Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIỆN PHAY CNC NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:……, ngày……, tháng……, năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp năm 2017
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quy trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Ngày ………..tháng ……….năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2………. 3……….. 4
  5. MỤC LỤC Lời giới thiệu ......................................................................................................... 3 PHẦN 1: TIỆN CNC............................................................................................. 7 Bài 1: Giới thiệu chung về máy tiện CNC ........................................................... 7 Bài 2: Lập trình tiện CNC .................................................................................. 19 1. Cài đặt các thông số cơ bản cho phần mềm điều khiển tiện CNC .................. 19 2. Cấu trúc chương trình tiện CNC ..................................................................... 21 3. Lệnh, câu lệnh tiện CNC ................................................................................. 22 4. Chế độ cắt khi tiện CNC ................................................................................. 27 5. Giới thiệu các lệnh hổ trợ tiện CNC ............................................................... 28 6. Giới thiệu các lệnh cắt gọt cơ bản tiện CNC................................................... 33 7. Giới thiệu các lệnh chu trình tiện CNC ........................................................... 35 8. Mô phỏng chương trình ................................................................................... 40 9. Xuất, nhập chương trình NC ........................................................................... 40 Bài 3: Vận hành máy tiện CNC........................................................................... 41 1. Kiểm tra máy ................................................................................................... 41 2. Mở máy - tắt máy ............................................................................................ 43 3. Thao tác di chuyển máy về chuẩn máy ........................................................... 44 4. Thao tác cho trục chính quay .......................................................................... 44 5. Thao tác di chuyển các trục X, Z, C…ở các chế độ điều khiển bằng tay ...... 44 6. Gá dao, gá phôi................................................................................................ 45 7. Cài đặt thông số dao ........................................................................................ 45 8. Cài đặt thông số phôi ...................................................................................... 46 9. Nhập chương trình........................................................................................... 46 10. Mô phỏng, chạy thử trên máy tính ................................................................ 46 11. Vệ sinh công nghiệp ...................................................................................... 47 Bài 4: Gia công tiện CNC ................................................................................... 48 1. Tiện mặt đầu. ................................................................................................... 48 2. Tiện trụ ngắn, bậc, cong, côn ngoài, trụ dài. ................................................... 48 3. Tiện lỗ, lỗ bậc, cong, côn trong. ...................................................................... 49 4. Tiện rãnh, cắt đứt. ........................................................................................... 49 5. Tiện ren ngoài.................................................................................................. 50 6. Tiện ren trong .................................................................................................. 50 5
  6. 7. Tiện ren côn ..................................................................................................... 50 PHẦN 2: PHAY CNC ......................................................................................... 54 Bài 1: Giới thiệu chung về máy phay CNC........................................................ 54 Bài 2: Lập trình phay CNC ................................................................................. 66 1. Cài đặt các thông số cơ bản cho phần mềm điều khiển phay CNC ................ 67 2. Cấu trúc chương trình phay CNC .................................................................... 70 3. Lệnh, câu lệnh phay CNC ............................................................................... 70 4. Chế độ cắt khi phay CNC ................................................................................ 71 5. Giới thiệu các lệnh hổ trợ phay CNC .............................................................. 73 6. Giới thiệu các lệnh cắt gọt cơ bản phay CNC ................................................. 88 7. Giới thiệu các lệnh chu trình phay CNC ....................................................... 109 8. Mô phỏng chương trình ................................................................................. 120 9. Xuất, nhập chương trình NC ......................................................................... 120 Bài 3: Vận hành máy phay CNC ....................................................................... 121 1. Kiểm tra máy ................................................................................................. 121 2. Mở máy – tắt máy.......................................................................................... 123 3. Thao tác di chuyển máy về chuẩn máy ......................................................... 124 4. Thao tác cho trục chính quay ........................................................................ 124 5. Thao tác di chuyển các trục X, Y, Z, Q…ở các chế độ điều khiển bằng tay 124 6. Gá dao, gá phôi .............................................................................................. 125 7. Cài đặt thông số dao (theo phần mềm điều khiển máy) ................................ 126 8. Cài đặt thông số phôi (theo phần mềm điều khiển máy) .............................. 126 9. Nhập chương trình ......................................................................................... 126 10. Mô phỏng, chạy thử máy tính ..................................................................... 127 11. Vệ sinh công nghiệp .................................................................................... 127 Bài 4: Gia công phay CNC ............................................................................... 128 1. Phay mặt phẳng. ............................................................................................ 128 2. Phay bậc, cong, cung ..................................................................................... 128 3. Phay theo biên dạng. ..................................................................................... 129 4. Khoan lỗ. ....................................................................................................... 130 5. Tarô................................................................................................................ 132 6. Phay mặt 3D được lập trình bằng phần mềm CAD/CAM ............................ 133 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 134 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: TIỆN - PHAY CNC Mã mô đun: MĐ 32 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ, (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/ bài tập/thảo luận: 82 giờ; Kiểm tra: 4 giờ; Thời gian thi: 4 giờ, hình thức:Thực hành.) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Trước khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành:MH09,MH10, MH11,MH12,MH13,MH14,MH15,MH16,MH17,MH18. - Tính chất: Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề . II. Mục tiêu mô đun: + Kiến thức: Lập được chương trình tiện phay CNC trên phần mềm điều khiển FANUC. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện ,phay vạn năng và máy tiện , phay CNC. Khai báo và thiết lập được chính xác các thông số cơ bản máy tiện - phay CNC , chọn chế độ cắt khi gia công hợp lý , khai báo được các vị trí phôi , dao. + Kỹ năng: Vận hành máy tiện CNC để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, tiện côn, cắt rãnh, cắt đứt, khoan lỗ, tiện lỗ, khoét lỗ, tiện trụ dài, tiện ren đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác và yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. Vận hành máy phay CNC để phay mặt phẳng, bậc, rãnh, profile, khoan lỗ, khoét lỗ, tarô đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác , đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy.Sửa và bổ sung các lệnh cho phù hợp với phần mềm điều khiển từ chương NC xuất bằng phần mềm CAD/CAM. Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện-phay trên máy CNC. Hiểu được cấu trúc chương trình , sửa và bổ sung các lệnh cho phù hợp với phần mềm điều khiển từ chương NC xuất bằng phần mềm CAD/CAM. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập III. Nội dung mô đun: 7
  8. PHẦN 1: TIỆN CNC Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG MÁY TIỆN CNC 1. Lịch sử phát triển Ý tưởng về sự phát triển điều khiển số (Numerical control = NC) cho máy công cụ được hình thành vào năm 1950 tại Viện công nghệ Massachusetts của Mỹ. Vì nhiệm vụ của không lực Hoa Kỳ cần chế tạo những chi tiết quan trọng của những máy bay lớn từ vật liệu đồng nhất hơn là dùng đinh tán hay hàn các vật liệu lại với nhau. Khi gia công những chi tiết lớn có biên dạng phức tạp với kỹ thuật thông thường, thì thời gian gia công rất lớn và chi phí sản xuất cao. Do đó sau một thời gian nghiên cứu, biên dạng gia công của những chi tiết lớn có thể dễ dàng được thay thế bởi các chức năng toán học và người ta đã quyết định chế tạo một bộ điều khiển để điều khiển một máy phay dựa trên cơ sở này. Sự phát triển kỹ thuật CIM. Về mặt kỹ thuật để thực hiện ý tưởng này yêu cầu một bộ điều khiển, nó biên dịch các đại lượng đầu vào được mô tả dưới dạng nhị phân và dạng số cho các hành trình chuyển động và các chức năng vận hành máy, theo đó máy phay có thể hiểu và sử lý các tín hiệu này. Đây là nguyên tắc cơ bản ứng dụng điều khiển số cho các máy công cụ. Với sự phát triển nhanh chóng của xử lý tín hiệu điện tử đã tạo điều kiện cho ý tưởng trên trở thành hiện thực. Máy điều khiển số đầu tiên là máy phay đứng. Các trục bước tiến làm dịch chuyển bàn máy của máy phay được thực hiện bởi từng motor riêng biệt. Các thông tin hành trình và chức năng máy cần thiết cho quá trình gia công được 8
  9. ghi lại trên băng đục lỗ dưới dạng chuỗi các lệnh đã được mã hóa ở dạng chữ và số, gọi là một chương trình NC. Máy công cụ điều khiển số đầu tiên đã chỉ rõ các đặc điểm của máy NC phát triển sau này: - Toàn bộ chương trình gia công được ghi lại trên băng đục lỗ. - Máy tính điều khiển việc xử lý các thông tin hành trình và chức năng máy. - Truyền động riêng biệt cho từng trục bước tiến và trục chính để điều khiển chuyển động của dao và bàn máy. - Hệ thống đo và kiểm để phản hồi vị trí của dụng cụ cắt cho hệ điều khiển trong máy tính. Giữa những năm 50, hầu hết các nhà sản xuất máy công cụ đã bắt đầu sản xuất và phát triển máy phay điều khiển số và ngay sau đó là máy tiện NC. Sự phát triển nhanh chóng của các linh kiện vi điện tử như các bộ vi xử lý và máy vi tính đã tạo điều kiện cho hệ điều khiển NC phát triển thành hệ điều khiển CNC (Computerized numerical control = CNC) vào đầu những năm 70. Với sự đóng góp của các bộ vi xử lý ở tốc độ cao ngày càng gia tăng, đã tạo điều kiện mở rộng khả năng hoạt động của máy công cụ điều khiển số. Các bộ vi xử lý hiện thời và hệ điều khiển CNC cũng như máy công cụ điều khiển bằng chương trình lô-gic (PLC), đã nâng cao hiệu quả của chương trình NC về độ chính xác gia công, tốc độ của dụng cụ cắt cũng như công suất cắt. Hệ điều khiển CNC hiện đại có thể có nhiều các chức năng khác, có khả năng lập trình tiếp để gia công các chi tiết có dạng hình học phức tạp mà không phải tính toán thông qua sự hỗ trợ của công cụ toán học. Sự phát triển không ngừng của máy công cụ CNC đang diễn ra trong sự hợp tác giữa các nhà sản xuất linh kiện vi điện tử, điều khiển CNC, máy công cụ và dụng cụ cắt. Ngoài ra người sử dụng cũng tạo điều kiện cho nhịp độ phát triển nhanh chóng này, do luôn đòi hỏi cao và yêu cầu những giải pháp tốt nhất và mới nhất. Các trung tâm gia công CNC, các hệ thống sản xuất linh hoạt (FFS) và các nhà máy sản xuất tự động cao (CIM) đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của máy công cụ điều khiển bằng chương trình số. Các đòi hỏi hiện nay từ phía nhà sử dụng: - Cổng giao tiếp với khả năng công suất lớn để luôn truyền tải nhanh dung lượng lớn các dữ liệu. 9
  10. - Các trung tâm gia công đồng bộ với độ chính xác cao nhất. Ví dụ: các máy tiện từ 7-32 trục NC, nhiều trục gia công hơn và các dụng cụ phay linh hoạt cắt trên máy tiện. - Gia công với tốc độ cao ở trường hợp tiện, phay và khoan với độ chính xác cao nhất cho quỹ đạo động. - Giảm thiểu công việc lập trình cho từng nhiệm vụ gia công. - Hệ thống lập trình NC đơn giản và hiệu quả cao với mô phỏng động-tương hỗ cho quá trình gia công. - Phân tích lỗi với sự hỗ trợ của đồ họa trên các máy công cụ CNC và hệ thống sản xuất chung. 2. Cấu tạo chung của máy tiện CNC: Baøn dao Baøn ñieàu Maâm caëp kheån (Chuck) (Control UÏ ñoäng (Tail- stock) Thaân maùy Cấu tạo chung máy tiện CNC 3. Các bộ phận chính của máy tiện CNC a. Baøn dao: Baøn dao ñöôïc gaén vôùi hai ñoäng cô Secvor ñeå taïo ra chuyeån ñoäng ñoäc laäp theo hai phương X và Z. b. Maâm caëp: 10
  11. Maâm caëp ñöôïc gaén vôùi truïc chính ñeå taïo chuyeån ñoäng quay vaø duøng ñeå keïp chaët chi tieát gia coâng. Vieäc keïp chaët chi tieát ñöôïc ñieàu khieån baèng thuyû löïc, ta ñaïp vaøo baøn ñieàu khieån thuyû löïc ñeå keïp chaët hoaëc nhaû chi tieát. c. UÏ ñoäng: UÏ ñoäng duøng ñeå ñònh taâm chi tieát, ñöôïc ñieàu khieån baèng thuyû löïc, nuùt ñieàu khieån ñöôïc gaén treân baøn thao taùc. d. Baøn ñieàu khieån: Baøn ñieàu khieån duøng ñeå nhaäp, hieäu chænh vaø chaïy chöông trình. e. Trục điều khiển chạy dao: Bộ vítme bi có khả năng biến đổi truyền dẫn dễ dàng, ít ma sát và không có khe hở khi truyền dẫn với tốc độ cao Motor truyền động cho bàn máy qua bộ truyền vít me đai ốc bi. Kết cấu của bộ truyền trục vít đai ốc bi. f. Hệ thống đo chuyển động. - Đo trực tiếp: Khi đo trực tiếp, thước đo được gắn trên bàn xa dao hay trên bàn máy, vì thế độ không chính xác của trục chính và khớp nối truyền động không ảnh hưởng đến giá trị đo. Các giá trị đo được nhận biết bởi một cảm biến quang học trên có chia 11
  12. vạch của thang đo. Cảm biến đo biến đổi các giá trị đo đã xác định sang tín hiệu điện và chuyển chúng cho hệ điều khiển. Đo vị trí trực tiếp. - Đo gián tiếp: Khi đo vị trí gián tiếp, hành trình di chuyển được chuyển thành số vòng quay của trục vít bi có gắn một đĩa xung dùng làm thước đo. Bộ phát xung ghi nhận số vòng quay của đĩa xung và chuyển đến cho bộ điều khiển. Dựa trên số xung của đĩa quay, bộ điều khiển sẽ tính toán chính xác khoảng dịch chuyển hoặc vị trí hiện tại. Đo vị trí gián tiếp. - Đo vị trí tuyệt đối: Đo vị trí tuyệt đối. Khi đo vị trí tuyệt đối, một thang đo đã được mã hóa hiển thị vị trí trực tiếp của bàn máy liên quan tới một điểm định hướng cố định trên máy. Điểm này là điểm “0” của máy, nó được xác định bởi nhà chế tạo máy. Phương pháp này 12
  13. giả định trước là vùng đọc lớn bằng vùng gia công và mã hóa thước đo là hệ nhị phân. - Đo vị trí tƣơng đối: Đo vị trí tương đối. Khi đo vị trí tương đối, thước đo bao gồm những vạch sáng tối song song nhau. Chuyển động của bàn máy từ vị trí này tới vị trí kia được xác định bởi một cảm biến đếm số vạch sáng tối và tính toán vị trí tức thời của bàn máy dựa vào sự khác biệt tới vị trí bàn máy trước đó. g. Cơ cấu kẹp phôi: Trên máy CNC dùng đồ gá để định vị và kẹp chặt chi tiết. Đồ gá phải được thiết kế để kẹp chặt chi tiết chính xác, vững chắc và cho phép gia công từ nhiều phía, kẹp nhiều chi tiết. Trong máy tiện, dùng các mâm cặp khác nhau điều khiển được để kẹp chặt chi tiết. Các mâm cặp này được thiết kế cho phép ghép với các bộ truyền thủy lực hay khí nén. Lực kẹp có thể điều chỉnh được cho phù hợp với trọng lượng kích thước, vật liệu và điều kiện gia công. Mâm cặp với đĩa xoắn ốc Kẹp rút có khả năng kẹp chi tiết có dạng trụ một cách chính xác và nhanh chóng, được sử dụng trong gia công loạt lớn. 13
  14. Kẹp rút Kẹp giữa hai mũi chống tâm được ứng dụng cho những chi tiết dài. Chi tiết gia công phải được khoan mặt và khoan tâm ở cả hai mặt. Mũi tâm h. Thiết bị gá và thay dao. Máy công cụ CNC được trang bị với những thiết bị có thể điều khiển để thay dao tự động. Tùy thuộc vào dạng cấu trúc và phạm vi ứng dụng, những thiết bị thay dao này có thể đồng thời chứa được nhiều dao khác nhau và lắp đặt dao vào vị trí công tác theo chương trình NC. Thường có các loại sau: Đầu rơvolve chứa dao. 14
  15. Hệ thống gá dao trên máy tiện CNC 4. Đặt tính kỹ thuật của máy CNC. - Cấu trúc: Máy công cụ CNC được thiết kế cơ bản giống như máy công cụ thông thường. Sự khác nhau cơ bản là các bộ phận liên quan đến tiến trình gia công của máy công cụ CNC được điều khiển bởi máy tính. Các hướng dịch chuyển của các bộ phận máy công cụ điều khiển CNC được xác định bởi một hệ trục tọa độ, hệ trục tọa độ này liên quan đến chi tiết gia công và thể hiện các trục bước tiến, chúng nằm song song với các dịch chuyển chính - thẳng của máy. Những chuyển động cần thiết cho tiến trình gia công của các bộ phận máy (bàn máy, đầu revolver và các bộ phận khác) được tính toán, điều khiển và kiểm tra bởi máy tính. Với mục đích này, mỗi chuyển 15
  16. động của các bộ phận máy có một hệ thống đo riêng để tính toán, kiểm tra các vị trí tương ứng và phản hồi thông tin này về hệ điều khiển. - Chức năng: Bảng dưới đây so sánh những chức năng cơ bản giữa máy công cụ thông thường, máy công cụ NC và máy công cụ CNC.  Ƣu điểm của máy tiện CNC -Tăng năng suất gia công -Chất lượng gia công ổn định, ít phế phẩm. -Tăng độ chính xác kích thước gia công nhờ độ chính xác cao của máy CNC (1/1000mmm). 16
  17. -Rút ngắn thời gian gia công thông qua việc tổ chức sản xuất và trùng lắp công việc. -Hệ số sử dụng máy và lợi nhuận cao. -Tăng tính linh hoạt nhờ hệ thống gia công và do vậy gia công hợp lý cho loạt nhỏ hoặc gia công đơn chiếc với độ phức tạp cao. Máy công cụ thông Máy công cụ NC Máy công cụ CNC thường Nhập dữ liệu: Nhập dữ liệu: Nhập dữ liệu: Thợ có tay nghề điều Chương trình NC được Chương trình NC được đưa vào chỉnh máy bằng tay truyền đến cho bộ điều máy CNC từ bàn phím, đĩa từ theo bản vẽ. Kẹp chặt khiển NC từ băng đục hoặc cổng giao tiếp (seriell, phôi thô và căn chỉnh lỗ. Bus). Nhiều chương trình NC dụng cụ được chứa trong bộ nhớ của máy hoặc đĩa cứng. Điều khiển: Điều khiển: Điều khiển: Thợ thiết lập giá trị Bộ điều khiển NC xử Máy vi tính trong bộ điều khiển các thông số công lý thông tin về đường CNC và phần mềm tương ứng nghệ (số vòng quay, dịch chuyển dao và các thực hiện tất cả các chức năng lượng chạy dao,..) và chức năng máy trong điều khiển của máy CNC. Bộ điều khiển việc gia chương trình NC và nhớ trong của máy lưu trữ công thông qua các đưa ra các tín hiệu điều những chương trình và chương tay quay. khiển tương ứng tới trình con, dữ liệu máy, kích từng bộ phận của máy. thước dụng cụ. Thông thường phần mềm phân tích lỗi cũng được tích hợp trong hệ điều khiển CNC. Kiểm tra: Kiểm tra: Kiểm tra: Thợ gia công đo và Máy NC đảm nhận Máy CNC đảm nhận trong khi kiểm tra kích thước trong khi gia công đạt gia công đạt các kích thước chi bằng tay, nếu cần thiết các kích thước chi tiết tiết bởi sự phản hồi liên tục của lập lại tiến trình gia bởi sự phản hồi thường hệ thống đo và các motor servo công. xuyên của hệ thống đo được điều chỉnh số vòng quay. và của motor servo. Nhờ có các cảm biến đo được 17
  18. tích hợp mà việc kiểm tra kích thước đạt được ngay trong suốt quá trình gia công. Song song với việc gia công, có thể làm việc trên bộ điều khiển CNC, ví dụ thử và tối ưu hóa chương trình NC. 5. Lắp đặt bảo quản, bảo dƣỡng máy tiện CNC. Khi điều chỉnh và vận hành máy CNC cần đặc biệt quan tâm các vấn đề: - Thông thường, chỉ cho phép điều chỉnh khi máy đã ngưng. Ngoại trừ các trường hợp khi điều chỉnh cần phải mở máy, như trường hợp rà chi tiết gia công. - Người vận hành không nên vào vùng có chuyển động quay hoặc vùng làm việc của máy, vì trong vùng này máy có thể thực hiện các chuyển động quay của đầu rơvolve hay các chuyển động tịnh tiến của bàn máy. - Phải tuân theo các chỉ dẫn an toàn của nhà sản xuất máy. - Dừng trục chính hoàn toàn trước khi thay đổi dao, hiệu chỉnh phôi, đồ gá. - Tắt nguồn trước khi hiệu chỉnh hay thay đổi các chi tiết trên máy. - Không được khởi động máy khi dao đang chạm phôi - Đảm bảo vùng làm việc có ánh sáng - Không sử dụng máy trong môi trường dễ cháy nổ - Để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo độ chính xác của máy, thì trong quá trình vận hành cần chú ý đến các thông số đầu vào như: + Điện áp + Cường độ dòng điện + Có biện pháp khắc phục tình trạng thông số lưới điện dao động quá phạm vi cho phép của máy + Kiểm tra bộ phận bôi trơn cho các bộ phận truyền động như cổ trục chính, hệ vít me đai ốc + Tuân thủ đúng các quy trình về bôi trơn cho ổ lăn, thường xuyên kiểm tra lượng dầu trong các bình dầu bôi trơn + Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ cũng là một phương pháp nhằm nâng cao tuổi thọ của máy. Thông qua việc bảo dưỡng định kỳ, có thể phát hiện ra các bộ phận, chi tiết hư hỏng của máy để xử lý kịp thời, tránh tình trạng một chi tiết hỏng làm ảnh hưởng đến các bộ phận, chi tiết khác. 18
  19. + Mặt khác, phải khống chế chế độ cắt trong giới hạn cho phép, không nên vì nhằm tăng năng suất của một vài ca làm việc, mà nâng cao tốc độ cắt hặc chiều sâu cắt dẫn tới hiện tượng quá tải của các cơ cấu truyền động, làm giảm tuổi thọ của máy. - Đối với thế hệ máy CNC, ngoài các điều cần lưu ý nói trên, thì trong quá trình sử dụng máy cần chú ý thêm đến một số yếu tố khác nữa làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, cũng như độ chính xác gia công của máy. Toàn bộ hệ điều khiển của các loại máy này là các mạch điện tử, do đó yếu tố thời tiết, khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của các linh kiện này. Các linh kiện điện tử đều có các dải tham số làm việc liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, nên khi vượt qua giới hạn này, bộ điều khiển sẽ không làm việc chính xác. Vì vậy, cần có biện pháp khống chế các tham số này như: + Trang bị thêm hệ thống quạt làm mát cho máy (không kể các hệ thống làm mát có sẵn của máy). + Trang bị hệ thống hút ẩm trong trường hợp độ ẩm của không khí thường xuyên ở mức cao. - Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp bố trí các loại máy này vào cùng một phân xưởng, hoặc một phòng lớn và trang thiết bị máy điều hoà làm mát cho hệ thống này. - Bụi bẩn cũng là một tác nhân làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến độ chính xác gia công của máy. Các hạt bụi bám vào bề mặt của các mạch điện tử khi gặp không khí ẩm sẽ nối thông các linh kiện, dẫn đến làm hỏng cả khối điều khiển. Khi các hạt bụi này bám vào bề mặt của hệ thống đo quang học, sẽ làm sai giá trị của các phép đo, nên các tủ điều khiển phải được lắp các túi lọc bụi tại cửa thoáng hoặc cửa thông gió. Có chế độ định kỳ vệ sinh các túi lọc bụi này, nhằm làm tăng khả năng lưu thông của không khí trong tủ điều khiển. - Yếu tố rung động từ các máy xung quanh không những làm ảnh hưởng đến độ chính xác gia công của chi tiết, mà còn ảnh hưởng đến độ bền của các linh kiện của bộ phận điều khiển. Chính vì vậy, khi lắp đặt máy cần chọn địa điểm cách xa các máy đột đập, máy búa nhằm giảm thiểu độ rung động ảnh hưởng đến máy. - Bên cạnh các yếu tố kể trên, thì các yếu tố nhiễu do từ trường và các yếu tố bên ngoài gây nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác gia công. - Khi thay thế, sửa chữa cần đảm bảo nguyên tắc thay thế đúng chủng loại linh kiện, cáp dẫn chống nhiễu. Các điểm nối đất cũng cần được để ý và lắp đặt theo đúng yêu cầu. 19
  20. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cấu tạo chung cúa máy tiện CNC ? 2. Nêu các bộ phân chính của máy tiện CNC ? 3. Trình bày cách lắp đặt và bảo dưỡng máy tiện CNC ? Bài 2: LẬP TRÌNH TIỆN CNC 1. Cài đặt các thông số cơ bản cho phần mềm điều khiển tiện CNC Trong máy tiện CNC, trục công tác (trục mang chi tiết) được xác định là trục Z (trùng với trục quay). Chiều dương của trục Z được xác định là chiều chuyển động của dụng cụ cắt rời xa khỏi chi tiết gia công. Trục X được đặt vuông góc với trục Z. Tuy nhiên, chiều của trục X phụ thuộc vào dụng cụ cắt được đặt ở phía trước hay phía sau tâm quay. Ngoài ra cón có một trục quay, đó là trục C nếu như trục này được điều khiển. 20
nguon tai.lieu . vn