Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIỆN CÔN NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:……, ngày……, tháng……, năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Tiện côn đƣợc xây dựng và biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung đào tạo nghề Cắt gọt kim loại của Tổng Cục Dạy Nghề. Giáo trình đƣợc biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hƣớng thị trƣờng lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và khoa học; Hƣớng tới liên thông; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Tài liệu này cung cấp những phần lý thuyết cơ bản nhất về gia công bề mặt côn trên máy tiện vạn năng cũng nhƣ các kiến thức cần thiết cho thực hành, khuyến khích ngƣời học tự học tập, thực tập để hình thành các kỹ năng cơ bản trong gia công các bề mặt côn bằng phƣơng pháp cắt gọt. Cuối mỗi bài học có các câu hỏi kiến thức và bài tập thực hành kỹ năng nhằm đánh giá kết quả học tập rèn luyện của ngƣời học. Giáo trình Tiện côn do tập thể giảng viên trƣờng Cao đẳng nghề Đồng tháp biên soạn. Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn trƣờng bạn và doanh nghiệp đã cộng tác, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, mặt khác đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tƣơng lai. Đồng Tháp, ngày …tháng ….. năm 2017 Tham gia biên soạn Chủ biên: 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 3 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................................ 5 Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT CÔN ............................................................................... 9 Bài 2. TIỆN CÔN BẰNG DAO RỘNG LƢỠI ............................................................ 15 Bài 3. TIỆN CÔN BẰNG CÁCH XOAY XIÊN .......................................................... 22 BÀN TRƢỢT DỌC ...................................................................................................... 22 Bài 4. TIỆN CÔN BẰNG CÁCH XÊ DỊCH NGANG Ụ ĐỘNG ................................ 32 Bài 5. PHƢƠNG PHÁP TIỆN CÔN BẰNG THƢỚC CÔN ........................................ 41 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔ ĐUN ...................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: TIỆN CÔN Mã mô đun: MĐ 24 I. Vị trí , tính chất, của mô đun: - Vị trí: + Trƣớc khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH12; MH15; MĐ22. - Tính chất: + Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: - Xác định đƣợc các thông số cơ bản của mặt côn - Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn. - Phân tích đƣợc các phƣơng pháp tiện côn - Kỹ năng: - Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. - Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 5
  6. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. IV .Điều kiện thực hiện mô đun 1.Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xƣởng: phòng học tích hợp lý thuyết, thực hành 2.Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, TV, máy tính, bảng phấn 3.Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết bị, vật tƣ thực tập. 4.Các điều kiện khác: các phiếu đánh giá dành cho ngƣời học V. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá 1. Nội dung: - Kiến thức: - Xác định đƣợc các thông số cơ bản của mặt côn - Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn. - Phân tích đƣợc các phƣơng pháp tiện côn - Kỹ năng: - Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. - Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 6
  7. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 2. Phương pháp - Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức: Trắc nghiệm, vấn đáp, tự luận. - Kỹ năng: Đánh giá thông qua thao tác của mỗi sinh viên sau quá trình đƣợc thực tập đồng thời kết hợp với các bài kiểm tra kết thúc mô đun. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện, uốn nắn ngay từ đầu để hình thành thói quen, tác phong công nghiệp. VI. Hƣớng dẫn thực hiện mô đun 1. Phạm vi áp dụng mô đun - Chƣơng trình mô đun này đƣợc sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun - Đối với giáo viên, giảng viên: + Trƣớc khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lƣợng giảng dạy. + Nên áp dụng phƣơng pháp đàm thoại để sinh viên ghi nhớ kỹ hơn. + Khi hƣớng dẫn các bài thực hành... Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chổ cho sinh viên. - Đối với ngƣời học: + Xem trƣớc nội dung kiến thức để tiếp thu tốt hơn + Thực hiện đàm thoại với giáo viên để tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài 7
  8. + Thƣờng xuyên luyện tập các nội dung ở xƣởng trong giờ thực hành 8
  9. Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT CÔN Mã bài MĐ 24-01 A. MỤC TIÊU: - Xác định đƣợc các thông số cơ bản của mặt côn - Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn. - Phân tích đƣợc các phƣơng pháp tiện côn và đặc điểm của từng phƣơng pháp - Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Các thông số cơ bản của mặt côn: 1.1. Các dạng côn: Trong kỹ thuật thƣờng sử dụng các chi tiết có dạng côn ngoài và côn trong (ví dụ hình 1.1), các dụng cụ cắt có chuôi côn với độ côn tiêu chuẩn, trục chính có lỗ côn để chứa chuôi côn của dụng cụ hay trục gá,… Chi tiết côn thƣờng có ba dạng: côn đầu nhọn, côn đầu bằng, côn một phần trên toàn bộ chiều dài của chi tiết (hình 1.2). Hình 1.1. Một số chi tiết côn thường gặp Hình 1.2. Các dạng côn a.Bánh răng côn, b. Mũi khoét côn, c. Mũi tâm a. Côn đầu bằng; b. côn đầu bằng; d. Bạc côn, đ. Mũi khoan có chuôi côn c. Côn một phần trên toàn bộ chiều dài 9
  10. 1.2. Các yếu tố của mặt côn: Mặt côn đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tốcơ bản sau: - Góc côn (2α): góc tạo bởi hai đƣờng sinh của tiết diện đi qua đƣờng tâm của chi tiết. - Góc dốc (α): góc tạo bởi đƣờng tâm chi tiết với đƣờng sinh. Dd - Độ dốc (i): i  tg  2l Dd - Độ côn (k): k  2tag  l Hình 1.3. Các yếu tố của mặt côn Bảng 1.1. Công thức tính các yếu tố của hình côn 10
  11. Ví dụ: Cần tiện chi tiết côn có D= 31,6mm; d= 26,05mm, l= 108mm. Tính góc dốc α? Giải: Góc dốc cần tìm là: D  d 31, 6  26, 05 tag    0, 02569 2l 2.108 Tra bảng tang ta có α = 1030’ - Các bề mặt côn gia công theo kích thƣớc tiêu chuẩn gọi là côn tiêu chuẩn. Côn tiêu chuẩn có hai loại: côn Morse và côn hệ mét. Côn Morse đƣợc dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy. Côn Morse có bảy số hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, nhỏ nhất là số 0, lớn nhất là số 6. - Côn hệ mét có tám số hiệu: 4, 6, 80, 100, 120, 140, 160, 200, các số hiệu này chỉ kích thƣớc đƣờng kính lớn của bề mặt côn (đơn vị mm), còn độ côn k = 1:20 không thay đổi. Bảng 1.2. Độ côn của côn Morse 2. Các yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn: - Đảm bảo độ chính xác về độ côn: Đô chính xác về độ côn đƣợc xác định bằng độ chính xác của góc dốc α. Trục côn và bạc côn lắp ghép với nhau phải bằng nhau về trị số gốc côn. - Đảm bảo độ chính xác các kích thƣớc đƣờng kính, chiều dài mặt côn khi gia công so với yêu cầu của bản vẽ. - Đƣờng sinh mặt côn phải thẳng - Đảm bảo về độ nhám bề mặt 3. Phƣơng pháp kiểm tra mặt côn: 11
  12. Một chi tiết côn sẽ đƣợc kiểm tra các yếu tố về kích thƣớc và góc côn. Đối với sản xuất đơn chiếc, các kích thƣớc đƣờng kính và chiều dài mặt côn đƣợc đo bằng thƣớc cặp hoặc panme phụ thuộc vào yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thƣớc đƣờng kính của mặt côn nên dùng hàm sắc của thƣớc cặp để đo vì nếu dùng hàm đo phẳng để đo sẽ dễ bị sai số. Góc côn đƣợc kiểm tra bằng dƣỡng cố định hoặc dƣỡng điều chỉnh hoặc bằng thƣớc đo góc vạn năng (hình 1.4). Độ chính xác của góc côn đƣợc xác định theo độ hở giữa mặt côn và dƣỡng, nếu thấy độ hở ở phía đầu lớn thì độ côn nhỏ và ngƣợc lại. Trong sản xuất đơn chiếc sử dụng rộng rãi phƣơng pháp kiểm tra bằng bột màu. Thực chất của phƣơng pháp này là rà độ côn theo một chi tiết côn mẫu. Để thực hiện phƣơng pháp này ta tiến hành nhƣ sau: Hình 1.4. Kiểm tra góc côn Hình 1.5. Kiểm tra góc côn bằng a. Dùng dưỡng cứng; b. Dùng dưỡng điều chỉnh calip giới hạn c. Dùng thước đo góc vạn năng - Dùng bột màu hoặc phấn màu vạch lên bề mặt dụng cụ kiểm tra 3 hoặc 4 vạch cách đều nhau 12
  13. - Ráp dụng cụ đo vào chi tiết cần đo, xoay nhẹ 1 đến 2 vòng sau đó lấy dụng cụ kiểm tra ra. - Nếu vạch phấn bị xóa đều là độ côn đang gia công đúng. - Trƣờng hợp các dấu vạch chỉ mờ 1 đầu thì phải điều chỉnh lại máy cho đến khi vạch phấn mờ đều. Trong sản xuất hàng loạt vừa và hàng loạt lớn dùng calip giới hạn để kiểm tra độ côn. Có hai loại calip: Calip trục và calip lỗ. Khoảng cách m (hình 1.5b) giữa đầu mút của calip và bậc phù hợp với dung sai của độ côn, nếu một vạch trên calip lọt vào trong lỗ cần kiểm tra còn vạch kia không lọt thì độ côn đúng (hình 1.5a). Đối với calip lỗ nếu mặt đầu của chi tiết cần kiểm tra nằm trong giới hạn khoảng cách m thì độ côn đúng. C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 1 1. Nội dung: -Về kiến thức: + Xác định đƣợc các thông số cơ bản của mặt côn + Trình bày đƣợc yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn. + Phân tích đƣợc các phƣơng pháp tiện côn và đặc điểm của từng phƣơng pháp + Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập 2. Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu 1. Trình bày các yếu tố cơ bản của chi tiết côn và công thức tính các yếu tố đó. Câu 2. Làm thế nào để gá dao đảm bảo lƣỡi cắt chính nghiêng đúng góc dốc cần cắt? Câu 3. Chi tiết côn có D= 60 mm, d= 40 mm, l = 40 mm. 13
  14. a. Tính góc dốc ỏ và góc côn 2. b. Trình bày thứ tự các bƣớc gia công. Câu 4. Chi tiết gia công có D = 40 mm, l = 20 mm, góc dốc  = 5043′. Tính d? Câu 5. Trình bày các phƣơng pháp kiểm tra mặt côn? 14
  15. Bài 2. TIỆN CÔN BẰNG DAO RỘNG LƢỠI Mã bài MĐ 24-02 GIỚI THIỆU: Tiện côn bằng dao rộng lƣỡi là một công việc thƣờng gặp nhƣ vát cạnh, tiện các mặt côn ngắn... Do nội dung khá đơn giản nên trong bài này chúng ta kết hợp tìm hiểu các yếu tố của bề mặt côn, các loại côn tiêu chuẩn thƣờng dùng trong các xƣởng máy công cụ. Khi thực hiện bài thực hành có thể lồng ghép thành một bƣớc của công việc khác vì công việc này khá đơn giản. A. MỤC TIÊU: - Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn ngoài, côn trong bằng dao lƣỡi rộng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. - Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. B. NỘI DUNG: 1. Phƣơng pháp tiện côn: Phƣơng pháp này chỉ áp dụng cho những chi tiết có độ cứng vững cao, có chiều dài côn ngắn (< 20mm), yêu cầu về độ chính xác và độ nhám bề mặt không cao. Sau khi tiện mặt đầu và mặt trụ ngoài đạt đƣờng kính lớn nhất của đoạn côn, dao đƣợc gá theo dƣỡng đảm bảo góc nghiêng của lƣỡi cắt bằng góc dóc cần tiện. Dao có thể tiến ngang hoặc dọc. 15
  16. Hình 2.1. Tiện côn bằng dao rộng lưỡi 1.1. Gá lắp, điều chỉnh phôi: Khi tiện côn bằng dao rộng lƣỡi phôi đƣợc gá nhƣ khi tiện ngoài, đảm bảo độ đồng tâm và độ cứng vững vì khi cắt lực cắt sinh ra lớn do chiều dài lƣỡi cắt lớn. 1.2. Gá lắp, điều chỉnh dao: Gá dao phải đảm bảo cho lƣỡi cắt chính của dao hợp với đƣờng tâm của chi tiết một góc bằng góc dốc của hình côn. Do đó để xác định góc dốc này dao đƣợc gá nhờ vào một dƣỡng gá dao. Dƣỡng đƣợc chế tạo có góc nghiêng đúng bằng góc dốc của hình côn (hình 2.2). Dƣỡng đƣợc đặt ngang tâm chi tiết, một cạnh của dƣỡng áp sát đƣờng sinh của chi tiết, cạnh còn lại áp khít lƣỡi cắt chính của dao. Có thể xoay ổ gá dao đến khi nào lƣỡi cắt chính của dao áp sát cạnh còn lại của dƣỡng. Khóa ổ gá dao lại. Lưu ý: Lưỡi cắt chính của dao phải được mài rộng hơn chiều dài mặt côn từ 3- 5mm và phải đảm bảo đường sinh lưỡi cắt thẳng. 16
  17. Hình 2.2. Gá dao 1.3. Điều chỉnh máy: Kiểm tra máy đảm bảo các điều kiện an toàn trƣớc khi vận hành. Sử dụng phƣơng pháp gia công này lực cắt sinh ra lớn do đó đòi hỏi máy phải có độ cứng vững tốt. Điều chỉnh các tay gạt để chọn số vòng quay, tuy nhiên nên chọn số vòng quay nhỏ hơn ½ số vòng quay khi tính toán để giảm rung động và đảm bảo độ nhẵn bề mặt chi tiết. 1.4. Cắt thử và đo: Tiện mặt trụ ngoài đạt đƣờng kính lớn nhất của đoạn côn, sau đó tiến hành cắt thô mặt côn. Để lƣợng dƣ 1mm rồi tiến hành kiểm tra góc côn trƣớc khi tiện tinh. Dùng dƣỡng đo cố định kiểm tra mặt côn vừa tiện. Quan sát khe hở giữa mặt côn và dƣỡng, nếu mặt côn khít dƣỡng là góc côn đã chỉnh đúng. Nếu chƣa đạt phải tiếp tục điều chỉnh dao cắt thử và kiểm tra lại, khi góc côn đã đúng mới tiến hành tiện tinh. 1.5. Tiến hành gia công: Thực hiện tiến dao ngang hoặc tiến dao dọc để tạo hình mặt côn. Lƣu ý ở bƣớc gia công tinh lát cắt cuối cùng nên thực hiện gia công mặt trụ và mặt côn trên một đƣờng chuyển dao để tránh để lại vết trên bề mặt chi tiết. 2. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh: 17
  18. Dạng sai hỏng Dạng sai hỏng Biện pháp phòng tránh - Thực hiện chiều sâu cắt - Điều chỉnh chiều sâu cắt không chính xác chính xác Góc côn đúng nhƣng kích - Sử dụng dụng cụ đo hoặc - Kiểm tra mức độ chính thƣớc sai du xích không chính xác xác của thƣớc cặp hoặc dƣỡng. Sử dụng du xích cẩn thận, chính xác. Góc côn sai Mài và gá dao sai Mài và gá dao chính xác Đƣờng sinh mặt côn - Lƣỡi cắt chính không - Mài sửa lƣỡi cắt chính không thẳng thẳng - Gá dao không ngang tâm - Gá dao ngang tâm - Dao, phôi gá không chắc - Gá dao, phôi đảm bảo chắn cứng vững Độ nhám không đạt - Rung động do lƣỡi cắt - Kiểm tra, điều chỉnh máy, tham gia cắt gọt quá dài sử dụng các phƣơng án giảm rung động 3. Hƣớng dẫn thực hành: PHIẾU HƢỚNG DẪN TIỆN CÔN BẰNG DAO RỘNG LƢỠI Các bƣớc thực hiện Chỉ dẫn 1. Đọc bản vẽ - Nghiên cứu bản vẽ - Lập phƣơng án gia công - Xác định các yếu tố, biện pháp công nghệ 18
  19. 2. Gá phôi, gá dao - Gá phôi nhô ra khỏi vấu khoảng 32mm, rà tròn và kẹp chặt phôi. - Gá dao theo dƣỡng bằng cách áp sát cạnh thứ nhất của dƣỡng dọc mặt ngoài của phôi còn cạnh thứ 2 áp sát lƣỡi cắt chính của dao, đảm bảo góc nghiêng của lƣỡi cắt chính bằng góc dốc cần tiện (45o). - Gá dao đảm bảo lƣỡi cắt chính phải ngang tâm máy. 3. Tiện mặt đầu, tiện mặt trụ ngoài, vát cạnh - Tiện mặt đầu đạt L = 51mm, tiện ϕ18- 0,1x25mm - Vát cạnh 2x45o - Chế độ cắt nhƣ tiện trụ ngoài. 4. Tiện mặt đầu thứ 2, tiện ϕ18 - Gá phôi trở đầu - Tiện mặt đầu thứ 2 đạt L = 50mm - Tiện ϕ18-0,1mm 5. Tiện côn và kiểm tra - Lấy dấu chiều dài 20mm - Tiện thử: Tiến dao dọc một đoạn 5mm, dừng máy áp dƣỡng có góc 135o. Nếu dƣỡng sít bề 19
  20. mặt chi tiết là đạt góc dốc 45o. - Tiến dao đạt chiều dài 20mm, dùng thƣớc cặp kiểm tra đƣờng kính ϕ15mm. - Vát cạnh 2x45o - vát cạnh 2x45 C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 2 1. Nội dung: -Về kiến thức: + Giải thích đƣợc các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. + Xác định đƣợc phƣơng pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trƣờng đang có. - Về kỹ năng: + Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn ngoài, côn trong bằng dao lƣỡi rộng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập 2. Phƣơng pháp đánh giá: - Về kiến thức: Đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. - Về kỹ năng: Đánh giá qua bài tập thực hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2: Câu 2. Làm thế nào để gá dao đảm bảo lƣỡi cắt chính nghiêng đúng góc dốc cần cắt? Câu 3. Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện côn bằng dao rộng lƣỡi. Câu 4. Đƣờng sinh của mặt côn không thẳng khi tiện côn bằng dao rộng lƣỡi là do: A. Phôi gá không chắc chắn. B. Lƣỡi cắt không thẳng. 20
nguon tai.lieu . vn