phân tích đƣợc nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạt đƣợc của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi. + Giải thích đƣợc các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Khái quát lịch sử phát triển ngành cắt gọt kim loại 1.1. Lịch sử phát triển: - Lịch sử máy công cụ bắt đầu từ thời kỳ đồ đá (hơn 50000 năm trƣớc), khi đó loài ngƣời chỉ có các công cụ cầm tay đƣợc làm từ gỗ, đá, xƣơng động vật - Đến khoảng năm 4500 - 4000 năm trƣớc công nguyên, số lƣợng đồ đá đã giảm dần và đƣợc thay thế bằng các công cụ đƣợc chế tạo bằng đồng và hợp kim của đồng. Trong thời kỳ này loài ngƣời bắt đầu sử dụng các công cụ đƣợc vận hành từ sức động vật, đòn bẩy, sức nƣớc..v v thay cho cơ bắp của ngƣời - Vào khoảng 1000 năm trƣớc công nguyên, thời kỳ đồ sắt bắt đầu xuất hiện, hầu hết các công cụ bằng đồng đƣợc thay thế bằng các công cụ bằng sắt nên bền hơn và hiệu quả cao hơn. Công cụ và vũ khí đƣợc cải tiến rõ rệt, sức động vật ngày càng thay thế cho sức ngƣời, hầu hết các sản phẩm bằng sắt đƣợc sử dụng trong xây dựng, đóng thuyền, xe kéo .. đều đƣợc các thợ thủ công lành nghề chế tạo - Khoảng 300 năm trƣớc, thời kỳ đồ sắt bƣớc sang thời kỳ bằng máy móc, đã xuất hiện các lọai máy mới, năng suất lao động tăng lên, có nhiều sản phẩm mới trở nên thông dụng - Thời kỳ này đã có những máy tiện đơn giản để tiện gỗ bằng cách dùng dây thừng kéo cho vật quay trên giá bằng gỗ, dụng cụ cắt do ngƣời khác cầm giữ để tiện. Đến năm 1710 -1712 một ngƣời thợ cơ khí Nga đã phát minh ra loại máy tiện có chuyển động cơ giới và có bàn dao. Đến cuối thế kỷ 18 đã chế tạo ra máy tiện ren vít.. - Sau đó ngƣời ta đã chế tạo ra các máy tiện có hộp tốc độ bàn dao, hộp điều khiển bàn dao, vít me, trục trơn và máy phay, bào, khoan mài, doa... 12
  13. - Hiện nay các máy móc liên tục đƣợc cải tiến, các máy cắt gọt kim loại hiện đại ngày càng có hiệu quả và đạt độ chính xác cao. Năng suất và độ chính xác gia công liên tục đƣợc nâng cao nhờ sự áp dụng rộng rãi công nghệ mới nhƣ thuỷ lực, khí nén và các thiết bị điện tử cho các máy tiêu chuẩn.. 1.2. Khái niệm về máy cắt kim loại: - Các máy cắt kim loại là các máy gia công tạo hình để tạo hình sản phẳm kim loại bằng cắt gọt loại bỏ phần lƣợng thừa còn gọi là phoi. Máy cắt gọt kim loại có khả năng:: + Giữ và kẹp chặt chi tiết gia công + Giữ và định vị dụng cụ cắt + Truyền chuyển động quay cho chi tiết hoặc chuyển động tịnh tiến cho dụng cụ cắt(dao cắt) + Có khả năng dịch chuyển dụng cụ cắt hoặc chi tiết để tạo ra tác động cắt và đạt đƣợc độ chính xác theo mong muốn - Máy cắt gọt kim loại đƣợc chia thành ba nhóm: Nhóm 1: Các máy gia công có phoi, dùng để gia công kim loại đến kích thƣớc và hình dáng bằng cách cắt bỏ phần thừa không cần thiết, các máy này thƣờng gia công tạo hình cho các sản phẩm kim loại sau khi đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp đúc, rèn dập, cán.. Nhóm 2: Các máy gia công không có phoi, dùng để gia công kim loại đến kích thƣớc và hình dáng bằng cách nén ép, kéo, đột dập.. các máy này thƣờng gia công tạo hình cho các sản phẩm kim loại tấm hoặc nén ép các vật liệu kim loại bột Nhóm 3: Các máy thế hệ mới đƣợc phát triển để thực hiện các công việc khó gia công, hoặc không thể gia công đƣợc trên các máy gia công có phoi hoặc không có phoi, nhƣ các máy tia lửa điện, điện hoá, laser.. sử dụng điện năng hoặc năng lƣợng hoá học để tạo hình kim loại theo kích thƣớc và hình dáng yêu cầu. 1.3. Các loại máy cắt gọt kim loại: gồm có 1. 3.1. Máy khoan: Là thiết bị cơ học đầu tiên xuất hiện từ thời tiền sử, đƣợc dùng chủ yếu để tạo ra các lỗ tròn. Máy khoan có chức năng kẹp chặt và làm quay dụng cụ cắt để tạo lỗ tròn có đƣờng kính khác nhau trên kim loại hoặc các vật liệu khác. 1. 3.2. Máy tiện: đƣợc dùng để gia công chi tiết hình trụ tròn xoay, chi tiết gia công đƣợc giữ bằng bộ phận kẹp chặt lắp trên trục chính của máy, thực hiện chuyển 13
  14. động quay tròn kết hợp với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt để tạo ra chi tiết hình trụ bên ngoài hay bên trong chi tiết. Trên máy tiện có thể thực hiện đƣợc các công việc tiện trụ, tiện côn, tiện mặt đầu, tiện ren, khoan, ta rô, cắt ren ... 1. 3.3. Máy phay: Dùng để gia công các bề mặt phẳng, phay rãnh, phay góc, cắt răng thẳng, răng xoắn, khoan, chuốt, doa...Chi tiết gia công đƣợc giữ chặt trên bàn máy, dao cắt thực hiện chuyển động quay 1. 3.4. Máy bào xọc: Dùng để gia công bánh răng, xọc rãnh ..Chi tiết gia công đƣợc định vị và kẹp chặt trên bàn máy, dao đƣợc lắp trên đầu bào, xọc chuyển động đi lại theo chiều ngang hoặc thẳng đứng 1. 3.5. Máy mài: Các máy mài sử dụng dao cắt mài mòn để gia công chi tiết đến kích thƣớc và tạo ra độ nhẵn bóng bề mặt cao. Khi mài bề mặt chi tiết tiếp xúc với đá mài quay - Máy mài bề mặt dùng để mài mặt phẳng, các góc, biên dạng trên chi tiết gia công - Máy mài tròn đƣợc dùng để mài đƣờng kính hình trụ, hình côn, biên dạng - Máy mài dụng cụ cắt dùng để mài dao cắt 1. 3.6. Các máy cắt gọt đặc biệt: Đƣợc thiết kế để tạo ra sản phẩm trên các máy chuyên dùng nhƣ máy gia công bánh răng, máy mài ren, mài vô tâm, máy cắt ren tự động, máy Rơvônve.... 1. 3.7. Máy điều khiển số bằng máy tính (CNC): - Công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC) đã đem lại những thay đổi có tính đột biến trong công nghiệp máy cắt gọt kim loại. - Các máy cắt gọt kim loại mới đƣợc điều khiển bằng máy tính đã cho phép công nghiệp tạo ra các chi tiết máy rất nhanh chóng với độ chính xác rất cao mà trƣớc đây chỉ là mơ ƣớc của ngành chế tạo máy - Cùng một chi tiết có thể chế tạo số lƣợng lớn không hạn chế với độ chính xác cao nhƣ nhau, nếu chƣơng trình gia công đƣợc lập một cách chuẩn xác. Các lệnh điều hành điều khiển máy đƣợc thực hiện với tốc độ, độ chính xác, hiệu suất và độ tin cậy rất cao - Với việc sử dụng máy cắt gọt kim loại mới , năng suất và chất lƣợng đã tăng rất mạnh so với phƣơng pháp gia công tiêu chuẩn cũ, nhiều sản phẩm đƣợc sản xuất tự động trên dây chuyền liên tục, tạo ra nhiều sản phẩm hiện đại Các máy cắt gọt kim loại mới đóng vai trò to lớn trong sản xuất hàng loạt và tự động hoá, góp phần giảm rõ rệt chi phí sản xuất, phục vụ cho cuộc sống con ngƣời. 14
  15. 1.4. Triển vọng của máy cắt kim loại hiện nay: - Trƣớc thế kỷ 20, các phƣơng pháp sản xuất trong gia công cơ khí nói chung và trong gia công cắt gọt kim loại nói riêng thay đổi rất chậm. Dạng sản xuất hàng loạt hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20, cho đến năm 1930 các phát minh mới và nổi bật trong sản xuất bắt đầu tác động mạnh đến quy trình sản xuất - Từ đó, sự phát triển trở nên nhanh chóng đã có nhiều phát minh và những thành tựu mới, sự phát triển vƣợt bậc này đƣợc coi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thứ hai - Quá trình sản xuất trƣớc năm 1932 đƣợc thực hiện trên các máy cắt kim loại vạn năng, rất ít hoặc không đƣợc tự động hoá. ậ thời kỳ này chủ yếu dùng các máy tiện vạn năng, máy phay ngang, máy bào, máy khoan, máy Rơvônve - Hầu hết các dụng cụ cắt đƣợc ché tạo từ thép cacbon hoặc thép gió chất lƣợng thấp, không đáp ứng đƣợc với các tiêu chuẩn ngày nay, năng suất thấp, có nhiều công việc phải làm thủ công bằng tay nên chí phí sản xuất cao - Từ đây các nhà chế tạo máy công cụ bắt đầu nâng cấp máy móc bằng cách cải tiến linh hoạt các bộ phân điều khiển, xu hƣớng đƣa đến các máy hiện đại cho đến ngày nay. - Hầu nhƣ mọi sản phẩm đƣợc sử dụng trong xã hội, từ công, nông nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, truyền thông .. cho đến các vật dụng hàng ngày đều có liên quan đến các máy công cụ trong một hoặc nhiều công đoạn sản xuất - Sự cải tiến liên tục và sử dụng hiệu quả các máy công cụ có ảnh hƣởng lớn đến mức sống và trình độ phát triển công nghiệp của đất nƣớc - Thông qua sự cải tiến liên tục, các máy công cụ hiện đại ngày càng chính xác và hiệu quả cao hơn, năng suất lao động, độ chính xác gia công ngày càng tăng là nhờ sự ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực máy công cụ nhƣ: Thuỷ lực, khí nén, các thiết bị điện tử, điều khiển số NC, điều khiển số bằng máy tính CNC, laser,.....(sẽ đƣợc học trong các môđun sau của chƣơng trình). C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 2 1. Nội dung: -Về kiến thức: + Trình bày đƣợc lịch sử phát triển của nghề cắt gọt kim loại + Phân tích đƣợc nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạt đƣợc của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi. + Giải thích đƣợc các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập 15
  16. 2. Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 Câu 1. Trình bày sơ lƣợc về lịch sử phát triển của ngành cắt gọt kim loại? Câu 2. Đặc điểm của cắt gọt kim loại là gì? Câu 3. Nêu một số loại máy cắt gọt thông dụng? 16
  17. BÀI 3. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƢỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG Mã bài MĐ 22-03 A. MỤC TIÊU: + Trình bày đƣợc tính năng, cấu tạo của máy tiện, các bộ phận máy và các phụ tùng kèm theo máy + Trình bày đƣợc quy trình thao tác vận hành máy tiện. + Phân tích đƣợc quy trình bảo dƣỡng máy tiện + Vận hành thành thạo máy tiện đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngƣời và máy. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Các bộ phận cơ bản của máy tiện vạn năng Máy tiện gồm có nhiều loại, mỗi loại đều có kích thƣớc và kết cấu có khác nhau, nhƣng về tên gọi, tác dụng cơ bản và nguyên lý làm việc đều giống nhau. Để nghiên cứu đầy đủ về cấu tạo và cách sử dụng, các bộ phận của 1 máy tiện vạn năng điển hình trên hình 3.1: Hình 3.1. Các bộ phận của máy tiện vạn năng 17
  18. 1.1. Thân máy: Thân máy đƣợc đúc bằng gang dùng để đỡ ụ trƣớc, ụ sau, bàn xe dao. Mặt trên của thân máy là 2 băng trƣợt phẳng và 2 băng trƣợt hình tam giác dùng để dẫn hƣớng cho bàn xe dao (1) và ụ sau trƣợt trên nó (2) trên hình 3.2 Thân máy đƣợc đặt trên hai bệ máy, các đƣờng trƣợt của băng máy đƣợc gia công rất chính xác để bàn xe dao và ụ sau di chuyển không bị xê dịch ngang, phía dƣới có khay để đựng phoi và hứng nƣớc cho rút xuống ngăn đựng nƣớc. Hình 3.2. Thân máy tiện 1.2.Ụ Trƣớc (1): Còn gọi là đầu máy, dùng để gá vật gia công, truyền chuyển động quay cho vật gia công và chuyển động tịnh tiến cho bàn xe dao. Cấu tạo ụ trƣớc là một hộp đƣợc đúc bằng gang, bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy nhƣ trục chính và hộp tốc độ. Trục chính là một trục rỗng đƣợc chế tạo bằng thép, đầu bên phải lắp đồ gá kẹp phôi, trục chính nhận truyền động từ động cơ chính thông qua đai truyền, hệ thống 18
  19. bánh răng, khớp nối ly hợp... Nhờ đó mà ta thay đổi đƣợc tốc độ quay của trục chính. Vì vậy ta gọi ụ trƣớc là hộp tốc độ. Phuơng pháp thay đổi tốc độ quay trục chính: Căn cứ vào trị số tốc độ quay của trục chính đã cho mà ta điều chỉnh các cần gạt về vị trí theo bảng chỉ dẫn đƣơc gắn trên mỗi máy. 1.3. Bàn xe dao (4): Dùng để gá kẹp dao và đảm bảo cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau. Chuyển động tiến của dao có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động cơ khí, chuyển động cơ khí của xe dao nhờ có trục trơn và trục vít me. Cấu tạo xe dao gồm có: - Bàn trƣợt dọc (4) di chuyển trên sống dẫn hƣớng của băng máy theo chiều dọc, thực hiện chạy dao tự động nhờ có hộp xe dao hoặc chạy dao bằng tay khi quay tay quay xe dao. - Bàn trƣợt ngang (5) di trƣợt trên sống trƣợt đuôi én của bàn trƣợt dọc theo phƣơng ngang, có thể thực hiện chạy dao tự động hoặc bằng tay. - Bàn trƣợt dọc trên (7) có thể quay xung quanh đế của nó khi nới 2 đai ốc hãm 2 bên và có thể trƣợt dọc trên sống trƣợt đuôi én của đê bàn dọc trên. - Ổ gá dao (6) đƣợc gá trên bàn trƣợt dọc trên, dùng để kẹp chặt dao tiện khi gia công và có thể quay xung quanh trục ổ dao để định vị dao. Ổ dao trên máy tiện thƣờng là ổ dao vuông, có thể lắp đƣợc 4 dao tiện trên 4 cạnh của ổ dao, khi cần đến dao cắt nào thì xoay tay xiết ổ dao ngƣợc chiều kim đồng hồ rồi xoay dao cắt đó đến vị trí cần thiết, rồi xiết chặt lại. 1.4. Hộp xe dao (25) (Hộp điều khiển bàn dao): Đƣợc lắp phía dƣới bàn xe dao dùng để điều khiển cho dao ăn tự động bằng cơ khí theo chiều dọc và ngang bằng trục trơn và trục vít me. Cấu tạo: Trong hộp có bố trí cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của dao, gồm có 5 chuyển động: - Di động dọc bằng tay. - Di động ngang bằng tay. - Di động dọc tự động bằng trục trơn. - Di động ngang tự động bằng trục trơn. - Di động dọc tự động bằng trục vít me. 1.5. Hộp bƣớc tiến (21) (hộp tốc độ bàn dao): Phuơng pháp thay đổi tốc độ bàn dao: Theo sơ đồ vị trí các cần gạt đƣợc gắn trên máy tiện. Căn cứ vào trị số bƣớc tiến của bàn dao đã cho, ta điều chỉnh vị trí các cần gạt về vị trí theo bảng chỉ dẫn. 19
  20. 1.6. Bộ bánh răng thay thế (35): Dùng để điều chỉnh bƣớc tiến của xe dao theo yêu cầu khi tiện trơn và điều chỉnh bƣớc ren cần thiết bằng cách lựa chọn bộ bánh răng thay thế cho phù hợp. 1.7. U động (9): Đƣợc đặt trên sống trƣợt dẫn hƣớng của băng máy v có thể di trƣợt dọc theo băng máy đến vị trí bất kỳ bằng tay. Ụ động dùng để đỡ các chi tiết khi gia công, dùng để lắp và tịnh tiến mũi khoan, mũi doa, ta rô, bàn ren… Các bộ phận chính của ụ động nhƣ hình 3.3a, 3.3b. Khi lắp mũi tâm, dụng cụ cắt... ta nới tay hãm 8 và quay tay quay 7 để nòng ụ động 3 tiến ra hoặc lùi vào đến vị trí cần thiết rồi khoá chặt tay hãm 8 khi đỡ vật gia công, khi khoan hoặc ta rô thì không xiết chặt tay hãm 8. Khi muốn tháo mũi tâm, dụng cụ cắt... ta quay tay quay 7 để nòng ụ động lùi vào thân cho đến khi trục vít 4 đẩy mũi tâm hoặc dụng cụ cắt ra. Hình 3.3. Các bộ phận của ụ động 1.8. Thiết bị điện: Đƣợc bố trí trong tủ điện dùng để đóng v ngắt động cơ điện, tắt v mở máy, điều chỉnh hộp tốc độ hộp bƣớc tiến, hộp xe dao... bằng các cơ cấu điều khiển nhƣ: tay gạt, nút bấm, vô lăng... 1.9. Du xích: 20
nguon tai.lieu . vn